Kính thưa các cụ/mợ,
Như đã hứa. Với tinh thần của OF: “PHÁP LUẬT LÀ THƯỢNG TÔN”. Nay em lại tiếp tục có bài viết về Pháp luật trong khả năng ít ỏi của mình. Em rất mong những hiểu biết Pháp luật sẽ ngấm sâu vào các cụ cũng như tất cả mọi người dân mình, để ai cũng hiểu biết và tuân thủ pháp luật, bên cạnh đó cũng tránh bị những đối tượng cố tình bẻ cong Pháp luật để khiến những người dân đã vốn hiểu biết ít về Pháp luật lại càng trở nên hoang mang, mất niềm tin vào tính minh bạch, rõ ràng và nghiêm minh của Pháp luật.
Trước hết, em đúc rút thật gọn 1 số lý luận căn bản dưới đây để chỉ cần người biết đọc chữ là hiểu:
- Luật được cấu thành bởi quy phạm pháp luật
- 1 quy phạm pháp luật có 3 bộ phận: Giả định, quy định và chế tài
- Các quy phạm đều rõ ràng, minh bạch đến từng câu, từng từ, từng dấu chấm, dấu phẩy
- Mỗi bộ luật đều có đối tượng điều chỉnh rõ ràng và chỉ áp dụng được cho mối quan hệ mà nó điều chỉnh.
- Một tình huống pháp luật, có thể được thể hiện trong nhiều luật khác nhau. Nhưng khi áp dụng, bộ luật chuyên ngành sẽ được ưu tiên áp dụng trước. Các luật liên quan trực tiếp tới mối quan hệ đang tham gia vào điều chỉnh được áp dụng trước.
Ngắn gọn thế thôi, nhưng rất cần thiết để các cụ hiểu những điều dưới đây và có thể mang đi “chém” ngoài đường khi hữu sự.
Giờ em xin được vào chủ đề chính của bài.
Gần đây em thấy các cụ có truyền trên diễn đàn 1 bài viết mà các cụ cho là của C91 hướng dẫn cho xxx. Chiều nay, e vừa ngồi uống bia với 1 số anh em thân bằng hiện cũng đang công tác trong ngành (Xin các cụ hiểu cho là ai cũng có bạn, e quan hệ với rất nhiều xxx nên có những buổi uống bia này, nhưng như thế không có nghĩa em là xxx các cụ nhé, ko các cụ lại ném đá em thì tội nghiệp). Em cũng có trao đổi với các anh em đồng chí, rồi về em có xem kỹ lại bài viết này, và xin có 1 số “phúc đáp” tác giả của bài viết này cũng như để trả lời cho các cụ thêm hiểu. Em xin trích dẫn nội dung tác giả này viết, và phần “phúc đáp” của em MÀU ĐỎ để các cụ tiện theo dõi.
Bài mà các cụ cho là C91 viết:
* Mọi hình thức ghi hình về CBCS CAND trong lúc đang thực thi công vụ mà không bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền mà tự ý tung lên mạng internet, mạng xã hội hay các mạng truyền thông khác mà không có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền đều vi phạm:
- " Điều 6 (Luật khiếu nại năm 2011 (có hiệu lực 01/7/2012)). Các hành vi bị nghiêm cấm:
[...]
5. Cố tình khiếu nại sai sự thật;
6. Kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác tập trung đông người khiếu nại, gây rối an ninh trật tự công cộng.
7. Lợi dụng việc khiếu nại để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, người thi hành nhiệm vụ, công vụ khác.
8. Vi phạm quy chế tiếp công dân;
9. Vi phạm các quy định khác của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại."
- " Điều 8 (Luật Tố cáo năm 2011 (có hiệu lực 01/7/2012)). Những hành vi bị nghiêm cấm:
[...]
10. Cố ý tố cáo sai sự thật; kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; mạo danh người khác để tố cáo.
11. Mua chuộc, hối lộ người giải quyết tố cáo; đe doạ, trả thù, xúc phạm người giải quyết tố cáo.
12. Lợi dụng việc tố cáo để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, gây rối an ninh, trật tự công cộng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
13. Đưa tin sai sự thật về việc tố cáo và giải quyết tố cáo.
