[Funland] Trẻ con học bơi và Đi bơi cùng trẻ con

Bắp cải

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-201067
Ngày cấp bằng
7/7/13
Số km
3,934
Động cơ
352,630 Mã lực
Nơi ở
vườn rau
Em cũng cho bọn f1 học bơi ở gâbf nha ...nhưng chỉ sợ lúc biết bơi rồi lại tinh tướng thì chết...khá nhiều vụ đuối nước là do biết bơi chứ thằng ko biết bơi thì phần lớn sợ ở trên bờ nhiều hơn :(
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
8,801
Động cơ
9,376 Mã lực
e ko hiểu cụ nói gì, muốn có người chết đuối đúng ko ?
Cụ ấy đâu ý gì. Đúng là nếu ko biết bơi thì với nước chừng 1m vẫn có thể chết đuối nếu hoảng loạn.

Học bơi sẽ bình tĩnh và còn bơi đc lâu, khỏe người.
 

VIKO L

Xe container
Biển số
OF-346330
Ngày cấp bằng
11/12/14
Số km
5,218
Động cơ
340,909 Mã lực
Không em dạy trên này, nếu bác có thời gian em tập trung dạy thứ 7, cn tăng cường cho thoải mái thời gian nhé! Chắc f1 nhà bác cũng lớn rồi?
F1 nhà e là gái mới 7 tuổi thôi, mợ kèm vào được những h nào ạ.
Mai em và con gái bơi Hapulico tầm 10h. Cụ nào đến em quẹt thẻ cho (50k) chứ mua vé lẻ 120k hơi xót. Em chỉ cách bơi cho.

Số em O946694123, sms cho tiện.
Hnay cụ/mợ có ra đấy k ợ ?
 

Bobby09120

Xe tải
Biển số
OF-185704
Ngày cấp bằng
16/3/13
Số km
260
Động cơ
336,361 Mã lực
Cũng đang cân nhắc cho f1 đi học bơi, cháu dạy không có kỹ năng hix
 

dealer-ck

Xe điện
Biển số
OF-360108
Ngày cấp bằng
26/3/15
Số km
2,474
Động cơ
277,107 Mã lực
Nhân đọc bài này: http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/lat-thuyen-tren-ho-tri-an-3-chau-be-tu-vong-3230351.html
Mới nhận ra: Người lớn liều lĩnh quá, ko chuẩn bị cái gì cho trẻ em (có khi cho cả chính mình).

Con tôi, 1 đứa bơi được bằng bố (tức là ở mức độ nổi được); 1 đứa nhỏ thậm chí sợ nước.

Các bác có chỗ nào dạy bơi tử tế ko, cho cả bố và con??
Bác ở Hn thì ra bể bơi phố phạm ngũ lão, nhà khách quân đội, bể nước mặn, nhiều trẻ em học bơi, có giáo viên dạy riêng. Thi thoảng có mấy e tây lông xinh phết. Đặc biệt là ko nhôm nhoạm, rất trật tự.
 

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
3,860
Động cơ
422,627 Mã lực
(Bài của Phạm Anh Tuấn, trích)
Sai lầm của các giáo trình và phương pháp dạy bơi là tập cho ta sự “nỗ lực làm nổi”. Chính “nỗ lực làm nổi” đã tạo cho ta tâm lý “sợ chìm”, càng sợ bị chìm, ta càng dễ bị chìm hơn và ta sẽ dễ phát hoảng khi bị “chìm”. “Nỗ lực làm nổi” ban đầu được hỗ trợ bằng hai cái phao nhỏ đeo ở nách và một miếng xốp đeo ở lưng. Dần dần, khi đã quen, “nỗ lực làm nổi” sẽ được thay bằng các động tác liên hoàn để giữ cho cơ thể ta luôn nổi trên mặt nước. Đó là học bơi theo giáo trình.
Với tôi, “biết bơi” có hai thứ hạng là bơi nổi và bơi chìm.
“Bơi nổi” là cách bơi mà bạn được học khi đăng ký học bơi. Đối với những người này, dù đã biết bơi(*), nguy cơ bị chết đuối ở trong tự nhiên vẫn cao như người không biết bơi, thậm chí cao hơn.
“Bơi chìm” là cách bơi mang tính nhận thức: Bạn phải hiểu được nước, phải hòa vào nước, đi trong nước, nghe trong nước, nhìn trong nước, bạn không cần nhiều nỗ lực để “làm nổi” lên mặt nước, ngoại trừ để hít chút không khí. Khi đã thực sự biết bơi, bạn sẽ thấy nước không hề nguy hiểm, mà trái lại, là một môi trường đầy quyến rũ.
Biết bơi theo hai nghĩa trên, giống như đối với một đứa trẻ, vừa phải biết cách học giỏi vừa phải biết cách sống tốt. Mà … thực ra, chỉ cần biết cách sống tốt đã là giỏi lắm rồi.
Tôi muốn bạn bắt đầu bằng sự “chìm”.
Ở một độ sâu vừa phải (do bạn chọn), bạn hãy thả lỏng cơ thể, hít một hơi vừa phải, nhắm mắt và buông người nằm sấp để cho cơ thể chìm tự nhiên trong làn nước.
Lần thứ hai, hãy hít một hơi dài hơn, và lặp lại như lần thứ nhất, nhưng bây giờ bạn hãy mở mắt ra, và thở ra nhè nhẹ để tự mình nhìn thấy những bọt khí nổi lên trong nước.
Lần thứ ba, cũng như vậy, nhưng hãy bắt đầu nhìn ra xung quanh bạn, hãy cảm nhận cơ thể bạn trong nước, hãy đưa tay ra để nhìn ngắm bàn tay mình, thử động đậy chân.
Bạn hãy lặp lại vài lần và sẽ nhận ra rằng mình “chưa hề chìm”, cho dù mình có buông xuôi tay chân và nằm sấp trong nước, cơ thể mình vẫn nổi. Nước sẽ đưa ta nổi lên, vô điều kiện.
Vậy “nỗ lực làm nổi” là không cần thiết. Khi đã làm quen với nước, bạn sẽ cảm nhận nó, như là không khí. Bạn ở trong nước và bạn nổi, điều đó tự nhiên như khi ta đứng trên mặt đất.
Việc còn lại của bạn là học cách hít thở và di chuyển bằng những động tác đơn giản, có thể học từ một con ếch.
Cách dạy bơi của tôi rất hiệu quả, vì những người được tôi dạy chỉ mất 30 phút để bơi và bơi rất tự nhiên, như đã nói ở trên, như người ta đi bộ.
Cho tôi lạc đề chút xíu:
Trong cuộc sống nói chung, con người đều được giáo dục để ít nhiều tập được tính “nỗ lực làm nổi”. Nhưng bằng những thành công và đẳng cấp cụ thể (mà đôi khi rất hư ảo), người ta không hề nhận ra “nỗ lực làm nổi” ấy là một sự lãng phí thời gian.
Cuộc sống cũng có qui luật như tự nhiên, mà chữ “tự nhiên” bản thân nó cũng nói lên được bản chất của cuộc sống rồi. Đôi khi, cứ sống tự nhiên thôi. Sống như cái cây ngọn cỏ, như con thú trong rừng. Bớt “nỗ lực làm nổi”, cuộc sống sẽ nhẹ nhàng hơn chăng?
Đừng sợ chìm, không chìm được đâu. Khi không cảm thấy bị chìm, khi cảm thấy mình tự nhiên nổi, thì mọi việc còn lại như hít thở, khua tay, đạp chân sẽ trở nên tự nhiên và dễ dàng.
(*) Tác giả coi những người biết bơi theo phương pháp “nỗ lực làm nổi” là người chưa hẳn đã biết bơi.
 

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
3,860
Động cơ
422,627 Mã lực
Nếu dạy bơi chỉ là cầm tay,nắm chân trẻ con,đếm,ra lệnh hít vào,thở ra.v.v.thì lúc đó não của cả học sinh lẫn giáo viên sẽ chết.Và ko có gì xa rời thực tế hơn thế.Đó ko phải là giáo dục.Để cho Tự nhiên làm công việc đó có phải nhàn nhã biết bao nhiêu.Đứa bé sẽ vô cùng hạnh phúc trong làn nước mát mà lại rẻ tiền.
 

