- Biển số
- OF-57864
- Ngày cấp bằng
- 27/2/10
- Số km
- 341
- Động cơ
- 447,952 Mã lực
Người đi ô tô, xe máy vi phạm quy định về nồng độ cồn trong hơi thở sẽ bị giữ bằng lái, thậm chí là học lại Luật Giao thông.
Tổ CSGT khu vực Tăng Bạt Hổ - Phạm Đình Hổ kiểm tra nồng độ cồn chiều qua. Ảnh: Trọng ****.Phòng CSGT Hà Nội đang triển khai hàng loạt kế hoạch xử lý người vi phạm giao thông, trong đó có nội dung “Phòng chống uống rượu, bia với người điều khiển phương tiện giao thông”. Đây cũng là một trong những nội dung chính của Tháng Tháng An toàn giao thông (tháng 9) năm nay.
Theo đó, mỗi Đội CSGT trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ được trang bị từ 1 đến 3 máy đo nồng độ cồn, ống ngậm để thành lập các tổ công tác xử lý chuyên biệt. Trong các giờ cao điểm và buổi tối những ngày vừa qua, lực lượng CSGT đã đồng loạt ra quân xử lý người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia.
Tại một số khu vực tập trung nhiều nhà hàng, quán bia như: Tăng Bạt Hổ - Trần Hưng Đạo, Lê Duẩn – Khâm Thiên, Trần Nhân Tông, Đại Cồ Việt... CSGT đã chốt nhiều tổ công tác ở đây. Tuy không phải giờ tan tầm nhưng 4 giờ chiều qua, tổ công tác xử lý nồng độ cồn của Phòng CSGT tại khu vực phố Tăng Bạt Hổ - Phạm Đình Hổ đã xử lý hàng chục trường hợp chủ phương tiện, trong đó có một số trường hợp sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông.
“Vi phạm của hầu hết các lái xe xảy ra chủ yếu sau giờ tan tầm từ 5 đến 21 giờ hằng ngày. Vào thời gian này, tổ công tác thường phải huy động hết lực lượng để kiểm tra, xử lý”, trung tá Hoàng Văn Trung, tổ trưởng tổ công tác khu vực Tăng Bạt Hổ - Phạm Đình Hổ chiều qua cho biết.
Vài CSGT mới xử được 1 lái xe uống rượu
Cũng theo ông Trung, do còn nhiều chủ phương tiện khi kiểm tra có thái độ bất hợp tác hoặc rượu bia say nên thổi hơi vào máy đo không đủ, không đúng quy cách nên gây nhiều khó khăn cho lực lượng làm nhiệm vụ. “Để xử lý được một trường hợp vi phạm nồng độ cồn chúng tôi thường phải cần từ 2 đến 3 người và mất rất nhiều thời gian, vì vậy có buổi chỉ xử lý được một vài trường hợp”, ông Trung nói.
Theo Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt (Bộ Công an), năm 2010, lực lượng CSGT toàn quốc đã kiểm tra, xử lý hơn 6 triệu trường hợp vi phạm Luật GTĐB, trong đó có 27.862 trường hợp vi phạm sử dụng rượu bia quá nồng độ cho phép.
Trung tá Đinh Thanh Thảo - Đội trưởng đội Khám nghiệm - Tuyên truyền Phòng CSGT Hà Nội cho biết, sau hơn 10 ngày xử lý (từ 1-9 đến nay), CSGT Hà Nội đã xử lý được gần 600 trường hợp chủ phương tiện ô tô, xe máy vi phạm các quy định về nồng độ cồn trong máu khi điều khiển phương tiện.
Theo ông Thảo, tất cả mức xử phạt về nồng độ cồn trong hơi thở đều được áp dụng theo các quy định của Nghị định 34. Cụ thể, nếu nồng độ cồn đo được từ 0,25 - 0,4mg/lít thì người điều khiển mô tô, xe máy sẽ bị phạt từ 300.000 - 400.000 đồng; nếu người điều khiển ô tô với lỗi vi phạm này, sẽ bị xử phạt từ 1 triệu – 1,4 triệu đồng. Nếu nồng độ cồn đo được vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở, ngoài bị phạt 4 đến 6 triệu đồng, người vi phạm còn phải đi học lại Luật Giao thông đường bộ.
Kế hoạch này được duy trì trong bao lâu? Ông Thảo cho biết, trước mức độ nghiêm trọng từ các vụ TNGT do bia rượu gây ra, Phòng CSGT Hà Nội xác định duy trì kế hoạch này lâu dài và đưa vào là một trong những nội dung triển khai thường xuyên của lực lượng CSGT.
Tổ CSGT khu vực Tăng Bạt Hổ - Phạm Đình Hổ kiểm tra nồng độ cồn chiều qua. Ảnh: Trọng ****.
Theo đó, mỗi Đội CSGT trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ được trang bị từ 1 đến 3 máy đo nồng độ cồn, ống ngậm để thành lập các tổ công tác xử lý chuyên biệt. Trong các giờ cao điểm và buổi tối những ngày vừa qua, lực lượng CSGT đã đồng loạt ra quân xử lý người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia.
Tại một số khu vực tập trung nhiều nhà hàng, quán bia như: Tăng Bạt Hổ - Trần Hưng Đạo, Lê Duẩn – Khâm Thiên, Trần Nhân Tông, Đại Cồ Việt... CSGT đã chốt nhiều tổ công tác ở đây. Tuy không phải giờ tan tầm nhưng 4 giờ chiều qua, tổ công tác xử lý nồng độ cồn của Phòng CSGT tại khu vực phố Tăng Bạt Hổ - Phạm Đình Hổ đã xử lý hàng chục trường hợp chủ phương tiện, trong đó có một số trường hợp sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông.
“Vi phạm của hầu hết các lái xe xảy ra chủ yếu sau giờ tan tầm từ 5 đến 21 giờ hằng ngày. Vào thời gian này, tổ công tác thường phải huy động hết lực lượng để kiểm tra, xử lý”, trung tá Hoàng Văn Trung, tổ trưởng tổ công tác khu vực Tăng Bạt Hổ - Phạm Đình Hổ chiều qua cho biết.
Vài CSGT mới xử được 1 lái xe uống rượu
Cũng theo ông Trung, do còn nhiều chủ phương tiện khi kiểm tra có thái độ bất hợp tác hoặc rượu bia say nên thổi hơi vào máy đo không đủ, không đúng quy cách nên gây nhiều khó khăn cho lực lượng làm nhiệm vụ. “Để xử lý được một trường hợp vi phạm nồng độ cồn chúng tôi thường phải cần từ 2 đến 3 người và mất rất nhiều thời gian, vì vậy có buổi chỉ xử lý được một vài trường hợp”, ông Trung nói.
Theo Cục CSGT Đường bộ - Đường sắt (Bộ Công an), năm 2010, lực lượng CSGT toàn quốc đã kiểm tra, xử lý hơn 6 triệu trường hợp vi phạm Luật GTĐB, trong đó có 27.862 trường hợp vi phạm sử dụng rượu bia quá nồng độ cho phép.
Trung tá Đinh Thanh Thảo - Đội trưởng đội Khám nghiệm - Tuyên truyền Phòng CSGT Hà Nội cho biết, sau hơn 10 ngày xử lý (từ 1-9 đến nay), CSGT Hà Nội đã xử lý được gần 600 trường hợp chủ phương tiện ô tô, xe máy vi phạm các quy định về nồng độ cồn trong máu khi điều khiển phương tiện.
Theo ông Thảo, tất cả mức xử phạt về nồng độ cồn trong hơi thở đều được áp dụng theo các quy định của Nghị định 34. Cụ thể, nếu nồng độ cồn đo được từ 0,25 - 0,4mg/lít thì người điều khiển mô tô, xe máy sẽ bị phạt từ 300.000 - 400.000 đồng; nếu người điều khiển ô tô với lỗi vi phạm này, sẽ bị xử phạt từ 1 triệu – 1,4 triệu đồng. Nếu nồng độ cồn đo được vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở, ngoài bị phạt 4 đến 6 triệu đồng, người vi phạm còn phải đi học lại Luật Giao thông đường bộ.
Kế hoạch này được duy trì trong bao lâu? Ông Thảo cho biết, trước mức độ nghiêm trọng từ các vụ TNGT do bia rượu gây ra, Phòng CSGT Hà Nội xác định duy trì kế hoạch này lâu dài và đưa vào là một trong những nội dung triển khai thường xuyên của lực lượng CSGT.
Theo Tiền phong