14. Vi phạm các quy định khác của pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo."
Phúc đáp:
Ở đây các đồng chí viện dẫn Điều 6 – Luật khiếu nại và Điều 8 – Luật tố cáo. Nhưng các đồng chí cần xem lại Điều 1 của cả 2 luật này. 2 luật này điều chỉnh về việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo. Ở đây người dân mới chỉ ghi âm/ghi hình. Chưa hề thực hiện hoặc tham gia vào việc khiếu nại/tố cáo. Do đó, người dân không hề vi phạm gì vào luật này. Khi nào trong quá trình thực hiện khiếu nại/tố cáo mà người dân có các hành vi như trên, mới gọi là vi phạm pháp luật như các đồng chí nêu.
Bài mà các cụ cho là C91 viết:
- "Điều 31 (Bộ luật Dân sự) quy định: Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh..
Suy ra, tức là muốn ghi hình hay, sử dụng hình ảnh (video, ảnh) của người khác đều phải được "sự đồng ý" của người đó. Nếu không được sự đồng ý thì là vi phạm luật.
Phúc đáp:
Đối tượng điều chỉnh của Bộ luật dân sự là các quan hệ về tài sản, nhân thân trong quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, thừa kế …
Điều 31 luật dân sự như sau:
Điều 31. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
2. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
Giải thích:
Điềm 1: Không cần nói mọi người cũng hiểu. Mọi người đều có quyền với hình ảnh của chính mình. Tự do làm gì với hình ảnh của mình mà không 1 thế lực nào có thể can thiệp
Điểm 2: Điểm này tức là việc sử dụng hình ảnh cá nhân phải được chủ nhân của hình ảnh đồng ý. Nghiêm cấm sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác vào các mục đích vụ lợi cá nhân hoặc bất cứ 1 mục đích nào khác như thương mại .. vv. VD: Nếu hình ảnh của 1 ai đó bị đưa lên làm hình ảnh quảng cáo, vụ lợi cá nhân thu tiền bất chính … thì tức là đã vi phạm ở điểm này. Tuy nhiên các đồng chí và các cụ có thấy chỗ nào nói là “cấm ghi hình” không? Lý luận căn bản trên tôi đã nói, quy phạm pháp luật minh bạch đến từng từ từng chữ, chứ không phải là “SUY RA” như các đồng chí suy ra ở trên kia đâu. Người dân MỚI CHỈ GHI HÌNH, CHƯA HỀ SỬ DỤNG hình ảnh của các đồng chí vào mục đích gì cả. Khi nào người dân ghi hình của đồng chí và mang hình ảnh này đi sử dụng vụ lợi. Các đồng chí hoàn toàn có quyền khởi kiện ra tòa, nhưng là khởi kiện 1 vụ án dân sự, chứ không liên quan gì đến việc tác nghiệp. Mặt khác, nếu những hình ảnh này là vì lợi ích của Nhà nước, thì việc này sẽ không cần phải ý kiến gì của bất cứ ai (Ví dụ như giúp nhà nước chống tiêu cực, chống tham nhũng, chống cường quyền, loại bỏ bớt những con sâu con mọt làm cho đất nước ngày càng yếu đi). Nếu các đồng chí muốn, các đồng chí hoàn toàn có quyền cũng rút điện thoại ra và ghi hình lại giống như người dân, tôi nghĩ cả 2 cùng ghi hình là rất công bằng và minh bạch, chắc chắn mọi người dân chúng tôi đều ủng hộ các đồng chí đồng thời ghi hình với người dân trong những trường hợp này. Rất công tâm đúng không ạ, dân quay, các đồng chí cũng quay
Điểm 3: Điểm này nghiêm cấm sử dụng hình ảnh của người khác nhằm mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của mọi công dân. Nhưng người dân MỚI CHỈ GHI HÌNH, thì pháp luật ở đây không cấm. Nếu người ghi hình xong mà dùng hình ảnh ấy để xâm phạm danh dự, xúc phạm các đồng chí hoặc bất cứ ai trong hình thì mới là vi phạm pháp luật. Lúc ấy, các đồng chí mới có thể khởi kiện 1 vụ án dân sự ra toà với vai trò là dân sự với nhau. Lúc này các đồng chí sẽ được áp dụng Điều 25 cũng trong luật này như các đồng chí đã nêu mà tôi không nêu lại nữa. Bạn đọc tự tìm đọc.
Như vậy là tôi đã có phúc đáp rồi nhé
Còn phần tiếp theo đây. Tôi xin có đôi lời về văn hóa ghi hình:
Kính thưa các cụ các mợ
Như đã trao đổi rất nhiều, việc ghi âm ghi hình trong 1 số tình huống nhạy cảm khi làm việc với xxx là rất cần thiết và đảm bảo quyền và lợi ích cho các cụ/mợ. Trên diễn đàn và YouTube cũng có rất nhiều các clip làm việc với xxx này, thường thì đa phần là những clip các cụ đều đúng và xxx có phần lỗi. Cá nhân em cũng hay phải làm việc với xxx và cũng rất hay ghi hình. Để minh bạch hóa, e cũng ủng hộ việc này.
Tuy nhiên, em xin có mấy ý kiến như sau về mặt văn hóa mong các cụ nghe và có suy nghĩ, ở đây là ý kiến của e chứ ko phải là yêu cầu các cụ đâu nhé
Các cụ ạ, có nên chăng khi ghi hình xong, nếu có up lên mạng hay diễn đàn, các cụ hãy làm nhòe mặt hoặc biển hiệu của những người đang làm việc với các cụ đi thì tốt hơn. Nghe rõ lời đối đáp em nghĩ là đủ rồi. Đừng phơi bày hình ảnh, tên tuổi của họ ra. Em thấy cũng không phải là hay ho gì các cụ ạ. Ai cũng như nhau thôi. Chẳng ai muốn bị bêu riếu cả. Bản thân những người bị đưa clip lên như thế này họ cũng suy nghĩ lắm đấy các cụ ạ. Các cụ cứ làm nhòe đi, bảo vệ danh dự của họ cũng là bảo vệ sự tôn trọng với mình. Còn những trường hợp thực sự cần thiết để các clip ấy bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của các cụ. Các clip ấy các cụ gửi thẳng cho lãnh đạo ngành và cơ quan truyền thông. Luật báo chí sẽ giúp nhà báo đưa những clip ấy ra công luận mà không vấp phải bất cứ 1 ràng buộc pháp luật nào về quan hệ dân sự. Các cụ tự đưa, có thể sẽ rắc rối ở một số vấn đề về quan hệ dân sự. Nếu các cụ cảm thấy khó, em sẽ giúp các cụ đưa được những clip ấy cho truyền thông báo chí và lãnh đạo ngành Công an. Em khẳng định và hứa như thế.
Vài lời vậy, mong các cụ cùng ngẫm. Và đừng ném đá em. (Em nhắc lại, e ko phải là xxx nhé, các cụ nào đã từng gặp e rồi thì biết rồi đấy, đừng ném đá em)
Chào các cụ, hẹn các cụ trong các bài viết tiếp theo
Như đã hứa. Với tinh thần của OF: “PHÁP LUẬT LÀ THƯỢNG TÔN”. Nay em lại tiếp tục có bài viết về Pháp luật trong khả năng ít ỏi của mình. Em rất mong những hiểu biết Pháp luật sẽ ngấm sâu vào các cụ cũng như tất cả mọi người dân mình, để ai cũng hiểu biết và tuân thủ pháp luật, bên cạnh đó cũng tránh bị những đối tượng cố tình bẻ cong Pháp luật để khiến những người dân đã vốn hiểu biết ít về Pháp luật lại càng trở nên hoang mang, mất niềm tin vào tính minh bạch, rõ ràng và nghiêm minh của Pháp luật.
Trước hết, em đúc rút thật gọn 1 số lý luận căn bản dưới đây để chỉ cần người biết đọc chữ là hiểu:
- Luật được cấu thành bởi quy phạm pháp luật
- 1 quy phạm pháp luật có 3 bộ phận: Giả định, quy định và chế tài
- Các quy phạm đều rõ ràng, minh bạch đến từng câu, từng từ, từng dấu chấm, dấu phẩy
- Mỗi bộ luật đều có đối tượng điều chỉnh rõ ràng và chỉ áp dụng được cho mối quan hệ mà nó điều chỉnh.
- Một tình huống pháp luật, có thể được thể hiện trong nhiều luật khác nhau. Nhưng khi áp dụng, bộ luật chuyên ngành sẽ được ưu tiên áp dụng trước. Các luật liên quan trực tiếp tới mối quan hệ đang tham gia vào điều chỉnh được áp dụng trước.
Ngắn gọn thế thôi, nhưng rất cần thiết để các cụ hiểu những điều dưới đây và có thể mang đi “chém” ngoài đường khi hữu sự.
Giờ em xin được vào chủ đề chính của bài.
Gần đây em thấy các cụ có truyền trên diễn đàn 1 bài viết mà các cụ cho là của C91 hướng dẫn cho xxx. Chiều nay, e vừa ngồi uống bia với 1 số anh em thân bằng hiện cũng đang công tác trong ngành (Xin các cụ hiểu cho là ai cũng có bạn, e quan hệ với rất nhiều xxx nên có những buổi uống bia này, nhưng như thế không có nghĩa em là xxx các cụ nhé, ko các cụ lại ném đá em thì tội nghiệp). Em cũng có trao đổi với các anh em đồng chí, rồi về em có xem kỹ lại bài viết này, và xin có 1 số “phúc đáp” tác giả của bài viết này cũng như để trả lời cho các cụ thêm hiểu. Em xin trích dẫn nội dung tác giả này viết, và phần “phúc đáp” của em MÀU ĐỎ để các cụ tiện theo dõi.
Bài mà các cụ cho là C91 viết:
* Mọi hình thức ghi hình về CBCS CAND trong lúc đang thực thi công vụ mà không bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền mà tự ý tung lên mạng internet, mạng xã hội hay các mạng truyền thông khác mà không có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền đều vi phạm:
- " Điều 6 (Luật khiếu nại năm 2011 (có hiệu lực 01/7/2012)). Các hành vi bị nghiêm cấm:
[...]
5. Cố tình khiếu nại sai sự thật;
6. Kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác tập trung đông người khiếu nại, gây rối an ninh trật tự công cộng.
7. Lợi dụng việc khiếu nại để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, người thi hành nhiệm vụ, công vụ khác.
8. Vi phạm quy chế tiếp công dân;
9. Vi phạm các quy định khác của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại."
- " Điều 8 (Luật Tố cáo năm 2011 (có hiệu lực 01/7/2012)). Những hành vi bị nghiêm cấm:
[...]
10. Cố ý tố cáo sai sự thật; kích động, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc người khác tố cáo sai sự thật; mạo danh người khác để tố cáo.
11. Mua chuộc, hối lộ người giải quyết tố cáo; đe doạ, trả thù, xúc phạm người giải quyết tố cáo.
12. Lợi dụng việc tố cáo để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, gây rối an ninh, trật tự công cộng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
13. Đưa tin sai sự thật về việc tố cáo và giải quyết tố cáo.
14. Vi phạm các quy định khác của pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo."
Phúc đáp:
Ở đây các đồng chí viện dẫn Điều 6 – Luật khiếu nại và Điều 8 – Luật tố cáo. Nhưng các đồng chí cần xem lại Điều 1 của cả 2 luật này. 2 luật này điều chỉnh về việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo. Ở đây người dân mới chỉ ghi âm/ghi hình. Chưa hề thực hiện hoặc tham gia vào việc khiếu nại/tố cáo. Do đó, người dân không hề vi phạm gì vào luật này. Khi nào trong quá trình thực hiện khiếu nại/tố cáo mà người dân có các hành vi như trên, mới gọi là vi phạm pháp luật như các đồng chí nêu.
Bài mà các cụ cho là C91 viết:
- "Điều 31 (Bộ luật Dân sự) quy định: Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh..
Suy ra, tức là muốn ghi hình hay, sử dụng hình ảnh (video, ảnh) của người khác đều phải được "sự đồng ý" của người đó. Nếu không được sự đồng ý thì là vi phạm luật.
Phúc đáp:
Đối tượng điều chỉnh của Bộ luật dân sự là các quan hệ về tài sản, nhân thân trong quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, thừa kế …
Điều 31 luật dân sự như sau:
Điều 31. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
2. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
Giải thích:
Điềm 1: Không cần nói mọi người cũng hiểu. Mọi người đều có quyền với hình ảnh của chính mình. Tự do làm gì với hình ảnh của mình mà không 1 thế lực nào có thể can thiệp
Điểm 2: Điểm này tức là việc sử dụng hình ảnh cá nhân phải được chủ nhân của hình ảnh đồng ý. Nghiêm cấm sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác vào các mục đích vụ lợi cá nhân hoặc bất cứ 1 mục đích nào khác như thương mại .. vv. VD: Nếu hình ảnh của 1 ai đó bị đưa lên làm hình ảnh quảng cáo, vụ lợi cá nhân thu tiền bất chính … thì tức là đã vi phạm ở điểm này. Tuy nhiên các đồng chí và các cụ có thấy chỗ nào nói là “cấm ghi hình” không? Lý luận căn bản trên tôi đã nói, quy phạm pháp luật minh bạch đến từng từ từng chữ, chứ không phải là “SUY RA” như các đồng chí suy ra ở trên kia đâu. Người dân MỚI CHỈ GHI HÌNH, CHƯA HỀ SỬ DỤNG hình ảnh của các đồng chí vào mục đích gì cả. Khi nào người dân ghi hình của đồng chí và mang hình ảnh này đi sử dụng vụ lợi. Các đồng chí hoàn toàn có quyền khởi kiện ra tòa, nhưng là khởi kiện 1 vụ án dân sự, chứ không liên quan gì đến việc tác nghiệp. Mặt khác, nếu những hình ảnh này là vì lợi ích của Nhà nước, thì việc này sẽ không cần phải ý kiến gì của bất cứ ai (Ví dụ như giúp nhà nước chống tiêu cực, chống tham nhũng, chống cường quyền, loại bỏ bớt những con sâu con mọt làm cho đất nước ngày càng yếu đi). Nếu các đồng chí muốn, các đồng chí hoàn toàn có quyền cũng rút điện thoại ra và ghi hình lại giống như người dân, tôi nghĩ cả 2 cùng ghi hình là rất công bằng và minh bạch, chắc chắn mọi người dân chúng tôi đều ủng hộ các đồng chí đồng thời ghi hình với người dân trong những trường hợp này. Rất công tâm đúng không ạ, dân quay, các đồng chí cũng quay
Điểm 3: Điểm này nghiêm cấm sử dụng hình ảnh của người khác nhằm mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của mọi công dân. Nhưng người dân MỚI CHỈ GHI HÌNH, thì pháp luật ở đây không cấm. Nếu người ghi hình xong mà dùng hình ảnh ấy để xâm phạm danh dự, xúc phạm các đồng chí hoặc bất cứ ai trong hình thì mới là vi phạm pháp luật. Lúc ấy, các đồng chí mới có thể khởi kiện 1 vụ án dân sự ra toà với vai trò là dân sự với nhau. Lúc này các đồng chí sẽ được áp dụng Điều 25 cũng trong luật này như các đồng chí đã nêu mà tôi không nêu lại nữa. Bạn đọc tự tìm đọc.
Như vậy là tôi đã có phúc đáp rồi nhé
Còn phần tiếp theo đây. Tôi xin có đôi lời về văn hóa ghi hình:
Kính thưa các cụ các mợ
Như đã trao đổi rất nhiều, việc ghi âm ghi hình trong 1 số tình huống nhạy cảm khi làm việc với xxx là rất cần thiết và đảm bảo quyền và lợi ích cho các cụ/mợ. Trên diễn đàn và YouTube cũng có rất nhiều các clip làm việc với xxx này, thường thì đa phần là những clip các cụ đều đúng và xxx có phần lỗi. Cá nhân em cũng hay phải làm việc với xxx và cũng rất hay ghi hình. Để minh bạch hóa, e cũng ủng hộ việc này.
Tuy nhiên, em xin có mấy ý kiến như sau về mặt văn hóa mong các cụ nghe và có suy nghĩ, ở đây là ý kiến của e chứ ko phải là yêu cầu các cụ đâu nhé
Các cụ ạ, có nên chăng khi ghi hình xong, nếu có up lên mạng hay diễn đàn, các cụ hãy làm nhòe mặt hoặc biển hiệu của những người đang làm việc với các cụ đi thì tốt hơn. Nghe rõ lời đối đáp em nghĩ là đủ rồi. Đừng phơi bày hình ảnh, tên tuổi của họ ra. Em thấy cũng không phải là hay ho gì các cụ ạ. Ai cũng như nhau thôi. Chẳng ai muốn bị bêu riếu cả. Bản thân những người bị đưa clip lên như thế này họ cũng suy nghĩ lắm đấy các cụ ạ. Các cụ cứ làm nhòe đi, bảo vệ danh dự của họ cũng là bảo vệ sự tôn trọng với mình. Còn những trường hợp thực sự cần thiết để các clip ấy bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của các cụ. Các clip ấy các cụ gửi thẳng cho lãnh đạo ngành và cơ quan truyền thông. Luật báo chí sẽ giúp nhà báo đưa những clip ấy ra công luận mà không vấp phải bất cứ 1 ràng buộc pháp luật nào về quan hệ dân sự. Các cụ tự đưa, có thể sẽ rắc rối ở một số vấn đề về quan hệ dân sự. Nếu các cụ cảm thấy khó, em sẽ giúp các cụ đưa được những clip ấy cho truyền thông báo chí và lãnh đạo ngành Công an. Em khẳng định và hứa như thế.
Vài lời vậy, mong các cụ cùng ngẫm. Và đừng ném đá em. (Em nhắc lại, e ko phải là xxx nhé, các cụ nào đã từng gặp e rồi thì biết rồi đấy, đừng ném đá em)
Chào các cụ, hẹn các cụ trong các bài viết tiếp theo
Chỉnh sửa cuối: