- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 56,317
- Động cơ
- 1,137,227 Mã lực
Năm 1972 là năm bầu cử Tổng thống ở Hoa Kỳ và Nixon đang tranh cử nhiệm kỳ thứ hai của mình.
Từ tháng 7/1969, Nixon đã thực hiện rút dần quân đội Hoa Kỳ ra khỏi Nam Việt Nam, “Việt Nam hoá chiến tranh”.
Tháng 2/1971, Nixon kiểm tra “sức khoẻ” của quân đội VNCH bằng Chiến dịch Lam Sơn 719, với thất bại thảm hại.
Quân đội Hoa Kỳ vẫn còn hiện diện ở Nam Việt Nam và quan trọng là lực lượng B-52 vẫn là mối đe doạ chính cho quân đội nhân dân Việt Nam.
Chính thế, cách đây đúng 50 năm, ngày 30-3-1972, Bắc Việt Nam quyết định sử dụng 14 Sư đoàn và hàng chục Trung đoàn độc lập tổng tấn công Nam Việt Nam chủ yếu trên ba mặt trận. Quảng Trị, An Lộc, Kontum… nhằm giành thượng phong trong cuộc hoà đàm Paris
Sau cuộc chiến khốc liệt mùa hè 1972, cả hai bên nhận thấy đã đến lúc có một Hiệp định hoà bình.
Bắc Việt Nam nhận ra Nixon vẫn tiếp tục thắng cử, bất kể cuộc chiến kéo dài thêm, nhưng cần đưa tù binh Mỹ về nhà.
Cả hai bên đã rút bỏ những yêu cầu cứng rắn trước đây. Mỹ không yêu cầu quân đội Bắc Việt Nam rút khỏi Nam Việt Nam, đổi lại Bắc Việt Nam không đòi hỏi đánh đổ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu.
Do đó giữa tháng 10 năm 1972 hai bên đã đi đến bản dự thảo Hiẹp định hoà bình.
Cố vấn an ninh quốc gia Kissinger hôm 18/10/1972 tới Sài Gòn thông báo cho Nguyễn Văn Thiệu bản Hiệp định dự kiến sẽ ký 7 ngày sau đó tại Hà Nội. Là người chủ cuộc chiến, lại ở kèo trên, Kissinger không thể nghĩ rằng bị Nguyễn Văn Thiệu gạt bỏ bản Hiệp định này, dù Kissinger và Đại sứ Bunker doạ nạt gây sức ép.
Theo lịch trình, Kissinger sẽ từ Sài Gòn bay ra Hà Nội hôm 23/10/1972 để hai ngày sau đó sẽ ký tắt bản Hiệp định hoà bình. Nhưng hôm đó, máy bay chở ông quay ngược về Washington, không lời giải thích với Hà Nội.
Ngày 26 tháng 10 năm 1972, Hà Nội đã công bố Bản dự thảo Hiệp định hoà bình và lên án Hoa Kỳ tráo trở. Kissinger họp báo phân trần “Hoà bình trong tầm tay” để rồi hai tháng sau đó Hoa Kỳ sử dụng B-52 úp sọt Hà Nội
Cuộc chiến 1972, tuy không đạt được yêu cầu mong đợi, nhưng Bắc Việt Nam đã giải phóng thêm được 22% đất đai Nam Việt Nam, nhất là tại Quảng Trị, “đường biên giới” từ sông Bến Hải đã chuyển tới sông Thạch Hãn và thị xã Đông Hà trở thành “thủ đô” của Chính phủ cách mạng Lâm thời Nam Việt Nam. Quan trọng nhất là Hiệp định hoà bình đã được ký kết hôm 27/1/1973. buộc quân đội Mỹ rút hoàn toàn khỏi Việt Nam (trừ các cơ quan tổ chức Hoa Kỳ)
Dưới đây là chiến sự 1972 qua hình ảnh
Lưu ý: đây là bài tổng hợp, copy và paste, không phải luận văn khoa học.
