- Biển số
- OF-447229
- Ngày cấp bằng
- 22/8/16
- Số km
- 5
- Động cơ
- 208,350 Mã lực
- Tuổi
- 40
- Website
- www.facebook.com
Sinh ra và lớn lên tại vùng quê rừng núi nên cảnh ăn ở trong rừng suốt nhiều ngày không còn gì xa lạ với tôi, thế nhưng chuyến đi thực tế vừa rồi đã để lại cho tôi nhiều kỷ niệm, nhiều cảm xúc. Trước đây thì chuyện ăn ở trong rừng là cuộc sống thường ngày của tôi cũng như bản làng quê tôi, nhưng kể từ khi vào thành phố học tập và làm việc thì nay tôi mới vào lại rừng để ôn lại kỷ niệm.
Hương Sơn-Hà Tĩnh là nơi tôi sinh ra và lớn lên, quê tôi rất nghèo khổ bởi đất đai ít mà lại khô cằn, thường xuyên phải gánh chịu thiên tai lũ lụt nên đời sống của bà con lại thêm bội phần khó khăn. Dân làng quê tôi ngoài chăn nuôi trồng trọt thì phải bám vào rừng để sống, khi hết mùa vụ thì bà con lại vào rừng tìm kiếm thảo dược và mật ong rừng để kiếm thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống.
Đợt vừa rồi tôi có dịp về quê theo chân bà con dân bản vào khu rừng già biên giới giáp nước Lào, tôi xin miêu tả lại chuyến đi đầy thú vị này, mời các bác cùng khám phá.
Để chuẩn bị cho chuyến đi vào khu rừng sâu nước độc, chúng tôi dậy từ lúc 5 giờ sáng để chuẩn bị đồ đạc. Hành lý chúng tôi mang theo chỉ mỗi gạo và gia vị còn thức ăn thì vào rừng tự kiếm, gặp gì ăn đó.
Từ bản làng, chúng tôi đi xe honda hơn 2 giờ đồng hồ đường đèo dốc nguy hiểm thì tới được cửa rừng già. Chúng tôi dấu xe vào bui rậm rồi bắt đầu leo bộ 3 giờ đồng hồ nữa mới tới được địa điểm đóng lán trại. Đường đồi núi trơn trượt, chúng tôi phải vượt qua những tảng đá khổng lồ và nhiều xai nguy hiểm, nếu không may rơi xuống xai này thì coi như mất xác.
Sau hơn 5 giờ đồng hồ leo đèo vượt suối thì chúng tôi cũng tới được vị trí đóng lán trại, anh em chúng tôi mỗi người mỗi việc bắt đầu dựng lán. Lán chúng tôi dựng tạm bợ bên bờ suối, dùng tấm bạt căng lên tảng đá lớn, tảng đá này chính là "giường" của chúng tôi.
Dựng xong lán trại, anh em chúng tôi đi bắt cá suối để làm thực phẩm cho những ngày ăn ở tại khu rừng biên giới này. Cá suối ở đây rất nhiều, cá ở đây chủ yếu là CÁ MÁT và CÁ GỘ, hai loại cá nổi tiếng của vùng núi rừng Hương Sơn-Hà Tĩnh.
Đánh bắt cá xong, chúng tôi bắt đầu chế biến cá. Người thì mổ ruột cá,người lên rừng hái rau rừng để nấu cho bữa tối. Bữa cơm tối của chúng tôi bao gồm cá nướng, cá nấu rau rừng, cá kho.
Ăn cơm tối xong, chúng tôi đi nướng cá để bảo quản được lâu hơn.
Nướng cá xong cũng là lúc 21h, chúng tôi đi ngủ để lấy sức cho ngày mai đi tìm kiếm mạt ong rừng.
Chúng tôi nằm ngủ trên tảng đá sần sùi, vừa đau nhức cả người vừa lạnh thấu xương, đã thế lại còn sợ rắn rết.
Sáng hôm sau, chúng tôi xuống bờ suối theo dõi con ong xuống lấy nước mang về tổ, đề nhờ đó xác định được vị trí tổ ong. Việc theo dõi này đòi hỏi phải nhanh mắt vì con ong rất khôn, khi lấy nước xong nó không bay về tổ ngay mà sẽ lượn vài vòng trên không trung để đánh lạc hướng.
Chuẩn bị xong, chúng tôi bắt đầu leo lên cây khai thác mật ong. Anh Tuyên-người lấy ong lão luyện được phân công leo lên cây khai thác tổ ong rừng.
Tổ ong rừng chụp cận cảnh. Tổ ong này được hơn 10 lít. Sau khi khai thác xong những tổ ong này, chúng tôi đi tìm và đã thấy thêm nhiều tổ ong khác.
Có tổ ong quá dữ, chúng tôi phải khai thác vào ban đêm
Sau chuyến đi này, tôi còn theo bà con dân bản đi vào rừng nhiều chuyến nữa. Tôi sẽ cập nhật sau để các bác cùng khám phá nhé! cảm ơn các bác đã xem.
Hương Sơn-Hà Tĩnh là nơi tôi sinh ra và lớn lên, quê tôi rất nghèo khổ bởi đất đai ít mà lại khô cằn, thường xuyên phải gánh chịu thiên tai lũ lụt nên đời sống của bà con lại thêm bội phần khó khăn. Dân làng quê tôi ngoài chăn nuôi trồng trọt thì phải bám vào rừng để sống, khi hết mùa vụ thì bà con lại vào rừng tìm kiếm thảo dược và mật ong rừng để kiếm thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống.
Đợt vừa rồi tôi có dịp về quê theo chân bà con dân bản vào khu rừng già biên giới giáp nước Lào, tôi xin miêu tả lại chuyến đi đầy thú vị này, mời các bác cùng khám phá.
Từ bản làng, chúng tôi đi xe honda hơn 2 giờ đồng hồ đường đèo dốc nguy hiểm thì tới được cửa rừng già. Chúng tôi dấu xe vào bui rậm rồi bắt đầu leo bộ 3 giờ đồng hồ nữa mới tới được địa điểm đóng lán trại. Đường đồi núi trơn trượt, chúng tôi phải vượt qua những tảng đá khổng lồ và nhiều xai nguy hiểm, nếu không may rơi xuống xai này thì coi như mất xác.
Sau hơn 5 giờ đồng hồ leo đèo vượt suối thì chúng tôi cũng tới được vị trí đóng lán trại, anh em chúng tôi mỗi người mỗi việc bắt đầu dựng lán. Lán chúng tôi dựng tạm bợ bên bờ suối, dùng tấm bạt căng lên tảng đá lớn, tảng đá này chính là "giường" của chúng tôi.
Dựng xong lán trại, anh em chúng tôi đi bắt cá suối để làm thực phẩm cho những ngày ăn ở tại khu rừng biên giới này. Cá suối ở đây rất nhiều, cá ở đây chủ yếu là CÁ MÁT và CÁ GỘ, hai loại cá nổi tiếng của vùng núi rừng Hương Sơn-Hà Tĩnh.
Đánh bắt cá xong, chúng tôi bắt đầu chế biến cá. Người thì mổ ruột cá,người lên rừng hái rau rừng để nấu cho bữa tối. Bữa cơm tối của chúng tôi bao gồm cá nướng, cá nấu rau rừng, cá kho.
Ăn cơm tối xong, chúng tôi đi nướng cá để bảo quản được lâu hơn.
Nướng cá xong cũng là lúc 21h, chúng tôi đi ngủ để lấy sức cho ngày mai đi tìm kiếm mạt ong rừng.
Chúng tôi nằm ngủ trên tảng đá sần sùi, vừa đau nhức cả người vừa lạnh thấu xương, đã thế lại còn sợ rắn rết.
Sáng hôm sau, chúng tôi xuống bờ suối theo dõi con ong xuống lấy nước mang về tổ, đề nhờ đó xác định được vị trí tổ ong. Việc theo dõi này đòi hỏi phải nhanh mắt vì con ong rất khôn, khi lấy nước xong nó không bay về tổ ngay mà sẽ lượn vài vòng trên không trung để đánh lạc hướng.
Khi đã xác định được vị trí tổ ong, chúng tôi leo lên vị trí đó tìm kiếm tổ ong. Sau một lúc tìm kiếm, chúng tôi đã tìm kiếm được 3 tổ ong trên cây cổ thụ.
Chúng tôi bắt đầu chuẩn bị để khai thác, người đi thắt đày, người đi bó bột để hun khói. Để đảm bảo không cháy rừng, bà con dân bản quê tôi đã phát minh ra cách hun khói có một không hai. Ở trong là củi khô, ở ngoài lá cây tươi, khi đốt lửa sẽ không bốc ra ngoài mà sẽ tạo rất nhiều khói.
Chuẩn bị xong, chúng tôi bắt đầu leo lên cây khai thác mật ong. Anh Tuyên-người lấy ong lão luyện được phân công leo lên cây khai thác tổ ong rừng.
Có tổ ong quá dữ, chúng tôi phải khai thác vào ban đêm
Sau chuyến đi này, tôi còn theo bà con dân bản đi vào rừng nhiều chuyến nữa. Tôi sẽ cập nhật sau để các bác cùng khám phá nhé! cảm ơn các bác đã xem.
Chỉnh sửa cuối: