- Biển số
- OF-360345
- Ngày cấp bằng
- 27/3/15
- Số km
- 1,572
- Động cơ
- 275,394 Mã lực
- Nơi ở
- Sài Gòn
- Website
- www.batshop.vn
Bài viết dc viết bằng kinh nghiệm cá nhân của mình và có tham khảo thông tin tại http://www.cyclingabout.com/all-about-rear-pannier-racks/
Baga là 1 thành phần ko thể thiếu của xe touring, 1 chiếc touring thì yêu cầu tối thiểu là phải gắn dc baga, và cả 2 chiếc xe của mình đang có đều ko có dc cái yêu cầu tối thiểu đó, nên baga luôn là 1 cái ám ảnh mình từ xưa đến h .
Chiếc xe đầu tiên mình mua là Cannondale trail 5, đi dc 1 tháng đổi lên Cannondale Lefty Rizer 3. Hồi đó biết gì về xe đâu, thấy con Lefty đó 1 giò ngộ ngộ, lại có 2 phuộc, nghĩ là đi sẽ êm đít, nên mua về thôi, chứ ko hề biết ưu điểm nhược điểm của nó là gì. Và mua con đó dc 1 tháng nữa thì hứng lên đi Nha Trang chơi, mà trong đầu ko hề biết bất cứ 1 cái gì, kể cả tháo bánh thay ruột ( đi ko đem theo ruột sơ cua hay bơm gì cả, may mà trời thương ko bị gì )
DSC00977 by Nam Nguyen, on Flickr
Đây là hành trang của mình khi đi chuyến đi dài đầu tiên : Sg - Nha Trang 600km. Con Lefty ko gắn dc baga nên chỉ có thể dùng baga cốt yên, với 1 cái túi nhỏ xíu trên lưng. Nghĩ lại thấy hồi đó liều thiệt luôn, ko biết sợ là gì
DSC01044 by Nam Nguyen, on Flickr
vậy mà nó cũng đã lên rừng ...
DSC01049 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01176 by Nam Nguyen, on Flickr
và xuống biển ngon lành, và ko gặp bất cứ sự cố gì .
Tuy nhiên mình cũng xin nhắc lại là chuyến đi đó nếu là bây giờ thì mình sẽ chửi mình hồi đó là ngu mà liều, chẳng qua là do may mắn nên ko gặp chuyện gì. Mỗi chuyến đi xa đều phải cần chuẩn bị thật cẩn thận để tránh những sự cố bất khả kháng trên đường.
DSC05734 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC05772 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC05869 by Nam Nguyen, on Flickr
chuyến thứ 2 mình đi là Di Linh - BMT, vẫn xài cái baga cốt yên, nhưng đi chuyến này về thì đã bắt đầu khôn ra dc 1 chút và quyết định ráp 1 con xe mới gắn dc baga, và căn bản là ko dùng phuộc nhún. Xe touring ko nên có cái phuộc nào chứ đừng nói chi là 2 phuộc như con Lefty .
Ưu điểm của baga cốt yên là nó gắn dc cho xe ko có lỗ bắt baga, và có thể tháo ra gắn vào nhanh chóng. Nó chỉ thích hợp cho MTB đi loanh quang, để thêm cái áo mưa, chai nước, vài bộ quần áo. Chứ đi xa thì thật sự ko ổn .
Baga cốt yên này tùy loại từ khoảng 200 - 300k nếu hàng noname, có 1 số loại xịn hơn như Ibera, Turbo, Topeak vvv... thì tầm 500- 800k, mấy loại hàng xịn thì cứng, chịu tải tốt hơn
Sau khi đi về thì mình ráp 1 chiến Windspeed CR9, chiếc này cũng là MTB nhưng là sườn thép, và gắn dc baga
DSC08984 by Nam Nguyen, on Flickr
Baga mình dùng là Windspeed
DSC01294 by Nam Nguyen, trên Flickr
Baga này thì đúng chuẩn ngon bổ rẻ, đa số touring thường gắn baga này. Giá nó vào khoảng 450k, dễ chơi.
Baga Windspeed design khá đẹp ( thật ra là nó nhái y chang Tubus ), chất lượng hoàn thiện tốt. Tải trọng max theo khuyến cáo của nhà sx là 35kg, nhưng mình đã thử tải bx mình gần 50kg chạy vô tư. Trọng lượng lại khá nhẹ do làm bằng nhôm . Có thể gắn dc đèn sau và tương thích hầu hết các loại túi thông dụng . Thiết kế liền mạch nguyên khối ko sử dụng ốc vít nhiều cũng là 1 điểm mạnh vì sẽ hạn chế tối đa tình trạng lỏng ốc.
Ưu điểm của baga Windspeed khá nhiều, nhưng vẫn có nhược điểm, và nhược điểm của nó là ở chất liệu, đó là nhôm .
Nhôm cứng, nhẹ, ko rỉ sét, nhưng nhược điểm của nó là ko hấp thu lực và ko có độ đàn hồi. Do đó những baga tên tuổi như Tubus đều ko làm bằng nhôm mà đều làm bằng thép. Baga nhôm khi tải nặng và chạy đường dằn sẽ ko có độ đầm và êm như baga thép, vì baga thép nó hấp thu lực giao động và triệt tiêu dc 1 phần, trong khi đó baga nhôm thì ko .
Nói cho dễ hiểu thì bạn ngồi xe sườn thép sẽ luôn cảm thấy êm hơn là ngồi xe sườn nhôm, vì những chấn động khi chạy đã dc cái sườn thép hấp thu 1 phần, còn sườn nhôm thì nó truyền hết lên người bạn. Cái này mình đã kiểm chứng, mình đi xe sườn titan quen rồi, đến cách đây 1 tuần có chạy xe sườn nhôm của người bạn thì cảm nhận rất rõ độ cứng khi chạy qua đường dằn hoặc ổ gà .
1 lí do nữa để baga xịn luôn làm bằng thép, đó là thép có thể cong, nhưng nhôm thì ko. Trong trường hợp té, ngã thì cái baga thép sẽ ko gãy hoặc khó gãy, nhưng cái baga nhôm thì xác suất gãy sẽ cao hơn.
Nhưng theo mình thì dưới 500k thì baga Windspeed vẫn là 1 lựa chọn tốt nhất, trước khi lên Tubus tính bằng tiền triệu . Ông bạn đi cùng mình trong tour Cam Thái Lào vẫn dùng baga Windspeed chạy ầm ầm và té cũng ầm ầm , ko sao cả .
còn tiếp ....
Baga là 1 thành phần ko thể thiếu của xe touring, 1 chiếc touring thì yêu cầu tối thiểu là phải gắn dc baga, và cả 2 chiếc xe của mình đang có đều ko có dc cái yêu cầu tối thiểu đó, nên baga luôn là 1 cái ám ảnh mình từ xưa đến h .
Chiếc xe đầu tiên mình mua là Cannondale trail 5, đi dc 1 tháng đổi lên Cannondale Lefty Rizer 3. Hồi đó biết gì về xe đâu, thấy con Lefty đó 1 giò ngộ ngộ, lại có 2 phuộc, nghĩ là đi sẽ êm đít, nên mua về thôi, chứ ko hề biết ưu điểm nhược điểm của nó là gì. Và mua con đó dc 1 tháng nữa thì hứng lên đi Nha Trang chơi, mà trong đầu ko hề biết bất cứ 1 cái gì, kể cả tháo bánh thay ruột ( đi ko đem theo ruột sơ cua hay bơm gì cả, may mà trời thương ko bị gì )
DSC00977 by Nam Nguyen, on Flickr
Đây là hành trang của mình khi đi chuyến đi dài đầu tiên : Sg - Nha Trang 600km. Con Lefty ko gắn dc baga nên chỉ có thể dùng baga cốt yên, với 1 cái túi nhỏ xíu trên lưng. Nghĩ lại thấy hồi đó liều thiệt luôn, ko biết sợ là gì
DSC01044 by Nam Nguyen, on Flickr
vậy mà nó cũng đã lên rừng ...
DSC01049 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC01176 by Nam Nguyen, on Flickr
và xuống biển ngon lành, và ko gặp bất cứ sự cố gì .
Tuy nhiên mình cũng xin nhắc lại là chuyến đi đó nếu là bây giờ thì mình sẽ chửi mình hồi đó là ngu mà liều, chẳng qua là do may mắn nên ko gặp chuyện gì. Mỗi chuyến đi xa đều phải cần chuẩn bị thật cẩn thận để tránh những sự cố bất khả kháng trên đường.
DSC05734 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC05772 by Nam Nguyen, on Flickr
DSC05869 by Nam Nguyen, on Flickr
chuyến thứ 2 mình đi là Di Linh - BMT, vẫn xài cái baga cốt yên, nhưng đi chuyến này về thì đã bắt đầu khôn ra dc 1 chút và quyết định ráp 1 con xe mới gắn dc baga, và căn bản là ko dùng phuộc nhún. Xe touring ko nên có cái phuộc nào chứ đừng nói chi là 2 phuộc như con Lefty .
Ưu điểm của baga cốt yên là nó gắn dc cho xe ko có lỗ bắt baga, và có thể tháo ra gắn vào nhanh chóng. Nó chỉ thích hợp cho MTB đi loanh quang, để thêm cái áo mưa, chai nước, vài bộ quần áo. Chứ đi xa thì thật sự ko ổn .
Baga cốt yên này tùy loại từ khoảng 200 - 300k nếu hàng noname, có 1 số loại xịn hơn như Ibera, Turbo, Topeak vvv... thì tầm 500- 800k, mấy loại hàng xịn thì cứng, chịu tải tốt hơn
Sau khi đi về thì mình ráp 1 chiến Windspeed CR9, chiếc này cũng là MTB nhưng là sườn thép, và gắn dc baga
DSC08984 by Nam Nguyen, on Flickr
Baga mình dùng là Windspeed
DSC01294 by Nam Nguyen, trên Flickr
Baga này thì đúng chuẩn ngon bổ rẻ, đa số touring thường gắn baga này. Giá nó vào khoảng 450k, dễ chơi.
Baga Windspeed design khá đẹp ( thật ra là nó nhái y chang Tubus ), chất lượng hoàn thiện tốt. Tải trọng max theo khuyến cáo của nhà sx là 35kg, nhưng mình đã thử tải bx mình gần 50kg chạy vô tư. Trọng lượng lại khá nhẹ do làm bằng nhôm . Có thể gắn dc đèn sau và tương thích hầu hết các loại túi thông dụng . Thiết kế liền mạch nguyên khối ko sử dụng ốc vít nhiều cũng là 1 điểm mạnh vì sẽ hạn chế tối đa tình trạng lỏng ốc.
Ưu điểm của baga Windspeed khá nhiều, nhưng vẫn có nhược điểm, và nhược điểm của nó là ở chất liệu, đó là nhôm .
Nhôm cứng, nhẹ, ko rỉ sét, nhưng nhược điểm của nó là ko hấp thu lực và ko có độ đàn hồi. Do đó những baga tên tuổi như Tubus đều ko làm bằng nhôm mà đều làm bằng thép. Baga nhôm khi tải nặng và chạy đường dằn sẽ ko có độ đầm và êm như baga thép, vì baga thép nó hấp thu lực giao động và triệt tiêu dc 1 phần, trong khi đó baga nhôm thì ko .
Nói cho dễ hiểu thì bạn ngồi xe sườn thép sẽ luôn cảm thấy êm hơn là ngồi xe sườn nhôm, vì những chấn động khi chạy đã dc cái sườn thép hấp thu 1 phần, còn sườn nhôm thì nó truyền hết lên người bạn. Cái này mình đã kiểm chứng, mình đi xe sườn titan quen rồi, đến cách đây 1 tuần có chạy xe sườn nhôm của người bạn thì cảm nhận rất rõ độ cứng khi chạy qua đường dằn hoặc ổ gà .
1 lí do nữa để baga xịn luôn làm bằng thép, đó là thép có thể cong, nhưng nhôm thì ko. Trong trường hợp té, ngã thì cái baga thép sẽ ko gãy hoặc khó gãy, nhưng cái baga nhôm thì xác suất gãy sẽ cao hơn.
Nhưng theo mình thì dưới 500k thì baga Windspeed vẫn là 1 lựa chọn tốt nhất, trước khi lên Tubus tính bằng tiền triệu . Ông bạn đi cùng mình trong tour Cam Thái Lào vẫn dùng baga Windspeed chạy ầm ầm và té cũng ầm ầm , ko sao cả .
còn tiếp ....