- Biển số
- OF-139927
- Ngày cấp bằng
- 26/4/12
- Số km
- 1,584
- Động cơ
- 379,980 Mã lực
Tiến sỹ chị em cũng vẫn phải học lớp lảng viên mới cụ nhé
CCCCC. Phải ko cụ?Bình thường mà bác.
Gấu của bác, như em biết cô giáo của F1, toàn dậy lập trình kiểu cổ lai hy như Fox Pro gì đó (khoản này em cũng dốt).
Còn Office thì đâu phải ai cũng biết, cũng dùng hang ngày.
Ngay cơ quan em đây này, có 1 em mới vào, bảo oánh cho anh cái văn bản, bao giờ cũng Word - Open new Doc - typing từ CHXHCN VN trở đi. Có chán ko cơ chứ.
Hôm qua thì cũng đã biết mở File cũ ra để sửa lại + in + trình ký.
Nhưng hỏi lại, thế File hôm kia của em đâu?
Em mở ra và sửa lại m.ịa nó rồi còn đâu.
Hóa ra cả Folder của nó có độc 1 File Word, chưa biết lưu lại dưới Name khác.
Thế đấy.
Em gái cụ làm gì có bằng cao đẳng mà đòi dạy heheem gái em học Toán của tự nhiên, nếu học giỏi thì làm giảng viên, dạy đại học, cao đẳng. học bình thường thì đi dạy cấp 3. thế mà nó éo cho dạy cấp 2 cụ ạ
Chưa hẳn như vậy cụ ạEm cũng đồng ý với cụ này. Việc học để bổ sung kỹ năng là bình thường mà. Nhân viên của em quá nửa là thạc sỹ CNTT, còn lại là đại học, nhưng nhiều chức năng trong bộ Office thì chưa dùng bao giờ nên dĩ nhiên là không biết dùng. Điều đó cũng không có nghĩa là họ kém, mà chẳng qua công việc của họ chưa có lúc nào dùng đến kỹ năng đó, vì vậy lúc cần đến thì sẽ phải học thôi.
Cụ nói quá chuẩn.Gớm, Bộ "Chưởng" Bộ GD giờ bắt thi toán lớp 5 khéo cũng toạch chứ đùa
chuẩn cụ ạ. bằng cao đẳng mới đc dạy, rồi sau bọn này nó sẽ đi học tại chức lên đại học. còn bọn đại học thì ko đc dạyEm gái cụ làm gì có bằng cao đẳng mà đòi dạy hehe
Công ty tự kiểm tra đi cụ, tương đối thôi, trắc nghiệm nhiều vào.Theo ngu ý của mình thì bản chất của việc cấp chứng chỉ là việc rất cần thiết. Bằng cấp nó mang phạm trù rộng và đôi khi mang tính lý thuyết cao. Trong khi đó, công việc nhiều khi tuy đơn giản nhưng người sử dụng lao động cần người lao động có kinh nghiệm thực tế nên việc yêu cầu chứng chỉ không có gì là sai.
Ví dụ tại Mỹ (vâng lại Mỹ, chán lắm, không hề có ý so sánh gì đâu, mình là mình yêu Việt Nam cực):
- Xin vào làm việc tại bãi đỗ xe (kiểu đỗ xe cho khách) ngoài bằng lái xe ra còn phải có 1 cái chứng chỉ do CA kiểu như CA phường cấp. Thời gian học ngắn thôi khoảng 15,20h gì đấy. Đại khái là đào tạo cơ bản về an toàn lao động, an toàn cháy nổ, kỹ năng giao tiếp với mấy cái an toàn ba lăng nhăng.
- Xin vào làm việc thu ngân tại siêu thị, ngoài bằng cấp thì đòi hỏi chứng chỉ thực tập trên 500 giờ do một cái tổ chức kiểu hiệp hội bán lẻ cấp.
Trước công ty mình cũng tuyển lao động nhiều, nên nhiều lúc cũng bức xúc lắm các cụ ạ. Tuyển các bạn vào làm thu ngân, máy đếm tiền không biết dùng, máy quẹt thẻ không biết dùng mà bạn nào cũng bảo là có kinh nghiệm làm việc. Nên cũng rất mong có cái đơn vị nào cấp các cái chứng chỉ uy tín để người sử dụng lao động cũng như người lao đồng nhanh chóng gặp nhau, tiết kiệm chi phí thời gian của cả hai phía. Cụ nào sử dụng lao động nhiều thì biết, tình trạng ối với ái của người lao động mình thì nhiều vô kể.
Tóm lại, bản chất của việc cấp chứng chỉ thì cần thiết. Nhưng mà ở cái xứ mình đến bằng tiến sĩ còn chẳng ai coi trọng, còn mua còn bán ầm ầm thì đương nhiên mấy cái chứng chỉ thì chỉ để dán bùa. Nếu không vì mục đích đốt tiền thuế của dân thì ắt hẳn dán bùa hợp thức hóa cho một nhóm đối tượng nào đấy.
Đê chém thôi cụ.Em và mấy anh em cùng cơ quan vẫn tự hỏi: Tại sao khi học phổ thông chúng ta phải học rất kỹ món đạo hàm, tích phân, lượng giác... để rồi sau đó cho đến hết đời đều không sử dụng đến???