[Thảo luận] Từ 1/3, ô tô được tăng tốc thêm 10km/h trong khu đông dân cư

Pacific_Corp

Xe buýt
Biển số
OF-353105
Ngày cấp bằng
31/1/15
Số km
865
Động cơ
271,490 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.chothuexe-pacific.com
Từ 1/3 tới đây, ô tô chạy trong khu vực đông dân cư sẽ được tăng vận tốc lưu thông thêm 10km/h so với hiện tại. Quy định mới này vừa được Giao thông vận tải ban hành trong Thông tư 91/2015/TT-BGTVT.

Quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ chia tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ trong khu vực đông dân cư, Thông tư 91 cho phép ô tô tăng vận tốc thêm 10km/h tương ứng với 2 loại đường.

Cụ thể, trong khu vực đông dân cư với đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới cho phép xe cơ giới (gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh trở lên) chạy với tốc độ tối đa là 60km/h; Với đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới, các xe cơ giới được chạy với tốc độ 50km/h.

Thông tư 91 bỏ quy định chia tốc độ theo 4 loại xe trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư, như quy định trong Thông tư số 13/2009/TT-BGTVT hiện hành. Vì vậy, tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới chạy trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư chia theo 2 loại đường: Đường không có dải phân cách giữa, đường một chiều có 1 làn xe giữ nguyên tốc độ tối đa như hiện nay; đường đôi có dải phân cách giữa, đường một chiều có 2 làn xe trở lên được tăng tốc độ tối đa 10km/h.


Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ (trừ đường cao tốc) sẽ được áp dụng từ 1/3

Điều 8 của Thông tư 91 mới ban hành quy định xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (xe 2, 3 bánh có lắp động cơ đốt trong có dung tích xy lanh không lớn hơn 50 cm3 và tốc độ thiết kế lớn nhất không quá 50km/h), kể cả xe máy điện và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc) Thông tư 91 quy định tốc độ tối đa được xác định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40 km/h.

Thông tư 91 cũng quy định tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120km/h. Trên các đường nhánh ra/ vào đường cao tốc, trường hợp đặt các biển cảnh báo hoặc biển hạn chế tốc độ thì giá trị tốc độ ghi trên biển cảnh báo, biển hạn chế tốc độ không được dưới 50 km/h.

Khi điều khiển xe chạy với tốc độ từ 60 km/h trở xuống, trong khu vực đô thị, đông dân cư, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn.


Quy định khoảng cách an toàn ứng theo vận tốc lưu thông

Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hoặc lớn hơn khoảng cách khi đường khô ráo.

Từ 1/3, ô tô được tăng tốc thêm 10km/h trong khu đông dân cư
 

khanhtg

Xe buýt
Biển số
OF-354577
Ngày cấp bằng
13/2/15
Số km
507
Động cơ
268,710 Mã lực
Hoan hô, nhà cháu thấy tốc độ như thế là hợp lý, chứ cứ ì ì đi phát bực
 

nkdung

Xe tải
Biển số
OF-200356
Ngày cấp bằng
1/7/13
Số km
202
Động cơ
325,020 Mã lực
Đường đôi và Đường hai chiều khác nhau chỗ nào các cụ nhỉ?
 

khanhtg

Xe buýt
Biển số
OF-354577
Ngày cấp bằng
13/2/15
Số km
507
Động cơ
268,710 Mã lực
Đường đôi và Đường hai chiều khác nhau chỗ nào các cụ nhỉ?
cụ đọc QC41, trang đầu tiên có nói về khái niệm cá loạid đường đấy ạ.
E nhớ ko nhầm thì đường đôi là đường 1 chiều có dải phân cách cứng. đường hai chiều là ko có dải phân cách cứng
 

buratino01

Xe buýt
Biển số
OF-74874
Ngày cấp bằng
7/10/10
Số km
740
Động cơ
432,181 Mã lực
Đường đôi và Đường hai chiều khác nhau chỗ nào các cụ nhỉ?
Đường đôi là đường có dải phân cách cứng ở giữa 2 bên ngược chiều nhau
Đường hai chiều chỉ có dải phân cách mềm

Cháu đoán vậy
 

trananh03

Xe tải
Biển số
OF-70462
Ngày cấp bằng
11/8/10
Số km
351
Động cơ
432,030 Mã lực
Đường đôi chính là đường 2 chiều phân ở giữa bằng giải phân cách cứng hoặc vạch kẻ đường ( qc 41 )
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,540
Động cơ
434,730 Mã lực
Từ 1/3 tới đây, ô tô chạy trong khu vực đông dân cư sẽ được tăng vận tốc lưu thông thêm 10km/h so với hiện tại. Quy định mới này vừa được Giao thông vận tải ban hành trong Thông tư 91/2015/TT-BGTVT.

Quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ chia tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ trong khu vực đông dân cư, Thông tư 91 cho phép ô tô tăng vận tốc thêm 10km/h tương ứng với 2 loại đường.

Cụ thể, trong khu vực đông dân cư với đường đôi (có dải phân cách giữa); đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới cho phép xe cơ giới (gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh trở lên) chạy với tốc độ tối đa là 60km/h; Với đường hai chiều không có dải phân cách giữa; đường một chiều có 1 làn xe cơ giới, các xe cơ giới được chạy với tốc độ 50km/h.

Thông tư 91 bỏ quy định chia tốc độ theo 4 loại xe trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư, như quy định trong Thông tư số 13/2009/TT-BGTVT hiện hành. Vì vậy, tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới chạy trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư chia theo 2 loại đường: Đường không có dải phân cách giữa, đường một chiều có 1 làn xe giữ nguyên tốc độ tối đa như hiện nay; đường đôi có dải phân cách giữa, đường một chiều có 2 làn xe trở lên được tăng tốc độ tối đa 10km/h.


Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới trên đường bộ (trừ đường cao tốc) sẽ được áp dụng từ 1/3

Điều 8 của Thông tư 91 mới ban hành quy định xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (xe 2, 3 bánh có lắp động cơ đốt trong có dung tích xy lanh không lớn hơn 50 cm3 và tốc độ thiết kế lớn nhất không quá 50km/h), kể cả xe máy điện và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc) Thông tư 91 quy định tốc độ tối đa được xác định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40 km/h.

Thông tư 91 cũng quy định tốc độ tối đa cho phép khai thác trên đường cao tốc không vượt quá 120km/h. Trên các đường nhánh ra/ vào đường cao tốc, trường hợp đặt các biển cảnh báo hoặc biển hạn chế tốc độ thì giá trị tốc độ ghi trên biển cảnh báo, biển hạn chế tốc độ không được dưới 50 km/h.

Khi điều khiển xe chạy với tốc độ từ 60 km/h trở xuống, trong khu vực đô thị, đông dân cư, người lái xe phải chủ động giữ khoảng cách an toàn phù hợp với xe chạy liền trước xe của mình; khoảng cách này tùy thuộc vào mật độ phương tiện, tình hình giao thông thực tế để đảm bảo an toàn.


Quy định khoảng cách an toàn ứng theo vận tốc lưu thông

Khi trời mưa, có sương mù, mặt đường trơn trượt, đường có địa hình quanh co, đèo dốc, người lái xe phải điều chỉnh khoảng cách an toàn thích hợp lớn hơn khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hoặc lớn hơn khoảng cách khi đường khô ráo.

Từ 1/3, ô tô được tăng tốc thêm 10km/h trong khu đông dân cư
Khái niệm đầu tiên trong TT có chỗ cần lưu ý:
"1. Đường bộ trong khu vực đông dân cư là đoạn đường bộ nằm trong khu vực nội thành phố, nội thị xã và những đoạn đường có dân cư sinh sống sát dọc theo đường, có các hoạt động có thể ảnh hưởng đến an toàn giao thông đường bộ và được xác định bằng biển báo là đường qua khu đông dân cư (khi cần thiết có thể xác định riêng cho từng chiều đường)"

Tức là không có biển 420 thì đường trong nội đô không phải "Đường bộ trong khu vực đông dân cư".
Cái này giải đáp cho thớt hỏi về đường gom của đại lộ Thăng Long
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,120
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em thấy cái này rất hợp lý. Như vậy đường Lê Văn Lương, Lê trọng Tấn, đoạn đường 5 trong khu ĐDC... sẽ được lên 60.
Nhưng tới 1/3/16 thông tư mới có hiệu lực, các cụ cẩn thận thời gian giao thời này nhé :)
 

tramy2809

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-366780
Ngày cấp bằng
14/5/15
Số km
49
Động cơ
255,645 Mã lực
em nghĩ là hợp lý ạ
 

CHIANTHI

Xe tăng
Biển số
OF-84685
Ngày cấp bằng
9/2/11
Số km
1,164
Động cơ
421,240 Mã lực
Nơi ở
HÀ NỘI 2
Nếu có quyền thì em sẽ quy định tốc độ tối đa trong và ngoài khu vực đông dân cư theo nhóm phương tiện , còn đường đôi , 2 chiều ... do người lái tự điều chỉnh. Làm như vậy thì chỉ cần cắm biển bắt đầu và hết khu vực đông dân cư mà không cần cắm biển tốc độ , người điều khiển phương tiện nào thì phải tự biết xe mình được chạy tốc độ trong và ngoài khu vực đông dân cư là bao nhiêu .
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,120
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nếu có quyền thì em sẽ quy định tốc độ tối đa trong và ngoài khu vực đông dân cư theo nhóm phương tiện , còn đường đôi , 2 chiều ... do người lái tự điều chỉnh. Làm như vậy thì chỉ cần cắm biển bắt đầu và hết khu vực đông dân cư mà không cần cắm biển tốc độ , người điều khiển phương tiện nào thì phải tự biết xe mình được chạy tốc độ trong và ngoài khu vực đông dân cư là bao nhiêu .
Thì từ lâu nay vẫn vậy mà cụ. Biển khu đông dân cư chỉ cần 1 biển vào và 1 biển ra (cho 1 con đường) mà không tính các ngã 3, ngã tư bên trong. Còn tốc độ của từng loại xe trong khu đông dân cư thì luật đã chỉ rõ. Cái mới b h là được thêm 10km/h với đường đôi, đường 1 chiều nhưng có 2 làn trở lên.
 

Bopbi_hsgs

Xe container
Biển số
OF-388238
Ngày cấp bằng
21/10/15
Số km
7,107
Động cơ
413,814 Mã lực
Đường đôi và Đường hai chiều khác nhau chỗ nào các cụ nhỉ?
Đường đôi là đường có dải phân cách cứng ở giữa 2 bên ngược chiều nhau
Đường hai chiều chỉ có dải phân cách mềm

Cháu đoán vậy
Theo Quy chuẩn QCVN 41:2012/BGTVT thì:
- Đường đôi là để chỉ những đường mà chiều đi và về được phân biệt bằng dải phân cách hoặc các vạch dọc liền;
- Đường hai chiều là để chỉ những đường dùng chung cho cả hai chiều đi và về mà không có dải phân cách hoặc vạch dọc liền;

Còn theo Thông tư 91/2015/TT-BGTVT thì:
- Đường đôi là đường có chiều đi và về được phân biệt bằng dải phân cách giữa (không thấy nói gì đến vạch dọc liền);
- Đường hai chiều là đường có cả hai chiều đi và về trên cùng một phần đường xe chạy, không được phân biệt bằng dải phân cách giữa;

Như vậy, các từ ngữ của 2 thông tư được hiểu khác nhau và đương nhiên là phải theo Thông tư 91/2015/TT-BGTVT rồi! trong Thông tư này thì những đường mà chiều đi và về được phân biệt bằng các vạch dọc liền được coi là đường hai chiều.
 
Chỉnh sửa cuối:

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
11,315
Động cơ
378,271 Mã lực
Em thấy cái này rất hợp lý. Như vậy đường Lê Văn Lương, Lê trọng Tấn, đoạn đường 5 trong khu ĐDC... sẽ được lên 60.
Nhưng tới 1/3/16 thông tư mới có hiệu lực, các cụ cẩn thận thời gian giao thời này nhé :)
Đường này giờ cao điểm các phương tiện tự giới hạn nhau được 20-25km/h thôi bác ạ. Giờ thấp điểm thì đa số lại đang ngồi yên ở chỗ nào đó =))
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,120
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội

phutrong_nguyen

Xe tăng
Biển số
OF-139942
Ngày cấp bằng
26/4/12
Số km
1,793
Động cơ
382,807 Mã lực
Em chỉ mong sắp tới ra luật cấm các phương tiện di chuyển vận tốc dưới 20km/h trong giờ cao điểm với mục đích: HẠN CHẾ TẮC ĐƯỜNG để cái qui định đc phép chạy 60km/h trog đô thị đã phát hành có hiệu lực :))
 

Pacific_Corp

Xe buýt
Biển số
OF-353105
Ngày cấp bằng
31/1/15
Số km
865
Động cơ
271,490 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.chothuexe-pacific.com
Em chỉ mong sắp tới ra luật cấm các phương tiện di chuyển vận tốc dưới 20km/h trong giờ cao điểm với mục đích: HẠN CHẾ TẮC ĐƯỜNG để cái qui định đc phép chạy 60km/h trog đô thị đã phát hành có hiệu lực :))
Chỗ bến xe Mỹ Đình là điển hình cụ ạ! Các xe chỉ chạy chưa đến 5km/h :D
 

phutrong_nguyen

Xe tăng
Biển số
OF-139942
Ngày cấp bằng
26/4/12
Số km
1,793
Động cơ
382,807 Mã lực
Chỗ bến xe Mỹ Đình là điển hình cụ ạ! Các xe chỉ chạy chưa đến 5km/h :D
Theo đúng cách nhìn của F1+F2 nhà em thì tắc đường là do như thế này: "Sao các xe đằng trước cứ không đi nhanh để xe nhà mình cứ phải đi chậm thế hả bố?" :))
Thế nên em cứ ngẫm ở tầm cao nghĩ thứ cao siêu chứ mà chỉ cần giải quyết đc chính câu hỏi của con nít có khi lại ngon 8-}
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top