- Biển số
- OF-609066
- Ngày cấp bằng
- 12/1/19
- Số km
- 308
- Động cơ
- 5,390 Mã lực
'Bản lĩnh hay liều lĩnh' của Iran trước Mỹ?
Vào sáng ngày 20/6, 1 UAV MQ-4 Triton hiện đại bậc nhất của Hải quân Mỹ đã bị phòng không Iran bắn hạ. IRGC tuyên bố rằng UAV đã vi phạm không phận của đất nước trên quận Jask County. Tuy nhiên, quân đội Hoa Kỳ đã bác bỏ những tuyên bố này.
Trên Twitter, Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ viết 6 chữ “Iran made a very big mistake!” (Iran đã phạm một sai lầm rất lớn). Tiếp đó, trong cuộc gặp với người đồng cấp Canada Justin Trudeau tại Nhà Trắng, trả lời câu hỏi của nhà báo về khả năng tấn công quân sự vào Iran, ông Trump nói: “Bạn sẽ sớm biết câu trả lời”.
Như vậy sự kiện UAV của Mỹ bị bắn rơi có phải là “giọt nước cuối cùng” hay không? Hành động của Tehran là liều lĩnh hay đầy bản lĩnh?
Ý đồ táo bạo, bản lĩnh của Tehran
Kể từ khi Mỹ bắt đầu triển khai đòn trừng phạt khắc nghiệt nhất nhằm vào Iran, Tehran đã phải chịu một áp lực lớn chưa từng có và không chỉ thế, về quân sự Mỹ huy động hạm đội chiến đấu tàu sân bay, lính thủy đánh bộ, B-52 áp sát Iran.
Có vẻ trước áp lực mạnh này, nền kinh tế Iran và do đó sự tồn tại của chính quyền Tehran chỉ là vấn đề thời gian. Iran không đủ sức để chịu đựng áp lực mạnh, thường xuyên duy trì như vậy, trong khi Mỹ có thừa nguồn lực và thời gian để duy trì hành động đó, là ưu thế tuyệt đối của Mỹ.
Vậy Tehran sẽ đi nước cờ nào để phá thế trận đó của Mỹ?
Mỹ có muốn tấn công Iran không? Chắc chắn là không bởi không chỉ bằng lời nói của Tổng thống Trump và của Ngoại trưởng Mỹ Pompeo hay của ông Jonh Bolton mà đó là logic của hành động…
Tại sao Mỹ lại lao vào bãi lầy đó trong khi sử dụng phương án mà Mỹ có ưu thế tuyệt đối ? Thực tế chúng tỏ trong tình thế này, Iran sẽ chết dần, chết mòn, sức sẽ tàn lực sẽ kiệt...và đầu hàng trước Mỹ là món quà giá trị cho Trump thắng cử. Trump đang ngồi đợi tại Wasington cuộc gọi từ Tehran đó sao...thì việc gì Trump chiến tranh với Iran.
Còn Iran, may mắn là Tehran đã nhận ra nguy cơ đó…
Tehran cũng không trong mong gì ở Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và các cam kết của EU… Nếu ngồi im, tức là chấp nhận lối chơi mà Mỹ chiếm ưu thế tuyệt đối là chờ chết. Vì thế, con đường duy nhất để Iran thoát khỏi thế trận này là “kéo Mỹ vào vũng lầy” để hoặc cùng chết với Mỹ hoặc ngồi vào bàn đàm phán giảm áp lực…
Ngay khi đang còn sức lực, tức khi đòn trừng phạt khắc nghiệt mới bắt đầu thì Tehran hành động để buộc Mỹ chơi con bài Mỹ không muốn thay vì chơi con bài sở trường mà Mỹ có ưu thế vượt trội. Tehran muốn giải quyết càng sớm càng tốt áp lực căng thẳng với Mỹ…Muốn thế chỉ có cách là đưa áp lực căng thẳng lên cực đại.
Nếu Mỹ không muốn chiến tranh với Iran tức không muốn “đem xe đổi tốt”, không muốn sa vào “mẹ của các vũng lầy”, không muốn Nga và Trung Quốc “tọa sơn quan hổ đấu”…thì ngồi xuống bàn nghe Iran nói, giảm bớt lệnh cấm vận đi.
Iran muốn chiến tranh với Mỹ? Nghe có vẻ phiêu lưu nhưng trong tình thế hiện nay đó là lối thoát tuy mạo hiểm nhất nhưng lại hay nhất, là cách giảm áp lực trừng phạt của Mỹ thượng sách nhất. Đó là cách mà Iran buộc Mỹ chơi theo lối chơi của Iran – lối chơi mà ít nhất trong giai đoạn này Mỹ không muốn.
Hành động chiến thuật, hiệu quả chiến lược của Tehran…
Khi Mỹ thực hiện lệnh trừng phạt và triển khai quân lực quanh Iran thì đã có 5 sự kiện xảy ra. (1) tấn công 4 tàu chở dầu, (2) tấn công 2 trạm bơm dầu chính của Saudi sang Biển Đỏ, (3) tấn công 2 tàu chở dầu tại eo biển Hormuz, (4) tuyên bố gia tăng trữ lượng uranium và (5) là bắn hạ UAV của Mỹ.
Đây được coi như là những hoạt động chiến thuật hay biện pháp nghiệp vụ của Tehran nhưng hiệu quả có tính chiến lược. Hành động chiến thuật nhưng hiệu quả chiến lược là sách lược khôn ngoan, thông minh.
Tấn công tàu dầu thì xét về động cơ, lợi ích thì có nhiều thủ phạm, chẳng hạn như Mỹ, Iran, Israel, Saudi, UAE…nhưng chắc chắn không phải là Mỹ vì nó không phù hợp với động cơ, mục tiêu của Mỹ.
Mỹ làm thế đổ tội cho Iran để làm gì? Để tấn công Iran trong khi Mỹ chưa sẵn sàng? Hay Mỹ muốn chuyển tải không công sự đe dọa của Iran cho các đồng minh vùng Vịnh rằng, Iran sẽ phong tỏa Hormuz? Vô lý.
Kẻ thù của Iran làm việc đó để đổ tội cho Iran xúi giục Mỹ ra tay? Có thể, nhưng Mỹ là cái đầu mà “cái đuôi không thể chỉ huy cái đầu”, đừng có coi thường nước Mỹ.
Mục tiêu là “nếu Iran không được xuất khầu dầu thì các quốc gia khác cũng không được. Eo biển Hormuz sẽ bị phong tỏa”. Nhà Saudi muốn đi tắt tránh Hormuz à? Không được, 2 trạm bơm chính tuyến ống dầu sang biển Đỏ bị đánh sập. Rõ ràng chưa!
Còn động cơ? Mỹ đã tuyên bố trịch thượng rằng, Iran sẽ chấm dứt nếu tấn công đồng minh Mỹ, xâm hại lợi ích Hoa Kỳ, gia tăng làm giàu uranium chế tạo bom hạt nhân…Vậy thì nó đã xảy ra như vậy đấy…
Tiếp tục, sau khi sắp hết hạn 60 ngày cho EU, vào ngày 17/6, Iran tuyên bố rằng, “Hôm nay, việc đếm ngược để vượt qua trữ lượng uranium đã làm giàu 300 kg đã bắt đầu và sau 10 ngày nữa chúng tôi sẽ vượt qua giới hạn này”.
Dự trữ uranium của Iran tốc độ tăng càng ngày càng nhanh hơn. Tehran cho biết nếu EU, chủ yếu là Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức và Nga không cứu được thỏa thuận thì đến 8/7 tốc độ sẽ gia tăng nhanh hơn nữa. Và, vấn đề Iran sở hữu VKHN không phải thời gian tính bằng năm mà chỉ bằng tháng.
Rõ ràng, Tehran cứ gia tăng áp lực ngược lại với Mỹ hết vụ này đến vụ khác hết sức logic, hợp lý khiến áp lực buộc Mỹ phải làm gì với Iran đã trở nên rất lớn. Jonh Bolton – Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ - diều hâu với Iran nhất cũng tuyên bố: “Tất cả chúng ta cần cuộc đối thoại này ngay bây giờ - cần phải giảm bớt căng thẳng trong khu vực và càng sớm càng tốt”.
Nhưng Tehran, xem ra việc gia tăng áp lực cho Mỹ không dừng lại và đòn bắn hạ UAV của Mỹ mà Tehran "tự nhận" có vẻ như đến giới hạn max khiến Tổng thống Mỹ và các quan chức thân cận tập trung bàn cách đối phó…Nhà Trắng và Lầu Năm Góc như đang rất nóng …
Ha ha, té ra bây giờ chịu áp lực không phải là Tehran mà là Wasington, thật là thú vị…Người Ba Tư đã chuyền bóng đến chân người Mỹ…
Cách hành xử của Iran là mạo hiểm, nhưng đó là sự liều lĩnh hay bản lĩnh táo bạo? Quả thật nhìn qua thấy đó là sự liều lĩnh là “lấy xăng dập lửa” nhưng không phải, đây là cách “lấy lửa dập lửa” thể hiện bản lĩnh, trí tuệ của người Ba Tư.
Mỹ như một chiếc xe hơi đắt tiền đang chạy ngược hướng với Iran như chiếc xe Công nông trên đường cao tốc. Ai sẽ bẻ lái? Không cần là người thông minh vẫn đoán biết ai sẽ bẻ lái để tránh đâm va.
Vào sáng ngày 20/6, 1 UAV MQ-4 Triton hiện đại bậc nhất của Hải quân Mỹ đã bị phòng không Iran bắn hạ. IRGC tuyên bố rằng UAV đã vi phạm không phận của đất nước trên quận Jask County. Tuy nhiên, quân đội Hoa Kỳ đã bác bỏ những tuyên bố này.
Trên Twitter, Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ viết 6 chữ “Iran made a very big mistake!” (Iran đã phạm một sai lầm rất lớn). Tiếp đó, trong cuộc gặp với người đồng cấp Canada Justin Trudeau tại Nhà Trắng, trả lời câu hỏi của nhà báo về khả năng tấn công quân sự vào Iran, ông Trump nói: “Bạn sẽ sớm biết câu trả lời”.
Như vậy sự kiện UAV của Mỹ bị bắn rơi có phải là “giọt nước cuối cùng” hay không? Hành động của Tehran là liều lĩnh hay đầy bản lĩnh?
Ý đồ táo bạo, bản lĩnh của Tehran
Kể từ khi Mỹ bắt đầu triển khai đòn trừng phạt khắc nghiệt nhất nhằm vào Iran, Tehran đã phải chịu một áp lực lớn chưa từng có và không chỉ thế, về quân sự Mỹ huy động hạm đội chiến đấu tàu sân bay, lính thủy đánh bộ, B-52 áp sát Iran.
Có vẻ trước áp lực mạnh này, nền kinh tế Iran và do đó sự tồn tại của chính quyền Tehran chỉ là vấn đề thời gian. Iran không đủ sức để chịu đựng áp lực mạnh, thường xuyên duy trì như vậy, trong khi Mỹ có thừa nguồn lực và thời gian để duy trì hành động đó, là ưu thế tuyệt đối của Mỹ.
Vậy Tehran sẽ đi nước cờ nào để phá thế trận đó của Mỹ?
Mỹ có muốn tấn công Iran không? Chắc chắn là không bởi không chỉ bằng lời nói của Tổng thống Trump và của Ngoại trưởng Mỹ Pompeo hay của ông Jonh Bolton mà đó là logic của hành động…
Tại sao Mỹ lại lao vào bãi lầy đó trong khi sử dụng phương án mà Mỹ có ưu thế tuyệt đối ? Thực tế chúng tỏ trong tình thế này, Iran sẽ chết dần, chết mòn, sức sẽ tàn lực sẽ kiệt...và đầu hàng trước Mỹ là món quà giá trị cho Trump thắng cử. Trump đang ngồi đợi tại Wasington cuộc gọi từ Tehran đó sao...thì việc gì Trump chiến tranh với Iran.
Còn Iran, may mắn là Tehran đã nhận ra nguy cơ đó…
Tehran cũng không trong mong gì ở Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và các cam kết của EU… Nếu ngồi im, tức là chấp nhận lối chơi mà Mỹ chiếm ưu thế tuyệt đối là chờ chết. Vì thế, con đường duy nhất để Iran thoát khỏi thế trận này là “kéo Mỹ vào vũng lầy” để hoặc cùng chết với Mỹ hoặc ngồi vào bàn đàm phán giảm áp lực…
Ngay khi đang còn sức lực, tức khi đòn trừng phạt khắc nghiệt mới bắt đầu thì Tehran hành động để buộc Mỹ chơi con bài Mỹ không muốn thay vì chơi con bài sở trường mà Mỹ có ưu thế vượt trội. Tehran muốn giải quyết càng sớm càng tốt áp lực căng thẳng với Mỹ…Muốn thế chỉ có cách là đưa áp lực căng thẳng lên cực đại.
Nếu Mỹ không muốn chiến tranh với Iran tức không muốn “đem xe đổi tốt”, không muốn sa vào “mẹ của các vũng lầy”, không muốn Nga và Trung Quốc “tọa sơn quan hổ đấu”…thì ngồi xuống bàn nghe Iran nói, giảm bớt lệnh cấm vận đi.
Iran muốn chiến tranh với Mỹ? Nghe có vẻ phiêu lưu nhưng trong tình thế hiện nay đó là lối thoát tuy mạo hiểm nhất nhưng lại hay nhất, là cách giảm áp lực trừng phạt của Mỹ thượng sách nhất. Đó là cách mà Iran buộc Mỹ chơi theo lối chơi của Iran – lối chơi mà ít nhất trong giai đoạn này Mỹ không muốn.
Hành động chiến thuật, hiệu quả chiến lược của Tehran…
Khi Mỹ thực hiện lệnh trừng phạt và triển khai quân lực quanh Iran thì đã có 5 sự kiện xảy ra. (1) tấn công 4 tàu chở dầu, (2) tấn công 2 trạm bơm dầu chính của Saudi sang Biển Đỏ, (3) tấn công 2 tàu chở dầu tại eo biển Hormuz, (4) tuyên bố gia tăng trữ lượng uranium và (5) là bắn hạ UAV của Mỹ.
Đây được coi như là những hoạt động chiến thuật hay biện pháp nghiệp vụ của Tehran nhưng hiệu quả có tính chiến lược. Hành động chiến thuật nhưng hiệu quả chiến lược là sách lược khôn ngoan, thông minh.
Tấn công tàu dầu thì xét về động cơ, lợi ích thì có nhiều thủ phạm, chẳng hạn như Mỹ, Iran, Israel, Saudi, UAE…nhưng chắc chắn không phải là Mỹ vì nó không phù hợp với động cơ, mục tiêu của Mỹ.
Mỹ làm thế đổ tội cho Iran để làm gì? Để tấn công Iran trong khi Mỹ chưa sẵn sàng? Hay Mỹ muốn chuyển tải không công sự đe dọa của Iran cho các đồng minh vùng Vịnh rằng, Iran sẽ phong tỏa Hormuz? Vô lý.
Kẻ thù của Iran làm việc đó để đổ tội cho Iran xúi giục Mỹ ra tay? Có thể, nhưng Mỹ là cái đầu mà “cái đuôi không thể chỉ huy cái đầu”, đừng có coi thường nước Mỹ.
Mục tiêu là “nếu Iran không được xuất khầu dầu thì các quốc gia khác cũng không được. Eo biển Hormuz sẽ bị phong tỏa”. Nhà Saudi muốn đi tắt tránh Hormuz à? Không được, 2 trạm bơm chính tuyến ống dầu sang biển Đỏ bị đánh sập. Rõ ràng chưa!
Còn động cơ? Mỹ đã tuyên bố trịch thượng rằng, Iran sẽ chấm dứt nếu tấn công đồng minh Mỹ, xâm hại lợi ích Hoa Kỳ, gia tăng làm giàu uranium chế tạo bom hạt nhân…Vậy thì nó đã xảy ra như vậy đấy…
Tiếp tục, sau khi sắp hết hạn 60 ngày cho EU, vào ngày 17/6, Iran tuyên bố rằng, “Hôm nay, việc đếm ngược để vượt qua trữ lượng uranium đã làm giàu 300 kg đã bắt đầu và sau 10 ngày nữa chúng tôi sẽ vượt qua giới hạn này”.
Dự trữ uranium của Iran tốc độ tăng càng ngày càng nhanh hơn. Tehran cho biết nếu EU, chủ yếu là Anh, Trung Quốc, Pháp, Đức và Nga không cứu được thỏa thuận thì đến 8/7 tốc độ sẽ gia tăng nhanh hơn nữa. Và, vấn đề Iran sở hữu VKHN không phải thời gian tính bằng năm mà chỉ bằng tháng.
Rõ ràng, Tehran cứ gia tăng áp lực ngược lại với Mỹ hết vụ này đến vụ khác hết sức logic, hợp lý khiến áp lực buộc Mỹ phải làm gì với Iran đã trở nên rất lớn. Jonh Bolton – Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ - diều hâu với Iran nhất cũng tuyên bố: “Tất cả chúng ta cần cuộc đối thoại này ngay bây giờ - cần phải giảm bớt căng thẳng trong khu vực và càng sớm càng tốt”.
Nhưng Tehran, xem ra việc gia tăng áp lực cho Mỹ không dừng lại và đòn bắn hạ UAV của Mỹ mà Tehran "tự nhận" có vẻ như đến giới hạn max khiến Tổng thống Mỹ và các quan chức thân cận tập trung bàn cách đối phó…Nhà Trắng và Lầu Năm Góc như đang rất nóng …
Ha ha, té ra bây giờ chịu áp lực không phải là Tehran mà là Wasington, thật là thú vị…Người Ba Tư đã chuyền bóng đến chân người Mỹ…
Cách hành xử của Iran là mạo hiểm, nhưng đó là sự liều lĩnh hay bản lĩnh táo bạo? Quả thật nhìn qua thấy đó là sự liều lĩnh là “lấy xăng dập lửa” nhưng không phải, đây là cách “lấy lửa dập lửa” thể hiện bản lĩnh, trí tuệ của người Ba Tư.
Mỹ như một chiếc xe hơi đắt tiền đang chạy ngược hướng với Iran như chiếc xe Công nông trên đường cao tốc. Ai sẽ bẻ lái? Không cần là người thông minh vẫn đoán biết ai sẽ bẻ lái để tránh đâm va.
- Lê Ngọc Thống