Trung bình người lính mang bao nhiêu kg kể cả vũ khí, dạn dược và nhu yếu phẩm ợ?

siuga

Xe tăng
Biển số
OF-62258
Ngày cấp bằng
19/4/10
Số km
1,295
Động cơ
452,691 Mã lực
Kụ nào biết đả thông giúp e với??!!
 

kokhodau

Xe buýt
Biển số
OF-53884
Ngày cấp bằng
29/12/09
Số km
894
Động cơ
765,034 Mã lực
Em chẳng nhớ.
Up hộ cụ thôi.
 

siuga

Xe tăng
Biển số
OF-62258
Ngày cấp bằng
19/4/10
Số km
1,295
Động cơ
452,691 Mã lực
Hành quân dã ngoại thì mang gạch, đá. Nhưng theo e biết thì đạn dược đc phát theo cơ số nhất định thôi chứ các kụ nhỉ?
 

musiclife

Xe tăng
Biển số
OF-82743
Ngày cấp bằng
14/1/11
Số km
1,763
Động cơ
426,968 Mã lực
Không dưới 30Kg cụ nhớ
 

Ngô Đại

Xe tải
Biển số
OF-23805
Ngày cấp bằng
8/11/08
Số km
299
Động cơ
495,456 Mã lực
Kụ nào biết đả thông giúp e với??!!
Cũng tùy mục đích của chuyến hành quân để người ta quyết định . Đợt nhà cháu phải đi ( 1984 Biên giới ĐL LSơn ) khoảng gần 25km đường hỗn hợp thành lập trận địa dự phòng mới .
Đi bộ (oải chưa ) từ sáng 6h30' đến chiều tầm 4h mới tới nơi , trưa cơm sấy ngâm nước suối ( loại này sợ đến giờ ). Bắt buộc : ( Quân tư trang cá nhân + súngAK + 3-4 băng đạn ) + 1 xẻng + 1 lưỡi cuốc chim + Gạo mươi kí hoặc khênh thực phẩm thịt ướp , rau xanh .. ( có người thì súng , đạn, xà beng dài 2m D=25mm ) . Càng đi thì đôi vai như đeo cùm ấy, chân mỏi rã phồng rộp , khát nước, nhất là đoạn leo dốc thì thôi rồi . Nhưng vài hôm sau có tiếp phẩm thì xe oto chỉ cách đó một đoạn xa thôi . ( Cay thía )
 

volga1990

Xe tăng
Biển số
OF-68683
Ngày cấp bằng
19/7/10
Số km
1,362
Động cơ
442,810 Mã lực
Nơi ở
Tuyên Quang
Hình như vào khoảng 25kg cụ ạ
 

Xe hoán cải

Xe tăng
Biển số
OF-51693
Ngày cấp bằng
27/11/09
Số km
1,020
Động cơ
463,330 Mã lực
quần áo , balo, gạo , củi , chăn , màn , bát , gỗ , xẻng, võng ,vvv rồi lựu đạn , súng, đạn tất khoảng 38 kg ạ
 

linhhpvn2003

Xe hơi
Biển số
OF-6637
Ngày cấp bằng
3/7/07
Số km
191
Động cơ
543,658 Mã lực
Xem phim Mỹ thấy các chú bắn mỏi tay không phải nghĩ, mấy bác đi bộ đội rồi bảo nếu mà mang được đủ đạn để bắn mỏi tay thì không chạy được nữa.
 
Biển số
OF-32659
Ngày cấp bằng
31/3/09
Số km
336
Động cơ
481,050 Mã lực
Hình như bộ đội bây giờ hành quân dã ngoại mang 30kg.
 

dat_asroma

Xe tải
Biển số
OF-48145
Ngày cấp bằng
7/10/09
Số km
445
Động cơ
463,490 Mã lực
Nơi ở
Long Bien, Ha Noi
Em đeo 10kg đi 30 phút đã oải lắm rồi, bộ đội đeo 30kg lại chèo đèo lội suối chắc em teo mất/
Sau này có đánh nhau em chắc xin cơ cấu vào lính xe tăng thôi, chứ bộ binh thì chịu.
 
Biển số
OF-3678
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
6,646
Động cơ
412,001 Mã lực
Tuổi
48
Em đeo 10kg đi 30 phút đã oải lắm rồi, bộ đội đeo 30kg lại chèo đèo lội suối chắc em teo mất/
Sau này có đánh nhau em chắc xin cơ cấu vào lính xe tăng thôi, chứ bộ binh thì chịu.
Vào lính xe tăng nó bắt bác khênh xe tăng còn nhọc hơn :D
 

trieuanhtuan

Xe tải
Biển số
OF-86927
Ngày cấp bằng
28/2/11
Số km
247
Động cơ
410,810 Mã lực
trung bình là 25kg-30kg, lính bộ binh hành quân 1 chuyến là 400km cả đi lẫn về.
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,769
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Em đeo 10kg đi 30 phút đã oải lắm rồi, bộ đội đeo 30kg lại chèo đèo lội suối chắc em teo mất/
Sau này có đánh nhau em chắc xin cơ cấu vào lính xe tăng thôi, chứ bộ binh thì chịu.
"Văn ôn, võ luyện" thôi cụ ợ.
Người Việt, vóc dáng nhỏ, thể lực yếu thì phải tập dần để nâng thể lực mới khiêng nổi đống súng đạn khi hành quân.
Đại loại qua các bước thế này:
- Tập thể dục buổi sáng.
- Tập thể dục buổi sáng kết hợp chạy bộ 1km (chạy cách nhật) sau đó nâng dần đến mốc chạy 1 mạch 10km.
- Chạy vũ trang (chạy có mang theo súng đạn). Chạy tốc độ lúc nhanh lúc chậm, lúc nước rút.
- Báo động chiến đấu (cơ động): chỉ huy ra mệnh lệnh đại loại như "địch đổ bộ chiếm điểm cao X cách đơn vị Y km, đại đội phải cơ động đến đó trong vòng Z phút..." , thế là cả bọn súng ống chạy đến điểm đó (tất nhiên qua đủ mọi địa hình: đường mòn, đồi núi, ruộng, sông suối...). Trên đường di chuyển được ra nhiều tình huống như "địch bắn pháo phía sau đội hình" => cả bọn cong đuôi chạy nước rút; lúc thì "địch bắn phía trước đội hình" => đang chạy phải ngồi thụp xuống (đang chạy mà ngồi thụp xuống kg dễ đâu, có khi ngồi luôn kg chạy tiếp được nữa). Khốn nạn nhất là khi trời mưa, đang chạy mà nhận được lệnh "địch bắn vào đội hình" => phải kiếm bụi mà lăn vào (ướt + bẩn ráng chịu, thằng nào ngồi xổm là bị phạt). Lội suối cũng là một" hình phạt" nếu các cụ vừa chạy vừa nói bậy - hành quân phải im lặng nhưng lính láp hay chọc nhau cho đỡ mệt (bắt lội suối => giầy ướt hết, lúc lên cạn chạy cứ nghe ộp oạp, nhớp nháp dưới chân rất khó chịu)...
- Báo động di chuyển (mang hết đồ), tập hành quân 1km sau tăng dần lên mốc 25-30km/ngày (đi hơn một buổi thôi).
Lần tập hành quân xa nhất của bọn em là đi 140km trong 5 ngày. Cứ khoảng 3 giờ chiều là lên đường, đi đến đích vào khoảng 9 - 10 giờ tối. Tới nơi, đã có hậu cần đi trước nấu cơm, phát cho mỗi thằng một vắt cơm, mấy thằng 1 hộp thịt; canh thì có chai nước mắm trộn mỡ mang theo, đổ ra hòa nước lã, thêm tý nước gạo rang + muối , đun sôi. Thế là xong bữa. Đi đến đâu, dân thấy thế thương tình sáng ra nấu cho nồi cơm gạo quê thơm phức, nhà có gì ăn nấy (cá kho là chủ yếu). Thời đấy việc dân cho bộ đội ăn là bình thường ("các chú cũng như con tôi thôi" là câu nói của các ông bố, bà mẹ nơi bọn em đi qua - nhà nào mà chẳng có người đi bộ đội), bây giờ nghĩ lại mới thấy cảm động về tình quân dân thời đấy.
 
Chỉnh sửa cuối:

khunglongmap

Xe đạp
Biển số
OF-94475
Ngày cấp bằng
8/5/11
Số km
20
Động cơ
401,700 Mã lực
Nếu oánh nhau chắc cháu cũng không được bắn nhau rồi, nên chắc không phải bê 30kg hành quân, cháu ngồi lo thuốc men thôi, cháu là dược sĩ ^^
 

Frech

Xe điện
Biển số
OF-84033
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
2,253
Động cơ
434,020 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
Nếu cụ là tân binh thuộc bộ binh thì phải vác súng bộ binh (theo biên chế), đeo 1 xẻng (hoặc cuốc) quân dụng và gùi 20 kg cát khi tập luyện.
Thông thường biên chế cho một tiểu đội gồm 7 AK, một chống tăng (B40/B41) hoặc phóng lựu M79 (súng này chỉ trang bị trong đơn vị chiến đấu, không có trong đơn vị huấn luyện) và cuối cùng là 1 trung liên RPK (hoặc RPD). Bác nào muốn ăn no vác nặng thì nhận khẩu B41, nếu may hơn thì được cái "ống điều" B40 nhưng nhẹ nhàng nhất cho số 3 là M79 (con này của Mẽo). Hỏa khí lớn còn lại trong đội hình là trung liên. Đạn chung được với AK nhưng cơ số đạn nhiều hơn, súng dài hơn, từ đó suy ra nặng hơn. Một tiểu đội thường có 9 người chia thanh 3 tổ mỗi chiến sỹ được xếp theo các số thứ tự từ 1 đến 9 và mỗi số tương ứng với hỏa lực được trang bị. Và tất nhiên đa số đều được trang bị AK. tuy nhiên nếu tinh ý thì các cụ sẽ thấy có 3 loại AK: của Nga (chuẩn 4 cân 3 không nạp đạn), của Tầu nặng hơn (các chữ trên thân súng hoàn toàn là tiếng Tầu), của Tiệp nhẹ nhất (các chữ có thể là tiếng Nga hoắc La tinh, nhưng có thể nhận ra vì báng của nó bằng nhựa).
Khi hành quân, ngoài súng đạn khoảng 5 đến 6 cân (1 súng và khoảng 3 cơ số đạn) thì các cụ phải vác khoảng 3 lựu đạn (khoảng cân rưỡi), quân trang mùng nàn chiếu võng và lương khô khoảng 20 cân, một bi đông nước và cái xẻng. Như vậy sơ sơ là 30 cân rồi.
Trong một Đại đội bộ binh, có một trận địa DKZ (hoặc cối 82). Đội này thường là hỏa lực yểm trợ, có sức tiêu diệt các mục tiêu chủ chốt của đối phương. Các chiến sỹ này là "chân tay to" nhất=)).
Khi triển khai tấn công, nếu phải dùng hỏa lực tập trung để mở cửa thì các cụ sẽ được cấp thêm TNT rời để làm bộc phá, lượng nổ dài, lượng nổ khối... tùy theo mục đích (phá rào thép gai hay lô cốt) mà trọng lượng sẽ khách nhau. Khi mang lượng nổ thì khỏi cần ba lô (vì lúc đó là sắp táng nhau rồi:)) ), mỗi lượng nổ chắc cũng chỉ bằng 1 phần 10 cái ba lô, dưng cơ mà em thấy nó năng kinh hoàng... Vì phải tự vác lên hỏa điểm mà đặt, rồi còn tự điểm hỏa nữa... Nói túm lại là nặng ngàn cân=))... Chính bởi thế nên em cứ lẩm bẩm "gieo thái sơn nhẹ tự hồng mao" các cụ ợ. Bủm một cái thì ae mình bay như lá:-bd

Mà các cụ cũng không cần phải bận tâm đâu. Khi tổng động viên thì quân chủ lực và dự bị động viên đã quần nhau chán rồi. Trong thời gian đó, các cụ sẽ được huấn luyện tân binh. Chỉ cần chăm chỉ đôi tháng là leo đồi băng băng ngay thôi. Có điều khi nghe súng nổ thì khác à! Thú thật là lần đầu tiên chứng kiến diễn tập mở cửa đánh chiếm đầu cầu, em chẳng nhấc được chân lên nữa:)) Đến khi cửa mở, đằng sau nó thúc quá nên em cũng xung phong... Chạy một lúc thì cũng hoàn hồn. Cũng bắn găm, bắn gần như ai.
Bây giờ không nghe tiếng nổ cũng thấy nhớ... Dưng cơ mà cứ nghe thấy tiếng còi là hãi:)) trước thì hãi cu em Trung đội trưởng nó báo động, giờ hãi... công an=))
 
Chỉnh sửa cuối:

MoonMax

Xe điện
Biển số
OF-19478
Ngày cấp bằng
4/8/08
Số km
3,121
Động cơ
528,334 Mã lực
Cũng tùy mục đích của chuyến hành quân để người ta quyết định . Đợt nhà cháu phải đi ( 1984 Biên giới ĐL LSơn ) khoảng gần 25km đường hỗn hợp thành lập trận địa dự phòng mới .
Đi bộ (oải chưa ) từ sáng 6h30' đến chiều tầm 4h mới tới nơi , trưa cơm sấy ngâm nước suối ( loại này sợ đến giờ ). Bắt buộc : ( Quân tư trang cá nhân + súngAK + 3-4 băng đạn ) + 1 xẻng + 1 lưỡi cuốc chim + Gạo mươi kí hoặc khênh thực phẩm thịt ướp , rau xanh .. ( có người thì súng , đạn, xà beng dài 2m D=25mm ) . Càng đi thì đôi vai như đeo cùm ấy, chân mỏi rã phồng rộp , khát nước, nhất là đoạn leo dốc thì thôi rồi . Nhưng vài hôm sau có tiếp phẩm thì xe oto chỉ cách đó một đoạn xa thôi . ( Cay thía )
Cụ ơi em hỏi tí:

Mỗi người một cơ số đạn 3-4 băng ( mõi băng 30 v) nếu đánh nhau bắn tẹo là hết thì tiếp đạn thế nào? đánh giáp lá cà à?
Lưỡi cuốc chim thế không có cán à cụ?
 

tainon

Xe điện
Biển số
OF-6949
Ngày cấp bằng
11/7/07
Số km
3,962
Động cơ
576,110 Mã lực
Em thấy chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc như Hàn Quốc rất hay. Giáo dục cả thể lực lẫn tinh thần, sẽ tăng được đáng kể năng lực làm việc của thanh niên.
 

Frech

Xe điện
Biển số
OF-84033
Ngày cấp bằng
29/1/11
Số km
2,253
Động cơ
434,020 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai, Hà Nội
Đi nghĩa vụ quân sự được rất nhiều nước du trì (trong đó có VN), nhưng phải tùy và cấp độ "cần thiết" mà huy động lực lượng. Nếu không cân đối được giữa "nghĩa vụ" và "hoàn cảnh thực tế" thì rất dễ dẫn đến lạm chi kinh phí quân sự. Điều này ảnh hưởng đến kinh tế quốc dân.
Hiện chủ trương của VN là duy trì hệ thống quân sự ở mức trung bình, hạ mức nghĩa vụ thường trực, tăng lực lượng dự bị động viên và tập trung giáo dục quốc phòng trên diện rộng. Có nghĩa là tinh giảm biên chế kết hợp hiện đại hóa quân đội. Tập trung huấn luyện bộ đội và giảm thời hạn phục vụ (3 năm nghĩa vụ rút xuống 2). Tăng cường quản lý quân dự bị và các lực lượng vũ trang tại chỗ (dân quân, tự vệ, thanh niên xung kích...) Phát triển giáo dục quốc phòng (trong sinh viên và các học sinh trung học, trung học chuyên nghiệp).
Đây là một động thái được coi là rất "hợp thời" vì với kiến thức sơ đẳng về kỹ chiến thuật các học sinh, sinh viên và thanh niên có thể nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống của người lình. Người chiến sỹ (lính nghĩa vụ) có thời gian thao luyện đủ nhiều để có thể bảo vệ tổ quốc khi cần, nhưng cũng không mất quá nhiều thời gian (tuổi xuân) để phục vụ quân ngũ. Với lực lượng lao động "có rèn luyện" thì các thanh niên có thể đóng góp cho nền sản xuất quốc nội nhiều hơn là chỉ biết cầm súng. Khi ra quân các chiến sỹ trở thành lực lượng dự bị động viên. Như vậy là cân đối hài hòa giữa mục tiêu sản xuất và sẵn sàng chiến đấu.
Các bạn trẻ bị (hoặc "được" - tùy theo cách nghĩ của các bạn) gọi nghĩa vụ, là đứng trước một thử thách. Các bạn được huấn luyện để biết cái gian khổ (thực ra thì cũng chưa khổ lắm đâu). Chỉ khi biết cái khổ thì đến khi bị khổ thật, mình mới không bị sốc. Nói chung, đây cũng là một trải nghiệm của cuộc sống. Đừng nghĩ đi lính là hèn, hãy nghĩ là đi thử cho quen thì sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top