[Funland] Tổng quan về radar

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,345
Động cơ
138,330 Mã lực
Phần I Radar hoạt động như thế nào:
Từ “RADAR” là từ viết tắt của RAdio Detection And Ranging. Về cơ bản, radar hoạt động theo phương thức phát ra sóng radio, sóng này gặp vật cản sẽ phản xạ lại. Qua đó radar biết có mục tiêu. Tương tự như việc ta ném 1 hòn đá xuống mặt hồ sẽ thấy các vòng sóng tỏa ra từ chỗ hòn đá rơi xuống, nếu chỗ nào có vật nổi lênh bềnh trên hồ thì khi sóng đập vào đó sẽ có 1 phản sóng dịch chuyển theo hướng ngược lại. Do vận tốc của sóng radio trong không gian là cố định, tương đương vận tốc ánh sáng nên bằng cách tính thời gian từ khi phát sóng, đến khi nhận được sóng phản xạ mà có thể biết được khoảng cách tới vật là bao nhiêu xa.







Điều quan trọng tiếp theo là làm thế nào để xác định vận tốc của mục tiêu?: để làm được điều đó radar tận dụng hiệu ứng Doppler. Hiệu ứng Doppler là hiện tượng tần số của sóng vô tuyến sẽ bị thay đổi khi phản xạ từ một mục tiêu di chuyển so với radar. Để đo tốc độ chính xác, bộ xử lý trung tâm của radar tính toán sự khác biệt giữa tần số của sóng mà radar truyền đi và tần số của sóng phản xạ lại từ mục tiêu.
Trong các hình dưới đây, fo là tần số truyền của radar và ft là tần số của sóng phản xạ.
Đối với mục tiêu đứng yên, tần số của tín hiệu phản xạ sẽ bằng tần số của tín hiệu đã truyền




Đối với mục tiêu di chuyển về phía radar, tần số của tín hiệu phản xạ sẽ cao hơn tần số của tín hiệu truyền đi




Đối với mục tiêu di chuyển ra xa khỏi radar, tần số của tín hiệu phản xạ sẽ thấp hơn tần số của tín hiệu mà radar truyền đi




Mục tiêu di chuyển càng nhanh thì mức thay đổi tần số này sẽ càng lớn. Tuy nhiên điều quan trọng cần nhớ là các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu ứng Doppler không phải là vận tốc tuyệt đối của mục tiêu mà là vận tốc tương đối của mục tiêu so với radar. Do đó, góc do chuyển giữa mục tiêu và radar là rất quan trọng.


Tuy nhiên câu hỏi tiếp theo được đặt ra là làm thế nào để biết được mục tiêu ở hướng nào, góc nào? Thực ra việc này cũng vô cùng đơn giản nếu ta biết hướng mà chùm tia radar (radar beam) hướng tới khi nhận được tín hiệu phản xạ radar, thì ta có thể biết hướng của của mục tiêu. Ví dụ, chùm tia đang hướng về bên phải khi nhận được tín hiệu phản xạ của mục tiêu thì mục tiêu sẽ là ở bên phải . Tất nhiên để dẫn bắn hay thậm chí là để cảnh báo sớm thì chỉ đơn thuần biết được mục tiêu ở bên trái hay bên phải là chưa đủ, phải biết chính xác, lệch vài độ thôi cũng đã là cả 1 vấn đề lớn. Vậy ta có thể thấy là chùm tia radar (radar beam) càng hẹp, càng nhỏ, thì độ chính xác của radar trong việc định vị hướng và phương vị của mục tiêu sẽ càng tốt vì chùm tia càng bé thì ta sẽ càng biết chính xác được góc và phương vị mà nó chiếu đến.
Trước hết chúng ta sẽ làm quen với 1 số từ chuyên môn:
1- Beam width: là độ rộng của chùm tia radar (khác với band width là dải tần số mà radar hoạt động nhé). Như đã nêu trước đó, độ rộng chùm tia radar đóng một vai trò quan trọng trong các đặc tính chính xác góc của chúng vì miễn là các mục tiêu nằm trong chùm tia radar thì sẽ có phản xạ. Vấn đề là nếu một số mục tiêu bay đủ gần để khoảng cách góc của chúng sẽ nhỏ hơn độ rộng chùm tia radar thì tín hiệu phản xạ sẽ bị kết hợp và radar sẽ chỉ hiển thị một mục tiêu duy nhất trên màn hình. Để có khả năng hiển thị 2 mục tiêu gần nhau thì chùm tia radar cần có khả năng quét qua khoảng trống giữa chúng mà không có tín hiệu phản xạ. Để cho dễ tưởng tượng thì giả sử beam width của radar là 15 độ thì ở khoảng cách 200 km tín hiệu của 2 mục tiêu bay ngang cách nhau 53 km cũng hòa vào làm 1. Ngoài ra chùm tia càng nhỏ thì năng lượng xung càng tập trung và radar có thể nhìn được càng xa



2- Gain: là 1 chỉ số thể hiện độ lợi của antenna thể hiện khả năng bức xạ công suất của sóng radio đưa tới cho nó, cứ hiểu 1 cách nôm na là gain càng lớn thì Beam width càng nhỏ, và ngược lại.



3- Pulse width/pulse length: Độ dài của mỗi xung được phát ra từ radar. Xung càng dài thì năng lượng càng lớn tuy nhiên cũng đồng nghĩa với việc range resolution sẽ giảm. Tất nhiên có cách giảm cái này nhờ vào pulse compression nhưng đó là topic khá phức tạp nên mình sẽ viết bài riêng



4- Range resolution: là khả năng của radar tách hai mục tiêu ở gần nhau trong 1 phạm vi và ở gần cùng một góc phương vị. Ví dụ: ở phía trước khoảng cách 100 km có 1 chiếc F-16, ở khoảng cách 102 km có 1 chiếc F-15 và ở khoảng cách 120 km có 1 chiếc F-18, các máy bay này ở cùng 1 góc phương vị. Nếu radar của bác có range resolution là 3 km thì sẽ phân tách được chiếc F-18 thành 1 mục tiêu riêng, nhưng không phân tách được chiếc F-15 và F-16 ở đây thành 2 mục tiêu, mà sẽ hợp thành 1 mục tiêu.



5- Resolution cell: Độ dài mỗi xung, độ rộng chùm tia theo chiều ngang và độ rộng chùm tia theo chiều dọc cùng tạo thành một ô ba chiều (nôm na chính là thể tích của chùm tia phát ra). Ô phân giải (resolution cell) là thể tích nhỏ nhất của vùng trời mà trong đó radar không thể xác định sự hiện diện của nhiều hơn một mục tiêu, hay nói cách khác là 1000 mục tiêu trong ô thì cũng chỉ tính là 1 và không thể biết rõ vị trí của mục tiêu nằm ở đâu trong ô này. Ô phân giải của radar là thước đo mức độ radar có thể phân giải các mục tiêu trong phạm vi, phương vị và độ cao. Kích thước ngang và dọc của ô độ phân giải thay đổi theo phạm vi. Càng xa radar, ô độ phân giải sẽ càng lớn , tức là độ chính xác càng tệ. Ví dụ beam width là 2 độ, ở khoảng cách 100km thì kích thước ngang và dọc của ô phân giải sẽ vào khoảng 3.5 km, ở khoảng cách 2500 km thì kích thước ngang và dọc của ô phân giải sẽ là 87 km.


Đã bao giờ các bác tự hỏi: tại sao radar VHF (dải tần số 30-300MHz) được quảng cáo chống tàng hình tốt như thế mà đa số các radar điều khiển hỏa lực vẫn nằm trong dải tầm S (2-4 GHz) tới X band (8-12 GHz) ?. Tại sao không lắp luôn radar HF (dải tần số 3-30 MHz) hay VHF lên máy bay cho nó máu?. Tại sao các radar OTH lại phải to đến thế?. Thực ra tất cả đều liên quan đến radar beam width và radar gain mà mình đã giải thích bên trên. . Không cần biết loại radar sử dụng là gì AESA hay PESA, thì độ rộng của chùm tia radar (Gain) vẫn có mối quan hệ trực tiếp với diện tích ăng ten và tần số hoạt động của radar. Về cơ bản, diện tích ăng ten càng lớn thì Gain càng lớn (hay nói cách khác là chùm tia càng bé). Ngược lại, radar hoạt động ở tần số càng thấp thì để đạt cùng 1 mức gain, diện tích của ăng ten lại càng phải lớn. Ví dụ ở tần số 3 Ghz, radar với đường kính 1 mét đã có thể có chỉ số gain tương ứng 30 dBi tuy nhiên ở tần số 300 MHz thì radar có đường kính 10 mét thì chỉ số gain cũng chỉ đạt tầm 29 dBi mà thôi. Hay nói 1 cách đơn giản lý do người ta không sử dụng radar dẫn bắn tần số HF hay VHF trên máy bay chiến đấu hay thậm chí tàu chiến đơn giản là vì chúng cần kích cỡ siêu to khổng lồ thì chùm tia radar của chúng mới có thể đủ nhỏ để nhìn được chính xác.

118405211_1237278379946793_1237540640725026395_n.jpg


Phần II Radar tần số thấp và máy bay tàng hình
Có lẽ chúng ta đã nghe rất rất nhiều về việc radar tần số thấp sẽ khiến máy bay tàng hình trở thành vô dụng, hoặc radar tần số thấp là khắc tinh của máy bay tàng hình. Vậy trong bài này mình sẽ giải thích lý do cho những phát ngôn này.
Trước khi hiểu được tại sao radar tần số thấp lại chống tàng hình, thì trước tiên, cần hiểu sóng radar phản xạ lại từ vật thể như thế nào. Về cơ bản tín hiệu phản xạ radar của mục tiêu (RCS) là tổng năng lượng phản xạ từ các phương thức sau:
1 - Specular return (Phản xạ dạng gương): đây là dạng phản xạ với cường độ lớn nhất trong vùng quang học (khi kích thước cấu trúc> 10 lần bước sóng), bề mặt hoạt động như một tấm gương đối với xung radar tới. Phần lớn năng lượng rađa tới được phản xạ theo quy luật phản xạ gương (góc phản xạ bằng góc tới). Thiết kế hình khối đặc biệt của máy bay tàng hình khiến sóng radar từ phản xạ dạng này không quay trở lại nguồn phát. Tuy nhiên vẫn cần nhớ là sóng phản xạ vẫn tuy theo quy luật với cùng 1 kích cỡ antenna phát thì tần số càng thấp, beamwidth càng lớn. Hay nói cách khác, khi sử dụng sóng tần số thấp hơn, thì chùm tia phản xạ sẽ có góc lớn hơn, kéo theo đó là sẽ dễ có khả năng quay lại nguồn phát hơn, bù lại thì góc to hơn cũng đồng nghĩa với việc độ tập trung năng lượng bị giảm đi cực nhiều. (Giải thích có thể hơi tối nghĩa, các bác xem ảnh sẽ hiểu)




2 - Traveling/Surface wave scattering (Phản xạ sóng bề mặt): khi sóng radar chiếu vào thân máy bay, nó có thể tạo ra một dòng điện di chuyển trên bề mặt lan truyền dọc theo đường dẫn đến các ranh giới bề mặt như mép cánh, các mép panel... vv, các ranh giới bề mặt đó có thể tạo ra sóng phản xạ truyền theo hướng ngược lại hoặc làm cho sóng radar phân tán theo nhiều hướng. Loại phản xạ này có thể được giảm thiểu bằng vật liệu hấp thụ radar, cấu trúc hấp thụ radar, giảm số lượng rãnh trên bề mặt hoặc thiết kế các cạnh panel răng cưa theo hướng nhất định để các sóng phản xạ không quay lại nguồn phát




3 - Creeping wave return (Sóng quay trở lại):đây là một dạng surface wave không bị phản xạ bởi chướng ngại vật khi di chuyển dọc theo bề mặt vật thể và không gặp các khoản gián đoạn, do đó nó có thể đi vòng xung quanh vật thể để quay trở lại nguồn radar. Thông thường là cường độ creeping wave return thấp hơn Specular return khá nhiều.



4-Diffraction (Nhiễu xạ): sóng đánh vào bề mặt hoặc cạnh sắc ví dụ như đầu cánh, cạnh cửa hút khí hay các điểm góc cạnh khác sẽ bị phân tán theo nhiều hướng thay vì tuân theo quy luật phản xạ gương.




Sóng radar từ các phương thức phản xạ nêu trên sẽ cùng hợp vào nhau, tạo thành tiết diện phản xạ radar. Về cơ bản tỷ lệ (trên tổng) của mỗi phương thức phản xạ sóng radar đã nêu bên trên phụ thuộc rất nhiều vào kích cỡ vật thể so với độ dài sóng radar, quy luật có thể chia ra làm ba vùng:



Vùng quang học optical region):được áp dụng khi chu vi của vật thể lớn hơn độ dài sóng radar khoảng 10 lần trở lên, ví dụ giả sử vật thể là 1 quả cầu thì đây là vùng mà chu vi của quả cầu này sẽ lớn hơn độ dài sóng radar*10. Trong chế độ này, phương thức phản xạ sóng radar chiếm tỷ lệ % lớn nhất trong tổng năng lượng phản xạ lại là phản xạ dạng gương (specular return). Trong vùng này, cơ chế sóng bề mặt (surface wave) vẫn hiện diện nhưng góp phần vô cùng nhỏ vào RCS.

Vùng Mie/Vùng cộng hưởng (Mie region, resonance region):được áp dụng khi chu vi của vật thể ở vào khoảng 1/10 tới tối đa là bằng 1 lần độ dài sóng radar. Giả sử vật thể là 1 quả cầu thì: Độ dài sóng radar*0.1 ≤ Chu vi quả cầu ≤ Độ dài sóng radar*1. Trong vùng này Surface wave sẽ trườn 1 vòng quanh vật thể và giao thoa tăng cường (constructive interference) hoặc giao thoa triệt tiêu (destructive interference) với sóng phản xạ Specular (giao thoa này có thể khiến tổng tiết diện phản xạ radar tăng lên, nhưng cũng có thể làm nó bé đi nhé). Do sóng có xu hướng trườn quanh bề mặt vật thể thay vì phản xạ dạng gương nên thiết kế hình dáng góc cạnh của máy bay tàng hình ít có tác dụng. Ngoài ra, cường độ của surface wave và diffraction cũng tăng theo bình phương của bức sóng. Đây chính là lý do các radar UHF, VHF, HF có thể phát hiện vật thể tàng hình 1 cách dễ dàng hơn. Trong vùng Mie, cường độ phản xạ từ creeping wave bắt đầu lớn dần, và đạt mức tối đa khi chiều dài sóng bằng kích cỡ vật thể.
Vùng Rayleigh (Rayleigh region): được áp dụng khi chiều dài sóng radar còn lớn hơn cả vật thể, trong vùng này thì sóng radar sẽ bị tán xạ , các chi tiết cụ thể của hình học mục tiêu không còn quan trọng. Sóng radar dài hơn cấu trúc và đẩy dòng điện từ bên này sang bên kia khiến nó hoạt động giống như một antenna lưỡng cực và phát ra sóng điện từ theo hầu hết các hướng, hiện tượng này gọi là tán xạ Rayleigh. Điểm cực kì đặc biệt của vùng Rayleigh là sóng radar càng dài (tần số càng thấp) thì tiết diện phản xạ radar của mục tiêu sẽ càng nhỏ


Cũng cần phải nhớ là với vật thể có hình dạng đơn giản ví dụ như quả cầu, có thể biết được quả cầu đó ở vùng nào so với sóng radar chỉ cần biết chu vi quả cầu và độ dài sóng, ví dụ chu vi quả cầu là 1 mét, độ dài sóng radar là 1 cm thì phản xạ sóng radar từ quả cầu sẽ tuân theo quy luật của vùng quang học. Trái lại, với phương tiện chiến đấu như máy bay tàu chiến, sẽ có rất nhiều chi tiết với kích thước to nhỏ khác nhau, dẫn đến hiện tượng là với cùng 1 độ dài sóng radar: 1 số chi tiết sẽ ở vùng Mie, 1 số chi tiết sẽ ở vùng Rayleigh, 1 số chi tiết sẽ ở vùng quang học.
Vậy có cách nào giúp máy bay tàng hình chống lại khắc tinh của chúng là radar tần số thấp không? hay ít nhất là cũng làm giảm hiệu quả chống tàng hình của radar tần số thấp?. Câu trả lời là Có
Do bản chất sóng radar tần số thấp đánh bại thiết kế hình dáng đặc biệt của máy bay tàng hình nhờ vào creeping wave return và surface wave scattering nên để giảm hiệu quả của sóng radar tần số thấp đối với máy bay tàng hình thì quan trọng nhất là giảm tác động của 2 phương thức phản xạ này.
Phương pháp thứ 1, ảnh hưởng tiêu cực của creeping wave return và surface wave scattering có thể được giảm bớt bằng cách: sắp xếp các điểm gián đoạn để hướng phản xạ của surface wave sẽ không quay ngược trở lại hướng radar phát. Nếu các bác để ý kỹ thì sẽ thấy ở trên máy bay tàng hình, các phần tấm nắp đậy có thể mở ra được thường được thiết kế dạng răng cưa. Cốt yếu là để khi surface wave trườn tới các phần này và bị tán xạ, cũng không chiếu trực tiếp trở lại nguồn phát sóng




Hay như trên thiết kế của B-2 hay B-21, chúng ta cũng có thể thấy phần đuôi cánh được thiết kế dạng răng cưa thay vì cắt phăng thành hình tam giác.




Phương pháp thứ 2: như đã biết là surface wave sẽ gây tán xạ theo nhiều hướng khi gặp góc cạnh sắc hoặc khi đi tới vùng rãnh, môi trường không đồng nhất. Vậy để giảm ảnh hưởng của hiện tượng này thì phương án là giảm các góc cạnh sắc nét
156209-4fb99a823fb8ed84e0e4e5b14a2864bb.png


Nếu các bác để ý thì sẽ thấy là trên máy bay tàng hình thế hệ thứ nhất như F-117, máy bay được tạo thành từ các miếng đa giác rất sắc nét, nhìn na ná như viên kim cương. Ngược lại, các máy bay tàng hình hiện đại ra đời sau như B-2, F-22, X-47, thường có các phần góc được bo tròn, mục đính chính là để giảm surface wave scattering.






Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là, mặc dù hình dạng bo tròn các góc có thể giúp máy bay tàng hình hơn vì chúng làm giảm sự tán xạ bề mặt so với thiết kế sắc cạnh. Thiết kế thân máy bay tròn vo như cái ống thì lại cực kỳ không tốt, lý do là sóng bề mặt không bị tán xạ mà sẽ truyền đi một vòng tròn xung quanh thân máy bay và quay trở lại nguồn (creeping wave return)




Phương pháp thứ 3:
Có 1 số phần cạnh sắc trên máy bay, sẽ không thể bo tròn được, ví dụ như phần đầu, đuôi cánh , hay phần cửa hút khí. Sóng radar đánh vào các phần này cũng gây ra tán xạ theo nhiều hướng.



Vậy, để giải quyết vấn đề này thì người ta sử dụng 1 phương pháp gọi là xử lý cạnh (edge treatment). Mép đầu cánh và cửa hút khí có thể được thiết kế thành một bề mặt điện từ mềm, điều này được thực hiện bằng cách sử dụng vật liệu nhẹ như sợi thủy tinh cấu trúc tổ ong, được nạp carbon với nồng độ tăng dần từ phần mép đến thân hoặc một miếng điện trở có thể được dán hoặc sơn lên phần mép cánh hoặc cửa hút khí để đạt được kết quả tương tự. Điện trở suất của tấm sẽ giảm từ cực đại ở đầu phía trước của mép xuống gần bằng không ở phía sau. Điện trở suất của tấm dán này có thể được tăng lên bằng cách thêm các lỗ và giảm bằng cách thêm các hạt kim loại trong đó.

Điều này cho phép dòng điện bề mặt chuyển đổi chậm cũng như được hấp thụ thay vì chuyển đổi đột ngột và tán xạ






Các bác có thể phát hiện phần edge treatment này rất dễ dàng nhờ vào phần sơn hơi nhạt so với các phần khác của máy bay.










Tất nhiên là phương án này cũng có nhược điểm nhỏ, đó là miếng dán điện trở phải có chiều rộng ít nhất bằng một nửa bước sóng để thực sự có hiệu quả. Ví dụ: miếng dán điện trở trên của hút khí của F-35 có chiều rộng khoảng 22-25,4 cm (ước lượng), thì tần số thấp nhất mà nó vẫn có thể hiệu quả là vào khoảng 0,5-0,7 GHz

Link https://basicsaboutaerodynamicsandavionics.wordpress.com/2016/04/12/radar-electronic-countermeasure/
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,345
Động cơ
138,330 Mã lực
Phần III Gây nhiễu và tác chiến điện tử
Các biện pháp đối phó của radar thường được chia thành loại điện tử (chủ động) và cơ khí (thụ động). Các hệ thống đối phó cơ học phản xạ sóng radar một cách thụ động mà không cần ăng-ten phát hoặc máy thu, một số ví dụ về biện pháp đối phó thụ động là chaff. Ngược lại, biện pháp đối phó điện tử chủ động (gây nhiễu) liên quan đến các hệ thống truyền sóng vô tuyến để làm giảm hiệu quả của radar đối phương.


Phương pháp gây nhiễu có thể được phân loại thành hai loại chính: (1) nhiễu xạ đơn thuần (noise jamming) và (2) gây nhiễu đánh lừa hoặc gây nhiễu thông minh (deceptive jamming).

Noise Jamming


Noise jamming là biện pháp đối phó điện tử trong đó thiết bị gây nhiễu truyền tín hiệu gây nhiễu (nhiễu trắng) theo hướng radar của đối phương để tín hiệu phản xạ máy bay bị chìm hoàn toàn trong tín hiệu nhiễu khiến radar đối phương không thể xác định vị trí, vận tốc, khoảng cách. Loại gây nhiễu này còn được gọi là 'gây nhiễu che khuất'. Ưu điểm chính của phương pháp gây nhiễu này là không cần biết quá nhiều về thiết bị của đối phương mà vẫn thực hiện được. Noise jamming lại được chia làm 3 kiểu.
Spot Jamming:


Kiểu gây nhiễu này, còn được gọi là "gây nhiễu điểm" hoặc "gây nhiễu dải hẹp", tất cả
công suất đầu ra của bộ gây nhiễu tập trung ở một băng thông (bandwidth) rất hẹp, lý tưởng là giống hệt với băng tần hoạt động của radar. Gây nhiễu điểm thường hướng đến một radar cụ thể và yêu cầu có một đầu thu để khớp tín hiệu gây nhiễu với tín hiệu radar. Nhược điểm chính là radar có thể nhảy tần liên tục để tránh tác động của kiểu gây nhiễu này

Barrage Jamming:

Trong kiểu gây nhiễu này, tất cả công suất đầu ra của thiết bị gây nhiễu được trải rộng trên một băng thông rộng hơn nhiều so với băng thông của tín hiệu radar. Nói cách khác, nó liên quan đến việc gây nhiễu đồng thời toàn bộ dải tần. Nhược điểm chính là vì công suất đầu ra dàn trải trên 1 dải tần lớn, công suất phát ở mỗi tần số sẽ theo đó mà thấp đi

Sweep Jamming:


Có thể coi như 1 dạng kết hợp của spot và barrage jamming, với cách thức gây nhiễu này, công suất đầu ra của bộ gây nhiễu tập trung trên 1 băng thông hẹp ở mỗi thời điểm, nhưng được quét qua lại trên một băng thông rất rộng.

Deceptive Jamming

Các thiết bị gây nhiễu theo phương pháp deceptive cần đầu thu thụ động để phân tích tín hiệu của radar, sau đó thiết bị gây nhiễu sẽ gửi lại các tín hiệu giống mục tiêu thực nhằm gây nhầm lẫn cho radar .Điều này trái ngược với phương pháp noise jamming chỉ đơn thuần che lấp tín hiệu thật bằng nhiễu trắng. Noise jamming rất hữu ích trong việc vô hiệu hóa radar, nhưng decceptive jamming còn tinh vi hơn ở chỗ nó có thể khiến đối phương nghĩ rằng radar của chúng vẫn hoạt động ngay cả khi nó đang báo cáo thông tin vận tốc, hướng và khoảng cách tới mục tiêu không chính xác. Hay hiểu theo cách đơn giản thì noise jamming giống như việc đi xe trời tối và bị ai đó rọi đèn pha vào mặt, không thấy gì. Còn deceptive jamming thì giống như bị ảo giác đánh lừa. Deceptive jamming yêu cầu bộ gây nhiễu phải có thông tin chính xác không chỉ về tần số của radar đối phương mà tất cả các tham số truyền dẫn khác. Sau đây là 1 số dạng deceptive jamming chính

Range Deception (đánh lừa về khoảng cách)



Về cơ bản máy gây nhiễu sẽ tạo ra xung tín hiệu vô tuyến tương tự như xung radar phản xạ từ máy bay. Xung thứ hai này cường độ lớn hơn so với tín hiệu phản xạ radar của máy bay nên radar sẽ lock vào xung này. Sau đó việc phát xạ xung giả sẽ ngày càng bị trì hoãn hoặc tăng nhanh theo thời gian để cổng phạm vi của radar bắt đầu chạy theo xung giả thay vì phản xạ thực, kéo nó ra khỏi mục tiêu. Có 2 kiểu đánh lừa khoảng cách chính là:
RGPO - Range gate pull off: Xung giả chạy ra xa
RGPI - Range gate pull in: Xung giả chạy về phía radar

Velocity deception (đánh lừa về vận tốc)



Như đã giải thích ở phần trước, radar tính toán vận tốc của mục tiêu nhờ vào hiệu ứng Doppler hay nói cách khác là nhờ đánh giá xem tần số tín hiệu thu lại, khác bao nhiêu so với tín hiệu phát đi mà có thể tính toán được vận tốc. Về cơ bản với phương pháp đánh lừa về vận tốc, máy gây nhiễu cũng sẽ tạo ra xung tín hiệu vô tuyến tương tự như xung radar phản xạ từ máy bay nhưng có cường độ mạnh hơn để radar lock vào xung này. Sau khi radar khóa vào xung giả, bộ gây nhiễu sẽ từ từ quét tần số của tín hiệu giả ra xa hơn tần số phản xạ thực của mục tiêu. Khi radar ước lượng sai vận tốc thực của mục tiêu thì sẽ dẫn đến sai lệch trong việc dẫn bắn

Angle deception (đánh lừa về hướng)
Thực ra có rất nhiều phương pháp gây nhiễu để lừa radar về vị trí thực của mục tiêu, nhưng bài này mình sẽ chỉ viết về 1 trong những phương pháp phổ biến nhất
Cross eye jamming



Cross eye jamming là một kỹ thuật gây nhiễu sử dụng hai nguồn gây nhiễu được phân tách ở 1 khoảng cách nhất định, thường là ở 2 bên đầu cánh máy bay. Mỗi nguồn truyền cùng một tín hiệu tại cùng một thời điểm, và nếu hai tín hiệu lệch pha khoảng 180 ° khi đến antenna monopulse của tên lửa thì hiện tượng méo đầu sóng sẽ xảy ra. Hệ thống điều khiển của tên lửa, giả định rằng nguồn tín hiệu nằm dọc theo pháp tuyến đối với mặt sóng méo, cố gắng căn chỉnh lại antenna của nó ở góc vuông với mặt sóng bị méo. Việc căn chỉnh lại ăng-ten này dẫn đến khả năng theo dõi mục tiêu của tên lửa không còn chính xác, từ đó dẫn đến thông tin chỉ đạo không chính xác được chuyển đến hệ thống lái tự động của tên lửa, và vì vậy tên lửa sẽ bị trượt
Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng làm quen với 1 số thuật ngữ chuyên ngành:
J/S ratio - Jamming to signal ratio: Là tỷ lệ cường độ tín hiệu gây nhiễu so với cường độ của tín hiệu phản xạ rađa. Tất cả các loại hình gây nhiễu, đều cần đạt 1 tỷ lệ J/S nhất định thì mới có thể hoạt động hiệu quả, tất nhiên tỷ lệ này sẽ thay đổi tùy vào phương pháp gây nhiễu. Hiểu 1 cách đơn giản thì với cường độ tín hiệu gây nhiễu (J) thì máy gây nhiễu càng mạnh con số này sẽ càng to. Với cường độ tín hiệu phản xạ rada (S) thì radar càng mạnh con số này sẽ càng to và RCS càng bé thì con số này sẽ càng nhỏ




Burn through range: là khoảng cách mà tín hiệu phản xạ của rada đủ lớn để có thể vô hiệu hóa việc gây nhiễu. Vì tín hiệu rada sẽ phải truyền đi từ rada, tới mục tiêu, rồi phản xạ lại, trong khi đó tín hiệu máy gây nhiễu sẽ chỉ phải truyền từ máy gây nhiễu đến rada. Vậy nên ta có thể thấy là tín hiệu rada sẽ phải đi quãng đường gấp đôi so với tín hiệu máy gây nhiễu. Càng đi xa thì tín hiệu sẽ càng yếu, và vì tín hiệu rada phải di gấp đôi quãng đường so với tín hiệu gây nhiễu nên khi tăng khoảng cách, nó sẽ yếu đi nhanh hơn so với tín hiệu nhiễu. Hay nói 1 cách đơn giản là với các hệ thống gây nhiễu để tự bảo vệ thì càng gần rada đối phương sẽ càng dễ bị vô hiệu hóa còn càng ở xa sẽ càng dễ bảo vệ máy bay. Tóm lại, radar sẽ muốn tầm burn through range càng lớn càng tốt, còn các hệ thống gây nhiễu sẽ muốn tầm burn through range càng nhỏ càng tốt


Một quan niệm sai lầm phổ biến cho rằng công nghệ tàng hình chỉ có thể tồn tại trong thời gian ngắn và khi rada ngày càng có công suất phát mạnh hơn, không sớm thì muộn chúng cũng có thể phát hiện máy bay tàng hình từ khoảng cách xa, do đó khiến tất cả tiền chi tiêu vào việc giảm diện tích phản xạ radar (RCS) đều bị lãng phí.
Một ý kiến phổ biến khác cho rằng việc chênh lệch về diện tích phản xạ rada, có thể dễ dàng được thu hẹp bằng cách sử dụng một thiết bị gây nhiễu mạnh hơn -hay nói cách khác là máy gây nhiễu mạnh hơn lắp trên máy bay thường sẽ có tác dụng tương tự máy bay tàng hình.
Cả hai quan niệm này đều không chính xác bởi vì bất kỳ công nghệ nào có thể tăng công suất cực đại và tầm của radar cũng sẽ có lợi cho thiết bị gây nhiễu theo hướng tương tự. Và như thể hiện ở công thức bên trên việc thu nhỏ diện tích phản xạ radar cũng làm việc gây nhiễu dễ dàng hơn rất nhiều


Công xuất gây nhiễu cần thiết có tỷ lệ thuận trực tiếp với diện tích phản xạ radar. Tức là giả sử 1 chiếc F-35 với diện tích phản xạ rada là 0.001m2 cần 1 thiết bị gây nhiễu với công xuất 10kW để tự bảo vệ trước rada SPY-1 cho đến khoảng cách 40 km (burn through range). Thì để làm được việc tương tự 1 chiếc Rafale với diện tích phản xạ rada là 0.1 m2 sẽ cần thiết bị gây nhiễu với công xuất 1 MW.
Ngược lại, nếu cả F-35 và Rafale cùng sử dụng 1 loại thiết bị gây nhiễu thì giả sử khoảng cách mà radar SPY-1 có thể vô hiệu hóa việc gây nhiễu của F-35 là 40 km, thì khoảng cách mà nó có thể vô hiệu hóa việc gây nhiễu của Rafale sẽ là 400 km.
1 trong những phương pháp phổ biến nhất để chống lại việc gây nhiễu là sử dụng tên lửa có chức năng home - on - jam tức là khi đầu dò radar của tên lửa bị vô hiệu hóa, nó sẽ sử dụng đầu thụ động dò theo nguồn tín hiệu gây nhiễu để lao vào. Nhược điểm của phương pháp này là vì đầu dò thụ động chỉ dò được hướng mục tiêu chứ không tính toán được vận tốc của mục tiêu hay khoảng cách đến mục tiêu, vậy nên khả năng đánh chặn của tên lửa sẽ kém chính xác hơn.
Để đối phó với tên lửa có chức năng Home-on-jam thì có các phương pháp sau:
1- Thiết bị gây nhiễu chứa trong 1 hộp nhỏ cỡ lon bia và có thể được bắn ra, cho rơi tự do khỏi máy bay




2- Thiết bị gây nhiễu đặt trong 1 hộp có thể kéo theo máy bay



3- Thiết bị gây nhiễu đặt trong tên lửa hành trình cỡ bé

 

Ngo Rung

Xe lăn
Biển số
OF-73049
Ngày cấp bằng
16/9/10
Số km
13,719
Động cơ
473,842 Mã lực
Hay đấy cụ, lâu mới có bài phân thích các vấn đề kỹ thuật \m/
 

huchich

Xe tải
Biển số
OF-614208
Ngày cấp bằng
7/2/19
Số km
236
Động cơ
121,462 Mã lực
Tuổi
40
toàn cái cơ bản, viết chả để làm gì, tác dụng gì.
 

rugi_vnb

Xe điện
Biển số
OF-673778
Ngày cấp bằng
18/6/19
Số km
3,345
Động cơ
138,330 Mã lực
Phần IV Giảm tín hiệu hồng ngoại

Đa số mọi người có 1 hiểu nhầm là chỉ có thể giảm tiết diện phản xạ radar của máy bay còn tín hiệu hồng ngoại thì không thể giảm được. Chính vì vậy thiết bị dò tìm hồng ngoại IRST chính là khắc tinh của máy bay tàng hình. Tuy nhiên quan niệm này không đúng, không những tín hiệu hồng ngoại của máy bay có thể được giảm, mà còn có thể được giảm với mức đáng kể. Bài này mình xin giới thiệu một số phương thức giảm tín hiệu hồng ngoại phổ biến:
Trước nhất tín hiệu hồng ngoại của máy bay là từ tổng hợp của nhiều phần khác nhau



Mỗi phần lại phát xạ hồng ngoại ở 1 dải bức sóng hồng ngoại khác nhau và với cường độ khác nhau



Để giảm tín hiệu hồng ngoại thì mỗi phần lại được sử lý riêng biệt.
1- Hiển nhiên là 1 vật có nhiệt độ càng lớn thì mức phát xạ hồng ngoại của nó sẽ tăng lên. Tuy vậy cần biết rằng không phải cứ 2 vật có cùng nhiệu độ sẽ cũng có cùng độ phát xạ hồng ngoại, mức độ phát xạ hồng ngoại của 1 vật còn phụ thuộc vào chỉ số emissivity, chỉ số này càng cao thì với cùng 1 nhiệt độ, khả năng phát xạ hồng ngoại sẽ càng lớn. Vậy có thể thấy cách đơn giản nhất để giảm mức phát xạ hồng ngoại từ thân máy bay là sơn phủ trên cùng 1 lớp sơn có chỉ số emissivity thấp.









2- Trên máy bay phản lực thì động cơ phản lực sẽ là phần phát nhiệt nhiều nhất, nhiệt này sẽ làm nóng cả thân máy bay đặc biệt là khoang động cơ, vì vậy để giảm nhiệt độ thân máy bay thì phương án mà F-35 dùng là đục 1 số lỗ ở thân để hút khí ngoài vào làm mát khoang động cơ.









3- Do trực tiếp với luồng khí phản lực nên phần ống xả (nozzle) cũng rất nóng, để giảm nhiệt cho phần này thì trên 1 số máy bay tàng hình như F-35, Su-57 thiết kế phần ống xả bên trong trực tiếp tiếp xúc với luồng khí phản lực và phần lá phủ bên ngoài có khoảng cách trống với nhau để không khí có thể chạy qua khoảng trống này và làm mát lớp bên ngoài








4- Ngoài ra việc thiết kế ống xả dạng vuông dẹt 2D như trên F-22, B-2, F-117 hay dạng gai nhọn như trên F-35 và su-57 cũng góp phần làm dòng khí nhiễu loạn và giảm chiều dài của luồng khí phản lực, qua đó mà giảm tín hiệu hồng ngoại.













5- Khi bị theo dõi từ phía sau, trong trường hợp không sử dụng chế độ đốt lần 2 thì phần turbine cao áp của động cơ là phần nóng nhất vì vậy trên 1 số động cơ của máy bay tàng hình, ví dụ như F-119 (của F-22), hoặc F-135 (của F-35) sẽ có 1 miếng chắn che tầm nhìn trực tiếp đến các cánh turbine này, miếng chắn này vừa có tác dụng giảm tín hiệu phản xạ hồng ngoại, vừa có tác dụng làm giảm tiết diện phản xạ radar.







6-Ngoài ra do phần ống xả động cơ cũng như luồng khí phản lực là nguồn phát xạ hồng ngoại rất lớn, 1 phương pháp giảm tín hiệu hồng ngoại phổ biến là việc thiết kế phần ống xả (nozzle) sao cho nó chỉ có thể bị nhìn thấy từ 1 số góc nhất định. Ví dụ như trên B-2, YF-23 phần ống xả bị che bởi thân máy bay khi nhìn từ dưới lên. Trên F-22, F-35, phần ống xả bị che khuất bởi cánh đuôi đứng khi nhìn từ bên cạnh.







 
Thông tin thớt
Đang tải
Top