Tiếp sau topic "Vì sao Mỹ mạnh" thu nhận được rất nhiều ý kiến hay ho của mọi người. Em mạnh dạn mở thớt để thảo luận về sức mạnh thực sự của Trung Quốc. Bản thân em tự nhận mình không phải là người bài Tàu cực đoan, vì thực sự em thấy việc một số người Việt ghen ghét người Trung Quốc cũng giống như việc một số người Campuchia ghét người Việt Nam vậy. Người Việt chúng ta nghĩ gì về những người Cam như vậy? Chẳng gì cả, sự đố kỵ của kẻ yếu không xứng đáng được để tâm. Việc mà chúng ta nên làm là nhìn nhận về sức mạnh địch - ta một cách khách quan, đúng đắn trước khi tập trung nâng cao nguồn lực của mình. Chỉ khi vị thế được nâng cao thì mới khiến kẻ khác phải chùn bước. Oke, lan man quá rồi. Em xin mạnh dạn nêu một vài ý, mong các cụ chiếu cố thêm để mở mang kiến thức
Điểm mạnh:
1. Thị trường tỉ dân:
Đây có lẽ là điểm mạnh nhất của Trung Quốc, khi sở hữu một thị trường tiêu thụ tỉ dân với sức mua liên tục gia tăng trong 2 thập kỷ trở lại đây. Tất cả các nước, kể cả Mỹ đều cần và thèm muốn làm ăn với TQ. GDP tính theo sức mua tương đương đã tăng từ 2% toàn thế giới năm 1980 lên 22% vào năm 2019 (Ở thời đỉnh cao của Hoa Kỳ sau thế chiến II, con số này là 46%).
2. Xây dựng một thể chế riêng khá hiệu quả:
Trên thực tế, *** Trung Quốc lãnh đạo toàn trị đất nước. Rõ ràng, theo quan niệm thông thường thì độc tài là xấu, dân chủ mới tốt. Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng trong những bối cảnh nhất định, thể chế độc tài giúp dễ dàng tập trung nguồn lực vào một mục tiêu cụ thể.VD: Đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao hàng TQ siêu rẻ? Bởi ở TQ, không ai quan tâm, hoặc dám lên tiếng nếu bạn trả lương dưới mức tối thiểu, hay bóc lột sức lao động trẻ em, tù nhân, hay gây không xử lý gây ô nhiễm môi trường. Ở nhiều nước khác, bỏ qua những vấn đề này là điều không thể, tuy nhiên TQ sẵn sàng dẹp các vấn đề đó ra một bên để ưu tiên phát triển nhanh kinh tế.
Mặc dù vậy, nước Trung Quốc có một số điểm yếu nhất định
1. Vị trí địa chính trị bị bao vây:
Nhìn ra xung quanh TQ, nước này hoàn toàn bị bao vây bởi các đối thủ tiềm tàng nguy hiểm. Ngoại trừ Pakistan, TQ có tranh chấp lãnh thổ với 13/14 nước có chung đường biên giới. Phía Bắc, TQ có một mối quan hệ cộng sinh lỏng lẻo với Nga, trong khi Mông Cổ hoàn toàn ngả về Nga. Phía Tây, đối thủ lớn nhất của TQ là Ấn Độ, cũng là một cường quốc. Phía Đông, Đông Nam của TQ hoàn toàn bị bao vây bởi các đồng minh rất mạnh của Hoa Kỳ: Nhật, Đài Loan, Phillippin. Con đường duy nhất hiện tại để TQ mở một đường biển đi ra thế giới là Biển Đông. Bản thân Việt Nam, trên lý thuyết cũng là mắt xích yếu trong thế bao vây TQ. Tuy nhiên, điều rắc rối là VN lại là nước cùng ý thức hệ, cũng từng là đồng minh thân thiết. Hơn nữa, nếu TQ ép quá khiến VN ngả hoàn toàn về phía Hoa Kỳ thì đó thực sự là một thảm họa.
2. Thiếu đồng minh, không quyền lực mềm:
Người TQ vẫn trung thành với sách lược viễn giao cận công từ thời cổ đại. TQ có những đồng minh khá nghe lời ở tận châu Phi, một số ở ĐNA. Tuy nhiên, đó đều là các nước có thực lực yếu. Sự tín nhiệm của quốc tế với TQ cũng không thực sự cao, do cách hành xử bất chấp luật pháp quốc tế và có phần âm mưu của mình.
Mời các cụ cho ý kiến Em sẽ bổ sung vào thớt sau
Điểm mạnh:
1. Thị trường tỉ dân:
Đây có lẽ là điểm mạnh nhất của Trung Quốc, khi sở hữu một thị trường tiêu thụ tỉ dân với sức mua liên tục gia tăng trong 2 thập kỷ trở lại đây. Tất cả các nước, kể cả Mỹ đều cần và thèm muốn làm ăn với TQ. GDP tính theo sức mua tương đương đã tăng từ 2% toàn thế giới năm 1980 lên 22% vào năm 2019 (Ở thời đỉnh cao của Hoa Kỳ sau thế chiến II, con số này là 46%).
2. Xây dựng một thể chế riêng khá hiệu quả:
Trên thực tế, *** Trung Quốc lãnh đạo toàn trị đất nước. Rõ ràng, theo quan niệm thông thường thì độc tài là xấu, dân chủ mới tốt. Tuy nhiên, thực tế chỉ ra rằng trong những bối cảnh nhất định, thể chế độc tài giúp dễ dàng tập trung nguồn lực vào một mục tiêu cụ thể.VD: Đã bao giờ bạn tự hỏi vì sao hàng TQ siêu rẻ? Bởi ở TQ, không ai quan tâm, hoặc dám lên tiếng nếu bạn trả lương dưới mức tối thiểu, hay bóc lột sức lao động trẻ em, tù nhân, hay gây không xử lý gây ô nhiễm môi trường. Ở nhiều nước khác, bỏ qua những vấn đề này là điều không thể, tuy nhiên TQ sẵn sàng dẹp các vấn đề đó ra một bên để ưu tiên phát triển nhanh kinh tế.
Mặc dù vậy, nước Trung Quốc có một số điểm yếu nhất định
1. Vị trí địa chính trị bị bao vây:
Nhìn ra xung quanh TQ, nước này hoàn toàn bị bao vây bởi các đối thủ tiềm tàng nguy hiểm. Ngoại trừ Pakistan, TQ có tranh chấp lãnh thổ với 13/14 nước có chung đường biên giới. Phía Bắc, TQ có một mối quan hệ cộng sinh lỏng lẻo với Nga, trong khi Mông Cổ hoàn toàn ngả về Nga. Phía Tây, đối thủ lớn nhất của TQ là Ấn Độ, cũng là một cường quốc. Phía Đông, Đông Nam của TQ hoàn toàn bị bao vây bởi các đồng minh rất mạnh của Hoa Kỳ: Nhật, Đài Loan, Phillippin. Con đường duy nhất hiện tại để TQ mở một đường biển đi ra thế giới là Biển Đông. Bản thân Việt Nam, trên lý thuyết cũng là mắt xích yếu trong thế bao vây TQ. Tuy nhiên, điều rắc rối là VN lại là nước cùng ý thức hệ, cũng từng là đồng minh thân thiết. Hơn nữa, nếu TQ ép quá khiến VN ngả hoàn toàn về phía Hoa Kỳ thì đó thực sự là một thảm họa.
2. Thiếu đồng minh, không quyền lực mềm:
Người TQ vẫn trung thành với sách lược viễn giao cận công từ thời cổ đại. TQ có những đồng minh khá nghe lời ở tận châu Phi, một số ở ĐNA. Tuy nhiên, đó đều là các nước có thực lực yếu. Sự tín nhiệm của quốc tế với TQ cũng không thực sự cao, do cách hành xử bất chấp luật pháp quốc tế và có phần âm mưu của mình.
Mời các cụ cho ý kiến Em sẽ bổ sung vào thớt sau