Dạ em cũng mới làm được 20 năm nên cũng tiếp xúc với nhiều trường hợp khách hàng với tình huống như của cụ ạ. Em chỉ xin phân tích mấy vấn để như sau nếu cụ thấy đúng thì nghiên cứu còn nếu thấy sai cụ cứ next cho nhẹ đầu :
1. Nhà của cụ. Cụ ở. Điều này quá đúng. Nó cũng giống như cơ thể cụ. Cụ thấy đau bụng. Cụ đi khám và bác sỹ tìm nguyên nhân để chữa thì cụ có nói là cơ thể tôi tôi biết bị làm sao không? Điều đó chỉ xảy ra khi người thiết kế không tạo dựng được lòng tin và không có trình độ cũng như thẩm mỹ không gian còn kém hơn cả khách hàng của mình. Nói ra vấn đề này cũng không phải thiết kế là cực đoan mà quan trọng là tìm đúng key của khách hàng và tạo dựng không gian phù hợp. Đó mới gọi là chuyên gia.
2. Cụ nói cũng đúng khi gặp một hai lần không thể hiểu hết về con người của nhau. Đến vợ chồng có khi còn chả hiểu nhau nữa là bọn em. Tuy nhiên, nghiên cứu tâm lý và cách tiếp cận là điều mà em thấy khá hời hợt mà đa phần các nhà thiết kế bây giờ mắc phải. Cụ đã bao giờ ngồi cafe với nhà thiết kế của mình 3 tiếng đồng hồ chưa, còn em tuần vừa rồi vừa ngồi cafe gần 4 tiếng với khách hàng chỉ để nghe và trao đổi. Ví dụ cụ thể hơn là nếu cụ gọn gàng, ngăn nắp, thích đồ hiệu thì cải gọi là tủ quần áo sẽ thành không gian cabinet cánh kính và ngược lại nếu không thì là cánh gỗ tạo hình bề mặt.Và em chỉ thiết kế khi khách hàng chia sẻ
Chúc cụ tìm được nhà thiết kế ưng ý !
Vâng. E cảm ơn cụ.
E cũng chỉ muốn chia sẻ để cụ hiểu thôi.
1. Thứ nhất. Rõ ràng e phải lên đây tìm hiểu. Đồng nghĩa với thiết kế không tạo được lòng tin của em thì mới có chuyện này.
Còn về gu thẩm mỹ, thì mỗi người 1 sở thích.
Không thể nói như cơ thể người được cụ à.
Cơ thể con người thì ngoại trừ 1 số đặc điểm do khác biệt về chủng tộc, về hoàn cảnh sinh sống và 1 số trường hợp dị biệt, hoặc bị 1 biến cố nào đó gặp trong đời làm thay đổi, hoặc có thiếu xót bẩm sinh...... Thì gần như 100% nhưng người cùng chủng tộc, cùng hoàn cảnh sinh sống là giống nhau gần như hoàn toàn về cấu trúc cũng như công năng và cách hoạt động. Khác biệt chỉ xẩy ra khi có bệnh lý.
Nghành Y nghiên cứu cái giống nhau và khác nhau đó, rồi dùng để tìm ra bệnh, nguyên nhân bệnh và chữa bệnh. Nên điều này bác sĩ có thể áp đặt bệnh nhân được. Vì nó là khoa học, không phải trừu tượng. Giống như 2 cạnh góc vuông không thể lớn hơn cạnh huyền, hoặc tổng 2 cạnh đó luôn lớn hơn cạnh huyền trong toán học ấy.
Ví dụ: tôi biết bình thường tim đập khoảng 60-80 lần trên 1 phút. Khi vượt qua hoặc dưới ngưỡng đó là cần theo dõi. Nếu dưới 50 hoặc trên 100 là có thể có bệnh lý cần tìm nguyên nhân.
Tim sẽ đập đều và liên tục, phân biệt rõ ràng giữa T1 và T2, ..... nếu không đều, không rõ ràng, hoặc có lúc nghỉ thì là có vấn đề, có thể là sinh lý hoặc bệnh lý.
Tóm lại: Y học là khoa học nghiên cứu về cơ thể con người từ đó tìm ra quy luật để giúp cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh, dưỡng sinh.... Là một môn khoa học rõ ràng chứ không trừu tượng như cái đẹp.
Vậy nên không thể có chuyện anh là thiết kế, a bảo thế là hợp lý, là đẹp, là hoàn mỹ. Rồi a bảo người ở trong căn nhà như thế là hợp lý, là đẹp được. Vì nhà là thiết kế cho người ở trong đó. Không phải cho người thiết kế ở.
Nên nó phải hợp lý và đẹp với người ở. Giống như không thể mặc 1 cái váy bầu cho người con gái đang ở tuổi thiếu nữ. Nó đẹp với người mang bầu, nhưng với thiếu nữ thì không.
Chưa kể đến cụ chưa hiểu vấn đề của e.
Vì nét kiến trúc nào cũng có đặc trưng của nó, scandinavian: là màu trắng, xám, màu nhạt.... ánh sáng tự nhiên..... nội thất thì đơn giản....
Vậy không thể nhét 1 cái tủ đầy hoạ tiết, 1 cái bàn đầy mầu sắc, rồi phào chỉ, vách CNC đầy nhà được.
Vậy bây giờ e để thiết kế từ đầu, phần thô cho đến nội thất. Rồi ra 1 kết quả không phải phong cách em yêu cầu. Xong thiết kế bảo đẹp là đẹp? Đúng là đúng? Hợp lý là hợp lý?
2. Còn về tâm lý. K phải nói chuyện cả ngày, cả tuần là hiểu được. Chưa kể hiểu được cũng chưa chắc giải quyết được.
Thiết kế nội thất là đi tìm gu, tìm sở thích, tìm mong muốn của khách hàng. Kèm với hiểu biết về kiến trúc, phân chia không gian, màu sắc.... vân vân và mây mây để đưa ra phương án.
Rồi sau đó đặt câu hỏi: tỉ dụ như: a định để tầng này làm gì? Mấy phòng? Phục vụ cho ai? Cần phòng vệ sinh? Phòng ngủ? Bàn ăn? Bếp? Gara? Phong cách anh thích? Luxury? Cổ điển? Tân cổ điển? Hiện đại? Indochine?
Rồi nếu k biết về phong cách đấy thì tìm hiểu thật kỹ. Sau đó mới gặp lại khách hàng để chia công năng nhằm phục vụ đúng người dùng, chia công năng cũng cần phải kết hợp với lên ý tưởng về nội thất để đúng phong cách. E k hiểu biết nhiều về thiết kế.
Nhưng scandinavian cần nhiều ánh sáng tự nhiên. Nên cần có nhiều cửa sổ. Thì lúc chia công năng đã cần để ý điều đấy rồi. E ví dụ như thế.
Tóm lại: ý của e là. Không phải cứ dùng nhiều thời gian nói chuyện là được. Mà phải có kỹ năng, có tìm hiểu, và đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi đúng trọng tâm vấn đề, rồi giải quyết. Nó cũng là 1 môn khoa học, có những thứ nó là nguyên tắc của phong cách kiến trúc đấy. Không phải a thấy thích, thấy đẹp là đúng cho người khác. Và rõ ràng, e nghiên cứu về phong cách này còn kỹ hơn thiết kế của e. Nên thiết kế thất bại. Còn e thì mất tiền.
Và không thể nói như cụ. E xây nhà để e ở. Cụ lại bảo đừng đi theo phong cách scandinavi này kia. Để thiết kế thấy cái gì hợp lý thì làm. Cái này cụ sai. Rõ ràng trung tâm của vấn đề là ngôi nhà, và ngôi nhà là khách hàng ở. Nên a phải xoay quanh khách hàng.
Thế thiết kế bảo nhà e hợp phong cách malaysia, thế là e phải ở kiểu đấy à? Mà thiết kế từ đầu. Chứ k phải giữa đường chạy vào.
Dù sao cũng kính cụ vodka