[Funland] Từ MiG-21I, MiG-1.44 đến J-20 và bây giờ là F-47

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,831
Động cơ
138,353 Mã lực
Cuối cùng thì Mỹ cũng tiếp tục học hỏi cấu hình khí động học từ Nga Xô, từ F-15 học Mig 25 cho đến F-16 học Mig 21 và F-35B học Yak-141, ngày nay siêu phẩm tương lai F-47 cũng phải học lại thiết kế từ thời Liên Xô là MiG-21I + MiG-1.44

Cuối cùng thì cấu hình cánh bay delta wing kiểu LX là tối ưu nhất cho rất nhiều vai trò siêu thanh, đánh chặn, không chiến quần vòng, siêu cơ động, đa nhiệm, vốn có thể thấy ở Su-30SM/34/MKI và vẫn áp dụng được trên các mẫu tàng hình Mig 1.44 - J-20 - F-47

Ngày trước thì phe phương tây chê bai cấu hình cánh vịt canard cho rằng nó ko bộc lộ RCS tiết diện phản xạ lớn, thế nhưng giờ đây với F-47 thì mọi luận điệu của pt đều bị xóa bỏ khi Mỹ, đại ca khối pt cũng phải học theo cấu hình này

1742954183706.png
1742954194680.png
1742954132846.png
1742954105906.png

1742954146696.png

1742954069013.png
1742954080404.png
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,831
Động cơ
138,353 Mã lực
Tiêm kích thế hệ thứ sáu F-47 của Mỹ: Hy sinh tàng hình để đổi lấy tốc độ?
(CLO) Không quân Mỹ mới đây đã chính thức trao hợp đồng phát triển máy bay chiến đấu F-47 dành cho Boeing trong chương trình Chiếm ưu thế trên không thế hệ tiếp theo (NGAD). Đây là tiêm kích thế hệ thứ 6 mới nhất của Mỹ.

Điểm nhấn nằm ở cánh phụ
Buổi lễ tại Nhà Trắng cũng tiết lộ hình ảnh chính thức đầu tiên của F-47, với điểm nhấn gây chú ý là cánh phụ (canard) - một cánh nhỏ gắn phía trước cánh chính.
Chi tiết này lập tức tạo ra cuộc tranh luận sôi nổi giữa các chuyên gia quân sự về vai trò và thiết kế của F-47, bởi nó khác biệt rõ rệt so với các máy bay tàng hình thế hệ trước như F-22 và F-35.
Hợp đồng trị giá hàng tỷ USD này đặt Boeing vào vị trí dẫn đầu trong việc cung cấp máy bay chiến đấu có thể thay thế các nền tảng cũ kỹ như F-22 Raptor, dự kiến đi vào hoạt động vào cuối thập kỷ này.
tiem kich the he thu sau f 47 cua my hy sinh tang hinh de doi lay toc do hinh 1

Ảnh mô phỏng tiêm kích Boeing F-47 của Mỹ. Ảnh USAF
Những hình ảnh đầu tiên cho thấy thiết kế khí động học phức tạp, bao gồm cả cửa hút gió bất đối xứng, làm dấy lên suy đoán rằng Không quân có thể đang cố tình giấu đi các chi tiết nhạy cảm trước tình báo nước ngoài.
Các quan chức Mỹ chỉ tiết lộ rằng F-47 sẽ tích hợp "công nghệ tiên tiến" để đối phó với những mối đe dọa ngày càng lớn. Cánh phụ Canard không phải thiết kế xa lạ, khi đã được sử dụng trên các máy bay như Dassault Rafale, Saab Gripen hay Eurofighter Typhoon, giúp tăng khả năng cơ động.
Tuy nhiên, với một máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ, sự xuất hiện của cánh phụ có thể báo hiệu sự thay đổi trong chiến lược thiết kế: cân bằng giữa khả năng tàng hình và hiệu suất chiến đấu.
Chuyên gia hàng không vũ trụ Michael Pryce tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế nhận định rằng việc Không quân Mỹ công khai đặc điểm này sớm có thể ngụ ý họ đang ưu tiên chiến đấu tầm gần hoặc các màn không chiến tốc độ cao thay vì tàng hình tuyệt đối. Một lý do có thể là công nghệ radar đối phương ngày càng tiên tiến, đặc biệt là radar tần số thấp có thể phát hiện máy bay tàng hình từ xa.
Chương trình NGAD, với F-47 là trọng tâm, đã được phát triển trong nhiều năm, với các nguyên mẫu thử nghiệm bay từ năm 2020. Chương trình này không chỉ tập trung vào một mẫu máy bay đơn lẻ mà còn xây dựng cả một hệ sinh thái chiến đấu trên không, phối hợp với các máy bay không người lái và cảm biến tiên tiến để duy trì ưu thế trước đối thủ.
Việc Boeing vượt qua Lockheed Martin để giành hợp đồng này đánh dấu một bước ngoặt quan trọng. Lockheed Martin vốn là nhà sản xuất F-22 và F-35, nhưng Boeing đang chứng minh khả năng của mình với các thiết kế chiến đấu mạnh mẽ như F/A-18 Super Hornet và máy bay huấn luyện T-7A Red Hawk.
Cuộc đua tốc độ với J-20 của Trung Quốc và Su-57 của Nga
Cánh phụ của F-47 có thể là sự kết hợp giữa hai triết lý thiết kế đối lập: tàng hình của Mỹ và khả năng cơ động của máy bay Trung Quốc và Nga. J-20 của Trung Quốc cũng có cánh phụ, giúp nó linh hoạt hơn, dù khả năng tàng hình còn chưa được biết đến. Trong khi đó, Su-57 của Nga hy sinh một phần tàng hình để tăng siêu cơ động.
Ellen Pawlikowski, tướng Không quân đã nghỉ hưu, cho rằng tương lai chiến tranh trên không sẽ diễn ra trong môi trường "hỗn loạn, cạnh tranh", nơi tốc độ và khả năng cơ động sẽ quan trọng ngang với tàng hình. Điều này có thể lý giải vì sao Boeing chọn cách tiếp cận khác biệt với F-47.
Tuy nhiên, thiết kế này cũng đặt ra câu hỏi về chi phí và tính phức tạp. NGAD đã bị giám sát chặt chẽ do ngân sách khổng lồ, ước tính vượt 100 tỷ USD. Việc thêm cánh phụ có thể làm tăng thách thức sản xuất, đòi hỏi kỹ thuật tinh vi để duy trì khả năng tàng hình trong khi vẫn đảm bảo hiệu suất khí động học.
Nếu F-47 thật sự có cánh phụ, nó có thể báo hiệu sự thay đổi lớn trong chiến lược không chiến của Mỹ, không chỉ dựa vào tàng hình mà còn nâng cao khả năng chiến đấu trong những kịch bản phức tạp hơn.
Ngọc Ánh (theo WH, Bulgarian Military, AFP)
 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,831
Động cơ
138,353 Mã lực
Rõ ràng là việc thiết kế máy bay siêu thanh hành trình sẽ tốt hơn máy bay quá chậm chạp và kém cơ động, dù có tàng hình thì vẫn bị phát hiện với vận tốc quá chậm chạp, việc này ng Nga đã phân tích trong học thuyết thiết kế máy bay của họ trước cả Mỹ Âu, bởi họ khai sinh ra nguyên lý giảm rcs với nhà khoa học Pyotr Ufimtsev và công trình giảm rcs nổi tiếng của ông https://vnexpress.net/sai-lam-cua-lien-xo-giup-my-phat-trien-vu-khi-tang-hinh-4152586.html, LX cũng là quốc gia dẫn đầu khi phát minh chế tạo ra mẫu máy bay tàng hình đầu tiên https://www.qdnd.vn/quan-su-the-gioi/vu-khi-trang-bi/cong-nghe-don-gian-giup-lien-xo-che-tao-may-bay-tang-hinh-nam-1936-682700

vd đơn giản Mig 31 với vận tốc siêu thanh đã giúp nó gần như bất bại trước các hệ thống phòng không nato mà ukraine sở hữu, trong khi các mẫu Su-30/34/35 vẫn bị thiệt hại đáng kể dù công nghệ của chúng mới hơn, khung thân cũng mới hơn Mig 31 vốn ko đc thiết kế để giảm rcs, LX thừa hiểu tàng hình quan trọng nhưng nếu đầu tư vào chúng quá nhiều thì sẽ phải hy sinh rất nhiều thứ, vd F-117/22/35 đều phải giảm tính năng không chiến, tải trọng, thậm chí F117 mặc dù có ký hiệu F - Fighter nhưng suốt quá trình hoạt động nó chỉ sử dụng để ném bom, F22/35 cũng ko khá hơn



 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
35,031
Động cơ
1,418,876 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Chưa rõ hình hài của F-47 nên 'chưa chốt' được đâu cụ. Nó mới 'cất cánh' trên giấy, ngay J-36 của TQ bay trên trời rồi nhưng đưa vào biên chế chưa chắc đã như chúng ta thấy đâu.

Để có bản hoàn chỉnh, từ propotype đến sản xuất còn xa nhau lắm.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,831
Động cơ
138,353 Mã lực
Mẫu tiêm kích tối tân F-47 có gì đặc biệt?
  • Hà Thủy
  • Chủ nhật, 23/3/2025 20:57 (GMT+7)
Chưa nhiều thông tin được tiết lộ liên quan tới mẫu tiêm kích F-47 mới được Mỹ công bố. Dù vậy, phát ngôn của giới chức Mỹ hé lộ những nâng cấp đối với sản phẩm này.


Hình ảnh minh họa về F-4. Ảnh: Không quân Mỹ.

Hình ảnh minh họa về F-4. Ảnh: Không quân Mỹ.
“Chúng tôi biết về mọi loại máy bay khác. Tôi đã thấy tất cả chúng và chúng đều còn xa mới so sánh được. Đây là một tầm cao mới”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố như vậy tại sự kiện công bố dự án tiêm kích thế hệ thứ sáu F-47 tại Nhà Trắng hôm 21/3. Trong khi đó, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ David Allvin tuyên bố F-47 là “bước nhảy vọt vĩ đại trong việc đảm bảo sự thống trị của Mỹ trên bầu trời trong nhiều thập kỷ tới”.
F-47 là “chiếc tiêm kích tiên tiến, có sức sát thương và có khả năng thích nghi cao nhất từng được phát triển - được thiết kế với mục đích vượt trội và vượt mặt mọi kẻ thù dám thách thức những phi công dũng cảm của chúng ta”, tướng Allvin nói thêm.
Tính năng của F-47
Theo tướng Allvin, F-47 sẽ là tiêm kích thế hệ thứ sáu có người lái đầu tiên trên thế giới - dù Trung Quốc, Nga và các nước châu Âu cũng đang phát triển loại khí tài này.
Để được coi là tối tân, một chiếc máy bay cần vượt trội về hàng loạt thông số như tốc độ, khả năng tàng hình, khoảng cách hoạt động, vũ khí… Dù chưa được công bố chi tiết, F-47 được dự đoán có nhiều tính năng mới, giúp vượt trội so với các tiêm kích hiện nay.
“Tốc độ của máy bay nằm ở nhóm đầu: ‘Trên hai’ - điều chúng ta thường không nghe thấy”, ông Trump nói về tốc độ của máy bay F-47 với hàm ý máy bay có thể đạt mức Mach 2 (gấp đôi tốc độ âm thanh).
Để so sánh, F-22 - loại máy bay sẽ bị F-47 thay thế - có thể bay trên mức Mach 1.5 và đạt Mach 2, trong khi F-35 có thể đạt Mach 1.6.
Về khả năng tàng hình, theo ông Trump, F-47 “về cơ bản không thể bị phát hiện”. “Các kẻ thù của nước Mỹ sẽ không bao giờ thấy nó đang bay tới”, ông nói với báo giới.
Tạp chí Air & Space Forces chỉ ra một số điểm khác biệt giữa F-47 và F-22. Theo hình ảnh mô phỏng máy bay được trình chiếu tại Nhà Trắng, F-47 vẫn có hình dáng đặc trưng của một tiêm kích tàng hình, tuy nhiên cánh máy bay nghiêng lên trên với một góc đặc biệt, khác với các loại tiêm kích tàng hình trước đó.

Một máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ. F-22 dự kiến bị F-47 thay thế trong tương lai. Ảnh: Reuters.
f-47 anh 1

f-47 anh 1
Một máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ. F-22 dự kiến bị F-47 thay thế trong tương lai. Ảnh: Reuters.
Tướng Allvin tuyên bố tầm hoạt động của F-47 sẽ “xa hơn đáng kể” F-22 - vốn có thể bay hơn 3.000 km trước khi phải tiếp nhiên liệu nếu mang theo hai thùng dầu phụ dưới cánh.
Giới lãnh đạo không quân Mỹ đã thảo luận về khả năng chế tạo hai phiên bản tiêm kích thế hệ thứ sáu: Phiên bản lớn hơn với tầm bay dài hơn để phục vụ mặt trận Thái Bình Dương, và phiên bản nhỏ hơn phục vụ mặt trận châu Âu - vốn có khoảng cách giữa các mục tiêu ngắn hơn.
Tướng Allvin tuyên bố F-47 sẽ “bền hơn, dễ hỗ trợ hơn và có tính khả dụng cao hơn các tiêm kích thế hệ thứ năm” - dường như ám chỉ máy bay này sẽ có bề mặt bền hơn, giảm thời gian bảo dưỡng. Máy bay ném bom thế hệ thứ sáu B-21 - sản phẩm có sự tham gia của các kỹ thuật viên bảo trì trong khâu thiết kế - được mô tả là “có thể bay hàng ngày”.
Tham mưu trưởng Không quân Mỹ cũng nói F-47 sẽ có khả năng thích ứng cao và đòi hỏi ít nhân lực và cơ sở hạ tầng hơn. Điều này có thể cho thấy F-47 sẽ đáp ứng với các loại phần mềm, cảm biến và thiết bị khác nhau, cũng như giảm phụ thuộc vào các trang thiết bị mặt đất.
Vũ khí và giá thành
Cả ông Trump lẫn tướng Allvin đều không tiết lộ về loại vũ khí F-47 có thể mang. Tuy nhiên, các máy bay tàng hình của Mỹ đều có khả năng mang tên lửa hoặc bom trong khoang chứa bom để giảm khả năng bị radar phát hiện.
Do được thiết kế nhằm chống lại các máy bay Liên Xô thời Chiến tranh Lạnh, F-22 chỉ có năng lực mang tên lửa không đối không hạn chế. Sau đó, không quân Mỹ phải thiết kế một loại bom nhỏ hơn, phù hợp tấn công các mục tiêu trên mặt đất.
F-35 có thể mang cả tên lửa lẫn bom trong khoang chứa nhưng cũng có thể lắp đặt bên ngoài với các nhiệm vụ không cần khả năng tàng hình quá cao.
Giới chức Mỹ không tiết lộ chi tiết giá thành của từng chiếc F-47. Tuy vậy, tướng Allvin cho biết F-47 sẽ rẻ hơn F-22 và Không quân Mỹ dự định mua nhiều F-47 hơn so với F-22 trước kia.
Theo số liệu được Không quân Mỹ công bố, lực lượng này có 183 máy bay F-22, mỗi chiếc trị giá 143 triệu USD. Trong thảo luận nội bộ, các quan chức Không quân Mỹ từng đặt ra con số máy bay thế hệ mới cần sản xuất là 220-250 chiếc.

Ông Trump và tướng Allvin trong sự kiện ra mắt F-47. Ảnh: Reuters.
f-47 anh 2

f-47 anh 2
Ông Trump và tướng Allvin trong sự kiện ra mắt F-47. Ảnh: Reuters.
Chương trình nghiên cứu chế tạo F-47 là chương trình đắt đỏ nhất của Không quân Mỹ. Ngân sách năm 2025 đề xuất cấp 19,6 tỷ USD cho chương trình này chỉ trong vòng 5 năm tới.
Ông Trump cho biết một phiên bản thử nghiệm của F-47 đã bay trên bầu trời từ gần 5 năm qua. Tướng Allvin làm rõ hơn khi cho biết chiếc máy bay thử nghiệm “đã có hàng trăm giờ bay, thử nghiệm các ý tưởng tối tân”. Vị tướng này khẳng định F-47 sẽ có thể hoạt động trong thời gian cầm quyền của ông Trump (tức trước tháng 1/2029).
Đây không phải là điều bất khả thi. Từ khi nhà thầu được lựa chọn, dự án F-22 mất 6 năm để mang tới sản phẩm thực tế.
F-47 là không phải chiếc máy bay quân sự thế hệ thứ sáu đầu tiên được Mỹ công bố. Northrop Grumman đang phát triển máy bay ném bom tàng hình B-21 và đã bay thử nghiệm thành công hồi năm 2023.
Không quân Mỹ không chỉ rõ nguyên nhân Boeing được lựa chọn cho bản hợp đồng lần này, bất chấp hàng loạt bê bối mà công ty này gặp phải trong thời gian qua - không chỉ với máy bay dân sự mà cả với một số sản phẩm quân sự như máy bay tiếp dầu KC-46 hay máy bay huấn luyện T-7.
“Với F-47, chúng ta không chỉ chế tạo một tiêm kích mới - chúng ta định hình tương lai của chiến tranh và cảnh báo các kẻ thù”, tướng Allvin tuyên bố.
Đọc để hiểu rõ hơn lịch sử nước Mỹ
Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Lẽ thường" - cuốn sách của tác giả Thomas Paine được xuất bản lần đầu vào năm 1776 và đã có vai trò quan trọng trong thời kỳ lập quốc của Mỹ. Cho đến hôm nay, cuốn sách vẫn còn nguyên giá trị lịch sử đối với những ai quan tâm đến lịch sử nước Mỹ.


).

 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,831
Động cơ
138,353 Mã lực
Như vậy rõ ràng F-47 là máy bay tàng hình đầu tiên có thể đạt Mach 2 của Mỹ, thông số F-22 trước đó đạt Mach 2 có lẽ chỉ ở giai đoạn đốt sau afterburner, còn F-35 thì ko đáng để nhắc đến khi vận tốc max chỉ Mach 1.6 nhưng đc khuyến cáo chỉ bay ở dưới 1.3 vì dễ làm hỏng lớp sơn và rung lắc khung thân

Nói thêm thiết kế J-20 để làm tham chiếu đánh giá F-47 1 ít, vì công nghệ Mỹ dĩ nhiên vẫn hơn TQ

Trung Quốc tạo lớp phủ tàng hình của tiêm kích bằng 'công nghệ' dệt lụa thời nhà Hán

(CLO) Trong khi Mỹ đang vật lộn xử lý vật liệu hấp thụ radar bị xuống cấp trên các máy bay chiến đấu tàng hình, Trung Quốc hướng về quá khứ cổ xưa để tìm ra giải pháp cho bài toán này.
Trong khi các máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ như F-22 Raptor đang phải vật lộn với lớp phủ hấp thụ radar bị bong tróc - một điểm yếu giống như "cánh ve sầu lột xác" - Trung Quốc tuyên bố đã tìm ra một giải pháp cổ xưa cho máy bay phản lực chiến đấu thế hệ thứ năm của mình.
trung quoc tao lop phu tang hinh cua tiem kich bang cong nghe det lua thoi nha han hinh 1
Tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ đang phải vật lộn với lớp phủ hấp thụ radar bị bong tróc. Ảnh: AF.mil
Những tiết lộ gần đây của các nhà nghiên cứu trong ngành công nghiệp quốc phòng cho thấy công nghệ tàng hình tiên tiến trên máy bay chiến đấu thế hệ năm của Trung Quốc có thể có được khả năng chống chịu nhờ vào một sáng kiến dệt may có từ hàng nghìn năm trước: nghệ thuật dệt lụa.
Máy bay tàng hình hiện đại, bao gồm F-22 và F-35, dựa vào lớp phủ nhiều lớp để làm chệch hướng tín hiệu radar. Nhưng những vật liệu này xuống cấp nhanh chóng dưới áp lực. Thêm vào đó, ở những khu vực như Florida, độ ẩm làm trầm trọng thêm các vấn đề về liên kết, trong khi sự ăn mòn gần các căn cứ ven biển cũng gây ra thiệt hại.
Nhật ký bảo trì của Mỹ tiết lộ rằng ngay cả những vết xước nhỏ do bay tốc độ cao hoặc bão cát sa mạc cũng có thể làm giảm hiệu quả tàng hình, buộc phi hành đoàn phải phủ lại vật liệu hấp thụ radar (RAM) ba tuần một lần với chi phí vượt quá 60.000 USD cho mỗi giờ bay, theo một số báo cáo của phương tiện truyền thông Mỹ.
Các kỹ sư hàng không vũ trụ Trung Quốc từ lâu đã chỉ trích những cách tiếp cận tạm thời như vậy. Thay vào đó, họ tìm kiếm một giải pháp về mặt cấu trúc – một thứ gì đó được đan vào xương vật liệu.
trung quoc tao lop phu tang hinh cua tiem kich bang cong nghe det lua thoi nha han hinh 2
Sự ăn mòn cực độ của lớp phủ hấp thụ radar trên một chiếc F-22 Raptor. Mỹ thường phải áp dụng các lớp phủ mới cho máy bay chiến đấu tàng hình của mình nhưng Trung Quốc đã phát triển công nghệ mang lại giải pháp lâu dài hơn. Ảnh: Handout
Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng trước trên tạp chí Knitting Industries của Trung Quốc, câu trả lời nằm ở một loại vải tổng hợp hai lớp lấy cảm hứng từ khung cửi thời nhà Hán (206 TCN-220 SCN) - một kỹ thuật dệt lụa có từ năm 200 TCN.
Bằng cách tích hợp các sợi dẫn điện vào cấu trúc "jacquard hai mặt" đan dọc (một kỹ thuật dệt trong đó vải có hoa văn khác nhau ở cả hai mặt), các nhà nghiên cứu thuộc Tập đoàn Khoa học và Công nghiệp Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASIC) và Đại học Thiên Cung đã chế tạo ra một vật liệu hấp thụ 90,6% sóng radar trong phổ 8-26GHz, vượt trội hơn các lớp phủ thông thường.
Theo nhóm nghiên cứu do Giáo sư Jiang Qian đứng đầu, vật liệu này là “sự kết hợp giữa hoa văn cổ xưa và điện từ hiện đại”.
Tương tự những người thợ dệt lụa truyền thống - những người sử dụng “sách hoa” giống như thẻ đục lỗ để mã hóa các thiết kế phức tạp - Jiang và các đồng nghiệp của bà đã tích hợp trực tiếp các cấu trúc hình học triệt tiêu sóng radar vào kết cấu của loại vải đặc biệt này. Các sợi thạch anh tạo thành một lớp nền điện môi, trong khi các sợi thép không gỉ tạo ra các mạch cộng hưởng giúp tiêu tán năng lượng điện từ dưới dạng nhiệt.
trung quoc tao lop phu tang hinh cua tiem kich bang cong nghe det lua thoi nha han hinh 3
Tiêm kích thế hệ thứ năm của Trung Quốc, Chengdu J-20, có khả năng tàng hình. Ảnh: Sandboxx
Theo các nhà nghiên cứu, mỗi sợi dẫn điện được bố trí một cách chiến lược để dẫn hướng và thu tín hiệu, giống như cách những người thợ dệt thời xưa sắp xếp các sợi tơ để khắc họa hình rồng hoặc mây.
Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm đã cho thấy một số lợi thế cơ học ấn tượng. Vật liệu tổng hợp này được phát hiện có thể chịu được ứng suất kéo theo chiều dọc là 93,5 megapascal - mạnh hơn 10 lần so với lớp phủ thông thường. Độ bền này bắt nguồn từ cấu trúc dị hướng của lớp đan, trong đó các sợi chịu tải thẳng hàng với các vectơ ứng suất của máy bay, tương tự độ bền trục của vải gấm thời Hán.
Biểu đồ Smith, một phép phân tích điện từ, còn cho thấy sự kết hợp trở kháng gần như hoàn hảo theo hướng dọc, cho phép sóng radar xuyên qua thay vì phản xạ lại. https://www.congluan.vn/trung-quoc-tao-lop-phu-tang-hinh-cua-tiem-kich-bang-cong-nghe-det-lua-thoi-nha-han-post338924.html
 
Chỉnh sửa cuối:

M.Hulk

Xe tải
Biển số
OF-776279
Ngày cấp bằng
5/5/21
Số km
351
Động cơ
541,328 Mã lực
Tuổi
28
Ko biết chất lượng đến đâu nhưng hàng Mỹ đúng là giá Mỹ vẫn đắt khiếp ạ, so với Su và Mig thì giá mấy con F cứ phải gấp đôi gấp ba ;))
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,831
Động cơ
138,353 Mã lực
Ko biết chất lượng đến đâu nhưng hàng Mỹ đúng là giá Mỹ vẫn đắt khiếp ạ, so với Su và Mig thì giá mấy con F cứ phải gấp đôi gấp ba ;))
chất lượng có lẽ vượt trội F-22 + F-35, xem ra quyết tâm rất lớn của Elon Musk và Trump, đặt rất nhiều kì vọng, nhưng dù ký hiệu F nhưng lại do Boeing vốn chỉ chuyên thiết kế máy bay ném bom dòng B, chờ xem ntn
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,831
Động cơ
138,353 Mã lực
F-47 được Trump tuyên bố > Mach 2, vậy cứ cho là Mach 2.5-2.9 đi, thì vẫn rất chậm hơn so với Mig 31 có khả năng đạt Mach 3-3.2 (tuy nhiên ko rõ là tốc độ cruiser hay afterburn), có thể nói Âu Mỹ cố gắng hợp tác này nọ mới tiệm cận được khả năng siêu thanh của máy bay Nga xô, trong khi dự án Mig 41 dự kiến sẽ có vận tốc Mach 4, dĩ nhiên vẫn chưa thành hình do Nga đang vướng ở u

nhưng từ F-47 suy ra, vận tốc chính là chìa khóa sức mạnh trong không chiến, đơn giản thời gian phản ứng khi không chiến mà chậm chỉ 1s thôi so với đối thủ thì chết chắc rồi, do đó việc hy sinh tàng hình ưu tiên vận tốc và mức độ nhanh nhẹn của khung thân kiểu máy bay Nga đi trước thời đại rất nhiều, Mỹ dĩ nhiên cũng từng có máy bay siêu thanh như SR-71, tuy nhiên người Mỹ lại ko thiết kế nó thành máy bay tàng hình hoặc chiến đấu được vì khó khăn ở khung thân và thiết kế khí động học Mỹ kém hơn Nga Xô

Mẫu máy bay được xem là tối ưu nhất của Mỹ cho vai trò A2A, đánh chặn, tầm xa, siêu thanh chính là F14, nhưng tiếc là lobby, bonus cho quan chức Mỹ của McDonnell Douglas > Grumman, nên cuối cùng F14 thì về vườn còn F15 mẫu copy Mig 25 và FA18 lại trở thành xương sống KQ, KQHQ Mỹ hàng thập kỉ sau đó

MiG-41 – Máy bay chiến đấu Mach 4+ mới?
Máy bay chiến đấu , Không phân loại | 92 Bình luận
1742955719032.png

Máy bay đánh chặn Mikoyan mới
Cục thiết kế máy bay quân sự Nga Mikoyan Gurevich từ những năm 1940 đã chế tạo nhiều máy bay quân sự nổi tiếng, một số máy bay thực sự là những chiến mã về tốc độ. Hai trong số đó là MiG-25 và MiG-31, cả hai đều có khả năng đạt tốc độ lần lượt trên Mach 3,2 và 2,83. MiGFlug đã từng cung cấp cả hai chuyến bay trong quá khứ, đọc thêm tại đây . Bây giờ có tin đồn rằng MiG đang cố gắng làm lại điều đó - chế tạo một máy bay đánh chặn siêu nhanh. Tên hiện tại của dự án là MiG-41 với tốc độ dự kiến là trên Mach 4.0. Theo phi công thử nghiệm nổi tiếng người Nga Anatoliy Kvochur, MiG-41 có khả năng đạt tốc độ lên tới Mach 4,3 (khoảng 5270km/h hoặc 3270mph).
MiG-25 Foxbat – Huyền thoại

Hình ảnh chiếc MiG-25 nhìn từ phía sau cho thấy động cơ giúp nó đạt được tốc độ Mach 3.2.
Để bắt đầu lịch sử, chúng ta phải quay trở lại năm 1964, khi MiG-25 Foxbat ra đời. Được chế tạo để có thể đánh chặn tên lửa và máy bay Mỹ tốc độ cao (như SR-71), nó có tốc độ gần bằng Blackbirds và trần bay là 20.700 mét. Một lợi thế lớn của nó so với SR-71 là nó không chỉ là máy bay giám sát mà còn mang theo bốn tên lửa không đối không khiến nó trở thành vũ khí chết người. Không giống như Blackbird chỉ được chế tạo với một vài bản sao, thành công của MiG-25 đã khiến nó có hơn 1.100 chiếc được chế tạo! Ít nhất thì đây là một thành công và chỉ 17 năm sau, bước tiếp theo trong loạt Mikoyan đã được giới thiệu.
Foxhound – máy bay kế thừa của MiG-25

Mikoyan Gurevich-31 “Chó săn cáo”.
MiG-31, tên báo cáo của NATO là Foxhound, là tên của nó. Nó có tốc độ tối đa là 2,83 Mach và trần bay gần bằng MiG-25. Nó được chế tạo để đánh chặn và tiêu diệt mục tiêu ở bất kỳ độ cao nào trong trần bay của nó và nó có hiệu quả trong mọi điều kiện thời tiết, ngày hay đêm. Nó cũng được chế tạo để có hiệu quả chống lại các biện pháp đối phó điện tử thụ động và chủ động và chống lại các ngọn lửa nhiệt. Cải tiến lớn nhất so với người tiền nhiệm của nó là kho vũ khí của nó. Mig-31 có thể được trang bị một kho vũ khí và súng rất lớn, được liệt kê dưới đây:
Súng:1x pháo Gsh-6-23
Tên lửa:4× R-33 (AA-9 'Amos'6× R-37 (AA-X-13 'Arrow'6× Tên lửa tầm xa R-374× Tên lửa tầm xa R-334× R-60 (AA-8 'Aphid')4× R-73 (AA-11 'Archer')

4× R-77 (AA-12 'Adder
(chỉ một số máy bay) Kh-31P (AS-17 'Krypton')
Như có thể thấy, kho vũ khí của Foxhound là một bước tiến lớn so với Foxbat, vốn chỉ có những vũ khí sau:




Súng:không có
Tên lửa (Bốn tên lửa này được trang bị cùng một lúc):2x R-40R (AA-6 “Acrid”)2x tên lửa R-40T
MiG-31 cũng có nhiều ưu điểm khác; một số nhỏ hơn, một số lớn hơn, chẳng hạn như ghế thứ hai dành riêng cho sĩ quan vũ khí kiểm soát vũ khí. Trong MiG-25, phi công phụ trách vũ khí cũng như việc bay. MiG-31 có khả năng đạt tốc độ siêu thanh ở độ cao thấp, điều mà MiG-25 không có, Foxhound có khung máy bay được nâng cấp và mạnh hơn để cảm ơn. Một số cải tiến khác là tải trọng cánh, phạm vi vận chuyển và diện tích lực đẩy/trọng lượng lớn hơn gấp đôi so với MiG-25 (0,85 so với 0,41).




MiG-41 – nhiệm vụ của nó là gì?
Vậy thì bây giờ quay lại chủ đề của bài viết này, MiG-41. Không có nhiều thông tin được biết đến vì nó, giống như tất cả các dự án quân sự hiện đại hàng đầu, rất bí mật. Nhưng chúng ta biết rằng có một chương trình đang diễn ra như phó Alexander Tarnaev tại Ủy ban Quốc phòng Duma Quốc gia Nga đã nói trong một cuộc phỏng vấn tại Trung tâm Văn hóa của Lực lượng Vũ trang Nga: "Quyết định tương ứng đã được Tổng tham mưu trưởng đưa ra; ông đã ký văn bản để tiến hành công tác nghiên cứu về dự án MiG-41". Chúng ta cũng biết rằng MiG mới sẽ dựa trên Foxhound như Tarnaev cũng đã nói về dự án này: "Sẽ bao gồm tất cả các ưu điểm của máy bay phản lực tiêm kích đánh chặn MiG-31". Để làm được điều này, họ sẽ cần các nền tảng thử nghiệm, đó có thể là lý do tại sao hàng trăm chiếc MiG-31 sẽ được đại tu và đưa vào phục vụ trong Không quân Nga.
Những gì chúng ta sẽ thấy khi MiG-41 được giới thiệu vẫn chưa được biết vì dự án này khá mới và không có nhiều thông tin bị rò rỉ. Tuy nhiên, khi xem xét cách MiG-31 phát triển từ Foxbat và nghĩ về khả năng Mach 4.0 (thậm chí là 4.3) của MiG-41, chúng ta có thể nói rằng nó có thể sẽ là một máy bay đánh chặn được trang bị vũ khí hạng nặng với trần bay cao và - rõ ràng là - tốc độ rất cao.
 
Chỉnh sửa cuối:

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,831
Động cơ
138,353 Mã lực
Quên F-47 hay NGAD đi: Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6 J-36 của Trung Quốc đã bay rồi

Qua
Steve Balestrieri
Đã xuất bản
4 ngày trước
J-36 hoặc JH-XX từ Trung Quốc

J-36 hoặc JH-XX từ Trung Quốc. Ảnh chụp màn hình cho mạng xã hội Trung Quốc.

Tóm tắt và các điểm chính: Máy bay tàng hình bí ẩn J-36 của Trung Quốc, được cho là máy bay tiêm kích-ném bom thế hệ thứ sáu , vừa hoàn thành một chuyến bay thử nghiệm khác, gây chú ý trên toàn thế giới.
- Các video được ghi lại từ những nguồn không chính thức cho thấy chiếc máy bay phản lực bay thấp trên bầu trời Thành Đô, bất chấp những nỗ lực công phu nhằm giữ bí mật tại các cơ sở thử nghiệm của thành phố.

- Thiết kế cánh bay không đuôi đặc biệt của J-36, các tính năng tàng hình tiên tiến và thiết lập ba động cơ khác thường cho thấy nó sẽ cung cấp lực đẩy, khả năng cơ động đặc biệt và có khả năng mang vũ khí siêu thanh và máy bay không người lái. Khả năng tải trọng lớn của nó khiến nó trở thành một tài sản chiến lược để thống trị không phận tranh chấp trên các khu vực như Biển Đông.

- Chiếc máy bay này nhấn mạnh nỗ lực hướng tới sức mạnh không quân tiên tiến của Trung Quốc, thúc đẩy chương trình NGAD của Hoa Kỳ trở nên cấp thiết hơn.
Máy bay ném bom tàng hình J-36 của Trung Quốc thực hiện chuyến bay thử nghiệm khác
Lần thứ hai trong ba tháng, máy bay ném bom tàng hình thế hệ thứ sáu của Trung Quốc đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm.
Bay thấp trên bối cảnh đô thị (có thể là Thành Đô) có vẻ kỳ lạ đối với một máy bay ném bom phát triển mới. Các video và hình ảnh không chính thức mới nhất trên phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc cho thấy máy bay phản lực bay trên cao với những gì có vẻ là camera điện thoại đơn giản. Tuy nhiên, xét đến việc các video "không chính thức" gần như thế nào , chúng có vẻ như là ĐCSTQ đang nộp một câu chuyện thông qua các kênh không chính thức. Kỳ lạ.
Trong số các video do những người trên mặt đất ghi lại, J-36 được nhìn thấy đang rẽ, trong khi những video khác cho thấy góc nhìn bên hông và đáy khá tốt với bánh đáp vẫn mở rộng. Máy bay cũng có một đầu dò dữ liệu bay (ống pitot) ở mũi, chỉ ra thêm giai đoạn thử nghiệm ban đầu của nó, còn lâu mới đến giai đoạn sản xuất hàng loạt và đưa vào hoạt động.
Nội dung được tài trợ

Internet không cần đăng ký? Bây giờ có thểWifi thông minh


Sân bay đã được che giấu để giữ bí mật
Chiếc máy bay này, được gọi không chính thức là J-36 , đang được Tập đoàn máy bay Thành Đô chế tạo. Lần đầu tiên nó được phát hiện đang bay ra khỏi nhà máy của công ty ở Thành Đô.
Trong hình ảnh vệ tinh từ Planet Labs , rõ ràng là một nơi trú ẩn có khả năng chứa sải cánh lớn của máy bay đã được dựng lên trên đường bay thử nghiệm từ tháng 11 đến tháng 12 năm ngoái. Nơi trú ẩn này cho phép máy bay chuẩn bị bay và các cuộc kiểm tra cuối cùng được thực hiện với thời gian tối thiểu tiếp xúc với người xem và vệ tinh phía trên.
Nó cũng giúp máy bay tránh xa thời tiết, điều này cần thiết cho việc thử nghiệm liên tục. Thành Đô đang xây dựng 10 nơi trú ẩn khác để chứa các máy bay chiến đấu nhỏ hơn, chẳng hạn như J-10 và J-20.
Được tài trợDiễn viên Sylvester Stallone bán biệt thự La Quinta, California với giá lỗBiệt thự toàn cầu


Một cấu trúc tương tự, bao gồm một rào chắn kiểm soát ra vào xung quanh, có lẽ là để chặn tầm nhìn và hạn chế ra vào, đã được xây dựng trên sân đỗ của sân bay vào mùa hè năm ngoái. Máy bay nguyên mẫu sẽ sử dụng khu vực này để bảo dưỡng, di chuyển đến nơi trú ẩn khác trước khi thực hiện các phi vụ thử nghiệm.
Vậy tại sao người Trung Quốc lại phải mất công giấu máy bay khỏi những con mắt tò mò, chỉ để bay qua thành phố nơi nó có thể được chụp ảnh bởi "những người dân thường không chính thức" tình cờ có tầm nhìn vừa đủ tốt và sau đó cho phép các video xuất hiện trên phương tiện truyền thông xã hội? Tôi không nói rằng máy bay hoặc video là giả, nhưng khả năng đó là có.
Cấu hình ba động cơ?
J-36 được gọi luân phiên là máy bay chiến đấu hoặc máy bay ném bom. Nó có thể là máy bay có nhiệm vụ đa chức năng của cả hai. Máy bay dường như có đặc điểm tàng hình tiên tiến, thiết lập ba động cơ để có lực đẩy và khả năng cơ động mạnh mẽ, và khả năng phóng tên lửa siêu thanh và máy bay không người lái.
Mũi rộng và vòm kính lớn của máy bay có thể cho thấy cấu hình phi công và phụ lái ngồi cạnh nhau.
Thiết kế cánh bay không đuôi sẽ làm giảm tín hiệu radar của J-36 để bổ sung thêm nhiều tính năng tàng hình. Khí động học của máy bay và ba động cơ cho thấy đây là máy bay thế hệ thứ sáu và có thể cho phép nó tăng tốc với công suất lớn hơn để tăng lực đẩy và khả năng siêu hành trình.
Ống xả động cơ được lắp trên thân sau để tránh radar tốt hơn, tương tự như YF-23 Black Widow II của Mỹ . J-36 có thể đã cải thiện đáng kể đặc tính tàng hình so với J-20.
Bạn cũng có thể thích
Bác sĩ tim mạch: Làm thế nào để nhanh chóng giảm mỡ bụngSức khỏe - Tin tức


J-36 có hai cửa hút gió động cơ dưới cánh, ở hai bên thân máy bay và một cửa hút gió lắp ở lưng sau buồng lái. Giống như máy bay ném bom chiến đấu Su-34 Fullback, nó có bánh đáp mũi hai bánh và bánh đáp chính hai bánh.
Khả năng cơ động và ổn định có thể đạt được bằng phần mềm điều khiển bay tiên tiến và thế hệ thuật toán luật điều khiển mới. Các khoang chứa hàng có vẻ khá lớn đối với máy bay chiến đấu nhưng nhỏ đối với máy bay ném bom.
“Cũng đáng chú ý là sự sắp xếp tinh vi của các bề mặt điều khiển kết hợp với thiết kế không đuôi, với năm bề mặt điều khiển cạnh sau cho mỗi cánh. Chúng bao gồm các cánh tà tách biệt nổi bật gần đầu cánh. Chúng sẽ được sử dụng khác nhau để cung cấp khả năng điều khiển độ lệch khi không có bề mặt điều khiển đuôi, cũng như triển khai đồng thời để hoạt động như phanh khí”, War Zone viết.
Đây là máy bay chiến đấu hay máy bay ném bom ? Hiện tại, tên gọi không thực sự quan trọng.


Rõ ràng J-36 được thiết kế để bay với tốc độ cao và độ cao lớn, mang theo tải trọng lớn hơn nhiều so với bất kỳ máy bay chiến đấu nào khác của Trung Quốc - và đó là điều đáng chú ý mà Trung Quốc cần để tranh chấp không phận trên Biển Đông trong trường hợp xảy ra chiến tranh với Hoa Kỳ.
Đây là một lý do nữa tại sao Hoa Kỳ cần phải tiếp tục phát triển máy bay chiến đấu NGAD , hay còn gọi là F-47.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,831
Động cơ
138,353 Mã lực
F-47 của Mỹ đấu với J-36 của Trung Quốc: Cuộc đua giành máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu đầu tiên trên thế giới đang nóng lên như thế nào
Người giải thích về FP Ngày 24 tháng 3 năm 2025, 15:31:08 IST
WhatsAppFacebookTwitter

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã tuyên bố rằng Boeing sẽ phát triển F-47, máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu. Trump đã thề rằng máy bay sẽ có 'sức mạnh chưa từng có' và kẻ thù của Hoa Kỳ sẽ không bao giờ nhìn thấy chúng đến. Nhưng chúng ta biết gì về máy bay này? Nó so sánh như thế nào với J-36 của Trung Quốc?
F-47 của Mỹ đấu với J-36 của Trung Quốc: Cuộc đua giành máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu đầu tiên trên thế giới đang nóng lên như thế nào

Bản đồ họa do Không quân Hoa Kỳ cung cấp cho thấy Nền tảng thống trị trên không thế hệ tiếp theo (NGAD), F-47. AP
Theo dõi chúng tôi trên Google NewsĐặt muaTham gia cùng chúng tôi
Mỹ tuyên bố sẽ chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump khi đưa ra thông báo cho biết Boeing sẽ phát triển máy bay chiến đấu này – sẽ được gọi là F-47.
“Họ sẽ có sức mạnh chưa từng có,” Trump nói. “Kẻ thù của nước Mỹ sẽ không bao giờ thấy [họ] đến.”

Lực lượng không quân Hoa Kỳ hiện đang được dẫn đầu bởi máy bay F-35 do nhà sản xuất vũ khí Lockheed Martin chế tạo.

Chiếc máy bay phản lực thế hệ thứ năm, có giá từ 80 đến 115 triệu đô la, được công nhận là máy bay chiến đấu hoàn thiện nhất trên bầu trời.
Quảng cáo

Tuy nhiên, một số nhà phê bình đã gọi nó là 'Voi trắng'.
Máy bay F-47 được coi là sự thay thế cho máy bay F-22 Raptor.
Nhưng chúng ta biết gì về F-47? Nó so sánh thế nào với J-36 của Trung Quốc?
Chúng ta hãy xem xét kỹ hơn:
Chúng ta biết những gì?
Có thể bạn sẽ thắc mắc số 47 tượng trưng cho điều gì.
Tình cờ thay, Trump là Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ.
Nhưng ông khẳng định đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
“Các vị tướng đã chọn một danh hiệu, và đó là một con số đẹp,” Trump được trích dẫn khi nói tại Phòng Bầu dục. “Không có gì trên thế giới có thể sánh được với nó.”
Chiếc máy bay này có tên gọi chính thức là Next Generation Air Dominance (NGAD).


You May Like

Move to new inspirationsCathay Pacific
Book Now





by Taboola
Sponsored Links


NGAD được hình thành như một “hệ thống” tập trung vào máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu để chống lại các đối thủ như Trung Quốc và Nga.
Theo Đài phát thanh công cộng St Louis , chiếc máy bay này sẽ được chế tạo tại cơ sở sản xuất của Boeing trong thành phố.
Lựa chọn của biên tập viên
Trump cho biết Hoa Kỳ sẽ bán máy bay chiến đấu F-35 cho Ấn Độ: Tại sao đây là bước ngoặt đối với New DelhiTrump cho biết Hoa Kỳ sẽ bán máy bay chiến đấu F-35 cho Ấn Độ: Tại sao đây là bước ngoặt đối với New DelhiHoa Kỳ đề nghị Ấn Độ mua F-35, trong khi Nga đề xuất mua SU-57. Chúng khác nhau như thế nào?Hoa Kỳ đề nghị Ấn Độ mua F-35, trong khi Nga đề xuất mua SU-57. Chúng khác nhau như thế nào?
Theo BBC, Trump gọi đây là "chiếc máy bay gây chết người nhất từng được chế tạo".
Ông tuyên bố phiên bản thử nghiệm của máy bay này đã được bí mật bay trong nhiều năm.
“Chưa từng có thứ gì gần bằng nó, từ tốc độ đến khả năng cơ động, đến những gì nó có thể có, đến tải trọng”, Trump nói.
"Các đồng minh của chúng tôi liên tục gọi điện", Trump nói thêm. Ông cho biết việc bán hàng ra nước ngoài có thể là một lựa chọn.
Quảng cáo

“Họ cũng muốn mua chúng.”
Vì những lý do hiển nhiên, thông số kỹ thuật của máy bay vẫn được giữ bí mật.
Tuy nhiên, nó sẽ có khả năng tàng hình, cảm biến tiên tiến và động cơ tiên tiến.
Một hình ảnh nghệ thuật về chiếc máy bay được trưng bày tại Nhà Trắng cho thấy một phần nhỏ của nó – cùng với bộ phận hạ cánh phía trước.
Theo AirandSpaceForces.com, hình ảnh nghệ thuật của F-47 cho thấy một số điểm khác biệt so với các loại máy bay tàng hình khác.
Bài viết nêu: "Trong khi hình ảnh cho thấy phần mũi và vòm bong bóng tàng hình thông thường với đường gờ đục đẽo và thân máy bay tổng thể phẳng, chúng cũng cho thấy cả cánh mũi và cánh có góc hướng lên đặc biệt, những đặc điểm không điển hình của các thiết kế tàng hình trước đây".
Quảng cáo

Tổng thống Donald Trump, bên trái, và Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth lắng nghe hình ảnh máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu F-47 được trưng bày trong một sự kiện tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng ở Washington. AP
Boeing cho biết F-47 sẽ được phát triển dựa trên "di sản máy bay chiến đấu của Boeing" bao gồm P-51 Mustang, F-4 Phantom, F-15 Eagle, F/A-18 Hornet và EA-18 Growler.
Theo Fortune, F-47 sẽ bay cùng với một máy bay không người lái tự động.
Hãng AP đưa tin chi phí phát triển ban đầu cho chiếc máy bay này là 20 tỷ đô la.
Tờ War Zone ước tính chi phí cuối cùng sẽ lên tới hàng tỷ đô la.
“Chúng tôi đã đặt hàng rất nhiều. Chúng tôi không thể cho bạn biết giá cả”, Trump nói.
“Bất chấp những gì đối thủ của chúng tôi tuyên bố, F-47 thực sự là máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu có người lái đầu tiên trên thế giới”, Tướng David W. Allvin, Tổng tham mưu trưởng Không quân Hoa Kỳ, được AirandSpaceForces.com trích dẫn lời phát biểu.
Trang web trích dẫn lời Allvin cho biết X-planes đã thử nghiệm công nghệ NGAD trong năm năm qua, "bay hàng trăm giờ, thử nghiệm các khái niệm tiên tiến và chứng minh rằng chúng ta có thể tự tin đẩy mạnh công nghệ".
Quảng cáo

Điều này đã "tăng tốc công nghệ, tinh chỉnh các khái niệm hoạt động của chúng tôi và chứng minh rằng chúng tôi có thể triển khai khả năng này nhanh hơn bao giờ hết. Vì vậy, máy bay chiến đấu này sẽ bay trong thời gian Tổng thống Trump nắm quyền".
“Với F-47, chúng ta sẽ củng cố vị thế toàn cầu của mình, giữ cho kẻ thù mất cân bằng và tránh xa,” Allvin nói. “Và khi chúng nhìn lên, chúng sẽ không thấy gì ngoài sự thất bại chắc chắn đang chờ đợi những kẻ dám thách thức chúng ta.”
So sánh với J-36 thì sao?
J-36 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của Trung Quốc.
Theo The War Zone, máy bay này đang được Tập đoàn máy bay Thành Đô chế tạo.
Chi tiết của nó cũng là một bí mật được bảo vệ chặt chẽ.
Các đặc điểm của nó bao gồm cấu hình tam giác, không có đuôi giúp tăng khả năng tàng hình bằng cách giảm tín hiệu radar.
Quảng cáo

Người ta cũng cho rằng nó có thể tăng hiệu quả khí động học cho các hoạt động tầm xa.
Thành Đô J-36. Hình ảnh do Quwa cung cấp
Thành Đô J-36. Hình ảnh do Quwa cung cấp
Tuy nhiên, điều này có thể phải đánh đổi bằng khả năng cơ động khi không có động cơ đẩy vector tiên tiến.
Người ta cho rằng J-36 được trang bị ba động cơ phản lực cánh quạt WS-10C.
Kế hoạch về động cơ này, vốn cực kỳ phi truyền thống, có khả năng được thực hiện để duy trì tốc độ cao và hoạt động ở độ cao cực lớn.
Kích thước tổng thể của J-36 có thể có nghĩa là nó có khả năng mang thêm nhiên liệu.
Người ta cho rằng nó có không gian bên trong để chứa vũ khí và cảm biến tiên tiến. J-36 có thể có radar trên không nhìn từ bên hông, cảm biến quang điện và công nghệ có khả năng quan sát thấp.
Theo The Diplomat, J-36 được cho là có chiều dài khoảng 22 mét.
Người ta nói rằng nó có sải cánh dài 20 mét.
Nó có hình dạng cánh bay không đuôi tam giác đôi có thể quan sát thấp, với thân máy bay lớn và pha trộn. Có một mái che - làm nảy sinh tin đồn rằng nó có thể có buồng lái hai phi công với họ ngồi cạnh nhau.
J-36 có hai cửa hút gió bên hông được thiết kế hình chóp và một cửa hút gió ở lưng có hình dạng không rõ ràng.
Người ta cho rằng J-36 có khoang vũ khí bên trong (IWB) lớn ở trung tâm.
Có thể chứa tên lửa không đối không PL-17.
Người ta cho rằng nó có hai IWB nhỏ hơn ở bên cạnh
Người ta cho rằng trọng lượng cất cánh tối đa của nó sẽ lên tới hơn 50 tấn.
Ngoài ra, máy bay còn có bộ phận hạ cánh chính có hai bánh xe.
J-36 cũng có bánh lái tách đôi ở vị trí cánh ngoài.
Theo tờ The Times of India, hình ảnh và video về chuyến bay đầu tiên của J-36 đã được công bố vào tháng 12 năm 2024 - đúng ngày kỷ niệm ngày sinh của Mao Trạch Đông, người sáng lập ra Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Máy bay J-36 bay lên bầu trời cùng với máy bay Chengdu J-20.
Mặc dù Trung Quốc tuyên bố J-36 là 'máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu', nhưng điều này không thể xác minh được.
Các chuyên gia nói gì?
Một số người cho rằng máy bay chiến đấu đã lỗi thời trên thế giới ngày nay.
Theo tạp chí Fortune , Elon Musk đã gọi F-35 là “một cỗ máy đắt tiền và phức tạp, có thể làm mọi việc nhưng chẳng giỏi việc nào cả”.
Musk, người được coi là bạn thân của Trump, đã tuyên bố vào tháng 11 rằng "một số kẻ ngốc vẫn đang chế tạo máy bay chiến đấu có người lái như F-35".
“Và máy bay chiến đấu có người lái đã lỗi thời trong thời đại máy bay không người lái. Sẽ chỉ khiến phi công thiệt mạng,” ông viết trên X.
Tỷ phú Elon Musk tuyên bố rằng máy bay chiến đấu đã lỗi thời trong thế giới ngày nay. AP
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng bất chấp những lời phàn nàn từ một số phía, máy bay có người lái vẫn sẽ tiếp tục thống trị bầu trời.
Bill Sweetman, khi viết cho tờ The Strategist , tuyên bố rằng J-36 đại diện cho “bước tiến đáng kể trong công nghệ hàng không”.
Theo Stacie Petty John, thành viên cấp cao tại Trung tâm An ninh Hoa Kỳ Mới, phát biểu với tờ Washington Post: “Đây là một trong những thế mạnh cốt lõi của Không quân Hoa Kỳ, vì vậy việc tiếp tục đầu tư vào máy bay cao cấp cho phép chúng tôi thực hiện điều này là chìa khóa để duy trì lợi thế trước Trung Quốc”.
Trung tướng Không quân đã nghỉ hưu David Deptula nói với Fox News: "Quyết định của tổng thống về việc tiếp tục phát triển F-47, còn được gọi là máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không thế hệ tiếp theo, có thể là quyết định quốc phòng quan trọng nhất mà ông đưa ra trong toàn bộ nhiệm kỳ của mình" .
Deptula giải thích rằng đó là vì "toàn bộ cách tiến hành chiến tranh của chúng ta" liên quan đến việc tích hợp tất cả các dịch vụ, phụ thuộc vào quyền kiểm soát không phận của Hoa Kỳ.
Deptula, người từng giữ chức phó tổng tham mưu trưởng phụ trách tình báo, giám sát và trinh sát của Không quân, cho biết thêm: "Không một chiến dịch quân sự lớn nào có thể thành công nếu không có ưu thế trên không".
NPR trích lời Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth cho biết động thái này gửi đi thông điệp mạnh mẽ về cam kết của Mỹ đối với sức mạnh không quân của mình.
Máy bay chiến đấu mới này “gửi một thông điệp rất rõ ràng và trực tiếp tới các đồng minh của chúng ta rằng chúng ta sẽ không đi đâu cả”.
Sự phát triển này là một chiến thắng lớn cho Boeing và là sự đảo ngược vận may cho một công ty đang gặp khó khăn trong cả lĩnh vực thương mại và quốc phòng.
Đây là động lực to lớn cho hoạt động sản xuất máy bay chiến đấu của công ty tại St Louis, Missouri.
Chiến thắng của Boeing có nghĩa là họ sẽ sản xuất máy bay phản lực chiến đấu và nhận được các đơn đặt hàng trị giá hàng trăm tỷ đô la trong suốt thời hạn hợp đồng kéo dài nhiều thập kỷ.
“Chúng tôi nhận ra tầm quan trọng của việc thiết kế, xây dựng và cung cấp khả năng chiến đấu cơ thế hệ thứ 6 cho Không quân Hoa Kỳ,” Steve Parker, người đứng đầu bộ phận kinh doanh quốc phòng của Boeing, cho biết trong một tuyên bố. “Để chuẩn bị cho nhiệm vụ này, chúng tôi đã thực hiện khoản đầu tư quan trọng nhất trong lịch sử hoạt động kinh doanh quốc phòng của mình.”
Thất bại này là một đòn giáng nữa vào Lockheed sau khi công ty này bị loại khỏi cuộc cạnh tranh chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ tiếp theo cho tàu sân bay của Hải quân, và trong bối cảnh Lầu Năm Góc ngày càng bất bình vì sự chậm trễ trong việc nâng cấp máy bay chiến đấu F-35.
Theo ba nguồn tin, trong những tuần gần đây, Trump đã gặp gỡ Giám đốc điều hành Lockheed Jim Taiclet để thảo luận về F-35.
Roman Schweizer, một nhà phân tích tại TD Cowen, cho biết: "Chiến thắng này là động lực to lớn cho công ty, vốn đang phải vật lộn với tình trạng vượt chi phí, chậm tiến độ và thực hiện các chương trình khác của Bộ Quốc phòng".
"Mặc dù thất vọng với kết quả này, chúng tôi tin tưởng rằng chúng tôi đã đưa ra một giải pháp cạnh tranh", Lockheed cho biết trong một tuyên bố. "Chúng tôi sẽ chờ đợi các cuộc thảo luận tiếp theo với Không quân Hoa Kỳ".
Tuy nhiên, không phải mọi chuyện đều u ám đối với công ty vũ khí này.
Theo tạp chí Fortune , các nhà phân tích đã viết rằng: "Điểm tích cực của giải thưởng này đối với Lockheed là Không quân nhìn thấy giá trị của khả năng có người lái trong khi Trung Quốc đang đẩy mạnh sản xuất máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm" .
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,831
Động cơ
138,353 Mã lực
Chương trình tiêm kích hệ mới F-47 có tránh được “vết xe đổ” của F-35?
Thứ Tư, 19:35, 26/03/2025
VOV.VN trên Google News

VOV.VN - Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chọn gã khổng lồ Boeing để chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ 6, chứ không phải Lockheed Martin. Câu hỏi đặt ra là liệu F-47 có tránh được vết xe đổ của F-35 và không trở thành một dự án lãng phí nghìn tỷ USD khác?

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 21/3 đã trao hợp đồng cho Boeing để chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ 6 của Không quân Mỹ. Chương trình thuộc dự án Làm chủ bầu trời thế hệ mới (NGAD). Tiêm kích mới có tên là F-47 và sẽ dần thay thế máy bay chiến đấu tàng hình F-22 đã hoạt động hơn 20 năm.
Câu hỏi đặt ra là liệu F-47 có trở thành một dự án lãng phí nghìn tỷ USD khác của Mỹ hay không? Yếu tố nào có thể đảm bảo F-47 sẽ không đi vào vết xe đổ của F-35, chương trình vũ khí tốn kém nhất của Mỹ từ trước đến nay?
chuong trinh tiem kich he moi f-47 co tranh duoc vet xe do cua f-35 hinh anh 1

Hình ảnh máy bay chiến đấu thế hệ sáu F-47 của Mỹ được Tổng thống Trump công bố hôm 21/3. Ảnh: KTSai lầm của Mỹ trong chương trình F-35
Sau nhiều năm, Không quân Mỹ đã rút ra bài học từ quá trình phát triển F-35 để không lặp lại vơi chương trình máy bay chiến đáu thế hệ 6.

Ngoài thất bại tài chính, sai lầm lớn nhất là chính phủ Mỹ trong chương trình F-35 là không có quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến việc phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5. Điều này đã trao cho nhà sản xuất Lockheed Martin quyền kiểm soát gần như tất cả các khía cạnh trong vòng đời của máy bay.
Một vấn đề lớn khác là cách tiếp cận “đồng thời”, trong đó khâu sản xuất máy bay F-35 đã bắt đầu ngay từ khi thiết kế còn chưa phải là phiên bản tối ưu. Điều này đã dẫn đến việc phải chỉnh sửa thiết kế vô vùng tốn kém và tốn thời gian với những chiếc máy bay đã được sản xuất.
Ông Frank Kendal, cựu Bộ trưởng Không quân Mỹ, gọi việc sản xuất F-35 trước khi chốt phương án thiết kế cuối cùng là “sai lầm trong mua sắm”.
“Việc đưa F-35 vào sản xuất trước khi tiến hành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên là một sai lầm trong mua sắm. Đó là điều đáng lẽ ra không nên làm, nhưng chúng ta đã làm vậy”, ông Kendal nói.
Do đưa vào sản xuất quá sớm, một số vấn đề nghiêm trọng với chiếc máy bay chỉ được phát hiện sau khi chúng đã được giao cho quân đội.
Năm 2012, Lầu Năm Góc đã có 9 máy bay được sản xuất mà chưa qua thử nghiệm dù thực tế đến tháng 5 cùng năm, F-35 mới hoàn thành chuyến bay thử ban đêm đầu tiên. Khi đó, 9 chiếc máy bay này mới chỉ được thử nghiệm 20%.
Phá vỡ “độc quyền vĩnh viễn” của nhà sản xuất
Gần đây, một số đồng minh lo ngại việc chính phủ Mỹ có thể kích hoạt “công tắc ẩn” trên F-35 để vô hiệu hóa những chiếc máy bay này, khiến chúng không thể hoạt động.
Cả Lầu Năm Góc và nhà sản xuất Lockheed Martin đều đã chính thức lên tiếng khẳng định không có “công tắc ẩn” nào như vậy.
Thực tế, chính phủ Mỹ không có quyền với dữ liệu kỹ thuật của F-35 để có thể kích hoạt “công tắc ẩn” như đồn đoán.
Khi nhậm chức Bộ trưởng Không quân Mỹ năm 2021, ông Kendal từng chỉ ra rằng “độc quyền vĩnh viễn” được trao cho nhà sản xuất là một sai lầm trong quá trình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, một trong những chương trình phát triển vũ khí đắt đỏ nhất trên thế giới. “Độc quyền vĩnh viễn” cho phép nhà sản xuất xuất kiểm soát toàn bộ vòng đời của chương trình.
Bài học lớn nhất từ chương trình F-35 là Lầu Năm Góc đã không đưa ra điều khoản yêu cầu chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ từ Lockheed Martin khi hợp đồng được ký kết vào năm 2001. Điều này phép nhà thầu chịu trách nhiệm bảo trì thiết bị trong cả vòng đời của chương trình, từ đó làm hạn chế sự cạnh tranh và sáng tạo trong suốt những năm qua.
Những người chỉ trích chương trình F-35 cũng cho rằng, “độc quyền vĩnh viễn” không khuyến khích nhà sản xuất thiết kế những vũ khí đơn giản và dễ bảo trì, vì mô hình kinh doanh của họ chủ yếu xoay quanh các hợp đồng bảo trì.
“Chúng tôi sẽ không làm như vậy với NGAD. Chúng tôi sẽ đảm bảo rằng chính phủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ mà mình cần, đảm bảo rằng thiết kế của chúng tôi sẽ có tính mô-đun với các hệ thống mở, để trong tương lai có thể mời các nhà cung cấp mới tham gia… và chúng tôi sẽ có sự kiểm soát chặt chẽ hơn đối với chương trình này so với những chương trình hiện tại”, ông Kendal cho biết.
Không quân Mỹ (USAF) không thể thu thập dữ liệu kỹ thuật của F-35 để bảo trì vì chính phủ không có quyền dữ liệu của chiến đấu cơ này. Chính phủ Mỹ không được phép chuyển giao các dữ liệu này cho các doanh nghiệp khác, điều đó có nghĩa là chỉ Lockheed Martin mới có thể tham gia đấu thầu các hợp đồng bảo trì đắt đỏ của F-35.
Vì những lý do này, dù F-22 có giá mỗi chiếc cao hơn, nhưng F-35 vẫn là một trong những chương trình mua sắm tốn kém nhất của Lầu Năm Góc, với tổng giá trị ước tính lên tới 379,4 tỷ USD cho hơn 2.400 máy bay. Trong vòng 50 năm tới, Lầu Năm Góc sẽ chi đến 1.000 tỷ USD cho chi phí vận hành các máy bay này.
Những đột phá của chương trình F-47
Về công nghệ và khả năng chiến đấu, F-47 của Boeing sẽ vượt trội hơn nhiều so với F-22 Raptor và F-35 Lightning II của Lockheed Martin. Máy bay này cuối cùng sẽ thay thế F-22.
F-47 sẽ cùng máy bay ném bom B-21 Raider của Northrop Grumman hình thành đội máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu.
“Máy bay sẽ có khả năng kết hợp cảm biến, khả năng tấn công tầm xa, và tàng hình thế hệ mới để đối phó với những đối thủ tinh vi nhất trong môi trường chiến đấu phức tạp”, Tướng David Allvin, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ cho biết.
Hợp đồng trị giá 20 tỷ USD sẽ chi cho giai đoạn phát triển và sản xuất, bao gồm việc hoàn thiện, tích hợp và thử nghiệm tất cả các khía cạnh của F-47. Giai đoạn này sẽ sản xuất một số máy bay thử nghiệm để đánh giá. Hợp đồng cũng bao gồm các tùy chọn có giá cạnh tranh cho sản xuất ban đầu với số lượng ít.
Việc để mất hợp vào tay Boeing cũng chấm dứt thế độc quyền của Lockheed Martin trong lĩnh vực sản xuất máy bay chiến đấu tàng hình.
F-47, như một phần của NGAD, sẽ hoạt động song song với một thế hệ máy bay không người lái mới được gọi là “máy bay chiến đấu hợp tác” (CCA). Một trong những tiêu chí chính cho CCA là hiệu quả về giá. Vì vậy, máy bay chiến đấu có người lái sẽ không phải mang tất cả các hệ thống.
“Hiện tại, một chiến đấu cơ có thể mang theo một giá ngắm mục tiêu, vũ khí dưới cánh, hoặc một thiết bị gây nhiễu bảo vệ chính nó. Những hệ thống này sẽ được tích hợp vào một nền tảng duy nhất… Với CCA, chúng ta có thể tính đến việc chuyển một số hệ thống đó ra khỏi máy bay chiến đấu và đưa chúng lên CCA, tất nhiên sẽ không phải là tất cả”, ông Kendal, cựu Bộ trưởng Không quân Mỹ, nói.
Lầu Năm Góc muốn thắt chặt ngân sách sau các khoản chi phí vượt dự kiến trong phát triển F-35. Theo ước tính ban đầu, chiến đấu cơ thế hệ thứ 6 được dự đoán có giá khoảng 300 triệu USD mỗi chiếc, nhưng năm 2024, ông Kendal cho biết Không quân Mỹ muốn giữ giá tương đương F-35 Lightning II, tức là khoảng 100 triệu USD, tùy vào biến thể.
 

tienaka

Xe container
Biển số
OF-440445
Ngày cấp bằng
27/7/16
Số km
6,111
Động cơ
278,298 Mã lực
Nơi ở
đang load
tấn công cũng là một cách phòng thủ.
thay vì cứ tàng hình mà không biết đối phương có phát hiện được hay không thì mình nhanh hơn, mạnh hơn sẽ tăng tính răn đe hơn.
phàm võ công top 1 sever là tấn công chứ không phòng thủ =))
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,831
Động cơ
138,353 Mã lực
Máy bay chiến đấu hạng nặng thế hệ thứ sáu của Trung Quốc hoàn thành chuyến bay thứ tư: F-47 vẫn tụt hậu
Châu Á-Thái Bình Dương, Máy bay và Phòng không
Ban biên tập tạp chí Military Watch
Ngày 27 tháng 3 năm 2025

Góc nhìn từ bên hông của máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của Trung Quốc được gọi là `J-36`

Góc nhìn từ bên hông của máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của Trung Quốc được gọi là `J-36`

Một lượng lớn cảnh quay từ nhiều nguồn của Trung Quốc đã xác nhận việc thử nghiệm bay tăng cường của một trong hai máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu hiện đang được phát triển của nước này, cụ thể là máy bay lớn hơn trong số hai máy bay được gọi là 'J-36'. Máy bay đã được nhìn thấy vào ngày 26 tháng 3 thực hiện chuyến bay thử nghiệm thứ tư được biết đến trong vòng ba tháng và là chuyến bay thứ hai chỉ trong hai ngày, với cảnh quay mới cung cấp góc nhìn rõ hơn về thiết kế ba động cơ không đuôi hoàn toàn độc đáo của máy bay. Máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu này dự kiến sẽ là máy bay lớn nhất thế giới, cho phép mang theo radar lớn hơn đáng kể và tải trọng vũ khí lớn hơn so với các máy bay chiến đấu hiện có, cũng như độ bền cao hơn. Bán kính chiến đấu của nó được suy đoán là vượt quá 3500 km khi sử dụng nhiên liệu bên trong, so với 2000 km của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20 và khoảng 1000 km đối với máy bay chiến đấu F-22 và F-35 của Mỹ. Máy bay mới của Trung Quốc sử dụng máy bay cánh bay không đuôi ba động cơ độc đáo với cấu hình cánh tam giác kép pha trộn.

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của Trung Quốc xả nhiên liệu trong chuyến bay thử nghiệm

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của Trung Quốc xả nhiên liệu trong chuyến bay thử nghiệm

Tỷ lệ thử nghiệm cao của máy bay chiến đấu mới này tiếp nối những thành công đáng kể của Tập đoàn máy bay Thành Đô trong việc phát triển máy bay tiền nhiệm trực tiếp của nó, J-20, trong thời gian chưa đến một nửa thời gian so với các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ và Nga. J-20 đã tiến triển từ chuyến bay trình diễn đầu tiên vào tháng 1 năm 2011, đến khi đi vào hoạt động, chỉ trong sáu năm - so với 15 năm của F-22 và F-35. Tương tự như vậy, tiến độ phát triển nhanh chóng của máy bay chiến đấu mới sẽ cho phép Trung Quốc đưa nó vào hoạt động trong nửa thập kỷ hoặc lâu hơn trước khi bất kỳ quốc gia nào khác có thể triển khai một máy bay tương tự. Điều này đã được dự đoán bởi chuyên gia hàng đầu về các chương trình máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo của Trung Quốc và là tác giả của cuốn sách China's Stealth Fighter: The J-20 'Mighty Dragon' and the Growing Challenge to Western Air Dominance , Abraham Abrams, người đã nhận xét: "Đánh giá về hiệu suất hoạt động của các ngành quốc phòng Trung Quốc và Hoa Kỳ trong những thập kỷ gần đây cho thấy rằng vẫn có khả năng rất cao là Trung Quốc sẽ đưa vào sử dụng máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu sớm hơn đáng kể so với Hoa Kỳ... So sánh mốc thời gian phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm J-20 của Trung Quốc với các đối thủ Mỹ là F-22 và F-35 cung cấp những chỉ số đáng chú ý về điều này."
Vào ngày 21 tháng 3, người ta đã xác nhận rằng Không quân Hoa Kỳ đã chọn Boeing để phát triển một máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu cạnh tranh cho dịch vụ này, mặc dù tiền lệ do các chương trình F-22 và F-35 đặt ra trong nhiều năm trì hoãn làm dấy lên khả năng đáng kể rằng chương trình này sẽ vẫn tụt hậu rất xa. Sau khi tiết lộ khung máy bay trình diễn của hai máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu đang bay vào tháng 12 năm 2024, Trung Quốc vẫn là quốc gia duy nhất trên thế giới đã làm như vậy và dự kiến sẽ tiếp tục nới rộng khoảng cách dẫn đầu so với Hoa Kỳ, trong khi Nga, quốc gia từng là người dẫn đầu ngành, ngày càng tụt hậu so với hai cường quốc hàng đầu.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,831
Động cơ
138,353 Mã lực
Chuyên gia Mỹ đặt nghi vấn về khả năng tàng hình của F-47
Chuyên gia Mỹ chỉ ra rằng tiêm kích F-47 có cánh phụ trước mũi, tương tự dòng J-20 Trung Quốc, yếu tố có thể làm giảm khả năng tàng hình.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 21/3 thông báo tập đoàn Boeing đã được trao hợp đồng chế tạo tiêm kích thế hệ 6 thuộc dự án Làm chủ Bầu trời Thế hệ mới (NGAD). Phi cơ có tên là F-47 và sẽ dần thay thế chiến đấu cơ tàng hình F-22 đã hoạt động hơn 20 năm.

Trong sự kiện này, giới chức Mỹ cũng công bố những hình ảnh mô phỏng đầu tiên của F-47. Chỉ có phần mũi, khoang lái, càng đáp và một phần cụm cánh máy bay được hé lộ, dường như nhằm bảo đảm bí mật về thiết kế trong dự án.

Tyler Rogoway, biên tập viên của chuyên trang quân sự Mỹ War Zone, cho rằng điểm nổi bật và khó hiểu nhất trong ảnh F-47 là cụm cánh mũi ở hai bên buồng lái. "Đây là yếu tố gây bất ngờ, do tiêm kích F-47 cần được tối ưu cho tính tàng hình, tầm bay, tải trọng và tốc độ, thay vì tập trung vào khả năng cơ động. Nó đặt ra rất nhiều dấu hỏi", chuyên gia Mỹ nói.

Cánh mũi trên tiêm kích F-47 trong đồ họa mô phỏng được công bố ngày 21/3. Đồ họa: USAF
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 407.875px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Cánh phụ trên tiêm kích F-47 trong đồ họa mô phỏng được công bố ngày 21/3. Đồ họa: USAF


Cánh mũi trên tiêm kích F-47 trong đồ họa mô phỏng được công bố ngày 21/3. Đồ họa: USAF

Phần lớn giới chuyên gia đến nay vẫn nhận định F-47 ứng dụng thiết kế không cánh đuôi, tương tự oanh tạc cơ B-2 và B-21. Các hình ảnh mô phỏng về dự án NGAD đều cho thấy tiêm kích dùng cánh tam giác, không có cánh đuôi đứng và đuôi ngang, cũng như không có cánh mũi.

"Thiết kế không cánh đuôi giúp tăng khả năng tàng hình so với các máy bay truyền thống, nhưng rất khó duy trì độ ổn định khi bay, đặc biệt là với tiêm kích chiến thuật phải hoạt động ở nhiều dải tốc độ và độ cao khác nhau. Nhà sản xuất sẽ phải hy sinh một số tính năng để giải quyết thách thức này", Rogoway nhận xét.

Động cơ trang bị hệ thống đẩy vector có thể giải quyết một phần vấn đề, nhưng tính năng này sẽ làm tăng chi phí, khối lượng máy bay, độ phức tạp cơ khí và thời gian bảo dưỡng.


"F-47 có cánh mũi dường như xuất phát từ yêu cầu bảo đảm khả năng cơ động cao cho tiêm kích. Thiết kế này cũng cho thấy giới chức Mỹ dường như đã đưa ra quyết định rộng hơn đối với hệ sinh thái của dự án NGAD, trong đó F-47 đóng vai trò trung tâm", Rogoway nêu quan điểm.

Nhiều tiêm kích hiện đại trên thế giới cũng sở hữu cánh mũi, trong đó có Eurofighter Typhoon, Dassault Rafale, JAS 39 Gripen của châu Âu, một số biến thể thuộc họ Su-27 của Nga như Su-30SM, Su-33 và Su-34, cùng tiêm kích J-10 và J-20 Trung Quốc.

Nhược điểm lớn nhất của cánh mũi tăng đáng kể diện tích phản xạ radar và giảm khả năng tàng hình, đặc biệt là ở bán cầu trước. Tiêm kích tàng hình đầu tiên của Trung Quốc là J-20 bị đánh giá có khả năng tàng hình thấp hơn các máy bay tương tự vì cụm cánh mũi với kích thước lớn.

Hình ảnh mô phỏng cho thấy nhiều khả năng F-47 dùng cánh mũi cố định, chủ yếu giúp tăng lực nâng trong một số điều kiện bay nhất định, thay vì cánh chuyển động như J-20 và các tiêm kích thế hệ 4.

"Phương án cánh mũi cố định sẽ loại bỏ một biến số khi tính toán diện tích phản xạ radar của máy bay, đơn giản hóa quá trình tối ưu tàng hình so với cánh mũi chuyển động. Tuy nhiên, nó đánh đổi nhiều thứ mà không mang lại hiệu quả rõ ràng. Điều đó càng khiến thiết kế F-47 gây khó hiểu", chuyên gia Mỹ nói.

Một số quốc gia từng thiết kế tiêm kích tàng hình với cánh mũi, song tới nay chỉ duy nhất mẫu J-20 Trung Quốc đã xuất xưởng và đưa vào biên chế. Mỹ từng phát triển biến thể F-22 và F-35 với cánh mũi, song đã từ bỏ thiết kế này khi chế tạo nguyên mẫu và sản xuất hàng loạt.

Theo các chuyên gia, cánh mũi không phù hợp với mục đích chế tạo tiêm kích có khả năng tàng hình cao. "Liệu Boeing có tạo ra được những đột phá để giảm thiểu tác động của thiết kế cánh mũi đến khả năng tàng hình, trong khi vẫn giữ được ưu thế của bộ phận này hay không?", Rogoway đặt câu hỏi.

Tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc tại triển lãm hàng không Chu Hải tháng 10/2021. Ảnh: CNS
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 407.875px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc tại triển lám hàng không Chu Hải tháng 9-10/2021. Ảnh: CNS

Tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc tại triển lãm hàng không Chu Hải tháng 10/2021. Ảnh: CNS

Chuyên gia Mỹ nhận định F-47 có thể được mô-đun hóa ở mức độ nào đó, do chương trình NGAD từ đầu dự định phát triển hai mẫu tiêm kích với cấu hình khác nhau, một phục vụ chiến trường châu Âu với kích thước nhỏ và tầm hoạt động ngắn, mẫu còn lại có kích thước lớn hơn và tối ưu cho khu vực Thái Bình Dương rộng lớn với nhiều thách thức chiến thuật.

"Biến thể châu Âu của tiêm kích NGAD được trang bị cánh mũi là điều hợp lý. Cấu hình này phù hợp với vai trò truyền thống của tiêm kích là không chiến và duy trì tính cơ động cao, đổi lại là hạn chế về tầm bay", Rogoway nói.

Thiết kế cánh mũi và khung thân nhẹ cũng giúp tiêm kích có thể cất hạ cánh trên đường băng ngắn là một trong các mục tiêu mà không quân Mỹ xem xét trong chương trình NGAD.

Không quân Mỹ có thể ít ưu tiên hơn cho tàng hình, tìm cách tăng hiệu suất chiến đấu và đầu tư lớn vào năng lực tác chiến điện tử, dường như nhằm phòng ngừa khả năng công nghệ tàng hình trở nên kém hiệu quả với các mạng lưới phòng không tiên tiến trong vài thập kỷ tới.

Theo Rogoway, thực tế này sẽ khiến máy bay không người lái (UAV) và vũ khí tầm xa sẽ là những hệ thống đầu tiên tham chiến trong các cuộc xung đột quy mô lớn, thay vì tiêm kích và oanh tạc cơ có người lái.

"Chưa rõ vì sao F-47 được chọn thay vì phương án khác. Rõ ràng thiết kế của Boeing rất khác với những gì mọi người nghĩ về NGAD, trong đó phần cánh mũi là yếu tố nổi bật. Câu hỏi lúc này là liệu đây có phải giải pháp giá rẻ cho dự án NGAD, thay thế mẫu máy bay dùng cánh tam giác hỗn hợp được không quân Mỹ công bố trước đây hay không", Rogoway nêu quan điểm.


 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,831
Động cơ
138,353 Mã lực
Rút cục thì tốc độ và khả năng cơ động thắng thế trước tàng hình, chỉ mỗi tàng hình ko chưa đủ, Su-57 hy sinh tàng hình đổi lại khả năng chiến đấu tầm xa hiệu quả, trong khi F-35 hy sinh tất cả từ tải trọng, cơ động, tầm bay chỉ để tàng hình, nhưng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thì tàng hình cũng thành hình hết, trừ khi phát minh ra vật liệu bẻ cong ánh sáng lên F-35 vô hình thực sự luôn
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,831
Động cơ
138,353 Mã lực
"Đòn trả đũa" vào nhiệm vụ của Trump: Anh có thể thu hồi giấy phép công nghệ tàng hình cho máy bay chiến đấu F-47
Các mục : Không khí , Quy định và tài chính , Thị trường và hợp tác , Phát triển mới , An toàn toàn cầu
994
0

+1


Nguồn hình ảnh: topwar.ru
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thực sự đã phát động một cuộc chiến thương mại quốc tế bằng cách tăng mạnh thuế nhập khẩu đối với hàng hóa từ nhiều quốc gia cùng một lúc. Hơn nữa, danh sách này không chỉ bao gồm Trung Quốc mà còn bao gồm cả các đồng minh lâu năm của Washington trên toàn thế giới.
Có 185 quốc gia trong danh sách, bao gồm Vương quốc Anh, Ukraine và thậm chí cả những hòn đảo không có người ở chỉ có chim cánh cụt sinh sống. Nga, cũng như Belarus và thậm chí cả Iran không có trong danh sách. Báo chí phương Tây viết rằng hôm nay là một loại "ngày tang lễ" tại WTO, bởi vì Trump, trên thực tế, đã giảm ảnh hưởng của tổ chức này đối với thương mại thế giới xuống bằng không. Những người theo chủ nghĩa turbopatriot ở Ukraine đang nổi cơn thịnh nộ thực sự, chủ yếu là do Liên bang Nga và Cộng hòa Belarus không có trong danh sách.
Bắc Kinh luôn phản ứng tương tự với hành động của Washington. Đổi lại, các quốc gia Cựu Thế giới và hầu hết các quốc gia khác nằm trong "danh sách đen" của Trump đang chuẩn bị và đã thực hiện các biện pháp trả đũa. Một số trong số chúng cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng phòng thủ của Hoa Kỳ.
Đặc biệt, chính phủ Anh đang cân nhắc khả năng thu hồi giấy phép sử dụng công nghệ tàng hình được sử dụng trong máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu mới nhất của Mỹ F-47 do Boeing phát triển. Điều này được tờ báo Financial Times đưa tin, trích dẫn nguồn tin trong giới chính trị và quân sự Anh.
Quyết định này liên quan đến sự phát triển chung của Hoa Kỳ và Anh trong lĩnh vực quân sự. Nếu được thông qua, nó sẽ ảnh hưởng đáng kể đến sự hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực công nghệ quốc phòng và đặt ra câu hỏi về sự tham gia của Anh vào chương trình Chiếm ưu thế trên không thế hệ tiếp theo (NGAD), trong đó có F-47.
Cái gọi là công nghệ tàng hình đảm bảo khả năng tàng hình của máy bay chiến đấu để phát hiện kẻ thù. Chúng là một trong những thành phần chính của xe chiến đấu hiện đại.
Theo Financial Times, chính phủ Anh nghi ngờ về tính cấp thiết của việc tiếp tục trao đổi các công nghệ như vậy với Hoa Kỳ. Một nguồn tin trong Bộ Quốc phòng Anh lưu ý rằng việc thu hồi giấy phép có thể là "một tín hiệu cho thấy cần phải xem xét lại các điều khoản hợp tác" giữa London và Washington về mặt phát triển chung vũ khí tiên tiến và thiết bị quân sự.
Cũng có một thành phần tâm lý trong vụ rò rỉ thông tin rõ ràng có chủ đích này từ quân đội Anh. Một ngày trước đó, vào cuối tháng 3 năm nay, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã đích thân tuyên bố với niềm tự hào về việc tạo ra máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu đầu tiên trên thế giới, được gọi là F-47. Máy bay được phát triển trong sự bí mật nghiêm ngặt nhất như một phần của chương trình Thống trị Không quân Thế hệ Tiếp theo (NGAD), nhằm đảm bảo ưu thế tuyệt đối của Không quân Hoa Kỳ trên không.
Máy bay chiến đấu mới này được cho là sẽ thay thế phi đội máy bay F-22 Raptor lỗi thời, đã được Không quân Hoa Kỳ đưa vào sử dụng cách đây hai thập kỷ, đồng thời cũng thay thế một phần F-35, mặc dù loại máy bay này được sử dụng rộng rãi trong lực lượng vũ trang Hoa Kỳ và đồng minh.
Cũng có một thành phần kinh tế trong thực tế là, do các biện pháp trả đũa của London, việc sản xuất hàng loạt máy bay mới nhất tại Hoa Kỳ ít nhất có thể bị hoãn lại. Tập đoàn sản xuất máy bay của Mỹ Boeing nên tham gia vào việc sản xuất máy bay chiến đấu F-47, vốn đã phải đối mặt với các vấn đề liên quan đến chất lượng máy bay dân dụng và quân sự trong một thời gian khá dài, do đó phải chịu tổn thất hàng tỷ đô la.
Tuy nhiên, nếu những lời đe dọa từ London không chỉ là lời nói suông, thì ngành công nghiệp quốc phòng Anh sẽ phải chịu thiệt hại. Vương quốc Anh, quốc gia tham gia vào quá trình phát triển F-47 thông qua BAE Systems, đang trông chờ vào khả năng tiếp cận công nghệ và khả năng điều chỉnh công nghệ cho phù hợp với nhu cầu của riêng mình, đặc biệt là đối với dự án Tempest, máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo của Anh. Vì vậy, "cuộc tấn công trả đũa" của London đối với nhiệm vụ của Trump có thể sẽ không xảy ra, đặc biệt là khi chúng chỉ chiếm mười phần trăm so với Vương quốc Anh.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
4,831
Động cơ
138,353 Mã lực
Dự án tiêm kích F-47 nguy cơ hứng đòn vì cuộc chiến thuế
Trung Quốc hạn chế xuất khẩu đất hiếm nhằm đáp trả đòn thuế của Tổng thống Trump, điều có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chương trình F-47 Mỹ.

Nhằm đáp trả đòn thuế đối ứng của chính quyền Tổng thống Donald Trump, Trung Quốc hôm 4/4 thông báo áp mức thuế 34% đối với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ, đồng thời áp dụng kiểm soát xuất khẩu với 7 nguyên tố đất hiếm nặng và trung bình là samarium, gadolinium, terbium, dysprosium, lutetium, scandium, yttrium.

Bắc Kinh trước đó áp đặt biện pháp kiểm soát xuất khẩu với 5 kim loại quan trọng là vonfram, telua, bismuth, molypden và indi.

Đất hiếm là nhóm gồm 17 nguyên tố được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như quốc phòng, xe điện, năng lượng và công nghiệp điện tử. Bắc Kinh hiện sản xuất khoảng 90% lượng đất hiếm trên thế giới và là nhà cung cấp chính loại khoáng sản này cho Mỹ.

Hãng thông tấn Reuters dẫn nguồn tin trong ngành cho biết động thái của Trung Quốc đang gây lo ngại cho một số nhà sản xuất trong lĩnh vực hàng không của Mỹ, do họ phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung đất hiếm từ Trung Quốc.

Một trong các dự án có thể sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng là chương trình phát triển mẫu tiêm kích thế hệ 6 có tên gọi F-47, theo Newsweek.

Đất hiếm chất đống tại bến tàu ở thành phố Liên Vân Cảng, Trung Quốc hồi năm 2016. Ảnh: AFP
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 407.875px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Đất hiếm được chất đống tại bến tàu ở thành phố Liên Vân Cảng, Trung Quốc hồi năm 2016. Ảnh: AFP


Đất hiếm chất đống tại bến tàu ở thành phố Liên Vân Cảng, Trung Quốc hồi năm 2016. Ảnh: AFP

Tổng thống Trump hôm 21/3 thông báo trao cho tập đoàn Boeing hợp đồng sản xuất mẫu chiến đấu cơ thuộc dự án Làm chủ Bầu trời Thế hệ mới (NGAD) này, nhằm thay thế dòng F-22 Raptor và trở thành hạt nhân trong phi đội máy bay thế hệ mới của không quân Mỹ.

"Động thái của Trung Quốc chứng tỏ rằng nước này sẵn sàng tận dụng vị thế thống trị của mình trong lĩnh vực khai thác và tinh chế khoáng sản quan trọng. Nó cũng cho thấy động thái đối đầu của ông Trump có thể gây rủi ro cho chương trình NGAD", Newsweek cho hay.

Vụ Khảo cứu Quốc hội Mỹ cho biết nước này hiện sử dụng 5% lượng đất hiếm cho các ứng dụng về quốc phòng, trong đó có chiến đấu cơ. Mỗi tiêm kích tàng hình F-35 của nhà thầu Lockheed Martin sử dụng khoảng 417 kg đất hiếm để chế tạo các bộ phận như hệ thống tác chiến điện tử, radar định vị mục tiêu và động cơ điện điều khiển cánh lái, theo Viện Lịch sử Khoa học Mỹ.

Chuyên trang về công nghệ sạch Cleantechnica cho biết yttrium là nguyên liệu thiết yếu để chế tạo phủ lớp phủ động cơ phản lực, cũng như hệ thống radar tần số cao và vũ khí laser. Khoáng sản này còn được dùng để sản xuất lớp phủ cách nhiệt cho cánh tua-bin, giúp động cơ máy bay không bị nóng chảy trong quá trình hoạt động.

"Mẫu tiêm kích tàng hình như F-47 phụ thuộc vào các nguyên tố đất hiếm như neodymium, praseodymium, dysprosium và terbium để sản xuất nam châm hiệu suất cao, bộ truyền động và hệ thống radar. Nó còn cần những kim loại chiến lược như vonfram, titan và niobi để tạo độ bền trong kết cấu, khả năng chịu nhiệt và lớp phủ tàng hình", công ty tư vấn SFA Oxford có trụ sở tại Anh cho hay.

Tống Trung Bình, chuyên gia quân sự Trung Quốc, nhận định biện pháp kiểm soát xuất khẩu đất hiếm của nước này đã đánh trực tiếp vào điểm yếu cốt lõi của Mỹ.

"Đất hiếm nặng và trung bình được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực quân sự như tên lửa, radar và nam châm vĩnh cửu. Chúng cũng đắt đỏ và khó khai thác", trang Global Times của Trung Quốc dẫn lời ông Tống cho hay.

Hình ảnh mô phỏng của tiêm kích Boeing F-47. Đồ họa: USAF
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 407.875px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Hình ảnh mô phỏng của tiêm kích Boeing F-47. Đồ họa: USAF

Hình ảnh mô phỏng của tiêm kích Boeing F-47. Đồ họa: USAF

Giới chức Mỹ chưa công bố thông số kỹ thuật cụ thể của dòng F-47, song tư lệnh không quân Mỹ David Allvin tiết lộ nó sở hữu nhiều tính năng vượt trội dòng F-22, khi được trang bị "công nghệ tàng hình thế hệ mới, cảm biến tích hợp, năng lực tấn công tầm xa để đối phó các đối thủ tinh vi nhất trong môi trường có nhiều mối đe dọa".

Không quân Mỹ được cho là muốn chế tạo 220-250 tiêm kích thuộc dự án NGAD. Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ hồi năm 2018 ước tính giá xuất xưởng của mỗi máy bay có thể lên tới 300 triệu USD, song con số này giờ có thể cao hơn nhiều.

Chưa rõ khi nào tiêm kích F-47 sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt, song tư lệnh không quân Mỹ khẳng định nó "sẽ cất cánh trong nhiệm kỳ của ông Trump". Nhiệm kỳ của Tổng thống Trump sẽ kết thúc vào tháng 1/2029, đồng nghĩa Boeing và không quân Mỹ còn gần 4 năm nữa để hiện thực hóa mục tiêu trên.

Dù vậy, cuộc chiến thuế quan và động thái hạn chế xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ khiến kế hoạch này của Mỹ gặp nhiều thách thức.

"Trong lúc Mỹ đang đẩy mạnh phát triển chương trình NGAD, đảm bảo được khả năng tiếp cận các nguyên liệu đầu vào thiết yếu trên có ý nghĩa rất quan trọng với lĩnh vực quốc phòng nước này, không kém gì bản thân vũ khí đó", SFA Oxford cho hay.
 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,679
Động cơ
108,382 Mã lực
F-47 so với F-35: Hai máy bay chiến đấu vĩ đại nhất từng đối đầu

Qua
Isaac Seitz
Đã xuất bản
Ngày 25 tháng 3 năm 2025
Máy bay F-47

Hình ảnh minh họa là bản vẽ đồ họa của Nền tảng thống trị trên không thế hệ tiếp theo (NGAD). Bản vẽ làm nổi bật máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của Không quân, F-47. Nền tảng NGAD sẽ mang đến những công nghệ sát thương thế hệ tiếp theo để đảm bảo ưu thế trên không cho Lực lượng chung trong bất kỳ cuộc xung đột nào. (Đồ họa của Không quân Hoa Kỳ)

Tóm tắt và Điểm chính: Lockheed Martin F-35 và F-47 sắp ra mắt của Boeing đại diện cho sự tiên phong của hàng không quân sự . F-35 nổi trội với tư cách là máy bay chiến đấu tàng hình đa năng, linh hoạt hiện đang hoạt động trên toàn thế giới, được biết đến với khả năng tàng hình, nhanh nhẹn và kết hợp cảm biến tiên tiến.
- Trong khi đó, F-47, máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu theo chương trình Chiếm ưu thế trên không thế hệ tiếp theo (NGAD), hứa hẹn những cải tiến mang tính cách mạng về khả năng tàng hình, tốc độ, tầm bay và tích hợp cảm biến, được thiết kế dành riêng cho ưu thế trên không và môi trường cạnh tranh .

- Mặc dù F-35 vẫn đóng vai trò quan trọng trong nhiều năm nữa, F-47 đang sẵn sàng thiết lập các tiêu chuẩn mới về khả năng thống trị trên không, hoạt động cùng với các hệ thống không người lái, tăng cường tính linh hoạt về mặt chiến lược và đảm bảo ưu thế trên không liên tục của Mỹ trong các cuộc xung đột trong tương lai.

F-47 so với F-35: Cuộc chiến mà bạn đã chờ đợi
Lockheed Martin F-35 Lightning II và Boeing F-47 là hai trong số những máy bay chiến đấu tiên tiến nhất thế giới và cũng có thể là đỉnh cao của công nghệ hàng không quân sự hiện đại.
Trong khi F-35 đã được đưa vào sử dụng và chứng minh được khả năng của mình trong nhiều vai trò khác nhau, F-47 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu sắp ra mắt hứa hẹn sẽ mở rộng ranh giới của ưu thế trên không hơn nữa.
Hôm nay, tôi muốn so sánh những gì chúng ta biết về F-35 và F-47 và xem hai loại máy bay này so sánh như thế nào trên lý thuyết .
Những máy bay chiến đấu tiên tiến nhất thế giới
F -35 Lightning II là một dòng máy bay chiến đấu tàng hình đa chức năng một chỗ ngồi, một động cơ do Lockheed Martin phát triển. Nó được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, bao gồm chiếm ưu thế trên không, tấn công mặt đất, chiến tranh điện tử và tình báo, giám sát và trinh sát (ISR).

Chương trình F-35 bắt đầu vào đầu những năm 2000 như một phần của sáng kiến Máy bay chiến đấu tấn công chung (JSF), nhằm mục đích thay thế một số loại máy bay cũ kỹ trong quân đội Hoa Kỳ và các đồng minh.
F-35 có ba biến thể chính: F-35A (cất cánh và hạ cánh thông thường), F-35B (cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng) và F-35C (trên tàu sân bay). Mỗi biến thể được thiết kế riêng theo nhu cầu cụ thể của Không quân, Thủy quân Lục chiến và Hải quân Hoa Kỳ.
Boeing F-47 là máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không thế hệ thứ sáu đang được phát triển theo chương trình Chiếm ưu thế trên không thế hệ tiếp theo (NGAD) của Không quân Hoa Kỳ . F-47 được thiết kế để thay thế F-22 Raptor và cung cấp khả năng vô song về tốc độ, khả năng tàng hình và tích hợp cảm biến.


Những người siêu giàu đọc tới 50 cuốn sách mỗi năm: Đây là cáchĐược tài trợNhững người siêu giàu đọc tới 50 cuốn sách mỗi năm: Đây là cáchHàng ngàn người tin dùng ứng dụng được Apple giới thiệu này. Tôi đã thử dùng để xem có gì hấp dẫn không.Tạp chí Blinkist


Internet không cần đăng ký? Bây giờ có thểĐược tài trợInternet không cần đăng ký? Bây giờ có thểWifi thông minh



Chương trình NGAD hình dung ra phương pháp tiếp cận “một hệ thống”, trong đó F-47 đóng vai trò là nền tảng trung tâm được hỗ trợ bởi máy bay chiến đấu phối hợp không người lái (CCA) mang theo thêm đạn dược và thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ khác.
Ngoài ra, F-47 được thiết kế để hoạt động trong môi trường có nhiều đối thủ cạnh tranh , tận dụng công nghệ tàng hình tiên tiến , khả năng tầm xa và nhận thức tình huống vượt trội để thống trị bầu trời.
F-35 so với F-47
F-35 nổi tiếng với khả năng tàng hình , cho phép nó tránh được radar của đối phương và hoạt động trong môi trường thù địch với nguy cơ bị phát hiện thấp hơn. Thiết kế của nó kết hợp các vật liệu hấp thụ radar, khoang vũ khí bên trong và các cạnh thẳng hàng để giảm thiểu tiết diện radar.
Khả năng tàng hình của F-35 được bổ sung thêm bộ tác chiến điện tử tiên tiến, có thể gây nhiễu radar và thông tin liên lạc của đối phương, giúp tăng cường khả năng sống sót của máy bay.
F-47, với tư cách là máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu, được kỳ vọng sẽ đưa khả năng tàng hình lên một tầm cao mới . Nó sẽ có các vật liệu và kỹ thuật thiết kế tiên tiến hơn nữa để giảm tín hiệu radar. Ngoài ra, F-47 sẽ kết hợp các công nghệ tàng hình chủ động, chẳng hạn như các biện pháp đối phó điện tử và mồi nhử, để gây nhầm lẫn và tránh né hệ thống phòng thủ của đối phương.
F-35 là máy bay cực kỳ nhanh nhẹn, có khả năng thực hiện các thao tác G cao và hoạt động ở tốc độ siêu thanh. Hệ thống điều khiển bay tiên tiến và động cơ Pratt & Whitney F135 mạnh mẽ mang lại hiệu suất tuyệt vời trong cả nhiệm vụ không đối không và không đối đất.
Nội dung được tài trợ



Bà 78 tuổi và chưa bao giờ dọn dẹp kể từ khi còn là thiếu niên - Inside Is UnbelievableNgười phụ nữ 78 tuổi không dọn dẹp nhà cửa trong 70 nămMẹo và thủ thuật




Ví dụ, F-35A có thể đạt tốc độ lên tới Mach 1.6 và có bán kính chiến đấu hơn 1.000 km.
F-47 dự kiến sẽ vượt qua F-35 về tốc độ và khả năng cơ động . Mặc dù các chi tiết hiệu suất cụ thể vẫn chưa được tiết lộ, F-47 có thể sẽ có hệ thống động cơ tiên tiến cho phép đạt được tốc độ cao hơn và phạm vi hoạt động lớn hơn. Thiết kế của nó sẽ ưu tiên sự nhanh nhẹn và khả năng phản ứng, cho phép nó vượt qua đối thủ trong các cuộc không chiến và tránh được các mối đe dọa tên lửa tiên tiến.
Một trong những tính năng nổi bật của F-35 là khả năng hợp nhất cảm biến. Máy bay được trang bị một bộ cảm biến tiên tiến, bao gồm radar AESA AN/APG-81, Hệ thống khẩu độ phân tán (DAS) và Hệ thống nhắm mục tiêu quang điện tử (EOTS).
Các cảm biến này thu thập một lượng lớn dữ liệu, sau đó được xử lý và trình bày cho phi công theo định dạng toàn diện, dễ hiểu. Điều này mang lại cho F-35 khả năng nhận thức tình huống vô song và cho phép phát hiện, theo dõi và tấn công mục tiêu một cách chính xác.
F-47 sẽ xây dựng trên nền tảng này với các công nghệ cảm biến và hợp nhất thông tin thậm chí còn tinh vi hơn. Nó sẽ tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm các máy bay khác, vệ tinh và hệ thống trên mặt đất, để tạo ra hình ảnh đa miền thời gian thực của không gian chiến đấu .
Bạn cũng có thể thích


Internet không cần đăng ký? Bây giờ có thểInternet không cần đăng ký? Bây giờ có thểWifi thông minh



Điều này sẽ cho phép F-47 hoạt động hiệu quả trong môi trường phức tạp, cạnh tranh và phối hợp liền mạch với các phương tiện khác.
Những điều cần biết
F-35 được thiết kế để trở thành máy bay chiến đấu đa năng, đa nhiệm có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau . Các vai trò chính của nó bao gồm chiếm ưu thế trên không, tấn công mặt đất, tác chiến điện tử và ISR. Khả năng thực hiện các nhiệm vụ đa dạng này của F-35 khiến nó trở thành một tài sản có giá trị đối với quân đội Hoa Kỳ và các đồng minh của nước này. Hiện tại, nó đang được sử dụng tại một số quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Israel và Nhật Bản.
F-47, với tư cách là máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu, sẽ chủ yếu tập trung vào ưu thế trên không và sự thống trị trong các môi trường có nhiều tranh chấp . Vai trò của nó sẽ bao gồm ưu thế trên không, phản công xuyên thủng và chiến đấu phối hợp. Khả năng tiên tiến của F-47 sẽ biến nó thành một thành phần quan trọng trong chiến lược thống trị trên không trong tương lai của Không quân Hoa Kỳ . Nó sẽ hoạt động kết hợp với các nền tảng và hệ thống khác để đảm bảo Hoa Kỳ duy trì lợi thế của mình trong chiến đấu trên không.

F-35 Lightning II và F-47 đại diện cho hai thế hệ công nghệ máy bay chiến đấu tiên tiến. F-35, với khả năng đa nhiệm đã được chứng minh và khả năng tàng hình tiên tiến, đã khẳng định được vị thế là nền tảng của lực lượng không quân hiện đại. Mặt khác, F-47 hứa hẹn sẽ đẩy giới hạn lên xa hơn nữa, với tốc độ, khả năng tàng hình và tích hợp cảm biến vô song.
Trong khi F-35 vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong những thập kỷ tới, F-47 sẽ mở ra kỷ nguyên mới về ưu thế trên không, đảm bảo rằng Hoa Kỳ và các đồng minh vẫn đi đầu trong lĩnh vực hàng không quân sự.
Cùng nhau, những máy bay này sẽ cung cấp sự kết hợp khả năng đáng gờm, sẵn sàng đáp ứng những thách thức của không gian chiến đấu thế kỷ 21.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top