Hiện nay chỉ có rất ít nước và vùng lãnh thổ cho phép những bệnh nhân hiểm nghèo được dùng phương pháp trợ tử để kết thúc sự đau đớn hay sống thực vật kéo dài.
Em lập thớt này, cụ mợ cho ý kiến đóng góp, mong trong tương lai gần VN có thể thông qua luật trợ tử.
Vẫn biết VN là một nước phương Đông, coi trọng chữ Hiếu, duy trì nhiều tập tục tín ngưỡng và đa số tin vào duy tâm.
Đa số người Việt không muốn kết thúc sự sống của người thân dù biết không thể chữa trị, sống trong đau đớn thậm chí vô thức, khổ cho cả người bệnh và thân nhân. Với tâm lý còn nước còn tát, cảm thấy tội lỗi nếu không tìm mọi cách chăm sóc, duy trì cuộc sống mà thật sự không còn nhiều ý nghĩa.
Em từ 20 năm nay đã suy nghĩ ngược lại. Em cho rằng yêu thương người thân là giúp họ ra đi nhẹ nhàng thanh thản nhất có thể nếu chẳng may bị bệnh nặng.
Có một bộ phim rất hay nói về vấn đề này. “Me before You”. Bộ phim nhẹ nhàng vui vẻ, kết thúc bằng cái chết - sự giải thoát khỏi cuộc sống bại liệt sau tai nạn của nhân vật chính. Hơi buồn nhưng là cái buồn tích cực. Sự lựa chọn cái chết của nv chính ban đầu vấp phải sự phản đối của bố mẹ, nhưng sau đó mọi người tôn trọng quyết định của anh ấy.
Cuộc sống là để yêu thương, lao động và tận hưởng những niềm vui mà nó mang lại. Nếu cuộc sống vì bệnh tật mà không thể lao động, tận hưởng, cũng không còn đủ sức để yêu thương thì 90% ý nghĩa cs đã mất. 10% còn lại chỉ là sự duy trì trong đau đớn, dằn vặt, buồn bã và đôi khi là vô thức thì không đáng.
Vì vậy nếu bản thân người bệnh muốn chấm dứt để đi đến một thế giới khác nhẹ nhàng hơn, không còn ốm đau bệnh tật thì chúng ta nên tôn trọng và ủng hộ.
P/s: em copy đường link một bài báo các cụ có thể xem thêm
Em lập thớt này, cụ mợ cho ý kiến đóng góp, mong trong tương lai gần VN có thể thông qua luật trợ tử.
Vẫn biết VN là một nước phương Đông, coi trọng chữ Hiếu, duy trì nhiều tập tục tín ngưỡng và đa số tin vào duy tâm.
Đa số người Việt không muốn kết thúc sự sống của người thân dù biết không thể chữa trị, sống trong đau đớn thậm chí vô thức, khổ cho cả người bệnh và thân nhân. Với tâm lý còn nước còn tát, cảm thấy tội lỗi nếu không tìm mọi cách chăm sóc, duy trì cuộc sống mà thật sự không còn nhiều ý nghĩa.
Em từ 20 năm nay đã suy nghĩ ngược lại. Em cho rằng yêu thương người thân là giúp họ ra đi nhẹ nhàng thanh thản nhất có thể nếu chẳng may bị bệnh nặng.
Có một bộ phim rất hay nói về vấn đề này. “Me before You”. Bộ phim nhẹ nhàng vui vẻ, kết thúc bằng cái chết - sự giải thoát khỏi cuộc sống bại liệt sau tai nạn của nhân vật chính. Hơi buồn nhưng là cái buồn tích cực. Sự lựa chọn cái chết của nv chính ban đầu vấp phải sự phản đối của bố mẹ, nhưng sau đó mọi người tôn trọng quyết định của anh ấy.
Cuộc sống là để yêu thương, lao động và tận hưởng những niềm vui mà nó mang lại. Nếu cuộc sống vì bệnh tật mà không thể lao động, tận hưởng, cũng không còn đủ sức để yêu thương thì 90% ý nghĩa cs đã mất. 10% còn lại chỉ là sự duy trì trong đau đớn, dằn vặt, buồn bã và đôi khi là vô thức thì không đáng.
Vì vậy nếu bản thân người bệnh muốn chấm dứt để đi đến một thế giới khác nhẹ nhàng hơn, không còn ốm đau bệnh tật thì chúng ta nên tôn trọng và ủng hộ.
P/s: em copy đường link một bài báo các cụ có thể xem thêm
Người đàn ông bị Tổng thống Pháp từ chối quyền được chết
Alain Cocq, người bị bệnh hiếm gặp, sẽ livestream cái chết của mình trên mạng sau khi bị Tổng thống Macron từ chối quyền được ra đi nhẹ nhàng.
vnexpress.net
Chỉnh sửa cuối: