- Biển số
- OF-53557
- Ngày cấp bằng
- 24/12/09
- Số km
- 37,428
- Động cơ
- 667,041 Mã lực
Trong Nam hay gọi bác nào hay nổ, nói nhiều là " Đía" liệu có liên quan đến từ " Dire" (nói) không các Cụ?
Từ này em chưa nghe bao giờ ạ.Bên cạnh nhà cháu có cụ năm nay gần 90 tuổi, ngày xưa cũng thuộc gia đình giàu có, cụ có tên khác nhưng tên thường gọi của cụ là " ông hai Hoảnh", lý do là Cụ vốn cũng thuộc tay chơi trong làng, trong bóp lúc nào cũng chật những tờ " hoảnh" tức tờ " Vingt"- tờ 20 đồng bạc Đông dương
Người ngộ nhận là cụ đấy.Phăng-teo ~ Fangteo (???) vốn dĩ là 2 lá bài quảng cáo, do ngộ nhận bọn trẻ con xem là 2 quân bài to nhất.
Phăng teo hay Joker là một lá bài đặc biệt có trong những bộ bài hiện đại.
Một bộ bài thường có hai lá Joker, và hình vẽ trên những lá bài này khác nhau tùy vào nơi phát hành bộ bài. Thông thường, một lá Joker sẽ có màu trắng đen, còn lá còn lại có màu sắc đầy đủ. Có khi, một lá Joker màu đỏ, và lá kia màu đen. Trong những trò cần phải so sánh lá joker với nhau, joker có màu thường mạnh hơn joker trắng đen. Với những lá joker đỏ/đen, mày đỏ được tính là cơ hoặc rô, còn màu đen được dùng thay cho chuồn/pích. Hình trên lá joker thường là một thằng hề.
Cách dùng Joker rất khác nhau. Nhiều trò chơi bài hoàn toàn không dùng đến những lá này; những trò khác, như biến thể 25 lá của Euchre (bài u-cơ), lại xem joker là một trong những lá bài quan trọng nhất trong trò chơi. Thông thường, lá bài này là một lá bài tự do, cho phép nó đại diện nhiều lá khác nhau.
Người ta tin rằng từ Joker xuất phát từ chữ Jucker, tiếng Alsace của trò Euchre, vì lá bài này được dùng cho trò chơi của gia đình đó. Có cách giải thích khác, nó là sự phối hợp của Jucker và Poker, vì đây là những trò chơi nó được dùng phổ biến nhất.
Lá Joker là một lá bài có thể cực kỳ có lợi, hoặc cực kỳ có hại. Trong trò Euchre nó thường dùng để chỉ Benny, lá bài chủ cao nhất. Trong poker, nó là tự do. Tuy nhiên, trong trò Old Maid dành cho trẻ em, lá joker đứng một mình đại diện cho Maid, một lá bài mà ai cũng tránh phải có.
Lá Joker đôi khi thường được ký hiệu là chữ S chồng lên chữ U, nên thường bị hiểu nhầm là ký hiệu gốc của ký hiệu dollar.
Lá Joker thường bị so sánh với 'The Fool' trong Major Arcana của bộ bài Tarot. Chúng có hình dáng và chức năng tương tự; the Fool thường mạnh hơn.
Riêng trường hợp này em khẳng định người viết bài cho wikipedia cũng chưa hiểu tại sao nó tên là Phăng-teo nốt.Người ngộ nhận là cụ đấy.
Cụ có vẻ hơi máy móc trong cách suy nghĩ.Riêng trường hợp này em khẳng định người viết bài cho wikipedia cũng chưa hiểu tại sao nó tên là Phăng-teo nốt.
Nếu giải thích như wikipedia dùng từ Joker không thể phiên âm là Phăng-teo được.
Vì thời gian đã quá lâu, em không thể tìm cho cụ quân bài có chữ Fangteo (theo thiển ý của em đây là tên một công ty của Trung Quốc; viết tên để quảng cáo trên quân bài Joker). Em k đến mức lẫn quá, cụ nào tỉnh táo tìm giùm em quân bài đó.
Danh từ: con bài đặc biệt trong cỗ bài tú lơ khơ, khi đánh ra thì cắt bỏ được bất kì con bài nào của đối phương.
Động từ: (Thông tục) bỏ đi, cắt bỏ đi một cách dứt khoát, không thương tiếc
VD: bạn bè gì nó, cho phăng teo đi là xong
hỏng hoặc chết hết cả
lộ ra thì phăng teo cả lũ
Đeo tai nghe và bật vô lum hết cỡ nào bà koan ơiCụ Xe và các cụ mợ xem hộ nhà cháu từ Vô lum (Volume) với ạ: https://www.google.com.vn/#q=vô+lum
Bít này là trùng hợp ngẫu nhiên mà Cụ, còn mình mượn nguyên gốc. Trong link Cụ gửi cũng giải thích rõ "Bít" là từ thuần việt mang nghĩa bịt lại cái j đó, ví dụ như "Bưng bít thông tin" mà. Nếu lấy nghĩa "Bít" như Cụ nói vào đây thì không đúng tí nàoNhà cháu xin bổ sung thêm một từ Bít khác, đó là từ biểu thị con số nhị phân Bit (E)[/LIST]
Em đã giải thích nhiều nhiều lần rồi mà Cụ là những từ trước đây đã đưa lên thì thôi cứ lưu lại, còn sau khi các Cụ ý kiến nhiều và thống nhất từ sau post #1636 ngày 10/10/2013 lúc 16.21 thì những từ tên riêng, tên địa phương mình đâu có liệt kê nữa hở CụCụ cho từ Ri gân thì nhà cháu nghĩ từ Chú Sam (USA) cũng rất có nghĩa ạ:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chú_Sam
Chú Sam.
Sa phi a ~ Xa phi a có trong vần (S) do Cụ 4banhxequay gợi ý rồi Cụ
Đây phiên âm nói mà Cụ, link Cụ gửi nó còn đưa cả cái loa lên trên nàyPéc măng ga nát (Péc-măng-ga-nát) (thuốc tím) đây ạ: http://mobile.vietgle.vn/tratu.aspx?k=péc-măng-ga-nát&t=V-A
Từ này trong vần (B) đã có Cụ ạh, lấy gốc từ tiếng Pháp là "Bloc"Lốc ( điều hòa) - Block ( E)
Chữ Hán Việt thì em chịu Cụ ơi máy em chả có phông (font) tiếng TrungTừ câu-lạc -bộ theo cháu cũng nên đưa vào cụ Xe nhỉ? tuy ta gọi nó theo nghĩa của từ tiếbg Hán phát âm từ nguyên gốc tiế ng tây nhưng nó không phải là danh từ riêng. Club
Em hơi mù mờ chưa biết viết chữ gốc "Đi ô xít" hay "Ô xít" như thế nào , cứ viết mỗi chữ "O" hở CụÔ xít (Ôxít) và Đi ô xít đây ạ: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ôxít
Kèn này trong vần (A) có rồi Cụ ạh, thực ra ở mình gọi là kèn "Ác mô ni ca" phổ biến hơn, vì sao như thế - vì mình mượn nguyên gốc từ Pháp, mà trong tiếng Pháp phụ âm (H) là phụ âm câmKèn Hắc mô ni ca (Harmonica) ạ:
http://lib.hpu.edu.vn/handle/123456789/7688
Độc Tấu Harmonica (Độc Tấu Kèn Hắc Mô Ni Ca)
Nếu trong những năm 80 cụ có chơi bài thì cụ sẽ hiểu tại sao nó tên là Fangteo. Trên quân bài này không có chữ Joker mà là chữ Fangteo. Em không nói nhiều về từ này, vô ích. Chỉ cần tìm đúng lá bài đó mọi việc sẽ sáng tỏ.Cụ có vẻ hơi máy móc trong cách suy nghĩ.
Joker là Joker, phiên âm ra phăng teo thế nào được mà cụ cứ ép nó vào? Chắc gì từ Phăng teo đã là từ đi mượn? Tư duy ban đầu dẫn hướng cho suy nghĩ phía sau mà.
Chả phải mỗi người viết bài cho wiki ko hiểu, mà em cũng đã tra cứu khá nhiều nới nhưng cũng không có giải thích vì sao con Joker lại gọi là phăng teo
Đây là nghĩa của từ Phăng teo trong từ điển tiếng Việt. Em dự là quân Joker được gọi là Phăng teo do tính chất của nó, ra phát diệt hết các chú khác.
Từ "Cốp" em cũng đã thắc mắc ở post #1245 ngày 06/10/2013 lúc 13.46 nhưng chưa có lời giải đáp. Em post lại nhéCác cụ tìm giúp cháu từ " cốp" vấy. Có vẻ như mabg nghĩa to,lớn. Hồi xưa mua xỉ than,vôi về đóng gạch to như gạck block gọi là gạch cốp. Bác nào làm nhơn nhớn cũng gọi là cốp.
Từ tiếp theo em muốn hỏi. Thường mình hay gọi những ông có chức vụ to là những ông “Cốp”, hoặc cán bộ “Cốp cán”.
Hiểu theo nghĩa tiếng Việt, thì những từ có các âm “ô + p” thường cấu thành nên những từ tượng thanh chứ không phải tượng hình
Ví dụ: lộp độp, bôm bốp, lốp đốp, rôm rốp, bộp bộp, côm cốp, ồm ộp, cồm cộp…
Các Cụ có nghĩ từ “Cốp” là gốc nước ngoài không? Vì lấy nghĩa “Cốp” + cán bộ, thì hiểu sao cho nó thuận nhỉ
Nghe cũng hợp lý Cụ nhỉ em chờ các Cụ khác chém thêm, một mặt em cũng dò tìm gốc từ "Bạt" trong tiếng Việt vì em nhớ là mình có từ "Bạt mạng" "Gió thổi bạt tiếng", "Bạt tông bạt tích"...Có nên nghiên cứu thử từ " bạt" trong bạt tai không các Cụ? Battre nghĩa là đánh.
Em cũng chưa bao giờ nghe nói vậy dù em ở SG 5 nămTrong Nam hay gọi bác nào hay nổ, nói nhiều là " Đía" liệu có liên quan đến từ " Dire" (nói) không các Cụ?
Em với Cụ Hong.viwaco đi tìm từ này lâu lắm rồi mà vẫn chưa thấy nhưng em đang theo dõi Cụ với Cụ Thích Bụp tranh luận hay quá, chờ các Cụ khảo cổ khai quật thêmPhăng-teo ~ Fangteo (???) vốn dĩ là 2 lá bài quảng cáo, do ngộ nhận bọn trẻ con xem là 2 quân bài to nhất.
Đố Cụ tìm được đoạn viết nào có chữ "Ô kê" đấyTừ ô kê của cháu là quá chuẩn rồi. Từ này ngoài nói mồm thì cũng thể hiện trên văn viết rất nhiều. Các cụ nhà quê chữ Việt có khi còn chưa biết nhưng nghe từ ô kê cũng hiểu.
Em không chắc về từ này lắm - chắc phải nhờ Cụ Thích Bụp giúp choCụ ơi. Máng (máng ăn) - manger (E)
Máng là từ thuần Việt cụ ạ. Đến Hán Việt còn chả phải.Cụ ơi. Máng (máng ăn) - manger (E)
Link wiki[d] vật có hình một nửa của một ống dài chẻ đôi, dùng để hứng và dẫn nước
bắc máng nước
“Trên mấy cái ống máng làm bằng thân cây cau bổ đôi nước chảy vào bể như suối.” (Vũ Trọng Phụng; 15)
2.
[d] đường dẫn nước nhỏ và lộ thiên
đào máng dẫn nước vào ruộng
hệ thống mương, máng chằng chịt
3.
[d] đồ đựng thức ăn cho gia súc, gia cầm, thường đóng bằng gỗ, có hình của một ống dài chẻ đôi, ngăn kín hai đầu
máng cho lợn ăn
cạn tàu ráo máng (tng)
4.
[đg] [ph] treo hoặc mắc vật gì vào một điểm
“Vĩnh Xuân lột nón máng vào cây đinh đóng sẵn trên cột nhà (...)” (Hồ Biểu Chánh; 4)
Danh từ
máng
Vật có hình ống chẻ đôi dùng để hứng nước mưa.
Chẻ đôi cây cau, khoét ruột làm máng.
Bắc máng hứng nước mưa.
Đường dẫn nước lộ thiên.
Đào máng dẫn nước vào đồng.
Đồ đựng thức ăn gia súc có hình lòng máng.
Máng lợn.
Cạn tàu ráo máng.
Từ nguyên của từ Bạt trong vải bạt là từ bâche trong tiếng Pháp.Có nên nghiên cứu thử từ " bạt" trong bạt tai không các Cụ? Battre nghĩa là đánh.
Còn từ Bạt nghĩa là đánh thì em nghĩ là chỉ trùng hợp ngẫu nhiên giống từ Cắt - Cut thôi. Thời cụ Vũ Trọng Phụng đã viết trong "Cơm thầy cơm cô": "Bữa ấy, giận cá chém thớt, ông chủ cứ gọi con sen ra, tặng cho mười hai cái bạt tai, mặc dầu nó chẳng đáng tội tình gì...."Danh từ
bạt
Vải dày, cứng, thô, thường dùng che mưa nắng.
Che bạt làm rạp.
Vải bạt.
Xem não bạt.
Đơn vị tiền tệ của Thái Lan.
Tiếng Anh: baht
Động từ
bạt
San bằng.
Bạt mô đất.
Bạt núi ngăn sông.
Dạt đi, bật khỏi.
Mỗi người bạt đi một nơi.
(Dùng tay) Đánh mạnh vào tai hay gáy.
Bạt một cái vào tai.
Em hỏi anh Gờ úc thì anh ý bảo đây là tên phân loại.Có loại gạch Sa -mốt chịu nhiệt. Các cụ tra giùm cháu xem nó là tên thương hiệu hay tên chubg gọi các loại gạch chịu nhiệt với ạ.
Đa tạ các Cụ.
GẠCH CHỊU LỬA SA MỐT :
• Gạch chịu lửa Sa mốt là loại gạch chịu lửa có độ bền sốc nhiệt cao so với nhiều loại gạch khác, độ chịu lửa đạt yêu cầu, độ bền xỉ lớn.
• Gạch chịu lửa Sa mốt được sử dụng rộng rãi xây lót các lò công nghiệp:
- Công nghệ lò xi măng.
- Công nghệ gốm xứ.
- Công nghệ luyện kim.
- Các ngành công nghệ khác : thủy tinh, vật liệu xây dựng...
Xuất sứ:Việt Nam.Nhập khẩu
Là sản phẩm chịu lửa định hình được ép và nung tại nhiệt độ kết khối.
- Nguyên liệu chính : sạn sa mốt( calcined Fireclay) + bột sét + chất kết dính Ứng dụng: - Trong các lò nấu kim loại màu, buồng đốt.
- Lò trong công nghiệp hóa chất và xây dựng. - Lò sử đốt rác thải