The Killer

Xe điện
Biển số
OF-87353
Ngày cấp bằng
1/9/09
Số km
4,120
Động cơ
488,520 Mã lực
(Bài của Phạm Anh Tuấn, trích)
Sai lầm của các giáo trình và phương pháp dạy bơi là tập cho ta sự “nỗ lực làm nổi”. Chính “nỗ lực làm nổi” đã tạo cho ta tâm lý “sợ chìm”, càng sợ bị chìm, ta càng dễ bị chìm hơn và ta sẽ dễ phát hoảng khi bị “chìm”. “Nỗ lực làm nổi” ban đầu được hỗ trợ bằng hai cái phao nhỏ đeo ở nách và một miếng xốp đeo ở lưng. Dần dần, khi đã quen, “nỗ lực làm nổi” sẽ được thay bằng các động tác liên hoàn để giữ cho cơ thể ta luôn nổi trên mặt nước. Đó là học bơi theo giáo trình.
Với tôi, “biết bơi” có hai thứ hạng là bơi nổi và bơi chìm.
“Bơi nổi” là cách bơi mà bạn được học khi đăng ký học bơi. Đối với những người này, dù đã biết bơi(*), nguy cơ bị chết đuối ở trong tự nhiên vẫn cao như người không biết bơi, thậm chí cao hơn.
“Bơi chìm” là cách bơi mang tính nhận thức: Bạn phải hiểu được nước, phải hòa vào nước, đi trong nước, nghe trong nước, nhìn trong nước, bạn không cần nhiều nỗ lực để “làm nổi” lên mặt nước, ngoại trừ để hít chút không khí. Khi đã thực sự biết bơi, bạn sẽ thấy nước không hề nguy hiểm, mà trái lại, là một môi trường đầy quyến rũ.
Biết bơi theo hai nghĩa trên, giống như đối với một đứa trẻ, vừa phải biết cách học giỏi vừa phải biết cách sống tốt. Mà … thực ra, chỉ cần biết cách sống tốt đã là giỏi lắm rồi.
Tôi muốn bạn bắt đầu bằng sự “chìm”.
Ở một độ sâu vừa phải (do bạn chọn), bạn hãy thả lỏng cơ thể, hít một hơi vừa phải, nhắm mắt và buông người nằm sấp để cho cơ thể chìm tự nhiên trong làn nước.
Lần thứ hai, hãy hít một hơi dài hơn, và lặp lại như lần thứ nhất, nhưng bây giờ bạn hãy mở mắt ra, và thở ra nhè nhẹ để tự mình nhìn thấy những bọt khí nổi lên trong nước.
Lần thứ ba, cũng như vậy, nhưng hãy bắt đầu nhìn ra xung quanh bạn, hãy cảm nhận cơ thể bạn trong nước, hãy đưa tay ra để nhìn ngắm bàn tay mình, thử động đậy chân.
Bạn hãy lặp lại vài lần và sẽ nhận ra rằng mình “chưa hề chìm”, cho dù mình có buông xuôi tay chân và nằm sấp trong nước, cơ thể mình vẫn nổi. Nước sẽ đưa ta nổi lên, vô điều kiện.
Vậy “nỗ lực làm nổi” là không cần thiết. Khi đã làm quen với nước, bạn sẽ cảm nhận nó, như là không khí. Bạn ở trong nước và bạn nổi, điều đó tự nhiên như khi ta đứng trên mặt đất.
Việc còn lại của bạn là học cách hít thở và di chuyển bằng những động tác đơn giản, có thể học từ một con ếch.
Cách dạy bơi của tôi rất hiệu quả, vì những người được tôi dạy chỉ mất 30 phút để bơi và bơi rất tự nhiên, như đã nói ở trên, như người ta đi bộ.
Cho tôi lạc đề chút xíu:
Trong cuộc sống nói chung, con người đều được giáo dục để ít nhiều tập được tính “nỗ lực làm nổi”. Nhưng bằng những thành công và đẳng cấp cụ thể (mà đôi khi rất hư ảo), người ta không hề nhận ra “nỗ lực làm nổi” ấy là một sự lãng phí thời gian.
Cuộc sống cũng có qui luật như tự nhiên, mà chữ “tự nhiên” bản thân nó cũng nói lên được bản chất của cuộc sống rồi. Đôi khi, cứ sống tự nhiên thôi. Sống như cái cây ngọn cỏ, như con thú trong rừng. Bớt “nỗ lực làm nổi”, cuộc sống sẽ nhẹ nhàng hơn chăng?
Đừng sợ chìm, không chìm được đâu. Khi không cảm thấy bị chìm, khi cảm thấy mình tự nhiên nổi, thì mọi việc còn lại như hít thở, khua tay, đạp chân sẽ trở nên tự nhiên và dễ dàng.
(*) Tác giả coi những người biết bơi theo phương pháp “nỗ lực làm nổi” là người chưa hẳn đã biết bơi.
Đọc thì dài, nhưng túm lại là cách truyền đạt với việc làm quen và kĩ năng cần thiết với nước trước khi học bơi thôi bác ạ (truyền cảm hứng), cái này nhiều người thường bỏ qua trước khi tập, nhưng em vẫn luôn hướng dẫn.
 

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
3,860
Động cơ
422,627 Mã lực
Bản thân em cũng từng là giáo viên bơi nhưng em thấy cách dạy bơi kiểu như hiện nay có nhiều điêù ko ổn.Nó sai lầm từ lý thuyết cho đến sư phạm thực hành.Nó lãng phí rất nhiều thời gian và tiền bạc của cả phụ huynh lẫn giáo viên.Thay vì tạo ra một môi trường cho trẻ con có thể tự học thì người lớn áp dụng một cách máy móc cùng một cách dạy lên tất cả các đứa trẻ bất chấp sự khác biệt thể chất của chúng.Thay vì là một môn ngoại khóa vui vẻ với sự tham gia của tất cả các thành viên trong gia đình thì phụ huynh chỉ ngồi trên bờ và tán gẫu với nhau.Giáo viên thì vì đồng tiền và áp lực tiến độ mà ra sức gào thét,ra lệnh thậm chí dìm đứa trẻ để chúng biết thế nào là thở.Tôi từng chứng kiến một tay giáo viên dìm một đứa trẻ ho sặc sụa trong vòng năm phút với sự đồng tình của cả phụ huynh.Phần lớn lỗi nằm ở phụ huynh khi họ kỳ vọng quá cao vào con mình.Có những đứa trẻ mặc dù đã biết bơi sau khoảng một tuần và phụ huynh chắc mẩm thế là ok,sau đó họ ko cho con đi bơi nữa.Một năm sau đứa bé lại tái mù bơi và lại học thêm khóa nữa.Có những đứa trẻ biết bơi ếch rồi,bố mẹ bắt nó học tiếp bơi sải và tiếp theo là bơi bướm.Chẳng biết để làm gì,chắc muốn làm một Ánh Viên,Quý Phước...Đứa bé đáng ra có những ngày hè hạnh phúc dưới nước thì lại lao đầu vào những khóa học bơi đầy áp lực,tất cả chỉ vì nỗi lo sợ đuối nước đc thổi phồng.Xin quý vị lưu ý một điều,tỉ lệ đuối nước ở các tp lớn là rất thấp.Người cần đc dạy bơi là trẻ em nông thôn thì đúng hơn.
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
8,801
Động cơ
9,376 Mã lực
Trẻ em ở tp ko sợ đuối nước vì ao lấp cây chặt hết rồi. Họ đưa đi bơi là để con có một môn thể thao.

Bơi, lái xe... chỉ là phản xạ được lặp đi lặp lại nhiều lần là quen, chả cần thông minh kiểu tư duy logic gì ở đây cả. Cho nên cac cụ cứ bình tĩnh mà tập. Em thấy kém nhất thì cũng khoảng 10 buổi là đc.

30' mà bơi được như cụ gì ở trên nói thì thật tuyệt vời, em ko thể tin đc vì em chưa chứng kiến ai như thế.
 

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
3,860
Động cơ
422,627 Mã lực
Trẻ em ở tp ko sợ đuối nước vì ao lấp cây chặt hết rồi. Họ đưa đi bơi là để con có một môn thể thao.

Bơi, lái xe... chỉ là phản xạ được lặp đi lặp lại nhiều lần là quen, chả cần thông minh kiểu tư duy logic gì ở đây cả. Cho nên cac cụ cứ bình tĩnh mà tập. Em thấy kém nhất thì cũng khoảng 10 buổi là đc.

30' mà bơi được như cụ gì ở trên nói thì thật tuyệt vời, em ko thể tin đc vì em chưa chứng kiến ai như thế.
Cụ ấy là Phạm anhTuấn,giám đốc trung tâm e-bơi.Thực ra phương pháp của cụ ấy nghe có vẻ lạ lẫm nhưng ko hề quá cao siêu.Đây là pp giáo dục dựa vào Tự nhiên để kích hoạt bản năng bơi của đứa bé mà thế giới biết đến từ lâu rồi.Với những người ngoại đạo thì thấy nó rất nghịch lý nhưng em từng kiểm nghiệm và thấy nó đúng là như vậy.Với pp này em có thể hướng dẫn kể cả bố mẹ ko biết bơi có thể dậy con bơi.
 

vihali

Xe container
Biển số
OF-14218
Ngày cấp bằng
23/3/08
Số km
8,801
Động cơ
9,376 Mã lực
Cụ ấy là Phạm anhTuấn,giám đốc trung tâm e-bơi.Thực ra phương pháp của cụ ấy nghe có vẻ lạ lẫm nhưng ko hề quá cao siêu.Đây là pp giáo dục dựa vào Tự nhiên để kích hoạt bản năng bơi của đứa bé mà thế giới biết đến từ lâu rồi.Với những người ngoại đạo thì thấy nó rất nghịch lý nhưng em từng kiểm nghiệm và thấy nó đúng là như vậy.Với pp này em có thể hướng dẫn kể cả bố mẹ ko biết bơi có thể dậy con bơi.
Em ko chém pp của cụ ấy vì trước khi bơi chuẩn, em cũng ngụp lặn chán chê và làm chủ tình trạng dưới nước. Em đồng ý là pp này cũng tốt. Tuy nhiên, ko thể coi pp hiện nay là vứt sọt rác đc. Khi đã biết một kiểu bơi, người ta tự tin hơn và sẽ làm chủ khi trong nước. Chỉ là 2 cách tiếp cận.

Còn vụ 30' mà bơi đc thì em e là hơi chém. Mà cũng tùy định nghĩa bơi, như cụ ấy, em ko tin người học bơi sau 30' đi đc 5m. Với em, ko bơi được 100m, ko gọi là bơi.
 
Chỉnh sửa cuối:

Sô lếch Mù

Xe điện
Biển số
OF-105051
Ngày cấp bằng
7/7/11
Số km
3,860
Động cơ
422,627 Mã lực
Em ko chém pp của cụ ấy vì trước khi bơi chuẩn, em cũng ngụp lặn chán chê và làm chủ tình trạng dưới nước. Em đồng ý là pp này cũng tốt. Tuy nhiên, ko thể coi pp hiện nay là vứt sọt rác đc. Khi đã biết một kiểu bơi, người ta tự tin hơn và sẽ làm chủ khi trong nước. Chỉ là 2 cách tiếp cận.

Còn vụ 30' mà bơi đc thì em e là hơi chém. Mà cũng tùy định nghĩa bơi, như cụ ấy, em ko tin người học bơi sau 30' đi đc 5m. Với em, ko bơi được 100m, ko gọi là bơi.
Vấn đề đặt ra là giáo dục theo lứa tuổi.Dạy bơi ko khác gì dạy tiếng Anh.Thay vì tạo ra môi trường kích thích trẻ học bơi thì người ta làm ngược lại với giả định trẻ là người lớn thu nhỏ và tha hồ áp đặt ý chí chủ quan của người lớn,các giáo trình khô cứng lên vai đứa trẻ.Điều đó trái với tự nhiên.
Tôi tin chắc một điều,một đứa trẻ được tiếp xúc với nước thường xuyên kiểu gì cũng biết bơi trước năm 10 tuổi.Tự nhiên đã quy định như vậy và việc chúng biết bơi là điều tất yếu.Vậy trẻ ko biết bơi là lỗi của bố mẹ chứ ko phải của chúng.
 

raklei

Xe container
Biển số
OF-1342
Ngày cấp bằng
15/8/06
Số km
5,368
Động cơ
622,433 Mã lực
Tuổi
114
Đọc thì dài, nhưng túm lại là cách truyền đạt với việc làm quen và kĩ năng cần thiết với nước trước khi học bơi thôi bác ạ (truyền cảm hứng), cái này nhiều người thường bỏ qua trước khi tập, nhưng em vẫn luôn hướng dẫn.
cụ chắc ngày trc vđv bơi, cụ cho hỏi tiêu chí thế nào để tìm người có năng khiếu bơi lội, thấy bảo có bàn tay to và cánh tay dài (như cái mái chèo), ngoài ra còn gì nữa ko ?
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
27,499
Động cơ
727,965 Mã lực
Bản thân em cũng từng là giáo viên bơi nhưng em thấy cách dạy bơi kiểu như hiện nay có nhiều điêù ko ổn.Nó sai lầm từ lý thuyết cho đến sư phạm thực hành.Nó lãng phí rất nhiều thời gian và tiền bạc của cả phụ huynh lẫn giáo viên.Thay vì tạo ra một môi trường cho trẻ con có thể tự học thì người lớn áp dụng một cách máy móc cùng một cách dạy lên tất cả các đứa trẻ bất chấp sự khác biệt thể chất của chúng.Thay vì là một môn ngoại khóa vui vẻ với sự tham gia của tất cả các thành viên trong gia đình thì phụ huynh chỉ ngồi trên bờ và tán gẫu với nhau.Giáo viên thì vì đồng tiền và áp lực tiến độ mà ra sức gào thét,ra lệnh thậm chí dìm đứa trẻ để chúng biết thế nào là thở.Tôi từng chứng kiến một tay giáo viên dìm một đứa trẻ ho sặc sụa trong vòng năm phút với sự đồng tình của cả phụ huynh.Phần lớn lỗi nằm ở phụ huynh khi họ kỳ vọng quá cao vào con mình.Có những đứa trẻ mặc dù đã biết bơi sau khoảng một tuần và phụ huynh chắc mẩm thế là ok,sau đó họ ko cho con đi bơi nữa.Một năm sau đứa bé lại tái mù bơi và lại học thêm khóa nữa.Có những đứa trẻ biết bơi ếch rồi,bố mẹ bắt nó học tiếp bơi sải và tiếp theo là bơi bướm.Chẳng biết để làm gì,chắc muốn làm một Ánh Viên,Quý Phước...Đứa bé đáng ra có những ngày hè hạnh phúc dưới nước thì lại lao đầu vào những khóa học bơi đầy áp lực,tất cả chỉ vì nỗi lo sợ đuối nước đc thổi phồng.Xin quý vị lưu ý một điều,tỉ lệ đuối nước ở các tp lớn là rất thấp.Người cần đc dạy bơi là trẻ em nông thôn thì đúng hơn.
Tôi thì ko phải giáo viên bơi, bản thân cũng chỉ dừng ở mức "nổi được".
Và tôi nghĩ thế này: Nhu cầu của phụ huynh nói riêng, của mọi người nói chung, là nên biết bơi, để khi hữu sự, bơi vào bờ được thì ít; nhưng để nổi được cho tới khi đội rescue đến thì nhiều hơn nhiều lần.

Cách dậy của bác có thể cho ai đó biết bơi, nhưng chắc là khó áp dụng:
- Ban đầu, trẻ cần biết bơi đúng kiểu (kiểu ấy đã được phổ cập trong mọi giáo trình).
- Khi tập kiểu ấy, ví dụ bơi ếch ko ướt đầu chẳng hạn, tự người bơi sẽ biết tiết giảm sức lực, để khi nào cần nhanh, khi nào chỉ cần nổi......

Ví dụ: Thời sông Hồng còn nước nổi, Ánh Viên + Quý Phước xuống đấy chắc cũng tèo. Vậy, hiệu quả hơn là cố gắng nổi, rồi từ từ dạt dần vào bờ. Còn cái bờ ấy ở Thái Bình cũng được, miễn là vào được bờ.

Ý tôi là, thực sự cần những người có chuyên môn bơi, để có thể dậy cho người khác cách thức điều tiết sức lực hợp lý tại những hoàn cảnh nhất định, với mục đích tối thượng là thoát chết, chứ ko phải cạnh tranh với Ánh Viên.
Vài dòng chia sẻ hoàn toàn phi chuyên môn, bác giải đáp giùm.
 
Chỉnh sửa cuối:

Vanh123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52027
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
5,195
Động cơ
497,957 Mã lực
Cụ ấy là Phạm anhTuấn,giám đốc trung tâm e-bơi.Thực ra phương pháp của cụ ấy nghe có vẻ lạ lẫm nhưng ko hề quá cao siêu.Đây là pp giáo dục dựa vào Tự nhiên để kích hoạt bản năng bơi của đứa bé mà thế giới biết đến từ lâu rồi.Với những người ngoại đạo thì thấy nó rất nghịch lý nhưng em từng kiểm nghiệm và thấy nó đúng là như vậy.Với pp này em có thể hướng dẫn kể cả bố mẹ ko biết bơi có thể dậy con bơi.
Lứa 7x như bọn em toàn tự học cách "nổi" đúng như bài của cụ, hồi học cấp 2-3 bọn em toàn vượt sông Hồng - sông Đuống bẻ ngô, trộm khoai, mỗi khi lên bờ mồm mũi tranh nhau thở. Giờ thỉnh thoảng vẫn làm vòng qua sông nhưng bơi kiểu "dưỡng sinh" thấy khỏe re.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top