Đánh giá Dell XPS 13 7390 2 in 1 Core i7-1065G7: XPS 13 nhanh nhất
Dòng AMD Ryzen cuối cùng cũng là đối trọng nặng ký với Intel ULV Core U series. Thị trường hiện nay đang tập trung theo dõi xem Ice Lake và Comet Lake U sẽ thể hiện như thế nào trong cuộc cạnh tranh gay gắt này. Những áp lực đặt ra khiến Dell phải cho ra mắt thế hệ thứ 2 của XPS 13 2 in. Dell XPS 13 7390 2 in 1 là thiết bị đầu tiên trang bị bộ vi xử lý Ice Lake Core i7-1065G7.
Trong bài đánh giá này, chúng ta sẽ đặt một góc nhìn tổng thể về chiếc Dell XPS 13 7390 2-in-1 với bộ vi xử lý cao cấp Core i7-1065G7 và GPU tích hợp Iris Plus. Liệu rằng bộ vi xử lý 4 nhân Core i7 cho hiệu năng mạnh mẽ hơn bao nhiêu so với bộ vi xử lý 2 nhân Core i3? Rằng bạn có thể chơi game thoải mái với GPU Iris Plus hay không?
Thông số kỹ thuật
Dưới đây là thông số kỹ thuật của chiếc laptop Dell XPS 13 7390 2-in-1 Core i7 được sử trong bài đánh giá này:
CPU | Intel Core i7-1065G7 |
GPU | Intel Iris Plus Graphics G7 (Ice Lake 64 EU) |
RAM | 16 GB |
Ổ cứng | Toshiba BG4 KBG40ZPZ512G, 512 GB |
Màn hình | IPS, 13.4 inch, tỷ lệ 16:9
1920 x 1080 pixel 169 PPI, |
Cổng kết nối | Connections2 USB 2.0, 2 USB 3.0 / 3.1 Gen1, 2 USB 3.1 Gen2, 2 USB 3.2 Gen 2x2 20Gbps, 2 Thunderbolt, 2 DisplayPort, cổng âm thanh, đầu đọc thẻ MicroSDXC, cảm biến vân tay |
Kết nối không dây | Intel Killer Wi-Fi 6 AX1650s (ax = Wi-Fi 6), Bluetooth 5 |
Hệ điều hành | Microsoft Windows 10 Home 64 Bit |
Pin | 51 Wh |
Kích thước
(Cao x Rộng x Dài) | 13 x 296 x 207 mm |
Trọng lượng | 1.33 kg |
Đánh giá laptop Dell XPS 13 7390 2-in-1
Thiết kế
Phần thiết kế khung máy có thể coi như đây là một phiên bản nhỏ hơn của Dell XPS 15 9575. Bộ bàn phím MagLev và bộ khung tổng thể của máy có nhiều điểm tương đồng với XPS 15 9575 hơn là thiết kế vỏ sò của XPS 13 hay XPS 13 9365. Dù vậy, chất liệu và họa tiết truyền thống của dòng XPS vẫn gồm khung nhôm xám mịn phía ngoài màn hình, kết hợp sợi carbon màu đen hoặc sợi thủy tinh trắng ở vùng kê tay tùy theo màu sắc mà bạn lựa chọn.
Tuy nhiên, một chiếc máy với thiết kế của XPS không có nghĩa rằng nó cũng sẽ có độ chắc chắn tương tự. XPS 13 7390 cho cảm giác mỏng manh hơn nhiều so với các dòng XPS trước đó, độ cứng cáp của máy có phần nào thiếu hụt hơn so với XPS 13 9365. Vật liệu cấu thành máy dường như mỏng hơn, bề mặt máy dễ bị cong vênh, khung máy dễ bị xoắn vặn. Sự khác biệt tuy nhỏ nhưng vẫn đáng chú ý. Ví dụ như chiếc HP Spectre x360 13 và HP EliteBook x360 1040 G5 đều cho cảm giác cứng cáp, chắc chắn hơn về tổng thể.
Có một khía cạnh về thiết kế trên các dòng XPS chính là độ cứng của màn hình dù có viền bezel rất mỏng. Không giống như màn hình của Samsung Notebook 9, LG Gram hay Lenovo Yoga C930, màn hình của XPS 13 thường cứng hơn, khó bị xoắn vặn hơn. Bản lề máy dù ổn, nhưng lực của bản lề không đều ở tất cả các góc, nhất là những góc trong khoảng từ 160 đến 180º.
Cổng kết nối
Hệ thống cổng kết nối của máy tương tự như
XPS 13 9380 nhưng thiếu đi một cổng USB C. Cả 2 cổng USB đều có thể dùng để sạc, đều hỗ trợ Thunderbolt 3.
Các cạnh của máy:
Cạnh trước
Cạnh phải: USB C, cổng âm thanh
Cạnh sau
Cạnh trái: Cổng USB C + thunderbolt 3, MicroSDXC
Khả năng bảo trì, nâng cấp
Nắp dưới của thiết bị được cố định bằng 8 vis T5. Điều đó thể hiện khá rõ ràng rằng Dell không hề khuyến khích người dùng can thiệp vào hệ thống bảng mạch bên trong. Các cạnh của thân máy khá cứng và sắc, khó tháo hơn nhiều so với XPS 13 khác. Bên trong máy, cũng không có việc gì để làm khi RAM, WLAN, SSD đều được hàn vào bảng mạch.
Thiết bị đầu vào
Bàn phím
Dell lựa chọn sử dụng bộ bàn phím MagLev giống như trên chiếc XPS 15 9575 cho trải nghiệm gõ phím hoàn toàn khác biệt với dòng XPS 13 truyền thống. Hành trình phím nông hơn, phản hồi cứng hơn nhiều so với hầu hết các mẫu Ultrabooks hiện nay. Công nghệ MagLev sử dụng nam châm để nâng cao tính đồng nhất, tuổi thọ và phản hồi phím mà không cần hành trình phím sâu hơn. Nếu bạn đã từng sử dụng bàn phím của XPS 15 9575 hay Apple MacBook Air, thì trải nghiệm gõ phím trên XPS 13 7390 gần tương tự như vậy.
Bàn phím MagLev không cho trải nghiệm gõ phím tốt hơn hay kém hơn truyền thống. Nó đơn giản là trải nghiệm gõ khác, nên đánh giá có thích bàn phím mới này hay không sẽ tùy từng người dùng.
Touchpad
ClickPad Precision có kích thước 11.3 x 6.8 cm, rộng hơn những người anh em của mình là XPS 13 9365 2-in-1 (10.5 x 6 cm) và trên XPS 13 9380 (10.5 x 5 cm). Khi di chuột trên bề mặt touchpad, dù nhanh hay chậm vẫn cho cảm giác mượt mà, không có hiện tượng dính, giật hoặc nhảy con trỏ chuột.
Phím chuột tích hợp không được thuận tiện khi sử dụng. Tiếng kêu khá to, phản hồi phím nhẹ và hành trình rất nông. Những cử chỉ đơn giản như kéo thả, hay bôi đen văn bản được thực hiện không quá chính xác, dễ bị nhảy chuột hơn trên Dell Latitude sử dụng nút chuột riêng biệt.
Màn hình
Thông số chính
- Công nghệ IPS
- Kích thước: 13.4 inch
- Độ phân giải: 1920×1080 pixel
- Độ sáng tối đa: 585.2 cd/m², trung bình: 554.6 cd/m². Tỷ lệ phân bố độ sáng: 88%
- Tỷ lệ tương phản: 1746:1. Giá trị màu đen: 0.33 cd/m²
- ΔE màu: 1.45
- Phần trăm không gian màu: 98.5% sRGB và 64.2% AdobeRGB
Khả năng nhìn ngoài trời, góc nhìn
Nhờ độ sáng màn hình tốt, khả năng hiển thị ngoài trời của thiết bị được đánh giá là trên mức trung bình. Độ sáng tối đa của màn hình không bị giảm nếu sử dụng nguồn pin, vì vậy bạn có thể tận dụng tốt độ sáng tối đa 600 nits của máy. Mình khuyên bạn nên sử dụng chữ cỡ lớn vì màn hình bóng vẫn có hiện tượng đổ bóng khó chịu. Góc nhìn hiện thị rất rộng và đẹp, chỉ có một chút thay đổi màu sắc, độ tương phản khi nhìn ở những góc rất hẹp.
Khả năng hiển thị qua các góc nhìn
Khả năng hiển thị ngoài trời
Hiệu năng
Core i7-1065G7 là thế hệ thứ 10 tiếp nối Core i7 8565U, cho hiệu năng mạnh mẽ hơn ở cả CPU và GPU tích hợp. Dell trang bị cho thiết bị của mình bộ vi xử lý mạnh mẽ 25W thay vì bản 15W tiêu chuẩn.
Hiệu năng CPU
Một bước nhảy vọt từ thế hệ thứ 9 Whiskey Lake U!
Hiệu năng của bộ vi xử lý liên quan rất nhiều tới thiết kế của khung máy. Khi chạy bài thử nghiệm CineBench R15 đa nhân vòng lặp, kết quả thu đương tương đương với Core i5-9300H. Sau đó, xung nhịp của CPU giảm dần để giữ nhiệt độ của máy ở mức ổn định, vì vậy hiệu năng giảm đi khoảng 20%. Nói một cách khác, hiệu năng đỉnh ban đầu rất cao, rất ấn tượng trước khi hạ xuống khá mạnh. Ngược lại, phiên bản Core i3-1005G1 không gặp hiện tượng giảm xung nhịp theo thời gian nhờ tốc độ xung nhịp Turbo Boost khiêm tốn hơn khá nhiều.
Sau khi hạ xung nhịp tránh quá nhiệt, hiệu năng của 25W Core i7 Ice Lake vẫn nhanh hơn bộ vi xử lý 15W Whiskey Lake U. Độ chênh lệch vào khoảng 35% so với Core i7-8565U trên Dell Inspiron 7390 2-in-1.
Ngoài hiệu năng vượt trội, Ice Lake còn được trang bị hệ thống tăng tốc thông minh (AI acceleration) và công nghệ Deep Learning Boost chưa từng xuất hiện trên các thế hệ Core U trước, hay cả các thế hệ AMD Zen mới nhất. Tuy nhiên, tính thực tiễn của các tính năng này vẫn chưa thực sự được hiểu rõ đầy đủ qua trải nghiệm sử dụng hàng ngày.
Hiệu năng CPU qua bài chấm điểm Cinebench R15
Hiệu suất chung của hệ thống
Điểm số PCMark cho thấy XPS 13 7390 2-in-1 Core i7 mạnh mẽ hơn phiên bản i3 từ 20 đến 50%. Điểm khác biệt lớn nhất tới từ sức mạnh của GPU tích hợp, Iris Plus GPU mạnh mẽ hơn rất nhiều UHD Graphics G1.
Hiệu suất chung qua bài chấm điểm bằng PCMark 10
Hiệu suất GPU
Hiệu năng GPU là một phạm trù khá khó đánh giá. Sự thật là GPU tích hợp Iris Plus mới khá vượt trội so với Intel UHD Graphics 620. Nhưng hiệu năng chơi game thực sự còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tối ưu của game, API hay các ứng dụng khác. Điểm 3DMark đã chứng minh sự hụt hơi của GPU thế hệ mới, nhất là khi so sánh 2 dòng GPU khác nhau. GeForce MX250 có hiệu năng nhanh hơn Iris Plus khoảng 17 đến 36% trên lý thuyết, nhưng thực tế nó lại cung cấp FPS cao hơn từ 50-70% tùy thuộc từng tựa game.
Nếu bạn chỉ chơi những game thông thường như CS:GO, Fortnite hay DOTA 2, thì Iris Plus hoàn toàn có thể đáp ứng được độ phân giải 1080p.
Điểm hiệu suất GPU bằng 3DMark 11
Khả năng chơi game của thiết bị
Hiệu suất ổ cứng
Thiết bị thử nghiệm của mình sử dụng SSD 512 GB Toshiba BG4 NVMe, cho hiệu năng tương đương 256 GB Toshiba BG4 NVMe trên phiên bản i3. Cả RAM và SSD đều được hàn vào bảng mạch, không thể nâng cấp nên bạn nhớ lưu ý khi lựa chọn dung lượng RAM và SSD.
Tốc độ SSD
Tiếng ồn, nhiệt độ
Tiếng ồn
Tiếng ồn và hoạt động của quạt tản nhiệt trên phiên bản i7 tương đương với trên phiên bản i3 mặc dù có khoảng cách lớn về hiệu năng. Hệ thống hoạt động êm ái, gần như không có tiếng ồn khi duyệt web hoặc phát video. Khi bạn chơi game, quạt tản nhiệt sẽ quay nhanh dần cho tới khi đạt tốc độ tối đa, lúc đó tiếng ồn đo được vào khoảng 43.4 dB(A).
Nhiệt độ
- Nhiệt độ bề mặt khi máy ở chế độ nhàn rỗi vào khoảng: 32.8ºC
- Nhiệt độ bề mặt khi máy ở chế độ tải nặng tối đa vào khoảng: 46.4ºC
Nhiệt độ bề mặt máy dao động từ khoảng 30 ºC đến 50 ºC tùy theo mức độ tải. Các điểm nóng nhất thường ở phía sau của máy, cách xa khỏi touchpad và phần chiếu kê tay.
Biểu đồ nhiệt độ của máy khi ở chế độ tải nặng:
Loa ngoài
Bộ loa Waves MaxxAudio 2 x 2 W thực sự mang lại trải nghiệm âm thanh tốt. Chất lượng âm thanh vượt xa khỏi mong đợi và hơn tầm của những chiếc notebooks khác. Treble và bass cho cảm giác thật sự cân bằng.
Tuổi thọ pin
Qua quá trình thử nghiệm của mình, mình xin khẳng định bạn hoàn toàn có thể đạt được con số 9h sử dụng duyệt web bằng wifi với mức độ sáng 150 nits. Các cài đặt khác như độ phân giải 4K hay tăng độ sáng màn hình sẽ ảnh hưởng tới thời lượng sử dụng pin.
Thời lượng sử dụng pin
Xem thêm:
Đánh giá Dell XPS 13 7390 Core i7-10710U: Bộ vi xử lý 6 nhân mạnh mẽ
Kết luận
8.6ĐIỂM ĐÁNH GIÁ
XPS 13 nhanh nhất hiện nay
XPS 13 7390 2-in-1 cho hiệu năng mạnh mẽ hơn so với vẻ ngoài khiêm tốn của mình. Mặt khác, thiết kế siêu mỏng của máy đã hi sinh khả năng nâng cấp cũng như các cổng kết nối.
Thiết kế
8.2
Màn hình
8.6
Bàn phím
8.4
Nhiệt độ
8.4
Tiếng ồn
9.4
Hiệu năng
10
Pin
8.5
ƯU ĐIỂM
- Hiệu năng CPU và GPU mạnh mẽ
- Âm thanh vượt trội
- Mỏng nhẹ
- Màn hình sáng
- Thời lượng pin dài
NHƯỢC ĐIỂM
- Nhiệt độ cao khi tải nặng
- Phím WASD khá nóng khi chơi game
- Tiếng ồn quạt lớn khi chơi game
- Thiếu nhiều cổng kết nối
- Không có khả năng nâng cấp
Đánh Giá Của Độc Giả: 5 (1 Bình chọn)
Điểm cộng tốt nhất của Dell XPS 13 7390 2 in 1 chính là màn hình sáng đẹp, cộng thêm hiệu năng mạnh mẽ trong vẻ ngoài nhỏ gọn. Màn hình của thiết bị thực sự đẹp và được hiệu chỉnh tốt. Nếu bạn cần tìm một chiếc laptop 13 inch có thể sử dụng linh hoạt ở khắp mọi nơi, thì đây chính là một sự lựa chọn tốt dành cho bạn.
Dù có một số điểm yếu nhỏ như phím mũi tên bé, bề mặt bám vân tay, tốc độ làm tươi thấp hay không thể nâng cấp thì cũng không thể ngăn Dell XPS 13 7390 2 in 1 thành một chiếc máy rất tuyệt vời.
Nguồn reviewed.vn