Cụ quăng bài lên thế thôi à
Cho em hỏi
1 dấu hiệu bị suy tì vị
2 cách phòng tránh, ăn uống bổ tì vị
Bài trên là nói tác dụng của tỳ vị đối vơi cơ thể ở trong sách (DANH Y DANH NGÔN TINH HOA)
còn cụ muốn biết rõ về dấu hiệu và cách phòng tránh em chia sẻ kinh nghiệm của em
Công năng sinhlý của tỳ chủ yếu là vận hóa, thống huyết. Khi có biến hóa bệnh lý:
- Bệnh của tỳphần lớn là thấp, là hư (dương hư là nhiều).
- Bệnh của vịphần lớn là nhiệt, thường là thực nhiệt (chứng hư hay gặp là vị âm hư).
-Tỳ và vị là gốccủa hậu thiên, tỳ, vị hư làm ảnh hưởng đến ngũ tạng, đặc biệt là tâm, thận, phế
1. Tỳ dương hư(tỳ dương bất chấn, tỳ vị hư hàn)
a. Triệu chứng:Mặt vàng bệch, vùng dạ dày hoặc bụng trướng đau, ưa chườm, nắn, miệng
ứa nước trong, ănkhông ngon, phân nát hoặc ỉa lỏng kéo dài, biếng nhác, yếu đuối, tứ chi
lạnh, nước tiểunhiều mà trong, hoặc *** ít mà phù thũng, bắp thịt gầy mòn, lưỡi nhạt, rêu
trắng, nhuận,mạch hơi chậm hoặc yếu.
b. Bệnh lý: Tỳ dươnghư, hàn làm cho công năng vận hóa của tỳ vị giảm yếu, do đó mặt
vàng bệch, ănuống không biết ngon, phân nát, bụng trên trướng đau, thích chườm (thuộc
hàn), ưa nắn bóp(thuộc hư). Tỳ chủ tứ chi, cơ bắp, tỳ dương bất túc làm cho chân tay
lạnh, mệt mỏi uểoải, cơ bắp gầy mòn. Tỳ dương hư, thì công năng vận hóa thủy thấp
không đủ sức làm việc cho nên nước tiểu trong mà nhiều hoặc ít mà phù thũng, lưỡi nhạt,
chậm, rêu lưỡi trắng trơn, mạch hoãn hoặc nhược là chứng của dương hư.
Bệnh chứng thần kinh dạ dày, viêm dạ dày mạn, loét tá tràng, công năng tiêu hóa rối loạn,
viêm ruột mạn tính, lỵ mạn tính, phù do suy dinh dưỡng đều là tỳ dương hư
2. Tỳ, vị khí hư
(tỳ vị hư nhược, trung khí bất túc)
a. Triệu chứng:Mặt vàng, uể oải, ăn uống mất ngon, bụng trên đau hoặc buồn bằn, thích
bóp nắn, bụng trướng,thở có rên, nôn chua, phân nát, lưỡi nhạt, chậm hoặc có ngấn
răng, rêu lưỡitrắng, mạch hư. Nếu tiếng nói trầm, đoản hơi, cử động có cảm giác khí trụt
xuống, hoặc sadạ dày, sa thận, sa dạ con là phần khí càng hư gọi là trung khí hạ hãm (tỳ
khí bị hãm ở dưới).
Nếu như khí tỳ,vị đều hư, có thể xuất hiện các chứng xuất huyết hoặc phát nhiệt (sốt cao).
Nếu như tỳ, vịkhí hư, can khí phạm vị sẽ đau vùng dạ dày, sườn bụng trướng đau, ợ
chua hoặc sôibụng,ỉa chảy, rêu lưỡi trắng trơn, mạchhuyền, đây là chứng can vị bất
hòa.
Là sức co bóp dạ dày kém.
b. Bệnh lý: Tỳ vị khí hư sẽ uể oải, ăn ít, bụng đau, ưa sờ nắn, phân nát
3. Tỳ vị thấp khốn (tỳ hư thấp khốn, thấp khốn tỳ dương)
a. Triệu chứng: Ănuống giảm dần, dạ dày đầy tức, có khi tức nhói muốn nôn, miệng nhạt
hoặc khô, thích uống nóng, đầu nặng như có vật đè, chân tay rã rời, ngại nói, ngại làm,
phù thũng, ỉa chảy, khí hư nhiều, rêu lưỡi đầy trơn, mạch hoãn (mạch hơi chậm).
b. Bệnh lý: Tỳ,vị thấp khốn
(**)làm công nặng vận hóa thấp trọc
(***)bị trở ngại, kém ăn, dạ dày đầy tức,buồn nôn. Tỳ chủ tứ chi nên chi thể khốn quẫn; thấp khốn ở trong thì thanh
dương
(****)không thăng làm cho đầu nặng như đá đè; thấp tụ ở dưới làm cho ỉa chảy,
. Tỳ, vị hư
quá nặng, sức thăng đề không đủ, làm cho nội tạng sa xuống, ngắn hơi, tiếng nói trầm. Do
tỳ, vị khí hư,kém ăn dẫn đến khí huyết đều hư; tỳ không thống huyết sẽ gây nên xuất
huyết, cũng có thể không xuất huyết mà phát nhiệt, loại này không do ngoại cảm mà là
“nội thương phát nhiệt”.
Can đối với tỳ là quan hệ khắc chế và bị khắc chế, can khí hoành nghịch
sẽ khắc chế tỳ,
vị, gây nên bệnh ở hệ thống tiêu hóa; tỳ vị hư nhược cũng dễ dẫn đến can khí phạm vị mà
xuất hiện các chứng can vị bất hòa.
4. Thấp nhiệtnội uẩn
(tỳ uẩn thấp nhiệt)
a. Triệu chứng:Củng mạc và da dẻ toàn thân vàng vọt, phát ngứa, bụng báng, trướng,
không thiết ănuống, thân thể mệt mỏi, nước tiểu đỏ, vàng, hoặc thấy miệng khô, đắng,
phát sốt, khát,phân nát, rêu lưỡi vàng trơn, mạch nhu, sác (mạch mềm, nhanh).
b. Bệnh lý: Thấp nhiệt nội uẩn ở tỳ vị làm ảnh hưởng tới tác dụng sơ tiết của gan, mật, dịch
mật tràn ra làmda dẻ vàng, ngứa. Thấp nhiệt nội uẩn, vận hóa thất thường sẽ không
muốn ăn, đạitiện phân nát, tiểu tiện đỏ vàng. Nếu thiên về nhiệt thì miệng khát, đắng
5. Tâm tỳ lưỡnghư, tỳ thận dương hư
a. Triệu chứng
- Tâm tỳ lưỡng hư có: Sắc mặt vàng bợt, tim hồi hộp, hay quên, mất ngủ, mệt mỏi, uể oải,
ăn ít, bụng trướng,phân nát, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch tế, nhược (nhỏ và yếu).
- Tỳ thận dươnghư có: Tinh thần mệt mỏi, yếu hơi, ngại nói hoặc phổi có tiếng rên ẩm.
hen suyễn, tứchi vô lực, lạnh, ỉa nhão, hoặc tảng sáng ỉa chảy, lưng lạnh, sợ lạnh, toàn
thân phù thũnghoặc bụng có nước, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch tế, nhược (nhỏ mà yếu).
b. Bệnh lý: 2loại trên đều do bệnh biến của một tạng mà ảnh hưởng đến một tạng tương
quan, hoặc dobện tà cùng tác động đến 2 tạng mà phát bệnh, như tâm tỳ lưỡng hư thì
thấy tim hồihộp, mất ngủ hay quên, là chứng của tâm hư, lại thấy kém ăn, bụng trướng,
phân nát, mệtmỏi, uể oải là chứng của tỳ hư. Rêu lưỡi trắng nhuận, mạch tế, nhược là
chứng của tâm tỳlưỡng hư.
Tỳ thận dương hưngại nói, yếu hưoi, tứ chi vô lực, lạnh, phân nát là chứng của tỳ dương
hư; tảng sáng cóỉa chảy, lưng lạnh, sợ lạnh, tinh thần bải hoải là chứng của thận dương
hư. Tỳ hư thìsinh đờm, thận không nạp khí thì sinh suyễn. Thận chủ thủy, tỳ vận hóa thủy
thấp, nếu tỳthận dương hư thì sẽ phù thũng, bụng có nước
6. Vị hỏa thịnh(tà nhiệt nhiễu vị, vị hỏa tích thịnh)
a. Triệu chứng hát sốt, táo bón, đau răng, chảy máu chân răng, thổ huyết, chảy máu mũi,
bứt rứt, miệng khô, đắng, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng, mạch sác, đó là chứng của vị hỏa
thịnh.
Vị âm hư có ănuống kém sút, có khi không ăn, phát sốt nhẹ, sốt về chiều, táo bón, lưỡi
hồng, ít rêuhoặc không rêu, mạch tế hoặc tế sác.
b. Bệnh lý: Vị hỏa thịnh, dương thịnh thì nhiệt, làm phát sốt, hỏa nhiệt thương âm làm cho
phiền thap (vật vã) táo bón. Hỏa thịnh viêm lên, ép huyết “vọng hành” làm cho thổ huyết,
chảy máu mũi.Hỏa của vị, hỏa theo dương minh kinh mạch (vị kinh) đi lên làm cho chân
răng sưng đau vàxuất huyết; vị hỏa thịnh làm cho miệng đắng, khô. Rêu lưỡi vàng, mạch
sác là chứng củanhiệt hỏa.
Vị âm hư cũng xuất hiện chứng lý nhiệt, vì “âm hư sinh nội nhiệt”. Chứng nhiệt này so với
chứng thực nhiệt thì khác nhau, tuy cùng phát sốt hoặc sốt về chiều nhưng nhiệt độ không
cao, tuy có táo bón, nhưng rêu lưỡi không đến nỗi vàng dầy, ngược lại, thấy ít rêu hoặc
không có rêu; ăn uống có giảm nhưng không phải do khí hư (công năng tiêu hóa không
đủ) mà vì âm tânbất túc (dịch tiêu hóa giảm ít) gây nên.
Vị hỏa thịnh cóthể thương âm. vị âm hư có thể sinh nhiệt, chứng trước là thực hỏa, sau là
hư hỏa, hai cái đó khác nhau.
cách phòng tránh hiệu quả nhất là ko ăn quá no, ko để quá đói mới ăn, ăn có giờ giấc ko nên ăn đêm vì đêm ko vận động thức ăn khó tiêu và dễ tạo ra mỡ thừa, ảnh hưởng đến công năng kiện vận của tỳ vị
tránh dùng rượu khi có dấu hiệu đầy bụng hoặc lâm dâm đau dễ sinh ra chày máu dạ dày, khi uống rượu nên ăn hoặc uống 1 bát nước canh trước
Những người lao động trí óc nhiều cũng rất hại đến tỳ vị, cho nên cần có thời gian thư giãn ...