Em xin phép lập thread này nhằm giới thiệu một cách tổng quát về Quân đội Nhân dân Việt Nam, nguồn: wikipedia, quansuvn, ttvnol, các sỹ quan và cựu chiến binh.......
Bài viết có thể còn nhiều sai sót, mong các bác đóng góp để em hoàn thiện thêm
Và đây sẽ là nơi để các bác đưa ra những thắc mắc của mình để mọi người cùng giải đáp nhằm nâng cao vốn kiến thức về quốc phòng
-----------------------------------------
I - Giới Thiệu Chung
Quân đội Nhân dân Việt Nam, thành lập ngày 22/12/1944 tiền thân là đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, là lực lượng quân đội chính quy của chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hòa, sau này là của chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quân kỳ của Quân đội Nhân dân Việt Nam là lá quốc kỳ có thêm dòng chữ "Quyết thắng" màu vàng ở phía trên bên trái.
Tên gọi "Quân đội Nhân dân" là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ"
Quân đội Nhân Dân Việt Nam đã trực tiếp chiến đấu từ 1940 đến 1989 với 4 trong số 5 cường quốc, 4 trong 5 thành viên thường trực trong Hội đồng bảo an đều có ít nhiều kỷ niệm sâu sắc với Việt Nam
Theo Luật Quốc phòng năm 2005 (luật số 39/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005), Quân đội nhân dân là một bộ phận và là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân, bao gồm Lực lượng Thường trực và Lực lượng Dự bị Động viên. Lực lượng Thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội Chủ lực, Bộ đội Địa phương và Bộ đội Biên phòng.
Cấp tổ chức của Quân đội Nhân dân Việt Nam từ thấp đến cao là Tiểu đội, Trung đội, Đại đội, Tiểu đoàn, Trung đoàn, Sư đoàn(trước đây gọi là Đại đoàn). Cấp cao nhất là Quân đoàn, hiện nay có 4 quân đoàn là các quân đoàn 1, 2, 3, 4. Đây chính là quân chủ lực cơ động.
Từ cấp tiểu đoàn trở lên có ban chỉ huy gồm cấp trưởng, cấp phó, tham mưu trưởng và cấp phó phụ trách công tác chính trị, theo chế độ một thủ trưởng. Trước đây, khi thực hiện chế độ "2 thủ trưởng", thì ngoài thủ trưởng quân sự (đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng...), từ cấp đại đội trở lên còn có thủ trưởng chính trị, được gọi là chính trị viên (ở cấp đại đội và tiểu đoàn) hoặc chính ủy (ở cấp trung đoàn trở lên). Cấp thủ trưởng chính trị này từ sau năm 1975 đã chuyển thành cấp phó phụ trách công tác chính trị. Theo nghị quyết của Đại hội **** lần thứ X, chế độ chính ủy - chính trị viên lại được khôi phục trong toàn quân từ năm 2006. Từ năm 2008, Bộ Quốc phòng quyết định bỏ chức vụ Trung đội phó. Tổ chức quân đội chia ra hai loại: Quân cơ động và Quân đồn trú. Quân cơ động là lực lượng chủ lực tiến công cơ động, không gắn cố định với địa dư đóng quân, là các quân đoàn, sư/lữ đoàn độc lập. Quân đồn trú để bảo vệ địa phương mình đồn trú và xây dựng quân sự địa phương, là các quân khu, BCH Quân sự các tỉnh, thành phố.
Quân cơ động
Về mặt địa lý, đơn vị quân sự cao nhất là Quân khu, chỉ huy quân địa phương và một số binh đoàn, binh đội trực thuộc. Chức năng cơ bản của Quân khu là tác chiến bảo vệ lãnh thổ được phân cho mình, xây dựng nền quốc phòng toàn dân ở địa phương tại quân khu. Toàn lãnh thổ Việt Nam hiện nay chia thành 8 quân khu gồm:
Theo cơ cấu ngành dọc, Quân đội Nhân dân Việt Nam có Quân chủng chia theo môi trường tác chiến và Binh chủng là loại đơn vị kỹ thuật. Hiện nay, Việt Nam có 3 quân chủng là: Lục quân, Hải quân, Phòng không-Không quân, trong đó quân chủng Lục quân không tổ chức thành bộ tư lệnh riêng mà trực thuộc trực tiếp Bộ quốc phòng. Có 2 lực lượng được tổ chức tương đương với cấp quân chủng đó là Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển.
Các binh chủng trong Lục quân là: Công binh, Thông tin liên lạc, Đặc công, Hoá học, Tăng thiết giáp, Pháo binh.
Các binh chủng trong Hải quân: Tàu mặt nước, Hải quân đánh bộ, Tên lửa-Pháo bờ biển, Không quân Hải quân, Tàu ngầm.
Các binh chủng trong Phòng không - Không quân: Radar, Không quân, Tên lửa, Pháo phòng không...
Năm 1998, Cục Cảnh sát biển được thành lập, ban đầu trực thuộc Quân chủng Hải quân. Đến năm 2008, Lực lượng Cảnh sát biển được tổ chức độc lập tương tự như lực lượng Bộ đội Biên phòng, phiên chế thành Cục Cảnh sát biển, trực thuộc trực tiếp Bộ Quốc phòng.
Lãnh đạo
Chủ tịch nước Việt Nam là Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Các chức vụ cao nhất trong Quân đội Nhân dân Việt Nam gồm Bộ trưởng Bộ quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại tướng. Ngoài ra, trước đây từng có chức vụ Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang do đại tướng Võ Nguyên Giáp nắm giữ.
Đa?ng ủy Quân sự Trung ương, gọi tắt là Quân ủy Trung ương, là cơ quan lãnh đạo của Đa?ng Cộng sản Việt Nam trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, được thành lập vào tháng 1 năm 1946 do Tổng Bí thư Đa?ng Cộng sản Việt Nam trực tiếp làm Bí thư Quân ủy Trung ương.
Quy định về chức vụ sĩ quan
Theo nghị định số 44/2005/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 5/4/2005, quy định nhóm chức vụ chuẩn và cấp bậc quân hàm cao nhất tương ứng của sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam là:
Bài viết có thể còn nhiều sai sót, mong các bác đóng góp để em hoàn thiện thêm
Và đây sẽ là nơi để các bác đưa ra những thắc mắc của mình để mọi người cùng giải đáp nhằm nâng cao vốn kiến thức về quốc phòng
-----------------------------------------
I - Giới Thiệu Chung
Quân đội Nhân dân Việt Nam, thành lập ngày 22/12/1944 tiền thân là đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, là lực lượng quân đội chính quy của chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hòa, sau này là của chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Quân kỳ của Quân đội Nhân dân Việt Nam là lá quốc kỳ có thêm dòng chữ "Quyết thắng" màu vàng ở phía trên bên trái.
Tên gọi "Quân đội Nhân dân" là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa "từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, vì nhân dân phục vụ"
- Thế chiến thứ 2 (Chống lại Nhật Bản)
- Chiến tranh Đông Dương (Chống lại Cộng hòa Pháp và các đồng minh bản xứ)
- Chiến tranh Việt Nam (Chống lại Mỹ và các đồng minh bản xứ)
- Chiến tranh Biên giới Việt Nam - Campuchia (Chống lại Khmer Đỏ)
- Chiến tranh Biên giới Việt - Trung 1979 - 1988 (Chống lại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa)
- Xung đột tại Lào từ năm 1975 (Chống lại người Hmong nổi dậy và bảo vệ Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào)
- Các xung đột khác (chống lại phiến quân FULRO)
Theo Luật Quốc phòng năm 2005 (luật số 39/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005), Quân đội nhân dân là một bộ phận và là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân, bao gồm Lực lượng Thường trực và Lực lượng Dự bị Động viên. Lực lượng Thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội Chủ lực, Bộ đội Địa phương và Bộ đội Biên phòng.
Cấp tổ chức của Quân đội Nhân dân Việt Nam từ thấp đến cao là Tiểu đội, Trung đội, Đại đội, Tiểu đoàn, Trung đoàn, Sư đoàn(trước đây gọi là Đại đoàn). Cấp cao nhất là Quân đoàn, hiện nay có 4 quân đoàn là các quân đoàn 1, 2, 3, 4. Đây chính là quân chủ lực cơ động.
Từ cấp tiểu đoàn trở lên có ban chỉ huy gồm cấp trưởng, cấp phó, tham mưu trưởng và cấp phó phụ trách công tác chính trị, theo chế độ một thủ trưởng. Trước đây, khi thực hiện chế độ "2 thủ trưởng", thì ngoài thủ trưởng quân sự (đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng...), từ cấp đại đội trở lên còn có thủ trưởng chính trị, được gọi là chính trị viên (ở cấp đại đội và tiểu đoàn) hoặc chính ủy (ở cấp trung đoàn trở lên). Cấp thủ trưởng chính trị này từ sau năm 1975 đã chuyển thành cấp phó phụ trách công tác chính trị. Theo nghị quyết của Đại hội **** lần thứ X, chế độ chính ủy - chính trị viên lại được khôi phục trong toàn quân từ năm 2006. Từ năm 2008, Bộ Quốc phòng quyết định bỏ chức vụ Trung đội phó. Tổ chức quân đội chia ra hai loại: Quân cơ động và Quân đồn trú. Quân cơ động là lực lượng chủ lực tiến công cơ động, không gắn cố định với địa dư đóng quân, là các quân đoàn, sư/lữ đoàn độc lập. Quân đồn trú để bảo vệ địa phương mình đồn trú và xây dựng quân sự địa phương, là các quân khu, BCH Quân sự các tỉnh, thành phố.
Quân cơ động
- Quân đoàn 1, còn gọi là Binh đoàn Quyết Thắng, thành lập ngày 24/10/1973 tại Ninh Bình
- Quân đoàn 2, còn gọi là Binh đoàn Hương Giang, thành lập ngày 17 tháng 5 năm 1974 tại Thừa Thiên-Huế.
- Quân đoàn 3, còn gọi là Binh đoàn Tây Nguyên, thành lập ngày 26 tháng 3 năm 1975 tại Tây Nguyên.
- Quân đoàn 4, còn gọi là Binh đoàn Cửu Long, thành lập ngày 20 tháng 7 năm 1974 tại miền Đông Nam Bộ.
Về mặt địa lý, đơn vị quân sự cao nhất là Quân khu, chỉ huy quân địa phương và một số binh đoàn, binh đội trực thuộc. Chức năng cơ bản của Quân khu là tác chiến bảo vệ lãnh thổ được phân cho mình, xây dựng nền quốc phòng toàn dân ở địa phương tại quân khu. Toàn lãnh thổ Việt Nam hiện nay chia thành 8 quân khu gồm:
- Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội (là một đơn vị tổ chức tương đương cấp quân khu).
- Quân khu 1 (khu vực vùng núi phía Đông Bắc bộ),
- Quân khu 2 (khu vực các tỉnh miền núi Tây Bắc),
- Quân khu 3 (các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ),
- Quân khu 4 (các tỉnh Bắc Trung bộ),
- Quân khu 5 (các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên),
- Quân khu 7 (Đông Nam Bộ),
- Quân khu 9 (Tây Nam Bộ)
Theo cơ cấu ngành dọc, Quân đội Nhân dân Việt Nam có Quân chủng chia theo môi trường tác chiến và Binh chủng là loại đơn vị kỹ thuật. Hiện nay, Việt Nam có 3 quân chủng là: Lục quân, Hải quân, Phòng không-Không quân, trong đó quân chủng Lục quân không tổ chức thành bộ tư lệnh riêng mà trực thuộc trực tiếp Bộ quốc phòng. Có 2 lực lượng được tổ chức tương đương với cấp quân chủng đó là Bộ đội Biên phòng và Cảnh sát biển.
Các binh chủng trong Lục quân là: Công binh, Thông tin liên lạc, Đặc công, Hoá học, Tăng thiết giáp, Pháo binh.
Các binh chủng trong Hải quân: Tàu mặt nước, Hải quân đánh bộ, Tên lửa-Pháo bờ biển, Không quân Hải quân, Tàu ngầm.
Các binh chủng trong Phòng không - Không quân: Radar, Không quân, Tên lửa, Pháo phòng không...
Năm 1998, Cục Cảnh sát biển được thành lập, ban đầu trực thuộc Quân chủng Hải quân. Đến năm 2008, Lực lượng Cảnh sát biển được tổ chức độc lập tương tự như lực lượng Bộ đội Biên phòng, phiên chế thành Cục Cảnh sát biển, trực thuộc trực tiếp Bộ Quốc phòng.
Lãnh đạo
Chủ tịch nước Việt Nam là Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Các chức vụ cao nhất trong Quân đội Nhân dân Việt Nam gồm Bộ trưởng Bộ quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại tướng. Ngoài ra, trước đây từng có chức vụ Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang do đại tướng Võ Nguyên Giáp nắm giữ.
Đa?ng ủy Quân sự Trung ương, gọi tắt là Quân ủy Trung ương, là cơ quan lãnh đạo của Đa?ng Cộng sản Việt Nam trong Quân đội Nhân dân Việt Nam, được thành lập vào tháng 1 năm 1946 do Tổng Bí thư Đa?ng Cộng sản Việt Nam trực tiếp làm Bí thư Quân ủy Trung ương.
Quy định về chức vụ sĩ quan
Theo nghị định số 44/2005/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 5/4/2005, quy định nhóm chức vụ chuẩn và cấp bậc quân hàm cao nhất tương ứng của sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam là:
- Chức vụ Bộ trưởng, Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại tướng;
- Chức vụ Thứ trưởng có quân hàm cao nhất là Thượng tướng;
- Chức vụ Tư lệnh Quân khu, Tư lệnh Quân chủng, Chủ nhiệm Tổng cục có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng (Phó Đô đốc Hải quân);
- Chức vụ Tư lệnh Quân đoàn, Tư lệnh Binh chủng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thiếu tướng (Chuẩn Đô đốc Hải quân);
- Chức vụ Phó Tư lệnh Quân đoàn, Phó Tư lệnh Binh chủng, Sư đoàn trưởng, Lữ đoàn trưởng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại tá;
- Chức vụ Trung đoàn trưởng, Trung đoàn phó có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tá;
- Chức vụ Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn phó có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tá;
- Chức vụ Đại đội trưởng, Đại đội phó có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại úy;
- Chức vụ Trung đội trưởng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng úy.
Chỉnh sửa cuối: