[Funland] Tương lai cho nước Anh-Có còn ai nhớ tới Brexit?

DE.VN

Xe tăng
Biển số
OF-719166
Ngày cấp bằng
7/3/20
Số km
1,153
Động cơ
91,315 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
Gần đây, một cuộc tranh cãi gay gắt đã nổ ra, khi EU cáo buộc Dự luật Thị trường nội địa được Anh đề xuất vào ngày 9/9 đã “vi phạm cực kỳ nghiêm trọng” luật pháp quốc tế. Các nhà lãnh đạo EU yêu cầu Anh phải rút lại dự luật này, trong khi chính quyền Boris Johnson thẳng thừng từ chối. Em bật thớt cho cụ nào quan tâm:
Có còn ai nhớ tới Brexit?
(Ngày Nay) - Đã 7 tháng trôi qua từ khi Anh chính thức rời khỏi EU, nhưng các thoả thuận giữa 2 bên trong giai đoạn “hậu Brexit” vẫn đang gặp bế tắc.

Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 9/9/2020. (Ảnh: New York )
Những “drama” quen thuộc
Trước khi COVID-19 xuất hiện, sự kiện Anh muốn rút khỏi Liên minh Châu Âu (EU) mà vẫn được đảm bảo quyền lợi như một thành viên chính thức đã gây sốt trên toàn cầu. Cái kết của “sê-ri” chính trị đầy kịch tính này đến vào ngày 31/1/2020, khi Anh chính thức không còn là một thành viên EU.
Nhưng mọi việc chưa dừng lại ở đó. Để đạt được những thoả thuận cho mối quan hệ trong tương lai, 2 bên sẽ trải một giai đoạn chuyển tiếp, kéo dài 11 tháng tình từ ngày 1/2/2020. Trong giai đoạn này, Anh vẫn bị ràng buộc bởi các điều luật của EU, mặc dù không còn bất kì vị trí nào trong tổ chức này.

Các cuộc đàm phán vẫn không có tiến triển gì đáng kể. Gần đây, một cuộc tranh cãi gay gắt đã nổ ra, khi EU cáo buộc Dự luật Thị trường nội địa được Anh đề xuất vào ngày 9/9 đã “vi phạm cực kỳ nghiêm trọng” luật pháp quốc tế. Các nhà lãnh đạo EU yêu cầu Anh phải rút lại dự luật này, trong khi chính quyền Boris Johnson thẳng thừng từ chối.
Có còn ai nhớ tới Brexit? - ảnh 2

Thủ tướng Anh Boris Johnson. (Ảnh: Daily Mail)
Trong dự luật gây tranh cãi của Anh, Thủ tướng Boris Johnson đã đề xuất thay đổi một vấn đề quan trọng trong Thoả thuận Rút lui đã được ông kí hồi tháng 1. Không có gì ngạc nhiên, khi đó là vấn đề về Bắc Ireland - nút thắt đã làm đổ vỡ mọi cuộc đàm phán trong quá khứ.

Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để giữ cho đường biên giới Anh - Ireland được mở cửa sau khi Anh rời khỏi EU. Khi được kí kết vào tháng 1, Thoả thuận Rút lui đã nêu ra một số thỏa thuận hải quan phức tạp giữa Bắc Ireland và phần còn lại của Anh. Trong khi đó, dự luật mới của Anh cho phép chính quyền Boris Johnson tự quyết việc quản lý và vận chuyển hàng hoá qua biển Ireland. Một quan chức chính phủ Anh đã thừa nhận điều này vi phạm luật pháp quốc tế, dù chỉ “theo một cách rất cụ thể và hạn chế”.
Lời giải thích đó không đủ để dập tắt hàng loạt chỉ trích nhắm vào Anh. Ngay cả cựu Thủ tướng Anh Theresa May cũng quan ngại rằng, nếu Anh công khai vi phạm các nghĩa vụ pháp lý của mình, sẽ không còn bất kỳ đối tác nào tin tưởng Anh trong tương lai.
Phía bên kia Đại Tây Dương, Mỹ cũng khẳng định sẽ không chấp nhận bất kì dự luật nào làm thay đổi Hiệp ước Thứ Sáu Tuần thánh - hiệp ước đã chấm dứt sự xung đột giáo phái ở Bắc Ireland trong hàng thập kỉ. Ngày 9/9, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đã cảnh báo nếu vi phạm Hiệp ước, Anh sẽ “không có bất cứ một cơ hội nào” để đạt được một thoả thuận thương mại với Mỹ. Trước đó, ông Boris Johnson đã lập luận rằng rời EU là bước đệm quan trọng để Anh và Mỹ đạt được những thoả thuận thương mại có lợi cho cả 2 bên.
Vậy là một lần nữa, Brexit đã trở lại cùng với những “drama” quen thuộc: thời hạn cuối cùng, Brexit “cứng” hay Brexit “mềm”, cuộc khẩu chiến Anh - EU và cuộc tranh cãi về biên giới Anh - Ireland.
Brexit cứng là khái niệm chỉ việc Anh từ bỏ quyền thành viên tại thị trường châu Âu để có được quyền kiểm soát hoàn toàn với ngân sách, hệ thống lập pháp và luồng người nhập cư. Nếu Brexit cứng xảy ra, các lãnh đạo Anh sẽ đặt dưới áp lực phải nhanh chóng đạt được các thỏa thuận thương mại hoặc thỏa thuận ngành công nghiệp mới với EU. Brexit mềm nghĩa là Anh vẫn tồn tại một số ưu đãi miễn thuế với thị trường EU gồm 450 triệu dân. Anh sẽ phải đóng góp cho ngân sách EU, cho phép tự do luân chuyển lao động và tuân thủ luật lệ của EU.

Một Brexit không có thoả thuận?
Tuy nhiên, bối cảnh hiện tại đã khác rất nhiều. Đại dịch COVID-19 đã làm suy giảm danh tiếng của Boris Johnson cùng các thành viên đảng Bảo thủ. EU không hề nhượng bộ Anh trong 2 lĩnh vực chính: trợ cấp cho nền công nghiệp và chia sẻ ngư trường đánh bắt hải sản. Tổng thống Mỹ Donald Trump, một trong những người ủng hộ Brexit nhiệt tình, đang gặp khó khăn trong cuộc tái tranh cử. Keir Starmer, tân lãnh đạo Công đảng Anh, là đối thủ đáng gờm hơn nhiều so với người tiền nhiệm là Jeremy Corbyn. Cuối cùng, kết quả các cuộc thăm dò cho thấy ngày càng có nhiều người Scotland ủng hộ việc độc lập khỏi Vương quốc Anh hơn.
Nếu rời EU mà không có một thoả thuận nào, Anh sẽ phải chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng. Một Brexit không thoả thuận đồng nghĩa với việc kể từ ngày 1/1/2021, các hàng rào thuế quan và kiểm tra biên giới sẽ được lập tại các eo biển Anh. Đồng bảng Anh sẽ bị mất giá, và tốc độ xuất khẩu hàng hoá sẽ giảm - một tín hiệu rất tiêu cực cho nền kinh tế Anh. Không chỉ vậy, ngành dịch vụ Anh cũng sẽ mất quyền tiếp cận với các nước EU, khiến cho nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề.

Anh đã lường trước được tất cả những hậu quả trên, từ khi cuộc trưng cầu dân ý về Brexit vào tháng 6/2016 diễn ra. Nhưng sau 4 năm tranh luận và đàm phán căng thẳng, hai phe có quan điểm trái ngược nhau về Brexit vẫn không tìm được tiếng nói chung. Phe thứ nhất coi EU là mối đe doạ với chủ quyền và ủng hộ Anh rời khỏi EU; phe còn lại phản đối Brexit, bởi họ coi EU là một cộng đồng đoàn kết, cùng chia sẻ những giá trị có lợi cho cả 2 bên.
Phá vỡ những điều khoản trước đó của Brexit không phải là một việc làm khôn ngoan. Trong thời gian còn lại, Thủ tướng Boris Johnson cần cân nhắc việc đạt được một thỏa thuận tuân thủ theo luật pháp quốc tế, để giảm thiểu hậu quả của một cuộc chia ly đau đớn giữa Anh và EU.

Việt Khôi
Theo New York Times
.
 

DE.VN

Xe tăng
Biển số
OF-719166
Ngày cấp bằng
7/3/20
Số km
1,153
Động cơ
91,315 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
Thời đại toàn cầu hóa . Hầu hết các quốc gia đều muốn hợp tác với toàn thế giới . Hoặc tích cực đi tìm đối tác , hoặc liên kết với một tổ chức trong lục địa hay toàn cầu . Tất cả đều nhằm mục đích giao thương , trao đổi , học hỏi , đoàn kết và khai thác lợi thế so sánh của từng thành viên một cách hiệu quả nhất . Ngay cả nước Mỹ được coi là giàu nứt đố , đổ vách....nhưng lãnh đạo của họ vẫn chia nhau nỗ lực đi đến tận các hang cùng , ngõ hẻm trên khắp thế giới , trên phương châm không phân biệt nghèo , hèn....nhằm tìm kiếm đối tác và nhân tài về cho chính nước Mỹ .

Nước Anh thì khác , vẫn say ngủ trong hào quang từ thế kỷ trước và hoang tưởng trong tương lai . Vẫn muốn đóng cửa thẩm du với quá khứ và luôn đặt mình ở vị trí cửa trên trong quan hệ ngoại giao với các nước không chỉ trong khối EU mà với cả thế giới . Họ hoang tưởng nữ hoàng của họ cũng là nữ hoàng của thế giới . Họ ngồi đó và nghĩ rằng các nước khác sẽ đến hôn tay mẹ già của họ và xin ban ơn hồng phúc được làm bạn . Xin lỗi , thế giới giờ họ chỉ cần và nể nhau khi đối tác mang lại lợi ích cho nhau . Chứ chẳng cần quan hệ chỉ để giải quyết khâu oai . Vậy thì nước Anh già cỗi , bảo thủ hãy cứ ngồi thẩm du, lẩn thẩn với mẹ già của họ đi . Nước Anh bây giờ còn gì để đổi chác khi mà nền công nghiệp đang dẹo dần đến nỗi nhiều hãng tên tuổi phải dâng bán cho người nước ngoài . Nông nghiệp thì cũng chẳng có gì ngoài mấy con bò cho ra sản phẩm còn ít hơn tiền chi bảo hộ cho chúng . Cũng chẳng khác gì đổ một đống tiền vào nuôi hoàng gia chỉ nhằm mục đích nuôi nguồn thẩm du quá khứ mà không tạo ra sản phẩm . Nước Anh giờ còn mạnh mỗi mảng thị trường tài chính ( ổ rửa tiền của thế giới ) , mang ra cò cưa trao đổi . Nhưng Frankfurt cũng đã chuẩn bị từ lâu và sẵn sàng đảm nhận mảng này với thuận lợi là ngân hàng châu Âu được đặt ở đó .

Nước Anh vào EU chỉ nhằm trục lợi cá nhân chứ không có thiện ý xây dựng tính đoàn kết thúc đẩy sự lớn mạnh của khối . Không sẵn lòng đồng cam cộng khổ . Lợi dụng có thị trường lớn để ép EU tạo cho họ những điều khoản có lợi nhất . Không tham gia đồng tiền chung , không tham gia hiệp ước tự do đi lại trong khối (Shengen ) . Ngoài việc đóng phí thành viên là bắt buộc , còn lại là không muốn tham gia , hợp tác gì hết . Dân số đông , GDP cao ( so với trong khối ) , thì tất dĩ là phí hội cũng phải nhiều hơn các nước nhỏ . Hiển nhiên như vậy nhưng vẫn gào lên là vì đóng nhiều phí , nên phải được hưởng nhiều ưu đãi hơn các thành viên khác . Với tính khôn lỏi và tham lam như vậy , thì đừng hỏi sao EU không mặn mà với chuyện ở hay cút của Anh.

Nước Anh đã chơi bài không quản được là cấm trong vấn đề nhập cư . Thay vì nỗ lực tìm ra phương cách quản lý tốt nhất thì anh lại chọn cách siết chặt . Ở một mặt khác, nước Đức chấp nhận mở cửa vì nước Đức sẵn sàng nuôi triệu người chỉ để lọc ra lấy một vài nhân tài tinh tú nhất . Bởi mỗi nhân tài này sẽ đóng góp , tạo ra tiền tỉ cho nước Đức . Một hạt giống cần phải nuôi dưỡng hàng chục năm mới đơm hoa , kết trái được chứ không phải một vài năm . An cư mới lạc nghiệp . Nhân tài họ tới nước Đức , dĩ nhiên là sẽ mang theo cả gia đình hoặc xây dựng gia đình trên chính nước Đức . Cưu mang , đối xử bình đẳng với họ và gia đình thì họ sẽ quay trở lại phụng sự và cống hiến cho nước Đức với thành tâm biết ơn . Bằng chứng là trong tất cả các lĩnh vực từ khoa học , kinh tế, văn hóa , thể thao ...đều có dấu chân và bàn tay của người nước ngoài . Mục đích ban đầu là tìm , nuôi dưỡng nhân tài phục vụ cho nước Đức , nhưng vô hình chung là tinh thần nhân văn , nhân đạo cũng được nuôi dưỡng trong đó . Tất nhiên lẫn vào vài thành phần cực đoan là không thể tránh khỏi vì chính dân bản địa còn có nhiều người cực đoan nữa là người ở nhờ . Đất lành chim đậu và trên hết là tính nhân văn và phẩm giá con người tạo nên một quốc gia trù phú và thịnh vượng . Chứ không phải là cổ xúy sự gầm ghè của giới cần lao ích kỷ , tranh nhau chỉ vì miếng ăn trong một xã hội đa sắc tộc .

Mọi sự thiệt, hơn....cho cả người Anh và EU đã có cả ngàn chuyên gia phân tích . Nhưng trên tất cả là uy tín và sự tôn trọng của cộng đồng EU nói riêng và thế giới nói chung dành cho nước Anh đã rạn vỡ . Muốn xây dựng lại thì phải bắt đầu từ tư tưởng trên chứ không phải là xây dựng lại trên tinh thần hoang tưởng của giới già gặm bánh mỳ , đọc báo giấy cả ngày thừa kế lại .
 

Cao_Xanh

Xe tăng
Biển số
OF-622886
Ngày cấp bằng
12/3/19
Số km
1,784
Động cơ
838,075 Mã lực
Nơi ở
Heaven
Tự do cũng phải trả giá thỏa đáng...GB khó tránh khỏi khủng hoảng về CT-KT-XH khi ly hôn/khai EU (đặc biệt đối với ngành tài chính, vấn đề bất đồng nội bộ của Scotland cũng như biên giới Irland...). Tuy nhiên Brexit có lẽ phù hợp với xu thế suy tàn toàn cầu hóa hậu Covid-19... Nếu TT Trump tái cử thì sẽ sớm chốt HĐ thương mại song phương Mỹ-Anh nhiều khả quan?!:-?
P/S: GB đã đề nghị làm đối tác với Asean+ (...) nhưng Chủ tịch luân phiên năm 2020 (VN) vẫn chưa...duyệt =chắc vì ngại đối tác có truyền thống 'thay lòng đổi dạ' chăng? ;)
 

thattinhvt

Xe tăng
Biển số
OF-322267
Ngày cấp bằng
4/6/14
Số km
1,051
Động cơ
296,162 Mã lực
Khối Asean lúc đầu cũng định học theo mô hình của EU, cơ mà mấy thằng nhà giàu nó khôn lắm, nó nhận ra mô hình đấy không còn phù hợp, hội nhập thành 1 nó cũng chả được lợi ích thêm mấy, lại thêm dân các nước nghèo đổ xô vào nó kiếm chác, khó quản, tiếng nói thì vẫn thế, đồng đều như nhau. Thành ra Asean cứ dở dở ương ương vậy, thà gia nhập mấy cái hiệp định kinh tế ngoài còn lợi hơn :D.
 

vannguyen1994

Xe đạp
Biển số
OF-742858
Ngày cấp bằng
13/9/20
Số km
20
Động cơ
60,100 Mã lực
Tuổi
31
EU nếu tốt vậy, sao vẫn có 1 số nước Châu Âu không tham gia ? Những nước không tham gia có bị gì đâu ?
 

Honghen2008

Xe lăn
Biển số
OF-423435
Ngày cấp bằng
19/5/16
Số km
13,076
Động cơ
477,644 Mã lực
Họ vẫn luôn có giá trị riêng và tự hào về đất nước của họ.
 

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
6,757
Động cơ
486,795 Mã lực
Nơi ở
..
Gần đây, một cuộc tranh cãi gay gắt đã nổ ra, khi EU cáo buộc Dự luật Thị trường nội địa được Anh đề xuất vào ngày 9/9 đã “vi phạm cực kỳ nghiêm trọng” luật pháp quốc tế. Các nhà lãnh đạo EU yêu cầu Anh phải rút lại dự luật này, trong khi chính quyền Boris Johnson thẳng thừng từ chối. Em bật thớt cho cụ nào quan tâm:
Có còn ai nhớ tới Brexit?
(Ngày Nay) - Đã 7 tháng trôi qua từ khi Anh chính thức rời khỏi EU, nhưng các thoả thuận giữa 2 bên trong giai đoạn “hậu Brexit” vẫn đang gặp bế tắc.

Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 9/9/2020. (Ảnh: New York )
Những “drama” quen thuộc
Trước khi COVID-19 xuất hiện, sự kiện Anh muốn rút khỏi Liên minh Châu Âu (EU) mà vẫn được đảm bảo quyền lợi như một thành viên chính thức đã gây sốt trên toàn cầu. Cái kết của “sê-ri” chính trị đầy kịch tính này đến vào ngày 31/1/2020, khi Anh chính thức không còn là một thành viên EU.
Nhưng mọi việc chưa dừng lại ở đó. Để đạt được những thoả thuận cho mối quan hệ trong tương lai, 2 bên sẽ trải một giai đoạn chuyển tiếp, kéo dài 11 tháng tình từ ngày 1/2/2020. Trong giai đoạn này, Anh vẫn bị ràng buộc bởi các điều luật của EU, mặc dù không còn bất kì vị trí nào trong tổ chức này.


Các cuộc đàm phán vẫn không có tiến triển gì đáng kể. Gần đây, một cuộc tranh cãi gay gắt đã nổ ra, khi EU cáo buộc Dự luật Thị trường nội địa được Anh đề xuất vào ngày 9/9 đã “vi phạm cực kỳ nghiêm trọng” luật pháp quốc tế. Các nhà lãnh đạo EU yêu cầu Anh phải rút lại dự luật này, trong khi chính quyền Boris Johnson thẳng thừng từ chối.
Có còn ai nhớ tới Brexit? - ảnh 2

Thủ tướng Anh Boris Johnson. (Ảnh: Daily Mail)
Trong dự luật gây tranh cãi của Anh, Thủ tướng Boris Johnson đã đề xuất thay đổi một vấn đề quan trọng trong Thoả thuận Rút lui đã được ông kí hồi tháng 1. Không có gì ngạc nhiên, khi đó là vấn đề về Bắc Ireland - nút thắt đã làm đổ vỡ mọi cuộc đàm phán trong quá khứ.


Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để giữ cho đường biên giới Anh - Ireland được mở cửa sau khi Anh rời khỏi EU. Khi được kí kết vào tháng 1, Thoả thuận Rút lui đã nêu ra một số thỏa thuận hải quan phức tạp giữa Bắc Ireland và phần còn lại của Anh. Trong khi đó, dự luật mới của Anh cho phép chính quyền Boris Johnson tự quyết việc quản lý và vận chuyển hàng hoá qua biển Ireland. Một quan chức chính phủ Anh đã thừa nhận điều này vi phạm luật pháp quốc tế, dù chỉ “theo một cách rất cụ thể và hạn chế”.
Lời giải thích đó không đủ để dập tắt hàng loạt chỉ trích nhắm vào Anh. Ngay cả cựu Thủ tướng Anh Theresa May cũng quan ngại rằng, nếu Anh công khai vi phạm các nghĩa vụ pháp lý của mình, sẽ không còn bất kỳ đối tác nào tin tưởng Anh trong tương lai.
Phía bên kia Đại Tây Dương, Mỹ cũng khẳng định sẽ không chấp nhận bất kì dự luật nào làm thay đổi Hiệp ước Thứ Sáu Tuần thánh - hiệp ước đã chấm dứt sự xung đột giáo phái ở Bắc Ireland trong hàng thập kỉ. Ngày 9/9, Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đã cảnh báo nếu vi phạm Hiệp ước, Anh sẽ “không có bất cứ một cơ hội nào” để đạt được một thoả thuận thương mại với Mỹ. Trước đó, ông Boris Johnson đã lập luận rằng rời EU là bước đệm quan trọng để Anh và Mỹ đạt được những thoả thuận thương mại có lợi cho cả 2 bên.
Vậy là một lần nữa, Brexit đã trở lại cùng với những “drama” quen thuộc: thời hạn cuối cùng, Brexit “cứng” hay Brexit “mềm”, cuộc khẩu chiến Anh - EU và cuộc tranh cãi về biên giới Anh - Ireland.
Brexit cứng là khái niệm chỉ việc Anh từ bỏ quyền thành viên tại thị trường châu Âu để có được quyền kiểm soát hoàn toàn với ngân sách, hệ thống lập pháp và luồng người nhập cư. Nếu Brexit cứng xảy ra, các lãnh đạo Anh sẽ đặt dưới áp lực phải nhanh chóng đạt được các thỏa thuận thương mại hoặc thỏa thuận ngành công nghiệp mới với EU. Brexit mềm nghĩa là Anh vẫn tồn tại một số ưu đãi miễn thuế với thị trường EU gồm 450 triệu dân. Anh sẽ phải đóng góp cho ngân sách EU, cho phép tự do luân chuyển lao động và tuân thủ luật lệ của EU.

Một Brexit không có thoả thuận?
Tuy nhiên, bối cảnh hiện tại đã khác rất nhiều. Đại dịch COVID-19 đã làm suy giảm danh tiếng của Boris Johnson cùng các thành viên đảng Bảo thủ. EU không hề nhượng bộ Anh trong 2 lĩnh vực chính: trợ cấp cho nền công nghiệp và chia sẻ ngư trường đánh bắt hải sản. Tổng thống Mỹ Donald Trump, một trong những người ủng hộ Brexit nhiệt tình, đang gặp khó khăn trong cuộc tái tranh cử. Keir Starmer, tân lãnh đạo Công đảng Anh, là đối thủ đáng gờm hơn nhiều so với người tiền nhiệm là Jeremy Corbyn. Cuối cùng, kết quả các cuộc thăm dò cho thấy ngày càng có nhiều người Scotland ủng hộ việc độc lập khỏi Vương quốc Anh hơn.
Nếu rời EU mà không có một thoả thuận nào, Anh sẽ phải chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng. Một Brexit không thoả thuận đồng nghĩa với việc kể từ ngày 1/1/2021, các hàng rào thuế quan và kiểm tra biên giới sẽ được lập tại các eo biển Anh. Đồng bảng Anh sẽ bị mất giá, và tốc độ xuất khẩu hàng hoá sẽ giảm - một tín hiệu rất tiêu cực cho nền kinh tế Anh. Không chỉ vậy, ngành dịch vụ Anh cũng sẽ mất quyền tiếp cận với các nước EU, khiến cho nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề.


Anh đã lường trước được tất cả những hậu quả trên, từ khi cuộc trưng cầu dân ý về Brexit vào tháng 6/2016 diễn ra. Nhưng sau 4 năm tranh luận và đàm phán căng thẳng, hai phe có quan điểm trái ngược nhau về Brexit vẫn không tìm được tiếng nói chung. Phe thứ nhất coi EU là mối đe doạ với chủ quyền và ủng hộ Anh rời khỏi EU; phe còn lại phản đối Brexit, bởi họ coi EU là một cộng đồng đoàn kết, cùng chia sẻ những giá trị có lợi cho cả 2 bên.
Phá vỡ những điều khoản trước đó của Brexit không phải là một việc làm khôn ngoan. Trong thời gian còn lại, Thủ tướng Boris Johnson cần cân nhắc việc đạt được một thỏa thuận tuân thủ theo luật pháp quốc tế, để giảm thiểu hậu quả của một cuộc chia ly đau đớn giữa Anh và EU.

Việt Khôi
Theo New York Times
.
Tờ New york time là báo cực tả...viết theo quan điểm đảng dân chủ ( joe biden )
 

DE.VN

Xe tăng
Biển số
OF-719166
Ngày cấp bằng
7/3/20
Số km
1,153
Động cơ
91,315 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
Chỉ còn vài ngày nữa là Brexit đi vào hiệu lực:

Châu Âu và cú sốc Brexit
Ngày cuối cùng của năm 2020 cận kề cũng là thời khắc nước Anh chính thức rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Đó cũng là lúc chúng ta nhìn lại những thay đổi của cả hai bên, sau sự kiện Brexit.

Những biến động sâu sắc
Việc Anh rời khỏi EU, còn gọi là Brexit, là một trong những sự kiện gây chấn động thế giới trong năm 2016. Kết quả cuộc trưng cầu ý dân ngày 23-6-2016 cho thấy có 52% cử tri Anh ủng hộ rời EU so với 48% muốn ở lại, đã tạo nên một trong những bất ngờ lớn nhất trên chính trường nước Anh kể từ sau Đại chiến thế giới 2.
Trước đó, ngay cả những lãnh đạo phe ủng hộ Brexit cũng không ngờ tới chiến thắng của mình. Nó đã tạo ra cú sốc lớn với chính phủ do đảng Bảo thủ lãnh đạo ở nước Anh, khiến cho thủ tướng David Cameron phải từ chức. Hai vị thủ tướng tiếp theo là Theresa May và Boris Johnson thì “vật vã” tìm lối thoát cho nước Anh bằng cách cố gắng đạt được một “thỏa thuận tốt” nhằm giảm thiểu thiệt hại của của sai lầm này.
Những cuộc đàm phán để tìm kiếm thỏa thuận Brexit đã được tiến hành suốt từ năm 2017, với điểm mốc quan trọng là ngày 31-12 năm nay, khi khép lại giai đoạn chuyển tiếp để cả Anh lẫn EU chính thức bước đi trên con đường riêng của mình.
Theo đúng lộ trình, ngày 15-12 vừa qua, những cuộc đàm phán sẽ phải kết thúc để kịp thời ký kết thỏa thuận cho một cuộc chuyển giao sau đó 2 tuần. Nhưng, những vướng mắc về vấn đề thương mại đã ngăn cản thỏa thuận được ký kết đúng hạn. Cho đến thời điểm này, cả hai bên vẫn tích cực trên bàn đàm phán nhưng khả năng đạt được thỏa thuận trước ngày 31-12 là vô cùng nhỏ, khi những bất đồng còn rất rõ ràng.
Trong suốt 3 năm đàm phán vừa qua, người ta nhắc nhiều đến sự cấp thiết của một thỏa thuận thương mại giữa Anh và EU thời hậu Brexit. Bởi, khoản thuế ước tính lên tới 80 tỷ euro áp vào những dòng hàng hóa sẽ là một đòn nặng giáng vào cả hai nền kinh tế. Thế nhưng, câu chuyện về Brexit không chỉ đơn giản như vậy, bởi đằng sau những con số nhiều tỷ Euro đó còn là những vấn đề có tác động sâu rộng gây ảnh hưởng lâu dài. Đó cũng chính là lực đẩy châu Âu vào một thời kỳ khác.

"Nước Anh toàn cầu" ?
Như đã nói, việc người dân Anh lựa chọn rời khỏi EU là một cú sốc với chính phủ Bảo thủ vào năm 2016. Ở thời điểm đó, Thủ tướng David Cameron ban đầu muốn dùng cuộc trưng cầu dân ý để đánh gục phe đối lập đang kêu gọi rời bỏ EU, thì lại bất ngờ nhận phải một kết cục cay đắng. Hệ quả là ông David Cameron phải rời bỏ chính trường, dù trước đó chính phủ của ông được đánh giá cao nhờ những thành tựu trong điều hành kinh tế.
Với cơ sở là sự thịnh vượng ở thời điểm 2016 trong khi EU chìm trong khủng hoảng, nước Anh tưởng như sẽ được hưởng lợi nhờ Brexit bằng cách ”thoát khỏi vũng bùn”. Nhưng, thực tế sau 4 năm, mọi chuyện đang trở nên rắc rối hơn rất nhiều. Ngay trong lĩnh vực kinh tế, sau những hào hứng ban đầu, nước Anh đã nhận ra những thiệt hại mà mình phải hứng chịu.
Trong số 80 tỷ euro tiền thuế mà hai bên phải chịu, có tới 50 tỷ là đánh vào các doanh nghiệp Anh. Kèm theo đó, việc rút khỏi EU sẽ đóng cửa tự do đi lại, giảm khả năng tiếp cận thị trường, đồng thời chặn nguồn hàng hóa và lao động vốn đang là sự bổ sung quan trọng cho nước Anh.
Bản thân nền kinh tế Anh cũng đã yếu đi so với thời điểm năm 2016 khi những báo cáo kinh tế từ năm 2019 cho thấy đà suy giảm. Cú sốc COVID năm nay càng đẩy nền kinh tế đảo quốc này vào nguy cơ khủng hoảng mới. Vì thế, dù nói cứng về một Brexit không thỏa thuận nhưng lúc này nước Anh mới là những người sốt sắng nhất trong cuộc đàm phán tìm kiếm một thỏa thuận thương mại mới với EU để bảo vệ nền kinh tế của mình.
Nhưng, Brexit không chỉ tác động xấu đến nền kinh tế Anh, nó còn dẫn đến những hệ lụy mà ở thời điểm năm 2016 người ta chưa nhìn thấy. Với thể chế là một liên hiệp của 4 vùng lãnh thổ khác nhau, Vương quốc Anh cũng có những vấn đề của riêng mình. Những tranh cãi về việc rời khỏi EU đang thúc đẩy nguy cơ về việc Scotland muốn rời khỏi Anh còn Bắc Ailen thì chưa bao giờ cảm thấy hài lòng vì những đề xuất mới cho mình. Ngay tại nước Anh, phong trào đòi trở về EU cũng có tiếng nói đáng kể. Vậy là cùng với việc muốn độc lập khỏi EU, nước Anh đồng thời bị chia rẽ từ nội bộ.
Trong suốt thời gian dài, thỏa thuận thương mại chiếm vị trí trọng tâm trong đàm phán nhưng đó là nhờ những vấn đề đối ngoại, an ninh chính trị đã được giữ ổn định trong giai đoạn chuyển tiếp. Tuy nhiên, sau ngày 31-12 tới đây, khi giai đoạn chuyển tiếp kết thúc, việc nước Anh sẽ tồn tại độc lập với EU như thế nào lại là một câu hỏi hóc búa.
London đã từ chối việc tiếp tục tham gia các hoạt động quân sự đối ngoại của EU và đang thúc đẩy một chiến lược “Nước Anh toàn cầu” độc lập của mình. Trong suốt thời gian qua, nước Anh đã rút ra dần ra khỏi các hoạt động chung của EU để chuẩn bị cho bước đi mới. Nhưng, thực tế là họ chưa có bước đi nào như thế, bởi nguồn lực của họ thời điểm hiện tại không đủ lớn. Trong khi đó, đồng minh lớn nhất của họ là nước Mỹ đang có dấu hiệu muốn quay trở lại những liên minh trước đây dưới thời tổng thống đắc cử Biden sắp tới. Có vẻ như nước Anh lại càng trở nên đơn độc.
Trước đây, tại EU, nước Anh đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa Mỹ và châu Âu nhưng khi rời khỏi EU và theo đuổi con đường đối ngoại riêng thì từ chỗ giữ vai trò trung tâm, Anh rơi vào trạng thái mơ hồ để xác lập địa vị của mình.

EU dựng nhà chung
Ở thời điểm năm 2016, EU đang chìm trong hàng núi vấn đề: khủng hoảng nợ công, căng thẳng ở biên giới phía Đông với nước Nga, trong khi ở phía Nam, làn sóng di cư từ Trung Đông tạo ra sức ép lớn. Chính vì thế, việc Anh - nền kinh tế lớn thứ hai của khu vực - rút lui đã tạo ra cú sốc lớn. Ở thời điểm đó, người ta thậm chí đã nói tới nguy cơ về sự tan vỡ của liên minh lớn nhất và thành công nhất thế giới này.
Thế nhưng, “trong cái rủi lại có cái may”, Brexit đã giúp những quốc gia chủ chốt khác trong EU gia tăng tiếng nói, bắt đầu từ việc cân đối lại 11% khoản đóng góp cho ngân sách EU bị mất đi từ Anh bằng sự gia tăng phần đóng góp của Đức, Pháp và những quốc gia Bắc Âu giàu có khác. Khó khăn trong ngân sách thôi thúc chính sách kinh tế tiết kiệm trước đó được Đức đề xuất đã góp phần giải cứu EU khỏi cuộc khủng hoảng nợ công. Mới nhất, việc EU thông qua được gói cứu trợ chung khổng lồ lên tới 750 tỷ euro đem đến hy vọng về việc phục hồi nền kinh tế khu vực. Trong khó khăn, EU đang tìm thấy sức mạnh từ sự đoàn kết nội khối.
Về mặt chính trị, sự rút lui của nước Anh thúc đẩy sự lãnh đạo của hai cường quốc còn lại là Pháp và Đức. Ý tưởng về một EU độc lập, đoàn kết hơn đã được triển khai mạnh mẽ trong thời gian qua. Việc EU có thể tự giải quyết vấn đề Ukraine với Nga hay đạt những thỏa thuận về ngăn chặn làn sóng di cư với Thổ Nhĩ Kỳ là những thắng lợi quan trọng cho thấy khả năng dẫn dắt của hai quốc gia này.
Cũng kể từ thời điểm Brexit, EU đã thúc đẩy một chiến lược toàn cầu mới tạo cơ sở cho những tham vọng lớn hơn, bao gồm cả việc thúc đẩy quyền tự chủ chiến lược và tiến tới thành lập một liên minh quốc phòng của riêng mình. Dĩ nhiên, việc nước Anh ra đi đã làm cho sức mạnh chung của EU bị suy yếu nhưng việc nước Anh từ bỏ ảnh hưởng đã tăng cường vai trò của các quốc gia khác như Hà Lan, Đan Mạch để nâng cao vai trò của châu Âu trên trường quốc tế, đồng thời xây dựng mái nhà chung châu Âu cân bằng hơn.


.
 

Thanhlien.cusi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-754391
Ngày cấp bằng
25/12/20
Số km
399
Động cơ
53,610 Mã lực
Tuổi
35
Báo chí ta khi nào cg thấy bọn Anh Mĩ phải được lòng Châu Âu,....Mĩ đang mất lòng đồng minh.

Ơ, cái thằng giàu có khoẻ hơn phải đi phục dịch cái thằng hèn hơn à ?

Cái thằng đóng quân ở Đức, Ý, các căn cứ khắp châu Âu phải đi làm hài lòng bọn thuộc địa ?

Những hành động của Mĩ, Anh, ra vào các thoả thuận cho thấy nó chả coi bọn còn lại cái gì cả.

Thực tế hồi những năm 80 khi Đức Ý Nhật thịnh trở lại, bọn Mĩ đã bắt 3 thằng này kí hiệp ước tiền tệ để nâng giá Yên, Mác và gì của Ý lên. Từ đó nền kt Nhật không là gì nữa do Yên tăng, vừa rồi nó ép Trung Q tăng đồng quan mà ko chịu đấy nên mới có war thương mại.
 
Chỉnh sửa cuối:

shiluo

Xe container
Biển số
OF-424775
Ngày cấp bằng
25/5/16
Số km
6,871
Động cơ
135,173 Mã lực
Tuổi
43
Báo chí ta khi nào cg thấy bọn Anh Mĩ phải được lòng Châu Âu,....Mĩ đang mất lòng đồng minh.

Ơ, cái thằng giàu có khoẻ hơn phải đi phục dịch cái thằng hèn hơn à ?

Cái thằng đóng quân ở Đức, Ý, các căn cứ khắp châu Âu phải đi làm hài lòng bọn thuộc địa ?

Những hành động của Mĩ, Anh, ra vào các thoả thuận cho thấy nó chả coi bọn còn lại cái gì cả.

Thực tế hồi những năm 80 khi Đức Ý Nhật thịnh trở lại, bọn Mĩ đã bắt 3 thằng này kí hiệp ước tiền tệ để nâng giá Yên, Mác và gì của Ý lên. Từ đó nền kt Nhật không là gì nữa do Yên tăng, vừa rồi nó ép Trung Q tăng đồng quan mà ko chịu đấy nên mới có war thương mại.
Tất nhiên Mẽo có quyền đó, nhưng như thế thì các thanh niên đang mơ Mẽo đập Tàu sẽ tâm tư lắm. Mẽo mà mất đi đồng minh truyền thống thì Tàu nó coi ra gì đâu, chưa kể Tàu nó kéo được những thằng đó về phía mình thì Mẽo một mình ôm lá cờ America First hô hào thôi nhé - chỉ có lợi ích mới là vĩnh viễn thôi.
Không ai cho không ai cái gì, mọi thứ luôn có giá của nó. Còn với thằng cái gì cũng muốn thì cuối cùng sẽ không có được cái gì cả
 

Thanhlien.cusi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-754391
Ngày cấp bằng
25/12/20
Số km
399
Động cơ
53,610 Mã lực
Tuổi
35
Tất nhiên Mẽo có quyền đó, nhưng như thế thì các thanh niên đang mơ Mẽo đập Tàu sẽ tâm tư lắm. Mẽo mà mất đi đồng minh truyền thống thì Tàu nó coi ra gì đâu, chưa kể Tàu nó kéo được những thằng đó về phía mình thì Mẽo một mình ôm lá cờ America First hô hào thôi nhé - chỉ có lợi ích mới là vĩnh viễn thôi.
Không ai cho không ai cái gì, mọi thứ luôn có giá của nó. Còn với thằng cái gì cũng muốn thì cuối cùng sẽ không có được cái gì cả
Tư duy sai, ngược.

Việt Nam cần Mĩ chứ Mĩ đâu cần VN. TQ năm 75 sau khi Mao chết cũng tìm Mĩ, ...tương tự châu Âu cũng như năm 45, phải chờ Anh Mĩ.

Và giờ Mĩ nói thẳng là ko cần TQ, ko thích chơi với TQ. Một thượng nghị sĩ đã nói rất nặng: 5000 năm ăn cắp và lừa dối, thì hết nước rồi. Nhưng TQ vẫn cứ phải bám.

Còn mối quan hệ giữa TQ và đám da trắng kể cả Nga, là giao thg bình thường, vì có cùng chủng tộc, văn hoá, tôn giáo đâu, minh miếc gì.
 

shiluo

Xe container
Biển số
OF-424775
Ngày cấp bằng
25/5/16
Số km
6,871
Động cơ
135,173 Mã lực
Tuổi
43
Tư duy sai, ngược.

Việt Nam cần Mĩ chứ Mĩ đâu cần VN. TQ năm 75 sau khi Mao chết cũng tìm Mĩ, ...tương tự châu Âu cũng như năm 45, phải chờ Anh Mĩ.

Và giờ Mĩ nói thẳng là ko cần TQ, ko thích chơi với TQ. Một thượng nghị sĩ đã nói rất nặng: 5000 năm ăn cắp và lừa dối, thì hết nước rồi. Nhưng TQ vẫn cứ phải bám.
Đang EU thì lôi Việt Nam vào làm gì? Quan hệ bây giờ là 2 chiều Mẽo không cần Việt Nam thì hoàn toàn có thể dừng quan hệ, tương tự quan hệ với EU, Tàu, Anh,.. Khổ nỗi Mẽo thì to mồm lên gân chứ dám tất tay với Tàu đâu, gầm ghè để kiếm thêm tí lợi trên thương trường thôi
Mẽo đang cuống cuồng lên vì Tàu, tranh cử TT thì xoáy sâu vào Tàu để lấy phiếu thế mà dám lấy câu nói ất ơ của một ông thượng nghị sĩ nào đấy để làm kim chỉ nam thì giỏi thật =))
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
18,056
Động cơ
102,170 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
UK rời EU, câu chuyện khó khăn chỉ mới bắt đầu, Bắc Ai len là câu chuyện dài đằng sau, dự là UK sẽ phải trả một cái giá không tưởng cho chuyện này.
 

tantran2020

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-733990
Ngày cấp bằng
26/6/20
Số km
580
Động cơ
73,960 Mã lực
Tuổi
35
Mỹ không cần TQ hồi nào? Chả vì sợ TQ vài năm nữa vượt mặt nên mới làm loạn lên à?
 

Thanhlien.cusi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-754391
Ngày cấp bằng
25/12/20
Số km
399
Động cơ
53,610 Mã lực
Tuổi
35
Đang EU thì lôi Việt Nam vào làm gì? Quan hệ bây giờ là 2 chiều Mẽo không cần Việt Nam thì hoàn toàn có thể dừng quan hệ, tương tự quan hệ với EU, Tàu, Anh,.. Khổ nỗi Mẽo thì to mồm lên gân chứ dám tất tay với Tàu đâu, gầm ghè để kiếm thêm tí lợi trên thương trường thôi
Mẽo đang cuống cuồng lên vì Tàu, tranh cử TT thì xoáy sâu vào Tàu để lấy phiếu thế mà dám lấy câu nói ất ơ của một ông thượng nghị sĩ nào đấy để làm kim chỉ nam thì giỏi thật =))
Vâng.

Mẽo nó đã đập thằng Anh bằng việc phá giá đồng Bảng khiến Anh phải thua, hồi kinh đào Suê.
Sau năm 80s là nhóm Đức Ý Nhật
Rồi tới năm cuoi 199x là các con rồng châu Á
Và giờ là TQ, phải chờ thôi, ko ai nói rõ đc tương lai cả. Nhưng TQ có nên mừng, vì họ đang có 1 hoàng đế rồi, Tsar Putin, Hoàng Đế Tần Cận Bình, và Vua xứ Triều Tiên Kim Văn Un.

Em chờ xem với đòn tiền tệ, hay thứ gì đó, TQ sẽ như nào trc Mĩ.

Những độc tài như Bình rất cảm ơn Trump, nhờ Trump anh ấy mới thoải mái sửa hiến pháp, đề ra tư tưởng Tâp Cận Bình.
 
Chỉnh sửa cuối:

DE.VN

Xe tăng
Biển số
OF-719166
Ngày cấp bằng
7/3/20
Số km
1,153
Động cơ
91,315 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
UK rời EU, câu chuyện khó khăn chỉ mới bắt đầu, Bắc Ai len là câu chuyện dài đằng sau, dự là UK sẽ phải trả một cái giá không tưởng cho chuyện này.
Brexit không chỉ tác động xấu đến nền kinh tế Anh, nó còn dẫn đến những hệ lụy mà ở thời điểm năm 2016 người ta chưa nhìn thấy. Với thể chế là một liên hiệp của 4 vùng lãnh thổ khác nhau, Vương quốc Anh cũng có những vấn đề của riêng mình. Những tranh cãi về việc rời khỏi EU đang thúc đẩy nguy cơ về việc Scotland muốn rời khỏi Anh, còn Bắc Ailen thì chưa bao giờ cảm thấy hài lòng vì những đề xuất mới cho mình. Ngay tại nước Anh, phong trào đòi trở về EU cũng có tiếng nói đáng kể. Vậy là cùng với việc muốn độc lập khỏi EU, nước Anh đồng thời bị chia rẽ từ nội bộ.
 

tantran2020

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-733990
Ngày cấp bằng
26/6/20
Số km
580
Động cơ
73,960 Mã lực
Tuổi
35
Mỹ nó táng theo mồm Trump ý hả? 😆😆😆
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,411
Động cơ
262,247 Mã lực
UK rời EU, câu chuyện khó khăn chỉ mới bắt đầu, Bắc Ai len là câu chuyện dài đằng sau, dự là UK sẽ phải trả một cái giá không tưởng cho chuyện này.
Bắc Ireland và Scotland chưa biết ai đi trước cụ nhỉ. Em dự là sau 20 năm nữa, Bắc Ireland về với Ireland, Scotland độc lập.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top