V/v: Lấy ý kiến góp ý dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thay thế QCVN 41/2012/BGTVT

w 650

Xe tăng
Biển số
OF-99650
Ngày cấp bằng
11/6/11
Số km
1,069
Động cơ
406,413 Mã lực
Em cứ phải nhìn thấy " hàng" thì mới có ý kiến. Bao giờ các cụ chuyển phong bì cho em?
 

Bung To

Xe container
Biển số
OF-31819
Ngày cấp bằng
20/3/09
Số km
5,523
Động cơ
520,604 Mã lực
Chỉnh sửa cuối:

Crazycars

Xe tăng
Biển số
OF-113027
Ngày cấp bằng
16/9/11
Số km
1,325
Động cơ
401,099 Mã lực
Em không đọc được QC nên em xin ý kiến luôn của cá nhân em và cảm nghĩ chung thế này.
1 em rất lúng túng khi đi đến ngã 3, 4 nếu có nhiều làn đường. Không có biển chỉ dẫn, ký hiệu mũi tên trên mặt đường không đủ xử lý hoặc nhận ra. Thêm anh đèn tín hiệu 2 pha cho đến 3 làn đường, dưới mặt đường thì cả rẽ trái và đi thẳng. Nếu đứng lại theo đèn tín hiệu thì không sai nhưng rất áy náy với phương tiện được và muốn rẽ trái.
2 Không đủ kinh phí treo biển lên cao thì cũng đừng quá khắt khe với người tham gia giao thông lỡ bị khuất tầm nhìn. Khá nhậy cảm nhưng những người điều khiển tuân thủ nhất cũng rất hay rơi vào hoàn cảnh này.
3 cá nhân tôi hay băn khoăn khi chuyển hướng tại ngã tam hay tứ như tỉnh lộ này sang tỉnh lộ khác không thấy biển báo tốc độ nhắc lại. Nhiều nơi ngã này lại rất đông dân cư sầm uát mới chết. Vậy là cứ rùa bò 50 cho đến khi thấy biển báo nhấp nhô :D
Em chưa nhớ hết, tạm thế đã.
 

xdthienha

Xe container
Biển số
OF-55451
Ngày cấp bằng
21/1/10
Số km
6,064
Động cơ
494,625 Mã lực
Nơi ở
Quê em có Đồ Sơn cơ
Cái phân làn theo tốc độ, ko phân làn theo phương tiện em đề nghị chỉ áp dụng với ô tô thôi. Áp dụng xe máy vào ko ổn chút nào. Xe máy vẫn phải có làn đi riêng. Ngoài ra có thể phân làn theo phương tiện ô tô, xe máy rồi đến gần ngã tư phân làn theo hướng đi cho xe máy và ô tô vào chung làn cũng được. Tuy nhiên cầm cắm biển giảm tốc khi đến gần ngã tư để tránh việc ô tô hôn mít xe máy và xe máy tạt đầu ô tô. Ai mà đi ở đường bao Nguyễn Văn Linh quê em thì sẽ hiểu cảm giác này.

Em thò mồm vào nói ghé tí. Hi
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,120
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhà cháu sốc khi thấy biển này trong Dự thảo QC41


Nhà em thấy không vấn đề gì. Về mặt biển báo phải truyền đạt thông tin, biển này có thể hiểu được. Nhiều biển còn phức tạp hơn nhiều mà lái xe vẫn phải nhớ và hiểu. Ngoài ra biển dạng này tương đối tiết kiệm. Nếu muốn làm biển dạng long môn căng ngang tất cả các làn đường thì quá tốt, nhưng tốn kém và cứ qua ngã tư lại phải làm thêm 1 cái thì rất tốn và giải pháp biển gộp tương đối hợp lý. Ở nước ngoài em thấy họ cũng dùng các dạng biển gộp. Nếu biển gộp gây hiểu nhầm, khó đọc thì mới cần góp ý.
Dạng biển gộp này trước đây đã áp dụng rồi chứ không phải mới mẻ gì. Cầu Vĩnh tuy ở Hà Nội, rồi trong SG khá nhiều. Ví dụ đường tránh (QL1) qua tp HCM là có biển này
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,120
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em cũng có một vài ý kiến đóng góp về dự thảo quy chuẩn GTĐB.
1. Hạn chế tốc độ trên đường cao tốc không nên đánh đồng các loại xe. Cần có quy chế hạn định khi xe con được chạy 100km/h thì xe khách, xe tải chỉ dược chạy max 80 hoặc 70. Có thể sẽ phải ghi trong luật hoặc có biển chỉ dẫn mầu xanh ghi rõ các loại xe cần chạy tốc độ thấp hơn. Một cái công ten nơ nặng chạy 100km/h thì đương nhiên là nguy hiểm. Em biết container ở Đức cũng chỉ cho phép chạy max 80 thôi.
2. Luật bật đèn chiếu xa chiếu gần (pha/cốt) cần nêu rõ không bật đèn pha khi có xe đối diện hoặc xe cùng chiều phía trước trong khoảng cách gần (cỡ 100m). Hiện tại chỉ là cấm bật pha trong phố (khu đông dân cư) trong khi đó đi trên các quốc lộ (ngoài khu đông dân cư) thì bị chói đèn pha cũng rất nguy hiểm.
3. Nên đặt tên địa danh các thị xã, thị trấn, thị tứ để dễ dàng cho lái xe. Những năm trước 2008, em nhớ các biển báo khu đông dân cư thường kèm tên dịa danh. Giờ bỏ đi cũng khá bất tiện cho lái xe khi cần ghi nhớ các địa điểm trên hành trình. Các thành phố, thị xã lớn thì không nói, nhưng nhiều điểm nhỏ nhỏ nhiều khi đi qua chẳng biết mình đi qua đâu. Ví dụ đi ngang qua Kỳ Xuân (Kỳ Anh) nếu ko có biển thì em cũng chẳng nhớ được.
 

Kara_men

Xe buýt
Biển số
OF-94568
Ngày cấp bằng
9/5/11
Số km
981
Động cơ
411,163 Mã lực
Em cứ phải nhìn thấy " hàng" thì mới có ý kiến. Bao giờ các cụ chuyển phong bì cho em?
Em không đọc được QC nên em xin ý kiến luôn của cá nhân em và cảm nghĩ chung thế này.
1 em rất lúng túng khi đi đến ngã 3, 4 nếu có nhiều làn đường. Không có biển chỉ dẫn, ký hiệu mũi tên trên mặt đường không đủ xử lý hoặc nhận ra. Thêm anh đèn tín hiệu 2 pha cho đến 3 làn đường, dưới mặt đường thì cả rẽ trái và đi thẳng. Nếu đứng lại theo đèn tín hiệu thì không sai nhưng rất áy náy với phương tiện được và muốn rẽ trái.
2 Không đủ kinh phí treo biển lên cao thì cũng đừng quá khắt khe với người tham gia giao thông lỡ bị khuất tầm nhìn. Khá nhậy cảm nhưng những người điều khiển tuân thủ nhất cũng rất hay rơi vào hoàn cảnh này.
3 cá nhân tôi hay băn khoăn khi chuyển hướng tại ngã tam hay tứ như tỉnh lộ này sang tỉnh lộ khác không thấy biển báo tốc độ nhắc lại. Nhiều nơi ngã này lại rất đông dân cư sầm uát mới chết. Vậy là cứ rùa bò 50 cho đến khi thấy biển báo nhấp nhô :D
Em chưa nhớ hết, tạm thế đã.
Hai cụ nhòm ở đây http://www.mt.gov.vn/Images/editor/files/Toan/2015/05/QCVN41XX_2015_Bao cao Vu KHCN_19_5.pdf

Em thì đang loạn biển hiệu lệnh 403 và 412 (mới)
 

HiddenCharm

Xe tải
Biển số
OF-141915
Ngày cấp bằng
14/5/12
Số km
334
Động cơ
367,060 Mã lực
Em xin góp ý kiến nhỏ của e về biển gộp cũng như 1 số ý kiến khác :

1. Biển gộp bắt buộc phải treo trên giá long môn, ở đầu các đường cao tốc tiêu chuẩn, hoặc trục đường chính, mỗi chiều có 2-3 làn trở lên, để lái xe từ xa đã nhìn thấy biển. Chứ các cụ treo các loại biển này ở trong phố đường nhỏ hoặc các đoạn đường ít làn, em e là không hợp lý, không có tác dụng. Đường nhỏ đường đông, có thời gian nhìn biển đã tốt, còn thấy hay không thấy biển nó lại là chuyện khác, các cụ lại tương cho cái biển gộp, nhớ sao nổi thông tin khi mà vẫn phải căn lách xe mà đi ?

2. Biển gộp e định nghĩa là kết hợp các loại biển báo trên một biển, giúp tiết kiệm chi phí, đảm bảo mỹ quan, nhưng có bị trùng lặp với Chương 3, Điều 21.4 QCVN về "Sơ đồ kết hợp các loại biển báo trên một cột" hay không ? Nếu trùng lặp, thì nên chọn 1 hay cả 2, và khi nào thì chọn 1, khi nào thì chọn 2 ? Theo quan điểm cá nhân em, bỏ loại biển gộp hình chữ nhật này đi, muốn gộp thì thực hiện theo cách treo chung 1 cột, bằng các biển với QC đã có là tốt nhất, hợp lý nhất. Như vậy thích treo thì treo, thích cắm thì cắm. Khi đó mình chỉ cần xem xét lại vị trí ưu tiên của biển trên 1 cột gộp. Kiểu như biển ngoài cùng bên trái, trên cùng bên trên ... abc abc là biển có nội dung truyền tải quan trọng nhất. Việc này lợi ích là ... làm 1 lần duy nhất, về sau muốn gộp hay gì cứ thế mà làm, không phải xem xét lại nữa. Chứ cái biển gộp xanh hình chữ nhất kia, e thấy vừa tốn kém (diện tích sắt, đinh vít sơn nhiều hơn, công làm các loại gộp khác nhau), xog kéo theo lại là 1 cơ số QC đi kèm để cho nó sử dụng. Nào là cao bao nhiêu, kích thước biển bao nhiêu, được gộp các thông tin gì, biển đặt theo vị trí nào thì là vị trí ưu tiên nhất, tùm lum abc cả lên.

3. Biển báo in trên mặt đường.
Em nghĩ cái này mới là cái quan trọng, tiện lợi nhất cho lái xe, không phải biển treo hay biển cắm gì cả. Về mục này, e xin có góp ý của em về QC của việc in kẻ các mũi tên, vạch kẻ đường chỉ hướng tại các nút ngã tư. Các mũi tên chỉ hướng, phân làn tại các ngã tư đèn đỏ ít nhất phải cách vạch ngang dừng đèn đỏ 100m hoặc nhiều hơn. Tránh tình trạng các phương tiện dừng đèn đỏ đông làm che mất. Các phương tiện khác tới sau nhìn làm sao được. Cùng công kẻ vạch, kẻ hẳn xa ra cho nó hợp lý, để lái xe thấy sớm mà xử lý chuyển làn cho chủ động, tránh tình trạng tới gần sát đèn đỏ, dừng r mới thấy vạch thì chuyển làn làm sao được nữa ?

4. Cách các biển báo giảm (chỉ giảm thôi, k tăng) tốc độ 2-500m, ví dụ đang 100 về 80 hoặc 60, nên hay không làm các gờ giảm tốc bằng sơn kẻ đường, để rung lên 1 phát cho lái xe biết sắp phải giảm tốc độ, từ đó chủ động k nhấn ga nữa, hoặc không bị phanh gấp khi thấy biển ? Em bị gặp kiểu này nhiều, khá ức chế và thấy mất nguy hiểm, lại còn trở thành con mồi ngon. Nhiều khi thấy biển, ok, chủ động đi chậm k tăng ga nữa r, nhưng máy vẫn khá bốc, bắt buộc phải dà phanh, nhưng trước khi dà phanh lại phải ngó 3 gương, xong mới xử lý được, xử lý được xong thì máy bắn nó đã chụp đươc hình mình quá tốc độ rồi còn đâu :)

5. Quy chuẩn đặt ra, thay đổi trên cả nước để khớp QC mất bao lâu ? Ai đảm bảo làm 100% đúng theo quy chuẩn khi mà số lượng biển báo đặt sai, lạc với QC cũ hiện nay là con số quá lớn.
 

trongtam81

Xe tải
Biển số
OF-210440
Ngày cấp bằng
17/9/13
Số km
221
Động cơ
317,229 Mã lực
Theo em thì nên quy định rõ làn đường và vạch kẻ đường, để tránh xxx hơi tí là lao ra đường bắt lỗi "sai làn" (mà thực chất là ko tuân theo hiệu lệnh của vạch kẻ đường), cãi nhau mất thời gian. Ở các thành phố lớn như HN, TPHCM nhìn người đã hoa mắt, thế mà suốt ngày đi đường còn phải chăm chăm nhìn làn đường, mất tập trung lái xe, ko nhìn tẹo thôi là mấy anh xxx lôi vào. Nhưng nói gì thì nói nên hội thảo quy chuẩn xxx trước khi hội thảo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,848
Động cơ
630,428 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Ý kiến cá nhân nhà cháu như sau:

Chúng ta không được phép tự đưa một số biển gộp hình (hình chữ nhật, nền xanh, có hơn MỘT ký hiệu trên một biển) vào nhóm biển báo cấm và biển hiệu lệnh, như trong Dự thảo QC41 lần này, vì các biển gộp hình này sai hoàn toàn so với quy định hiện hành về biển báo cấm, biển hiệu lệnh nêu trong Công ước Viên 1968 về Biển báo và Tín hiệu đường bộ mà VN có nghĩa vụ tuân thủ với tư cách của một Bên Ký kết Công ước

Lý do:

Công ước Viên quy định: 

1- "Khi trong Công ước này miêu tả một biển báo, ký hiệu hoặc vạch kẻ nhằm biểu thị một quy định cụ thể, .... Các bên Tham gia Công ước phải áp dụng (...), không được sử dụng bất kỳ biển báo, ký hiệu, vạch kẻ nào khác nhằm biểu thị (cùng một) quy định đó hoặc truyền tải (cùng một) thông tin đó (Khoản 1 (a ) (i), Điều 3, xem Hình #1 ở còm tiếp theo)

Việc Dự thảo QC41 đưa ra một loại biển mới, chỉ nhằm quy định lệnh cấm vượt quá tốc độ tối đa cho phép, mà không sử dụng biển C, 14 nêu trong Công ước Viẻn ( tương đương biển 127 trong luật Vn) là vi phạm Khoản 1 (a ) (i), Điều 3 này.


2-
a- "Khi trong Công ước này không miêu tả một biển báo (...) nhằm biểu thị một quy định cụ thể, (...) , Bên Tham gia Công ước có quyền sử dụng biển báo hiệu, ký hiệu hoặc vạch kẻ bất kỳ họ muốn, miễn là biển báo hiệu, ký hiệu, vạch kẻ đó không được dùng với ý nghĩa khác trong Công ước này và miễn là việc sử dụng như vậy phù hợp với hệ thông biển báo quy định tại Công ước này (Khoản 1 (a ) (i), Điều 3, xem Hình #2 ở còm tiếp theo)

b- "Các biển báo cấm và biển hạn chế có hình tròn; đường kính không được nhỏ hơn 0.60 m (...)"  (Phần C 1.1, trang 38).

c- "Biển hiệu lệnh phải có hình tròn, trừ biển D, 10 nêu tại điểm II, khoản 10 của phần này là có hình chữ nhật; đường kính của biển không được nhỏ hơn 0.60 m" (Phần D 1.1, trang 43, xem Hình #3 ở còm tiếp theo);

Việc Dự thảo QC41 quy định thêm các biển báo gộp hình, hình chữ nhật nền xanh vào nhóm biển báo cấm (các biển 127 b, c, d) và vào nhóm biển hiệu lệnh (các biển từ 403 đến 415, 411, 420, 421)  là vi phạm các quy định nói trên của Công ước Viên.

3- Công ước Viên cũng quy định, trong khoảng thời gian 4 năm các bên tham gia Công ước phải Thay thế các biển báo có đặc tính giống các đặc tính nêu trong Công ước nhưng có ý nghĩa khác với ý nghĩa quy định trong Công ước (Khoản 2, Điều 3, xem Hình #2 ở còm tiếp theo);

Việc Dự thảo QC41 lần này dự kiến sử dụng các biển hình chữ nhật nền xanh, là các biển có đặc tính giống các biển chỉ dẫn thông tin và các biển có quy định riêng nêu trong Công ước, để làm biển báo cấm và biển hiệu lệnh, là không đúng quy định tại Công ước Viên, thuộc sự điều chỉnh của Khoản 2 Điều 3 Công ước Viên nêu trên.
 
Dù có được QC41 ghi trong nhóm biển báo cấm, biển hiệu lệnh, dù có được gắn trên đường chăng nữa, nhưng theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 nói trên, trong vòng 4 năm tới nước ta cũng phải có nghĩa vụ dỡ bỏ các biển báo gộp hình (hình chữ nhật hoặc vuông, nền xanh) được chúng ta tự quy định có chức năng sai với quy định trong CƯV, nếu không muốn bị coi là một quốc gia không tôn trọng các điều ước mình đã ký kết.

.
 
Chỉnh sửa cuối:

funyfull

Xe hơi
Biển số
OF-104805
Ngày cấp bằng
4/7/11
Số km
118
Động cơ
397,080 Mã lực
Em có mấy ý liến đã gửi BGTVT:
1/ Đề nghị không áp dụng biển báo gộp (ví dụ biển báo 127) trong khu dân cư vì ở những nơi đó, mật độ giao lộ cao, phân làn theo phương tiện chỉ gây xung đột khi chuyển hướng mà thôi. Việc gộp quá nhiều thông tin trên 1 bảng không đủ thời gian để lái xe kịp ghi nhận vì còn phải theo dõi tình hình giao thông xung quang mình.

2/Nên áp dụng hệ thống phân chia nhóm biển báo theo cách của Công ước Viên, trong đó nên có nhóm biển báo ưu tiên riêng. Đây là nhóm có ý nghĩa rất quan trọng trong quy tắc ứng xử, liên quan đến an toàn và trật tự giao thông.


Về Điều 23. Quy định về cột biển báo, tôi đề nghị không cần sơn vạch trắng-đỏ trên cột biển báo. Nội dung cần truyền tải đến người tham gia giao thông là nội dung biển báo chứ không phải cái cọc. Nên để cọc sơn màu xám hoặc tốt nhất là mạ kẽm. Vừa tiết kiệm chi phí, vừa có tác dụng chống ăn mòn, bền. Cọc sơn trắng đỏ đôi khi gây rối mắt người lái xe. Xem thêm ý kiến tại đậy.
https://www.otosaigon.com/threads/bien-bao-sap-khai-truong.8627824/

Biển báo 441: “công trường phía trước là không cần thiết. Chữ “phía trước” là thừa vì biển báo đương nhiên thông báo tình trạng (quy định) giao thông phía trước chứ không thể là phía sau. Ở EU, để thông báo phía trước có công trường, họ đặt biển 227. Nếu cần thì kết hợp với biển 502 thông báo khoảng cách đến công trường.

Điều 3/ mục 3.2 có nói về biển báo tạm nhưng quy chuẩn chưa có mô tả về nó và quy cách lắp đặt.


4.57 Trọng tải xe nên là "tổng trọng lượng tức thời"
4.58 Trọng lượng bản thân xe: từng được gọi là "tự trọng của xe"
 
Chỉnh sửa cuối:

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,989
Động cơ
357,338 Mã lực
Nhà cháu dự là các sở gt các tỉnh / tp sẽ ủng hộ quan điểm này của kụ bia :D.

Về tay vươn thì nhà cháu ủng hộ, điều này giúp dễ bố trí, dễ quan sát ở nơi có mật độ gt cao hoặc đường rộng.
 
Chỉnh sửa cuối:

vivacious

Xe tải
Biển số
OF-31103
Ngày cấp bằng
11/3/09
Số km
367
Động cơ
483,950 Mã lực
Đây mới là quy chuẩn thôi, không liên quan quy định xử phạt
Phần đèn vàng trong dự thảo quy chuẩn ghi ko rõ ràng và không đúng ý nghĩa của cái đèn vàng. Em ủng hộ thay đổi như ý kiến các cụ
 

vivacious

Xe tải
Biển số
OF-31103
Ngày cấp bằng
11/3/09
Số km
367
Động cơ
483,950 Mã lực

tratida

Xe lăn
Biển số
OF-75669
Ngày cấp bằng
17/10/10
Số km
12,777
Động cơ
517,847 Mã lực
Em góp ý duy nhất là làm rõ cái loại "phải theo" thành "nên theo" và cấm, chứ 1 rừng biển xanh, lọt 1 biển "phải theo", rồi ko thể theo được (ví dụ phân làn ô to, xe máy) em xem hết thế quái nào được?
 

tratida

Xe lăn
Biển số
OF-75669
Ngày cấp bằng
17/10/10
Số km
12,777
Động cơ
517,847 Mã lực
bỏ hết các loại chữ, vạch kẻ đường chỉ mang tính hướng dẫn. Đèn và làn là khái niệm độc lập.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top