Mong các cụ còm khẽ, để giữ thớt
Mong các Chã Hung Alpha và các chã khác để ý dọn dẹp và chỉnh đốn những sai lệnh phát sinh
Từ tháng 7/1969, Nixon đã thực hiện rút dần quân đội Hoa Kỳ ra khỏi Nam Việt Nam, “Việt Nam hoá chiến tranh”.
Tháng 2/1971, Nixon kiểm tra “sức khoẻ” của quân đội VNCH bằng Chiến dịch Lam Sơn 719, với thất bại thảm hại.
Quân đội Hoa Kỳ vẫn còn hiện diện ở Nam Việt Nam và quan trọng là lực lượng B-52 vẫn là mối đe doạ chính cho quân đội nhân dân Việt Nam.
Chính thế, cách đây đúng 50 năm, ngày 30-3-1972, Bắc Việt Nam quyết định sử dụng 14 Sư đoàn và hàng chục Trung đoàn độc lập tổng tấn công Nam Việt Nam chủ yếu trên ba mặt trận. Quảng Trị, An Lộc, Kontum… nhằm giành thượng phong trong cuộc hoà đàm Paris
Sau cuộc chiến khốc liệt mùa hè 1972, cả hai bên nhận thấy đã đến lúc có một Hiệp định hoà bình.
Bắc Việt Nam nhận ra Nixon vẫn tiếp tục thắng cử, bất kể cuộc chiến kéo dài thêm, nhưng cần đưa tù binh Mỹ về nhà.
Cả hai bên đã rút bỏ những yêu cầu cứng rắn trước đây. Mỹ không yêu cầu quân đội Bắc Việt Nam rút khỏi Nam Việt Nam, đổi lại Bắc Việt Nam không đòi hỏi đánh đổ chính quyền Nguyễn Văn Thiệu.
Do đó giữa tháng 10 năm 1972 hai bên đã đi đến bản dự thảo Hiẹp định hoà bình.
Cố vấn an ninh quốc gia Kissinger hôm 18/10/1972 tới Sài Gòn thông báo cho Nguyễn Văn Thiệu bản Hiệp định dự kiến sẽ ký 7 ngày sau đó tại Hà Nội. Là người chủ cuộc chiến, lại ở kèo trên, Kissinger không thể nghĩ rằng bị Nguyễn Văn Thiệu gạt bỏ bản Hiệp định này, dù Kissinger và Đại sứ Bunker doạ nạt gây sức ép.
Theo lịch trình, Kissinger sẽ từ Sài Gòn bay ra Hà Nội hôm 23/10/1972 để hai ngày sau đó sẽ ký tắt bản Hiệp định hoà bình. Nhưng hôm đó, máy bay chở ông quay ngược về Washington, không lời giải thích với Hà Nội.
Ngày 26 tháng 10 năm 1972, Hà Nội đã công bố Bản dự thảo Hiệp định hoà bình và lên án Hoa Kỳ tráo trở. Kissinger họp báo phân trần “Hoà bình trong tầm tay” để rồi hai tháng sau đó Hoa Kỳ sử dụng B-52 úp sọt Hà Nội
Cuộc chiến 1972, tuy không đạt được yêu cầu mong đợi, nhưng Bắc Việt Nam đã giải phóng thêm được 22% đất đai Nam Việt Nam, nhất là tại Quảng Trị, “đường biên giới” từ sông Bến Hải đã chuyển tới sông Thạch Hãn và thị xã Đông Hà trở thành “thủ đô” của Chính phủ cách mạng Lâm thời Nam Việt Nam. Quan trọng nhất là Hiệp định hoà bình đã được ký kết hôm 27/1/1973. buộc quân đội Mỹ rút hoàn toàn khỏi Việt Nam (trừ các cơ quan tổ chức Hoa Kỳ)
Dưới đây là chiến sự 1972 qua hình ảnh
Lưu ý: đây là bài tổng hợp, copy và paste, không phải luận văn khoa học.
Mong các cụ còm khẽ, để giữ thớt
Mong các Chã Hung Alpha và các chã khác để ý dọn dẹp và chỉnh đốn những sai lệnh phát sinh
Chỉnh sửa bởi quản trị viên: