- Biển số
- OF-189822
- Ngày cấp bằng
- 15/4/13
- Số km
- 14,453
- Động cơ
- 508,700 Mã lực
rất tiếc, khả năng giải phẫu để xác định chính xác mức độ nghiêm trọng của việc tra tấn cháu bé như phân tích trên đã không còn có thể xảy ra.Có phải đây phải không cụ
=======================================
...
1.Về chuyên môn y khoa
Chúng tôi đã được nghe ý kiến chuyên môn của anh chị em cán bộ y khoa và xin được tổng hợp lại
1.1.Cháu bị gãy xương sườn 2, 3, 4 và các hệ lụy kèm theo
- Xương sườn số 2 không dễ gãy!
Trong chấn thương kín ở lồng ngực các xương sườn thường bị gãy là từ 5 đến 9. Các xương sườn số 1, 2 rất ít bị gãy do vị trí trên cao lại được che phủ một phần bởi xương đòn. Nếu gãy xương sườn số 2 thì thường kèm theo với gãy số 1 hoặc kèm với gãy số 3,4. Trường hợp cháu bé: gãy số 2 kèm số 3,4 bên phải.
Ở trẻ em nói chung xương sườn còn mềm, có độ đàn hồi nên khi có chấn thương thường trở lại hình dạng ban đầu hoặc nếu gãy thường bị gãy kiểu “cành cây tươi” tức là gãy kiểu vẫn còn dính nhau, rất hiếm khi gãy ngang đứt đoạn hoàn toàn.
Một chấn thương làm gãy xương sườn ở trẻ em độ tuổi dưới 14 phải là một chấn thương rất mạnh, rất nhanh, rất dứt khoát mới đủ lực làm gãy xương sườn trẻ em.
Điều này cho thấy kẻ thủ ác đã ra tay tàn độc đến mức nào?!
- Hệ lụy khi gãy xương sườn
Gãy xương sườn thường kèm tổn thương bên trong lồng ngực với những mức độ nhẹ đến nặng rất khác nhau. Số lượng xương sườn gãy liên quan mật thiết mức độ nặng của chấn thương. Gãy càng nhiều xương sường sườn nguy cơ thương tổn bên trong càng cao, nguy cơ biến chứng tử vong càng cao... cháu bé bị gãy 3 xương sườn có nguy cơ tổn thương bên trong cao, thường gặp là dập phổi gây khó thở, suy hô hấp, về lý thuyết sẽ có thể có tổn thương khác bên trong lồng ngực.
Vì vậy việc xác định kỹ thương tổn bên trong lồng ngực kèm theo trong một chấn thương thành ngực là rất quan trọng. Ở đây cần xác định:
Những cơ quan bên trong nào bị tổn thương, phổi bị rách hay dập nát? Có tràn khí màng phổi hay tràn dịch màng phổi? Các mạch máu, tim, động mạch chủ, hệ thống khí – phế quản có tổn thương không?...
Đối với trường hợp này: cần lấy nhu mô phổi đọc giải phẫu bệnh xem có tụ máu trong nhu mô phổi không? Vì đây là hậu quả lực chấn thương gây dập phổi chảy máu vào phế nang mà mắt thường khó nhận thấy nếu ít kinh nghiệm. Nếu bị dập phổi trên diện rộng sẽ gây suy hô hấp nặng.
- Theo Surgery of the Chest của Sabiston (Saunder Elsevier 2010) trang 86: chấn thương ngực làm gãy xương sườn ở trẻ em là hiếm gặp nhưng thường có thương tổn bên trong nặng nề hơn. Chấn thương ngực nói chung nếu có thương tổn bên trong cần cấp cứu khẩn để cứu sống nạn nhân. Trang 90: nếu gãy từ 2 xương sườn trở lên khả năng tràn khí màng phổi hoặc tràn máu màng phổi là 81%. Vậy trong trường hợp cháu bé này bị chấn thương gãy 3 xương sườn: ở trẻ em và vị trí khó gãy sẽ thế nào? Chúng tôi cho rằng phải có lực tác động rất mạnh mới có thể làm gãy xương sườn trẻ em nhỏ tuổi ở vị trí cao khó gãy này thậm chí khó gãy ở người trưởng thành và còn có những thương tổn khác bên trong lồng ngực.
1.2. Cơ thể cháu bầm tím đen đậm một khoảng lớn.
Hình chụp cho thấy cháu bị bầm tím đen đậm dọc hông đến khắp mông. Nguyên nhân gây ra tụ máu nhiều bầm tím đậm như vậy chỉ có thể là do lực đánh rất mạnh làm dập phần mềm (khiến cháu rất đau đớn), và nặng hơn làm gãy hoặc nứt xương, hoặc tổn thương cơ quan sau phúc mạc làm máu chảy lan ra ngấm vào mô dưới da vùng hông và mông.
Theo báo đăng cháu bị đạp vào bụng và vùng kín thì khả năng gẫy, nứt xương chậu, tổn thương cơ quan trong bụng là nhiều, thậm chí có tổn thương thận cùng bên
1.3. Cháu mệt lả, nôn ói...trước khi mất
-Đây là hậu quả của một số nguyên nhân cần phải được kết luận chính xác với các cơ sở khoa học. (Không thể đơn thuần cho rằng do sặc, do uống 3 hộp sữa sau ăn...).
Cháu bé đã bị đánh, tát,... vào đầu liên tục gây chấn thương sọ não, giải phẫu tử thi có phù não. Tình trạng nôn ói cũng có thể do thiếu oxy bởi nguyên nhân khác như dập phổi nặng suy hô hấp cấp kèm nhiều triệu chứng khác.
Qua mô tả kẻ thủ ác, kết quả phục hồi camera tuy không thấy nói đến tình trạng mất máu, và nhiều vấn đề khác nữa nhưng rõ ràng đã có những hậu quả rất nặng nề sau một loạt chấn thương lớn, kéo dài: ở cháu bé là chấn thương ngực nặng, chấn thương đầu, chấn thương phần mềm tay chân và hông lưng , chấn thương bụng gây vỡ cơ quan bên trong, gãy hoặc nứt xương chậu... Đây là tình trạng đa chấn thương, cháu rất đau đớn, nhiều khả năng mất máu (bầm tím rộng là có mất máu, ở trẻ em chỉ cần mất lượng máu nhỏ cũng nguy hiểm tính mạng) chắc chắn cháu có bị sốc chấn thương (ở đây chưa nói đến sốc mất máu): DẪN ĐẾN TỬ VONG. Sốc chấn thương là thuật ngữ chuyên môn để nói đến tình trạng cháu bị đánh đau đớn quá mà chết!
2. Lo ngại của chúng tôi
- Lời khai của 2 kẻ thủ ác: Cháu bé uống 3 hộp sữa sau khi ăn cơm hoặc cháo là không thể. Đây là lời khai phục vụ cho dàn cảnh cháu bị nôn ói, sặc dẫn đến ngưng thở. Đề nghị cơ quan điều tra làm rõ.
- Chúng tôi nhận thấy: việc cháu bé đã 8 tuổi bình thường không thể ăn mà bị sặc đến mức nặng như vậy. Người nhà và bảo vệ chung cư nói cháu được cha đẻ chăm sóc bị sặc đồ ăn: trường hợp này có 2 khả năng. Một, sặc là có thật nhưng đây là hậu quả của việc cháu đã vào hôn mê và nôn ói hoặc ở tiền hôn mê nhưng vẫn bị ép ăn hoặc uống nên bị sặc. Hai, không loại trừ khả năng dàn dựng để làm nhẹ tội.
….
TPHCM, ngày 3/1/2022
đơn giản là thi thể cháu đã bị mưu mô đen tối của liên minh ma quỷ nào đó đưa đi hỏa thiêu rồi.
thế mới thấy độ hiểu biết và tầm quan hệ, mức độ tác động của bố mẹ thằng thái và con ghẻ Gia Lai này