Các cụ bẩu rồi, trần sao âm vậy, ta đi làm cày tiền mua sữa cho con, thì dưới đấy ng ta cũng phải cày tiền các cụ nhá
Đã là tín ngưỡng thì khó
Hạn chế được là tốt lắm rồi, cấm thì không thể bởi chính các ông lớn lại là người đốt nhiều nhất
Đây có lẽ là nghiệp báo cho cái tội phá đình, phá chùa ngày xưa
Cụ chém sang cả mạn này cơ ạ Như nhà chùa giải thích ở trên là hợp lý rồi nhg coi như đây là một nét văn hóa Việt còn sót lại, còn mấy nữa đâu nên đốt ít tượng trưng thôi cũng đc. Còn nếu muốn bỏ hẳn chắc đợi thế hệ các cháu (lại các cháu) sau này mải chơi lười đốt cho các cụ là tự nhiên hết thôi.Có cái tích về vàng mã bên Tàu,khởi đầu là tục chôn người sống cùng với đồ vật dụng cụ tài sản theo người chết như một dạng tùy táng.Cái này là một dạng cổ tục man di khắp thế giới cổ đại khởi đầu đều có.Riêng nước Tàu về sau kinh tế mí lại quyền con người phát triển thì quay sang chôn người gỗ thay người sống và đồ tùy táng cũng dần chuyển sang hàng giả có tính tượng trưng.Thế là hình thành nghề sản xuất người gỗ và đồ tùy táng bằng tre pheo gỗ lạt cho nó rẻ.Rồi đến khi Khổng Nho thống trị thượng tầng xã hội liên tục bài trừ những sự dị đoan ma quỷ thì nghề làm đồ mã người gỗ cũng suy thoái.Tuy nhiên vì đã kiếm kha khá nên cộng đồng công nghiệp hàng mã cũng có những phản ứng nhất định.Có thằng cha mại bản người miền Nam Trung Quốc nghĩ ra trò tiếp thị rất hay,hắn giả chết nằm trong hòm mấy ngày kèn sáo ầm ĩ,xong cho người nhà mang đồ mã ra đốt đống tướng ngoài bãi rộng,thế rồi lúc chuẩn bị đóng cá vào săng thì lão này ngồi dậy,kể câu chuyện kiểu đề gia vu cho những người dự đám ma,nhân thể quảng cáo cho việc tiêu thụ hàng mã.Thế là nghề hàng mã hồi sinh từ đấy.
Cũng chỉ những nhà buôn bán hay quan lại giàu có mới bày vẽ cúng kiếng thiêu đốt vàng mã người ngựa gỗ thôi,còn giai cấp bần lông Trung Hoa giỏi lắm có được mảnh chiếu rách gói thây,có kứt tiền ra mà đốt mã.
Như về ở bên ta,từ bé em cũng vẫn thấy có tục đốt mã,nghèo thì ít mà giàu có thì đầy đặn,nhưng lố lăng tràn lan như bây giờ thì mãi thời đổi mới buôn bán nhiều kiếm ăn dễ mới có.
Bỏ thì chả cần bỏ,nó cũng là một nét phong tục cũng lâu rồi.
Nhưng lố lăng như bây giờ thì cần đả kích,Nhà nước cứ oánh thuế cao bọn sản xuất hàng mã vào,thuế tiêu thụ đặc biệt,thuế phòng cháy chữa cháy,thuế tài nguyên giấy,tre pheo gỗ lạt,thuế ô nhiễm môi trường.Thử xem nếu 1 tờ tiền mã giá quãng độ 5 ngồng xem đám con cháu chúng nó báo hiếu ông vải được nhiêu?
Kính Cụ !Có cái tích về vàng mã bên Tàu,khởi đầu là tục chôn người sống cùng với đồ vật dụng cụ tài sản theo người chết như một dạng tùy táng.
Ai theo đạo Phật thì nghe sư thầy nói.Nó là tập quán ngàn đời rồi, khó bỏ lắm. Mà phú quý sinh lễ nghĩa, càng to càng giàu thì đốt càng nhiều. Như nhà mình nghèo thì sóc vọng lễ tiết chỉ cũng chỉ cúng 3 lễ, 5 lễ tiền vàng, nhưng cúng tiền đen thật nhiều rồi xin lộc các cụ để tiêu.
Mà cách sư thầy lấy tôn giáo để giải thích cho phong tục, tập quán là không phù hợp rồi, nên có những lý giải không ổn.
Em thì nghĩ 1 cái cây có gốc rễ lâu đời vậy, ko phải nói bứng đi là bứng đi đc ngay.
Nhà Cháu thấy thế này, cùng người Việt, chôn cất cạnh nhau, nhưng người theo Đạo Thiên Chúa thì chả có hương khói, vàng mã gì cả, có sao đâu !Ai theo đạo Phật thì nghe sư thầy nói.
Em làm nghề hương nhang nên cũng tiếp xúc cả đạo Phật và Tứ Phủ khá nhiều nhưng không can thiệp vào các quan niệm tôn giáo của các bên.Nhà Cháu thấy thế này, cùng người Việt, chôn cất cạnh nhau, nhưng người theo Đạo Thiên Chúa thì chả có hương khói, vàng mã gì cả, có sao đâu !
Nhà Cháu thì bẩu: gửi các Cụ vài lễ tiền vàng theo thành tâm mình là được rồi, nhưng Bu nó nhà Cháu cũng dâng nhiều lắm ! Thôi cũng đành chịu vậy !
Thực ra, theo nhà Cháu, dâng hóa để tâm người sống thanh thản hơn là chính ạ !
Đồng ý với nhà cụ này! Nhà cháu cũng không bao giờ thắp hương vàng mã, toàn tiền thật, thắp hương xong xin lộc xuống mang tiêu.nhà e ko thắp hương vàng mã,
toàn thắp hương tiền đen rồi để đấy mua hoa quả, hương hoa cho mùng một, hôm rằm,
đi chùa cũng chỉ thắp 1 nén, tiền để hòm công đức dưới điện thờ, ko rải linh tinh.