- Biển số
- OF-360345
- Ngày cấp bằng
- 27/3/15
- Số km
- 1,572
- Động cơ
- 275,394 Mã lực
- Nơi ở
- Sài Gòn
- Website
- www.batshop.vn
Trong những chuyến đi dài, thì sự cố thường gặp nhất, và đặc biệt là ở VN còn thương gặp hơn, đó là bể bánh xe.
Trong chuyến đi từ SG - Huế mình đi năm ngoái, khi còn cách Huế có 30km thì mình bị bể bánh, cặm cụi ngồi thay mà lúc đó thì trời tối mịt, rất điên. Nhỏ bạn mình còn thảm hơn, bể bánh ngay lúc tối mịt trên đèo Vĩnh Hy, ko 1 bóng người, đi 1 mình nữa chứ. Nói chung là sự cố bể bánh rất thường gặp và rất dễ điên, nó làm bạn mất thời gian, tốn công sức và nếu là bể bánh sau thì còn điên hơn vì tay chân chắc chắn sẽ tèm lem dầu nhớt do phải tháo bánh. Do đó đi xa luôn phải đem theo ruột dự phòng, đồ vá, bơm xe, và nạy vỏ .
Một lời khuyên khi bị bể bánh, đó là nên thay ruột mới chứ đừng vá, cái ruột bể đem kiếm tiệm xe đạp nào đó nhờ vá ép cho khỏe .
Nhưng phòng cháy hơn chữa cháy, bạn hoàn toàn có thể tránh dc sự cố bể bánh, cũng như tăng độ an toàn cho mỗi chuyến đi, bằng cách chuẩn bị 1 cặp vỏ tốt. Vậy nên chọn vỏ cho touring thế nào ?
Nói về vỏ và ruột xe thì mình chỉ tin dùng Schwalbe . Tất cả các xe của mình đều dùng Schwalbe
Schwalbe có khá nhiều dòng vỏ xe, trong bài này mình chỉ tóm tắt về những loại vỏ thích hợp cho touring
DSC00360 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC00114 by Nam Nguyen, on Flickr
Con đầu tiên mình dùng là Big Apple 26 x 2.15 . Con này đẹp, màu xám đi với xe mình nhìn hợp. Ưu điểm của nó là gai láng, đi rất trớn. Bánh bản bự bám đường và bo cua khá tốt. Mình dùng nó đi rất nhiều chuyến trong hơn 1 năm .
Nhưng nó cũng có khuyết điểm, đó là vì gai láng nên đi trời mưa, đường offroad sình lầy hoặc đá dăm thì rất dễ trượt bánh, cũng như chống đinh không tốt, tuy nhiên dùng 1 năm, đi chắc phải gần 10.000km thì mình dính đinh khoảng 4-5 lần thì cũng okie .
Nhìn chung con này nếu bạn chỉ đi đường nhựa trong tp thì khá ổn. Nhưng đi đường hổn hợp thì ko nên .
Schwalbe đánh giá vỏ theo 5 tiêu chí, đó là :
+ Rolling : Độ trớn khi đạp
+ Road Grip : Khả năng bám đường khi đi đường nhựa
+ Offroad Grip : Khả năng bám đường khi đi offroad
+ Durability : Độ bền, tức là đi bao lâu thì mới phải thay vỏ
+ Protection : Khả năng bảo vệ : chống đinh / đá chém .
Ngoài ra các vỏ của Schwalbe còn có công nghệ bảo vệ , được xếp từ level 1 ( bèo nhất ) đến level 6 ( ngon nhất )
Một số dòng vỏ của Schwalbe thích hợp cho touring :
Marathon Almotion
Đây là dòng vỏ gai láng, có độ trớn cao, cũng như sử dụng công nghệ tubeless, chỉ số protection cũng rất cao. Tuy nhiên nó không thích hợp để đi những cung đường offroad. Chỉ nên lựa chọn khi chuyến đi của bạn đa số trải qua trên đường nhựa .
