- Biển số
- OF-594299
- Ngày cấp bằng
- 11/10/18
- Số km
- 346
- Động cơ
- 134,392 Mã lực
- Tuổi
- 39
Lính bị tụi Ấn đánh chết cũng bị coi như kiến hôi rẻ mạt, giờ dân chết cũng thành kiến luôn, lạ gì thằng khựa nữa. Một trại gia súc khổng lồ... nó còn bắt những ai dám đưa tin nữa. Thật đáng buồn cho ai sinh ra làm người TQ ..
TTO - Báo Le Monde của Pháp đưa ra con số hơn 60 người đã thiệt mạng hoặc bị báo mất tích do mưa lũ tại Trung Quốc, khoảng nửa triệu người đã phải sơ tán, 8 triệu người đã bị ảnh hưởng do mưa lũ và thiệt hại vật chất có thể lên đến 3 tỉ USD.
Theo Hãng tin Tân Hoa xã của Trung Quốc, ngày 26-6, cảnh báo xanh dương đã được phát đi về tình hình mưa dông ở nước này. Đây là mức cảnh báo tương tự ngày 25-6, khi nhiều vùng của Trung Quốc tiếp tục hứng chịu mưa lớn.
Theo Trung tâm Khí tượng quốc gia Trung Quốc, trong ngày 26 đến sáng 27-6, mưa lớn và dông sẽ tiếp tục đổ xuống các tỉnh Cát Lâm, Cam Túc, Tứ Xuyên, Quảng Tây, Hồ Nam, Giang Tây, Chiết Giang, An Huy, Vân Nam và Tây Tạng.
Một số khu vực của Tứ Xuyên và vùng tự trị Tây Tạng thậm chí sẽ bị mưa ở mức 60 mm/giờ.
Trung Quốc có hệ thống cảnh báo thời tiết theo 4 màu, trong đó màu đỏ là mức cao nhất, tiếp theo là màu cam, vàng và xanh.
Trong tuần đầu tiên của tháng 6, mưa xối xả cũng đã trút xuống nhiều vùng rộng lớn ở miền nam Trung Quốc, khiến mực nước của 110 con sông tại 8 khu vực cấp tỉnh dâng lên mức nguy hiểm.
Nhà chức trách các tỉnh Quảng Đông, Quý Châu và Giang Tây đã sơ tán hàng chục ngàn hộ dân sau các trận mưa lớn.
Hàng trăm lều bạt, quần áo, nước sạch và thực phẩm đã được chuyển tới các thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất gồm Triệu Khánh và Thanh Viễn. Tại tỉnh Quý Châu, ở tây nam Trung Quốc, mưa lũ đã làm hư hại 10.7000 hecta hoa màu và 2.800 ngôi nhà.
Khu dân cư tại Dung An, Quảng Tây bị nước lũ nhấn chìm ngày 10-6 - Ảnh: AFP
Các thông tin về thiệt hại chưa được cung cấp cụ thể và rõ ràng trên các phương tiện truyền thông của Trung Quốc.
Theo báo Le Monde của Pháp, có hơn 60 người đã thiệt mạng hoặc bị báo mất tích do mưa lũ, khoảng nửa triệu người đã phải sơ tán, 8 triệu người đã bị ảnh hưởng do mưa lũ và thiệt hại vật chất có thể lên đến 3 tỉ USD.
Trước tình hình mưa lớn liên tục, từ ngày 23-6, một số tỉnh của Trung Quốc bắt đầu thực hiện cơ chế ứng phó khẩn cấp nhằm đề phòng nguy cơ lũ lụt.
Tỉnh An Huy, ở miền đông Trung Quốc, đã kích hoạt biện pháp ứng phó khẩn cấp cấp độ 4 - mức thấp nhất trong hệ thống ứng phó khẩn cấp 4 cấp độ của nước này. Mưa xối xả khiến nước dâng cao vượt mức nguy hiểm tại một số con sông ở tỉnh An Huy. Cơ quan khí tượng dự báo mưa lớn vẫn sẽ tiếp diễn tại đây trong 2 ngày tới.
Đập xả lũ sau những trận mưa lớn tại tỉnh An Huy, miền đông Trung Quốc, ngày 23-6-2020 - Ảnh: AFP
Cùng ngày, giới chức địa phương cho biết mưa lớn và lũ lụt đã ảnh hưởng tới cuộc sống của 700.000 cư dân tại thành phố Hoài Hóa thuộc tỉnh Hồ Nam, miền trung Trung Quốc.
Riêng huyện Hồng Giang tại tỉnh này đã kích hoạt biện pháp ứng phó khẩn cấp đề phòng lũ lụt ở cấp 1 trong bối cảnh dự báo mưa lớn sẽ trút xuống địa phương này 2 ngày tới.
Ngày 19-6 vừa qua, mực nước đo được tại trạm thủy văn Tangnaihai ở tỉnh Thanh Hải, miền tây bắc Trung Quốc, đã tăng tới 2.500 m3/giây. Kể từ đầu năm tới nay, đây cũng là lần đầu tiên xảy ra lũ trên sông Hoàng Hà.
Nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cùng các cơ sở hạ tầng quan trọng, tỉnh Thanh Hải đã kích hoạt phản ứng khẩn cấp đề phòng lũ lụt vào ngày 20-6.
Theo Tân Hoa xã, Bộ Tài nguyên nước của Trung Quốc đã kêu gọi chính quyền các tỉnh chuẩn bị phòng ngừa mưa lũ và cử các đoàn chuyên gia đến các tỉnh đang bị ảnh hưởng để hỗ trợ công tác phòng chống lũ.
Theo báo Le Monde, mưa xảy ra trên lưu vực sông Dương Tử vào mùa này thì không có gì bất thường. Nhưng trong năm nay, mưa có vẻ sớm hơn (từ tháng 5) và lượng nước nhiều bất thường.
Nhà báo Frédéric Lemaître, đặc phái viên của Le Monde ở Bắc Kinh, cho biết một số địa phương Trung Quốc đã có cảnh báo mạnh mẽ về việc thông tin liên quan tình hình thời tiết hiện tại. Chẳng hạn cảnh sát thành phố Trùng Khánh nói sẽ bắt giữ bất kỳ người nào đưa lên thông tin "thiếu trách nhiệm" về tình hình mưa lũ.
Còn tại Thành Đô, cảnh sát đã cấm nhà địa chất học Fan Xiao của Trung Quốc tiếp một đoàn nhà báo truyền hình Pháp. Ông Fan Xiao là một trong những nhà khoa học của Trung Quốc đã chỉ trích việc xây dựng đập thủy điện khổng lồ Tam Hiệp trên sông Dương Tử.
Trung Quốc đang che giấu tình hình mưa lũ gây nhiều thiệt hại?
TTO - Báo Le Monde của Pháp đưa ra con số hơn 60 người đã thiệt mạng hoặc bị báo mất tích do mưa lũ tại Trung Quốc, khoảng nửa triệu người đã phải sơ tán, 8 triệu người đã bị ảnh hưởng do mưa lũ và thiệt hại vật chất có thể lên đến 3 tỉ USD.
tuoitre.vn
Theo Hãng tin Tân Hoa xã của Trung Quốc, ngày 26-6, cảnh báo xanh dương đã được phát đi về tình hình mưa dông ở nước này. Đây là mức cảnh báo tương tự ngày 25-6, khi nhiều vùng của Trung Quốc tiếp tục hứng chịu mưa lớn.
Theo Trung tâm Khí tượng quốc gia Trung Quốc, trong ngày 26 đến sáng 27-6, mưa lớn và dông sẽ tiếp tục đổ xuống các tỉnh Cát Lâm, Cam Túc, Tứ Xuyên, Quảng Tây, Hồ Nam, Giang Tây, Chiết Giang, An Huy, Vân Nam và Tây Tạng.
Một số khu vực của Tứ Xuyên và vùng tự trị Tây Tạng thậm chí sẽ bị mưa ở mức 60 mm/giờ.
Trung Quốc có hệ thống cảnh báo thời tiết theo 4 màu, trong đó màu đỏ là mức cao nhất, tiếp theo là màu cam, vàng và xanh.
Trong tuần đầu tiên của tháng 6, mưa xối xả cũng đã trút xuống nhiều vùng rộng lớn ở miền nam Trung Quốc, khiến mực nước của 110 con sông tại 8 khu vực cấp tỉnh dâng lên mức nguy hiểm.
Nhà chức trách các tỉnh Quảng Đông, Quý Châu và Giang Tây đã sơ tán hàng chục ngàn hộ dân sau các trận mưa lớn.
Hàng trăm lều bạt, quần áo, nước sạch và thực phẩm đã được chuyển tới các thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất gồm Triệu Khánh và Thanh Viễn. Tại tỉnh Quý Châu, ở tây nam Trung Quốc, mưa lũ đã làm hư hại 10.7000 hecta hoa màu và 2.800 ngôi nhà.
Khu dân cư tại Dung An, Quảng Tây bị nước lũ nhấn chìm ngày 10-6 - Ảnh: AFP
Các thông tin về thiệt hại chưa được cung cấp cụ thể và rõ ràng trên các phương tiện truyền thông của Trung Quốc.
Theo báo Le Monde của Pháp, có hơn 60 người đã thiệt mạng hoặc bị báo mất tích do mưa lũ, khoảng nửa triệu người đã phải sơ tán, 8 triệu người đã bị ảnh hưởng do mưa lũ và thiệt hại vật chất có thể lên đến 3 tỉ USD.
Trước tình hình mưa lớn liên tục, từ ngày 23-6, một số tỉnh của Trung Quốc bắt đầu thực hiện cơ chế ứng phó khẩn cấp nhằm đề phòng nguy cơ lũ lụt.
Tỉnh An Huy, ở miền đông Trung Quốc, đã kích hoạt biện pháp ứng phó khẩn cấp cấp độ 4 - mức thấp nhất trong hệ thống ứng phó khẩn cấp 4 cấp độ của nước này. Mưa xối xả khiến nước dâng cao vượt mức nguy hiểm tại một số con sông ở tỉnh An Huy. Cơ quan khí tượng dự báo mưa lớn vẫn sẽ tiếp diễn tại đây trong 2 ngày tới.
Đập xả lũ sau những trận mưa lớn tại tỉnh An Huy, miền đông Trung Quốc, ngày 23-6-2020 - Ảnh: AFP
Cùng ngày, giới chức địa phương cho biết mưa lớn và lũ lụt đã ảnh hưởng tới cuộc sống của 700.000 cư dân tại thành phố Hoài Hóa thuộc tỉnh Hồ Nam, miền trung Trung Quốc.
Riêng huyện Hồng Giang tại tỉnh này đã kích hoạt biện pháp ứng phó khẩn cấp đề phòng lũ lụt ở cấp 1 trong bối cảnh dự báo mưa lớn sẽ trút xuống địa phương này 2 ngày tới.
Ngày 19-6 vừa qua, mực nước đo được tại trạm thủy văn Tangnaihai ở tỉnh Thanh Hải, miền tây bắc Trung Quốc, đã tăng tới 2.500 m3/giây. Kể từ đầu năm tới nay, đây cũng là lần đầu tiên xảy ra lũ trên sông Hoàng Hà.
Nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cùng các cơ sở hạ tầng quan trọng, tỉnh Thanh Hải đã kích hoạt phản ứng khẩn cấp đề phòng lũ lụt vào ngày 20-6.
Theo Tân Hoa xã, Bộ Tài nguyên nước của Trung Quốc đã kêu gọi chính quyền các tỉnh chuẩn bị phòng ngừa mưa lũ và cử các đoàn chuyên gia đến các tỉnh đang bị ảnh hưởng để hỗ trợ công tác phòng chống lũ.
Theo báo Le Monde, mưa xảy ra trên lưu vực sông Dương Tử vào mùa này thì không có gì bất thường. Nhưng trong năm nay, mưa có vẻ sớm hơn (từ tháng 5) và lượng nước nhiều bất thường.
Nhà báo Frédéric Lemaître, đặc phái viên của Le Monde ở Bắc Kinh, cho biết một số địa phương Trung Quốc đã có cảnh báo mạnh mẽ về việc thông tin liên quan tình hình thời tiết hiện tại. Chẳng hạn cảnh sát thành phố Trùng Khánh nói sẽ bắt giữ bất kỳ người nào đưa lên thông tin "thiếu trách nhiệm" về tình hình mưa lũ.
Còn tại Thành Đô, cảnh sát đã cấm nhà địa chất học Fan Xiao của Trung Quốc tiếp một đoàn nhà báo truyền hình Pháp. Ông Fan Xiao là một trong những nhà khoa học của Trung Quốc đã chỉ trích việc xây dựng đập thủy điện khổng lồ Tam Hiệp trên sông Dương Tử.