Việc tên trộm đột nhập vào nhà để trộm tài sản nhưng bị gia chủ phát hiện và có ý định muốn thủ tiêu, "giết người diệt khẩu". Trong trường hợp đó, nếu bạn không có những hành động chống trả thì chắc chắn sẽ có những hậu quả đáng tiếc xảy ra. Bởi gần đây có nhiều trường hợp khi kẻ trộm bị chủ nhà phát hiện đã tấn công lại dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Do đó sẽ có hai trường hợp chống trả khi tên trộm tấn công dẫn tới các hệ quả pháp lý như sau:
Thứ nhất: Trường hợp phòng vệ chính đáng: Căn cứ vào khoản 1 Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:
"1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm."
Theo đó, khi kẻ trộm bị bạn phát hiện và tấn công bạn bằng một số vũ khí nguy hiểm đe dọa tính mạng, khiến bạn bị thương (dùng dao đâm, chém bạn, ...) bạn được quyền chống trả trước những sự tấn công từ phía kẻ trộm và trường hợp trong lúc giằng co, khống chế bạn lỡ tay đánh chết kẻ trộm. Việc chống trả với kẻ trộm không nhằm mục đích giết chết kẻ trộm mà để phản kháng lại các hành vị nguy hiểm đe dọa mạng sống của mình thì được coi là trường hợp phòng vệ chính đáng, và bạn phải chứng minh có việc phòng vệ chinhs đáng, bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Thứ hai: Trường hợp vượt quá phòng vệ chính đáng: Căn cứ vào khoản 2 Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:
"2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này."
Đối với các hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật. Việc xác định như thế nào là vượt quá phòng vệ chính đáng sẽ do cơ quan có thẩm quyền đánh giá dựa trên tính chất, mức độ, mục địch của hành vi gây thiệt hại và hành vi phòng vệ.
Tuy nhiên, việc xác định hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trên thực tế có những khó khăn nhất định, do đó với mỗi trường hợp khác nhau cơ quan có thẩm quyền đưa ra các yếu tố đánh giá khác nhau.
Trong nhiều trường hợp, việc bạn có thuộc trường hợp phòng vệ chính đang hay vượt quá phòng vệ chính đáng phụ thuộc vào từng tình tiết cụ thể. Ví dụ cũng trong trường hợp phát hiện trộm đột nhập, bị phát hiện kẻ trộm cầm dao dọa tấn công/ tấn công bạn, lúc này bạn có quyền phòng vệ chính đáng tuy nhiên bạn lại là một người có võ, trước hành động của kẻ trộm bạn cũng cầm dao chống trả và lỡ đâm chết kẻ trộm. Mặc dù bạn không phải cố ý và mục đích của bạn không để giết người nhưng bạn phải chịu trách nhiệm hình sự về "tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội" được quy định tại Điều 126 Bộ luật Hình sự 2015:
"1. Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.".
Chú ý:
- Hành vi chống trả lại kẻ trộm để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình (tính mạng), bạn vô tình làm tên trộm chết nhưng xét tổng thể các yếu tố thì hành vi chống trả này là không quá mức thì dù nạn nhân có bị chết, bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Nếu hành vi xâm phạm/đe dọa đến tài sản, tính mạng của kẻ trộm vừa mới chấm dứt và không còn nguy cơ tiếp diễn nữa hoặc trường hợp hành vi xâm hại của kẻ trộm đã kết thúc nhưng bạn nhầm tưởng hành vi đó vẫn còn tiếp diễn nên đã có hành vi tấn công làm kẻ trộm chết thì bạn phạm tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 126).