Có các dòng :
26 x 2.15
27.5 x 2.00
700 x 38c
28 x 2.00
28 x 2.15
Trọng lượng : khoảng 650gram / vỏ
Trong chuyến đi từ SG - Huế mình đi năm ngoái, khi còn cách Huế có 30km thì mình bị bể bánh, cặm cụi ngồi thay mà lúc đó thì trời tối mịt, rất điên. Nhỏ bạn mình còn thảm hơn, bể bánh ngay lúc tối mịt trên đèo Vĩnh Hy, ko 1 bóng người, đi 1 mình nữa chứ. Nói chung là sự cố bể bánh rất thường gặp và rất dễ điên, nó làm bạn mất thời gian, tốn công sức và nếu là bể bánh sau thì còn điên hơn vì tay chân chắc chắn sẽ tèm lem dầu nhớt do phải tháo bánh. Do đó đi xa luôn phải đem theo ruột dự phòng, đồ vá, bơm xe, và nạy vỏ .
Một lời khuyên khi bị bể bánh, đó là nên thay ruột mới chứ đừng vá, cái ruột bể đem kiếm tiệm xe đạp nào đó nhờ vá ép cho khỏe .
Nhưng phòng cháy hơn chữa cháy, bạn hoàn toàn có thể tránh dc sự cố bể bánh, cũng như tăng độ an toàn cho mỗi chuyến đi, bằng cách chuẩn bị 1 cặp vỏ tốt. Vậy nên chọn vỏ cho touring thế nào ?
Nói về vỏ và ruột xe thì mình chỉ tin dùng Schwalbe . Tất cả các xe của mình đều dùng Schwalbe
Schwalbe có khá nhiều dòng vỏ xe, trong bài này mình chỉ tóm tắt về những loại vỏ thích hợp cho touring
DSC00360 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC00114 by Nam Nguyen, on Flickr
Con đầu tiên mình dùng là Big Apple 26 x 2.15 . Con này đẹp, màu xám đi với xe mình nhìn hợp. Ưu điểm của nó là gai láng, đi rất trớn. Bánh bản bự bám đường và bo cua khá tốt. Mình dùng nó đi rất nhiều chuyến trong hơn 1 năm .
Nhưng nó cũng có khuyết điểm, đó là vì gai láng nên đi trời mưa, đường offroad sình lầy hoặc đá dăm thì rất dễ trượt bánh, cũng như chống đinh không tốt, tuy nhiên dùng 1 năm, đi chắc phải gần 10.000km thì mình dính đinh khoảng 4-5 lần thì cũng okie .
Nhìn chung con này nếu bạn chỉ đi đường nhựa trong tp thì khá ổn. Nhưng đi đường hổn hợp thì ko nên .
Schwalbe đánh giá vỏ theo 5 tiêu chí, đó là :
+ Rolling : Độ trớn khi đạp
+ Road Grip : Khả năng bám đường khi đi đường nhựa
+ Offroad Grip : Khả năng bám đường khi đi offroad
+ Durability : Độ bền, tức là đi bao lâu thì mới phải thay vỏ
+ Protection : Khả năng bảo vệ : chống đinh / đá chém .
Ngoài ra các vỏ của Schwalbe còn có công nghệ bảo vệ , được xếp từ level 1 ( bèo nhất ) đến level 6 ( ngon nhất )
Một số dòng vỏ của Schwalbe thích hợp cho touring :
Marathon Almotion
Đây là dòng vỏ gai láng, có độ trớn cao, cũng như sử dụng công nghệ tubeless, chỉ số protection cũng rất cao. Tuy nhiên nó không thích hợp để đi những cung đường offroad. Chỉ nên lựa chọn khi chuyến đi của bạn đa số trải qua trên đường nhựa .
Có các dòng :
26 x 2.15
27.5 x 2.00
700 x 38c
28 x 2.00
28 x 2.15
Trọng lượng : khoảng 650gram / vỏ
Chỉnh sửa cuối: