- Biển số
- OF-333349
- Ngày cấp bằng
- 30/8/14
- Số km
- 131
- Động cơ
- 281,910 Mã lực
- Website
- mercedesvietnam.net
Vụ va chạm thảm khốc của xe Mercedes với đảo bê tông khiến đầu xe bị “nhàu nát” nhưng hai người ngồi trong xe vẫn an toàn khiến câu chuyện an toàn trên xe hơi một lần nữa được bàn tán sôi nổi.
Cú va chạm tưởng chừng chỉ có trong những bộ phim hành động bom tấn của điện ảnh Hollywood như Fast and Furious hay Need to Speed lại bất ngờ xuất hiện trong đời thực tại Việt Nam. Trong video ghi lại được từ hiện trường, chiếc Mercedes đã chạy với tốc độ cao trước khi đâm thẳng vào đảo bê tông của trạm thu phí, bật ngửa và lộn vòng trên không trước khi tiếp đất và bốc khói nghi ngút. Điều đáng nói ở đây là cả hai hành khách có mặt trên xe đều an toàn, người ngồi vị trí ghế phụ chỉ bị thương nhẹ.
Cú va chạm mạnh khiến chiếc Mercedes biến dạng phần đầu nhưng hành khách vẫn an toàn
Video này có thể khiến nhiều tín đồ tốc độ liên tưởng tới cảnh truy đuổi đầy ngoạn mục trong phần 6 của bộ phim Fast and Furious. Những chiếc BMW trong phim lần lượt bị hất tung khi đang rượt đuổi ở tốc độ cao nhưng chỉ bị móp méo nhỏ phần thân vỏ, khung gầm của xe hầu như không bị biến dạng còn tài xế thì vẫn an toàn. Chất lượng xe sang Đức một lần nữa được “quảng cáo” trong phần mới của bộ phim Điệp vụ bất khả thi vừa được trình chiếu và tái khẳng định trong vụ tai nạn không may của tài xế Việt với chiếc Mercedes tại cao tốc Long Thành - Dầu Giây.
Cũng chính từ vụ tai nạn không đáng có kể trên, chuyện an toàn trên xe hơi Đức, Nhật, Hàn một lần nữa lại được mổ xẻ. Bên cạnh những bình luận cảm thán về chất lượng an toàn của xe Đức không ít người đã bày tỏ sự nghi ngờ về số phận của hai hành khách nếu đang ngồi trong một chiếc xe khác không mang thương hiệu châu Âu. Đặc biệt, từ đầu năm đến nay có tới gần chục vụ tai nạn thương tâm mà hầu hết đều liên quan đến xe Toyota khiến những nghi ngại kể trên thêm bùng nổ.
Chiếc Toyota Camry nát bấy sau khi bị xe khách giường nằm đâm trúng
Một trong những vụ nổi cộm từ đầu năm phải kể đến tai nạn xe giường nằm đâm nát chiếc Toyota Camry tại Đà Nẵng khiến 4 người tử vong còn chiếc 4 bánh gần như trở thành sắt vụn với hơn nửa thân tiếp xúc va chạm bị cày nát. Kế đến là vụ contener “vò nát” chiếc sedan Toyota khiến 5 người tử vong tại chỗ. Trong tháng 5 cũng xảy ra hai vụ tai nạn hy hữu khi chiếc Toyota Vios và Mercedes E250 bị tàu hỏa đâm. Trong khi chiếc Vios bị cày nát nửa thân xe thì chiếc Mercedes chỉ bị móp méo nhẹ phần khung bên, toàn bộ người ngồi trong xe vẫn an toàn.
Tất nhiên, mọi so sánh là khập khiễng giữa một mẫu xe sang có giá gấp đôi, thậm chí gấp 4 lần cũng như tình huống, góc độ va chạm. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây chính là sự phân biệt đối xử về các tính năng an toàn trong xe bán ra tại thị trường Việt Nam và xe bán ra tại các nước phát triển như Mỹ. Ví dụ như túi khí là tính năng an toàn hàng đầu rất được quan tâm giúp giảm thiểu thương vong trong những va chạm kể trên nhưng gần như không được quan tâm nhiều tại Việt Nam, từ xe giá rẻ tới tầm trung.
Người tiêu dùng Việt không chỉ chịu thiệt thòi về giá mà cả trang bị khi mua xe hơi
Có thể nhận rõ sự bất cập này nếu so sánh chiếc Toyota Camry Việt và Camry Mỹ, mẫu xe được ưa chuộng tại cả hai thị trường. Trong khi phiên bản giá rẻ nhất tại Mỹ có tới 10 túi khi an toàn thì tại Việt Nam chỉ có… 2 túi khí. Thậm chí phiên bản cao cấp nhất cũng chỉ có 7 túi khí và còn thua kém phiên bản rẻ nhất tại Mỹ hàng loạt tính năng an toàn như hệ thống kiểm soát hành trình, kiểm soát phanh điện tử, áp suất lốp… Không chỉ Toyota, Honda cũng được xem là thương hiệu “keo kiệt” khi bán xe tại Việt Nam. Đơn cử hai mẫu xe hot của hãng này tại Việt Nam là Honda Civic và CR-V cũng chỉ được trang bị 4 túi khí, ít hơn 2 túi khí so với người anh em bán ra tại Mỹ.
Có lẽ, đã đến lúc những nhà quản lý tại Việt Nam cần siết chặt, nâng cao những tiêu chuẩn an toàn đối với xe cơ giới khi bán ra bởi sẽ rất thiệt thòi cho người tiêu dùng Việt khi hàng ngày phải ngồi trong một chiếc xe thiếu tiêu chuẩn an toàn. Về phía doanh nghiệp sẽ khó có chuyện tự động nâng cấp những trang bị này nếu không có những quy định nghiêm ngặt ở phía nhà quản lý bởi họ luôn muốn tối ưu lợi nhuận cũng như ép giá bán xe xuống mức thấp nhất để cạnh tranh.
Phong Trần thegioixe.thanhnien.com.vn/tin-tuc/tu-vu-tai-nan-mercedes-luan-ban-chuyen-an-toan-xe-hoi-viet-5718.html
Cú va chạm tưởng chừng chỉ có trong những bộ phim hành động bom tấn của điện ảnh Hollywood như Fast and Furious hay Need to Speed lại bất ngờ xuất hiện trong đời thực tại Việt Nam. Trong video ghi lại được từ hiện trường, chiếc Mercedes đã chạy với tốc độ cao trước khi đâm thẳng vào đảo bê tông của trạm thu phí, bật ngửa và lộn vòng trên không trước khi tiếp đất và bốc khói nghi ngút. Điều đáng nói ở đây là cả hai hành khách có mặt trên xe đều an toàn, người ngồi vị trí ghế phụ chỉ bị thương nhẹ.
Cũng chính từ vụ tai nạn không đáng có kể trên, chuyện an toàn trên xe hơi Đức, Nhật, Hàn một lần nữa lại được mổ xẻ. Bên cạnh những bình luận cảm thán về chất lượng an toàn của xe Đức không ít người đã bày tỏ sự nghi ngờ về số phận của hai hành khách nếu đang ngồi trong một chiếc xe khác không mang thương hiệu châu Âu. Đặc biệt, từ đầu năm đến nay có tới gần chục vụ tai nạn thương tâm mà hầu hết đều liên quan đến xe Toyota khiến những nghi ngại kể trên thêm bùng nổ.
Một trong những vụ nổi cộm từ đầu năm phải kể đến tai nạn xe giường nằm đâm nát chiếc Toyota Camry tại Đà Nẵng khiến 4 người tử vong còn chiếc 4 bánh gần như trở thành sắt vụn với hơn nửa thân tiếp xúc va chạm bị cày nát. Kế đến là vụ contener “vò nát” chiếc sedan Toyota khiến 5 người tử vong tại chỗ. Trong tháng 5 cũng xảy ra hai vụ tai nạn hy hữu khi chiếc Toyota Vios và Mercedes E250 bị tàu hỏa đâm. Trong khi chiếc Vios bị cày nát nửa thân xe thì chiếc Mercedes chỉ bị móp méo nhẹ phần khung bên, toàn bộ người ngồi trong xe vẫn an toàn.
Tất nhiên, mọi so sánh là khập khiễng giữa một mẫu xe sang có giá gấp đôi, thậm chí gấp 4 lần cũng như tình huống, góc độ va chạm. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây chính là sự phân biệt đối xử về các tính năng an toàn trong xe bán ra tại thị trường Việt Nam và xe bán ra tại các nước phát triển như Mỹ. Ví dụ như túi khí là tính năng an toàn hàng đầu rất được quan tâm giúp giảm thiểu thương vong trong những va chạm kể trên nhưng gần như không được quan tâm nhiều tại Việt Nam, từ xe giá rẻ tới tầm trung.
Có thể nhận rõ sự bất cập này nếu so sánh chiếc Toyota Camry Việt và Camry Mỹ, mẫu xe được ưa chuộng tại cả hai thị trường. Trong khi phiên bản giá rẻ nhất tại Mỹ có tới 10 túi khi an toàn thì tại Việt Nam chỉ có… 2 túi khí. Thậm chí phiên bản cao cấp nhất cũng chỉ có 7 túi khí và còn thua kém phiên bản rẻ nhất tại Mỹ hàng loạt tính năng an toàn như hệ thống kiểm soát hành trình, kiểm soát phanh điện tử, áp suất lốp… Không chỉ Toyota, Honda cũng được xem là thương hiệu “keo kiệt” khi bán xe tại Việt Nam. Đơn cử hai mẫu xe hot của hãng này tại Việt Nam là Honda Civic và CR-V cũng chỉ được trang bị 4 túi khí, ít hơn 2 túi khí so với người anh em bán ra tại Mỹ.
Có lẽ, đã đến lúc những nhà quản lý tại Việt Nam cần siết chặt, nâng cao những tiêu chuẩn an toàn đối với xe cơ giới khi bán ra bởi sẽ rất thiệt thòi cho người tiêu dùng Việt khi hàng ngày phải ngồi trong một chiếc xe thiếu tiêu chuẩn an toàn. Về phía doanh nghiệp sẽ khó có chuyện tự động nâng cấp những trang bị này nếu không có những quy định nghiêm ngặt ở phía nhà quản lý bởi họ luôn muốn tối ưu lợi nhuận cũng như ép giá bán xe xuống mức thấp nhất để cạnh tranh.
Phong Trần thegioixe.thanhnien.com.vn/tin-tuc/tu-vu-tai-nan-mercedes-luan-ban-chuyen-an-toan-xe-hoi-viet-5718.html