- Biển số
- OF-333492
- Ngày cấp bằng
- 5/9/14
- Số km
- 10,374
- Động cơ
- 519,647 Mã lực
Chuyện lạ ở làng: Bi hài trâu… “pê đê”
Song có lúc nó vẫn thực hiện cái bản năng với các con trâu cái như những con trâu đực khỏe mạnh khác. Điều đặc biệt là tất cả các con trâu cái được con trâu đực này giao phối đều không thể thụ thai và sự “trắng đen” chỉ rõ khi họ làm thịt nó.
Trường hợp hy hữu này xảy ra với con trâu của anh Nguyễn Văn M ở thôn Xịa, xã Điền Trung (Bá Thước, Thanh Hóa). Anh M kể năm 2011, sau nhiều năm tích cóp vợ chồng anh đã quyết định mua một con trâu đực ở làng bên để lấy sức cày bừa, kéo xe. Hôm dắt trâu về hàng xóm ai cũng khen là con trâu đẹp, hiền, da đen bóng, nên vợ chồng anh rất vui. Sau gần 3 năm chăm bẵm con trâu đực ngày càng trưởng thành, to khỏe.
Những năm trước, ở thôn Xịa người dân chủ yếu nuôi trâu thả rông là chính, hộ nuôi trâu đực, hộ nuôi trâu cái, nên khi đến kỳ thụ tinh chúng tự tìm đến với nhau để giao phối. Vài năm gần đây, do diện tích chăn thả bị thu hẹp, các bãi cỏ trước kia nay đã được cày lên trồng mía, vì thế số hộ nuôi trâu cũng giảm, đặc biệt là trâu đực. Trong làng chỉ còn 3 – 4 hộ nuôi trâu đực, nhưng chủ yếu nuôi theo thương pháp chăn dắt, chứ không thả rông như trước. Vì vậy khi trâu cái đến kỳ thụ tinh, các gia đình đều phải đến những hộ có trâu đực “xin giống”. Nhưng lượng trâu cái nhiều, trâu đực chỉ có vài con, hơn nữa trâu đực chủ yếu là trâu kéo, nên gia chủ rất hạn chế cho “xin giống” vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe trâu.
Từ khi con trâu đực của anh M trưởng thành, những hộ nuôi trâu cái ở thôn mừng ra mặt, vì chỉ có trâu anh M là còn thả rông theo đàn trâu làng, hơn nữa gia đình anh M chủ yếu dùng cho cày bừa là chính, nên có thể “xin giống” dễ hơn. Năm 2013, ở thôn có tới hơn chục hộ “xin giống” trâu của anh M. Trâu thường chửa dài (độ 12 tháng) mới sinh, nên việc phát hiện trâu cái đã thụ thai được hay chưa là rất khó, phải mất 6 – 7 tháng mới có biểu hiện, nhưng cũng có con phải 8 – 9 tháng mới có biểu hiện khác.
Việc nghi vấn chất lượng giống của trâu anh M có “vấn đề” chỉ manh nha khi bà Thanh, bà Hằng, bà Tám… đi họp thôn ngồi gần nhau. Trong giờ giải lao, bà Thanh than vãn: “Con trâu cái nhà tôi thường đẻ mắn lắm, những năm trước tôi toàn “xin giống” trâu nhà anh H, cứ mỗi năm một lứa. Năm ngoái “xin giống” trâu nhà anh M, gần một năm rồi mà chẳng thấy động đậy gì, kiểu này mất toi lứa trâu rồi”.
Nghe bà Thanh nói vậy, bà Hằng, bà Tám và những người ngồi xung quanh có trâu “xin giống” trâu anh M ai nấy đều mắt chữ A, mồm chữ O: “Con trâu mẹ nhà tôi cả thôn ai chẳng biết nó đẻ mắn và rất khéo nuôi con. Nhưng lần này tôi lấy giống 8 – 9 tháng nay rồi mà chẳng thấy biểu hiện gì, có khi lần này “điếc” rồi cũng nên”... Câu chuyện cứ thế, hết người này phàn nàn, đến người kia phàn nàn, hết giờ giải lao mà câu chuyện vẫn còn rất rôn rả.
Dù vậy, nhưng các hộ ai nấy đều hy vọng, họ tự nhủ hay trâu nhà mình phát triển thai chậm, nên họ cố theo dõi thêm một thời gian nữa. Đến khi họ không còn kiên trì được nữa, đành chấp nhận mất một lứa trâu, rồi lẳng lặng đi “xin giống” trâu ở thôn khác. Và điều đặc biệt là, chỉ trong một thời gian, những con trâu cái này đã có những biểu hiện của sự thu thai, nhưng chẳng ai dám nói ra nói vào rằng trâu đực của nhà anh M có “vấn đề” vì sợ anh phật ý.
Một thời gian sau, gia đình anh T gần nhà anh M cũng mua một con trâu đực, thả cùng bãi với trâu nhà anh M. Bình thường hai trâu đực “chạm mặt” kiểu gì cũng lao vào húc nhau. Nhưng lạ thay hai con trâu này chỉ vờn, lượn vòng quanh ngửi khắp người nhau rồi ngãng ra gặp cỏ, mà chẳng xảy ra trận chiến nào. Chuyện này cũng chẳng có gì đáng nói, nếu những ngày sau không có những biểu hiện khác thường.
“Hai con trâu này cứ “bám” theo nhau như hình với bóng, thi thoảng tôi còn thấy trâu nhà tôi nhảy cưỡi lên lưng trâu nhà anh T, nhưng cứ nghĩ đó là chuyện bình thường. Nhiều hôm khi về đến cổng, tôi dắt vào, nhưng nó không chịu kéo cả tôi chạy theo trâu nhà anh T. Cách đây hơn một tháng, nó cứ kéo tôi đi theo trâu nhà anh T, tôi bực cầm que chặn đầu không cho đi, nó quay lại đuổi húc, may mà tôi chạy nấp vào bờ tường kịp, rồi nó quay lại chạy theo trâu anh T vào đến chuồng. Anh T đóng cổng, nó vẫn cứ lượn ở ngoài, đuổi như thế nào cũng không chịu về” – anh M kể lại.
Biết chuyện, nhiều người cao tuổi có kinh nghiệm trong làng cho biết, đây là biểu hiện của giống trâu “phản chủ”, “ái nam ái nữ”, không cẩn thận nó húc chủ tai họa như chơi. Mặc dù tiếc của, tiếc công bao năm chăm bẵm con trâu lớn để lấy sức kéo, vợ chồng anh M không muốn bán, nhưng sợ “họa vô đơn chí” chẳng biết đằng nào mà lần, vợ chồng anh quyết định bán với giá 40 triệu đồng cho anh Lâm chuyên làm nghề mổ trâu bò ở thôn.
Hôm anh Lâm mổ thịt con trâu này, cả làng kéo đến nhà anh đông như trẩy hội, không phải đến mua thịt, mà đến để xem trâu đực có buồng trứng, có dạ con. Anh Lâm kể lại: “Cả đời tôi đã mổ hàng trăm con trâu, bò, nhưng chưa bao giờ hặp trường hợp trâu đực pê đê (đồng tính) có buồng trứng, dạ con thế này”.
Dù đã hơn tháng trôi qua, nhưng câu chuyện về trâu đực nhà anh M có buồng trứng vẫn nóng hổi. Cụ Xuyên 80 tuổi cho hay: “Chuyện trâu sinh đôi hay trâu sinh ra có 3 chân, hai đầu bà chưa nhìn thấy, nhưng thấy trên ti vi rồi, còn trâu đực mà có buồng trứng, dạ con thì nay bà mới nhìn thấy”.
Nguồn
P/s: Vì có thành viên OF trùng tên với con Trâu này nên em không dám đặt tiêu đề sợ lại mang tiếng công kích cá nhân. Sợ lắm cơ.
Song có lúc nó vẫn thực hiện cái bản năng với các con trâu cái như những con trâu đực khỏe mạnh khác. Điều đặc biệt là tất cả các con trâu cái được con trâu đực này giao phối đều không thể thụ thai và sự “trắng đen” chỉ rõ khi họ làm thịt nó.
Trường hợp hy hữu này xảy ra với con trâu của anh Nguyễn Văn M ở thôn Xịa, xã Điền Trung (Bá Thước, Thanh Hóa). Anh M kể năm 2011, sau nhiều năm tích cóp vợ chồng anh đã quyết định mua một con trâu đực ở làng bên để lấy sức cày bừa, kéo xe. Hôm dắt trâu về hàng xóm ai cũng khen là con trâu đẹp, hiền, da đen bóng, nên vợ chồng anh rất vui. Sau gần 3 năm chăm bẵm con trâu đực ngày càng trưởng thành, to khỏe.
Nếu nhìn vẻ bờ ngoài không ai có thể biết được con trâu đực của nhà anh M lại mắc bệnh “đồng tính” có buồng trứng, dạ con. |
Từ khi con trâu đực của anh M trưởng thành, những hộ nuôi trâu cái ở thôn mừng ra mặt, vì chỉ có trâu anh M là còn thả rông theo đàn trâu làng, hơn nữa gia đình anh M chủ yếu dùng cho cày bừa là chính, nên có thể “xin giống” dễ hơn. Năm 2013, ở thôn có tới hơn chục hộ “xin giống” trâu của anh M. Trâu thường chửa dài (độ 12 tháng) mới sinh, nên việc phát hiện trâu cái đã thụ thai được hay chưa là rất khó, phải mất 6 – 7 tháng mới có biểu hiện, nhưng cũng có con phải 8 – 9 tháng mới có biểu hiện khác.
Nhiều người tá hỏa khi phát hiện con trâu đực nhà anh M có buồng trứng, dạ con. |
Việc nghi vấn chất lượng giống của trâu anh M có “vấn đề” chỉ manh nha khi bà Thanh, bà Hằng, bà Tám… đi họp thôn ngồi gần nhau. Trong giờ giải lao, bà Thanh than vãn: “Con trâu cái nhà tôi thường đẻ mắn lắm, những năm trước tôi toàn “xin giống” trâu nhà anh H, cứ mỗi năm một lứa. Năm ngoái “xin giống” trâu nhà anh M, gần một năm rồi mà chẳng thấy động đậy gì, kiểu này mất toi lứa trâu rồi”.
Nghe bà Thanh nói vậy, bà Hằng, bà Tám và những người ngồi xung quanh có trâu “xin giống” trâu anh M ai nấy đều mắt chữ A, mồm chữ O: “Con trâu mẹ nhà tôi cả thôn ai chẳng biết nó đẻ mắn và rất khéo nuôi con. Nhưng lần này tôi lấy giống 8 – 9 tháng nay rồi mà chẳng thấy biểu hiện gì, có khi lần này “điếc” rồi cũng nên”... Câu chuyện cứ thế, hết người này phàn nàn, đến người kia phàn nàn, hết giờ giải lao mà câu chuyện vẫn còn rất rôn rả.
Dù vậy, nhưng các hộ ai nấy đều hy vọng, họ tự nhủ hay trâu nhà mình phát triển thai chậm, nên họ cố theo dõi thêm một thời gian nữa. Đến khi họ không còn kiên trì được nữa, đành chấp nhận mất một lứa trâu, rồi lẳng lặng đi “xin giống” trâu ở thôn khác. Và điều đặc biệt là, chỉ trong một thời gian, những con trâu cái này đã có những biểu hiện của sự thu thai, nhưng chẳng ai dám nói ra nói vào rằng trâu đực của nhà anh M có “vấn đề” vì sợ anh phật ý.
Một thời gian sau, gia đình anh T gần nhà anh M cũng mua một con trâu đực, thả cùng bãi với trâu nhà anh M. Bình thường hai trâu đực “chạm mặt” kiểu gì cũng lao vào húc nhau. Nhưng lạ thay hai con trâu này chỉ vờn, lượn vòng quanh ngửi khắp người nhau rồi ngãng ra gặp cỏ, mà chẳng xảy ra trận chiến nào. Chuyện này cũng chẳng có gì đáng nói, nếu những ngày sau không có những biểu hiện khác thường.
“Hai con trâu này cứ “bám” theo nhau như hình với bóng, thi thoảng tôi còn thấy trâu nhà tôi nhảy cưỡi lên lưng trâu nhà anh T, nhưng cứ nghĩ đó là chuyện bình thường. Nhiều hôm khi về đến cổng, tôi dắt vào, nhưng nó không chịu kéo cả tôi chạy theo trâu nhà anh T. Cách đây hơn một tháng, nó cứ kéo tôi đi theo trâu nhà anh T, tôi bực cầm que chặn đầu không cho đi, nó quay lại đuổi húc, may mà tôi chạy nấp vào bờ tường kịp, rồi nó quay lại chạy theo trâu anh T vào đến chuồng. Anh T đóng cổng, nó vẫn cứ lượn ở ngoài, đuổi như thế nào cũng không chịu về” – anh M kể lại.
Biết chuyện, nhiều người cao tuổi có kinh nghiệm trong làng cho biết, đây là biểu hiện của giống trâu “phản chủ”, “ái nam ái nữ”, không cẩn thận nó húc chủ tai họa như chơi. Mặc dù tiếc của, tiếc công bao năm chăm bẵm con trâu lớn để lấy sức kéo, vợ chồng anh M không muốn bán, nhưng sợ “họa vô đơn chí” chẳng biết đằng nào mà lần, vợ chồng anh quyết định bán với giá 40 triệu đồng cho anh Lâm chuyên làm nghề mổ trâu bò ở thôn.
Hôm anh Lâm mổ thịt con trâu này, cả làng kéo đến nhà anh đông như trẩy hội, không phải đến mua thịt, mà đến để xem trâu đực có buồng trứng, có dạ con. Anh Lâm kể lại: “Cả đời tôi đã mổ hàng trăm con trâu, bò, nhưng chưa bao giờ hặp trường hợp trâu đực pê đê (đồng tính) có buồng trứng, dạ con thế này”.
Dù đã hơn tháng trôi qua, nhưng câu chuyện về trâu đực nhà anh M có buồng trứng vẫn nóng hổi. Cụ Xuyên 80 tuổi cho hay: “Chuyện trâu sinh đôi hay trâu sinh ra có 3 chân, hai đầu bà chưa nhìn thấy, nhưng thấy trên ti vi rồi, còn trâu đực mà có buồng trứng, dạ con thì nay bà mới nhìn thấy”.
Nguồn
P/s: Vì có thành viên OF trùng tên với con Trâu này nên em không dám đặt tiêu đề sợ lại mang tiếng công kích cá nhân. Sợ lắm cơ.