Tổng hợp về thẩm quyền xử phạt của Cản sát cơ động (CSCĐ)

Kara_men

Xe buýt
Biển số
OF-94568
Ngày cấp bằng
9/5/11
Số km
981
Động cơ
411,163 Mã lực
Tại Khoản 4, Điều 68, Nghị định 171/2013/NĐ-CP "Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt" có quy định lực lượng thẩm quyền xử phạt của CSCĐ đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (Kể cả xe máy điện) các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện các hành vi vi phạm sau đây:

Điều 6, Khoản 2, mức phạt 90K
e) Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

Điều 6, Khoản 3, mức phạt 150K
a) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;

đ) Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 (ba) xe trở lên ở lòng đường, trên cầu, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật;

e) Bấm còi, rú ga liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;

h) Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, trên cầu, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt.

i) Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;

k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

l) Chở theo 02 (hai) người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

o) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;
Điều 6, Khoản 4, mức phạt 300K
b) Chở theo từ 03 (ba) người trở lên trên xe;

c) Khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng;

đ) Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông, trừ trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;

e) Điều khiển xe đi vào đường cao tốc, trừ xe phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;

g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố;

i) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

k) Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người ngồi trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;

m) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

Điều 6, Khoản 5, mức phạt 750K
b) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;

d) Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;

đ) Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Điều 6, Khoản 6, mức phạt 2.500K
a) Sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;

b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông hoặc người thi hành công vụ;

e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Điều 6, Khoản 7, mức phạt 6.000K; Nếu gây TNGT hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ thì mức phạt là 12.000K (mười hai triệu)

a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;

b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

c) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

d) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.
Điều 6, Khoản 9, mức phạt 2500K
Đốivới người điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy

Điều 34, Khoản 1, mức phạt 1500K

a) Tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đuaxe trái phép;
Điều 34, Khoản 2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép.
Điều 46, Khoản 3, mức phạt 150K
Dừng xe, đỗ xe trong phạm vi đường ngang, cầu chung; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường khi đi qua đường ngang, cầu chung.

Điều 46, Khoản 4, mức phạt 300K
Vượt rào chắnđường ngang, cầu chung khi đèn đỏ đã bật sáng; không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫncủa nhân viên gác đường ngang, cầu chung khi đi qua đường ngang, cầu chung.

Như vậy,- Lực lượng CSCĐ không có thẩm quyền XỬ PHẠT với một số lỗi thông dụng như: Không bật đèn chiếu sáng khi trời tối; Các lỗi về giấy tờ xe; Chuyển làn, hướng không có tín hiệu (Không xi nhan), chạy quá tốc độ quy định (nếu 1 xe, không phải đua), Xe không gương chiếu hậu bên trái...

Tuy không có thẩm quyền xử phạt nhưng theo Luật xử lý VPHC, CSCĐ khi thi hành công vụ vẫn có thể lập biên bản (tạm giữ giấy tờ) giao cho lực lượng có thẩm quyền xử lý.


Hoặc các cụ có thể xem trong file Tổng kết 171 của cụ dreamwater http://www.mediafire.com/view/nnmyckap78yc1y7/Tong_ket_ND_171.xlsx
 
Chỉnh sửa cuối:

Mr Win

Xe buýt
Biển số
OF-150679
Ngày cấp bằng
27/7/12
Số km
685
Động cơ
363,830 Mã lực
cụ chích dẫn điểm khoản j đó mà ko gõ luôn thế này e dự la it cụ quan tâm
 

mandylanh2011

Xe buýt
Biển số
OF-79510
Ngày cấp bằng
3/12/10
Số km
801
Động cơ
425,052 Mã lực
Nơi ở
Bốn bánh
E thì thấy nhiệm vụ chính của cơ động là tuần tra,giữ bình yên cho khu vực mình dc giao nhiệm vụ trong thời hạn nhất định,vd 1-3,3-5,5-7h...Tất nhiên có cả giao thông nếu phát hiện sai phạm.hoặc "nghi vấn".
Tuy nhiên ,các d/c ấy lại lợi dụng vào sự mập mờ trong cái gọi là" nghi vấn" thì dc kiểm tra để kiếm thêm
Nhiệm vụ của các chú ý là sự bình yên và đảm bảo của cả tuyến phối dc giao,trong đó có bao gồm hết cả tội phạm,tuần tra,phát hiện nghi vấn,tài sản,...nhưng hầu hết chỉ để ý đến gt vì dễ kiếm
 

kienbinh

Xe điện
Biển số
OF-40327
Ngày cấp bằng
11/7/09
Số km
4,074
Động cơ
480,119 Mã lực
CSCĐ được xử phạt những gì,cụ cứ ghi rõ ra đây cho em còn tiện chống đối :D :D :D
 

Kara_men

Xe buýt
Biển số
OF-94568
Ngày cấp bằng
9/5/11
Số km
981
Động cơ
411,163 Mã lực
File đấy nó 27 trang cơ cụ ạ :(, trích trong 34 ra cả ấy mà. Trong đấy thì bảo đại khái rằng
3. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng Công an cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
a) Điểm đ, điểm e, điểm g, điểm l khoản 1; điểm g, điểm h, điểm m khoản 2; điểm b, điểm d, điểm h khoản 3; điểm a, điểm b, điểm đ, điểm h khoản 4; điểm b khoản 5; điểm b, điểm c khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều 8;
Dưng mà ngồi mò lên mò xuống các khoản ấy mất thời gian nên em ghi thẳng ra luôn, cái nào không có thì xóa.
 

unknown.king

Xe tăng
Biển số
OF-59071
Ngày cấp bằng
14/3/10
Số km
1,207
Động cơ
455,540 Mã lực
e nghĩ là việc làm của cụ rất đáng ủng hộ ạ. cụ đừng nản. cái này là cả 1 quá trình cụ ợ. vote cụ
 

E43000

Xe tăng
Biển số
OF-33351
Ngày cấp bằng
10/4/09
Số km
1,675
Động cơ
493,852 Mã lực
Nơi ở
B52
Theo như em biết thì CSCĐ không có quyền xử phạt, nhưng được phép kiểm tra một số trường hợp và nếu có lỗi thì đưa về bàn giao cho CA phường lập biên bản.
 

Kara_men

Xe buýt
Biển số
OF-94568
Ngày cấp bằng
9/5/11
Số km
981
Động cơ
411,163 Mã lực
Theo như em biết thì CSCĐ không có quyền xử phạt, nhưng được phép kiểm tra một số trường hợp và nếu có lỗi thì đưa về bàn giao cho CA phường lập biên bản.

Có được phạt mà cụ, Nghị định 34 ghi rõ

3. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng Công an cấp xã trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
a) Điểm đ, điểm e, điểm g, điểm l khoản 1; điểm g, điểm h, điểm m khoản 2; điểm b, điểm d, điểm h khoản 3; điểm a, điểm b, điểm đ, điểm h khoản 4; điểm b khoản 5; điểm b, điểm c khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều 8;

b) Điểm g, điểm h khoản 1; điểm b, điểm d, điểm đ, điểm i khoản 2; điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k khoản 3; điểm đ, điểm g, điểm i khoản 4; điểm b, điểm d khoản 5; điểm b khoản 6; khoản 7; khoản 8 Điều 9;

c) Điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i khoản 2; điểm b, điểm đ, điểm h khoản 3; điểm d, điểm e, điểm g khoản 4; điểm b, điểm c khoản 5; điểm a khoản 6; khoản 7 Điều 10;
Còn phạt như thế nào thì phải chiếu theo một số các điểm, khoản, điều trong 34 đấy chứ không phải bất kỳ lỗi vi phạm nào CSCĐ cũng bị xử phạt, không như ông CSGT thì cứ túm được lỗi trong NĐ34 đấy là có quyền phạt tuốt.
 

Blackhat_1008

Xe đạp
Biển số
OF-21344
Ngày cấp bằng
19/9/08
Số km
28
Động cơ
497,880 Mã lực
Nếu kể hết các điều khoản cho phép CSCĐ được xử phạt thì nhiều (cụ thể như cụ Kara_men đã nói ở trên), trong phạm vi và đối tượng thường bị bắt lỗi là các cụ đi 2b và 4b thì em rút gọn lại còn các lỗi như sau:

Đối với các cụ đi 4b:
Điều 8. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn;
e) Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 mét; dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe; dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe; dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
g) Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe theo quy định, trừ trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe;
l) Bấm còi hoặc gây ồn ào, tiếng động lớn làm ảnh hưởng đến sự yên tĩnh trong đô thị và khu đông dân cư trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây:
g) Dừng xe, đỗ xe tại các vị trí: bên trái đường một chiều; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ; nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 mét tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ;
h) Đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 mét; đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ xe nơi có biển cấm dừng, cấm đỗ; để xe ở lòng đường, hè phố trái quy định của pháp luật;
m) Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây:
b) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa tới mức vi phạm quy định tại điểm b khoản 5, điểm b khoản 6 Điều này;
d) Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt;
h) Không tuân thủ hướng dẫn của người điều khiển giao thông khi qua phà, cầu phao hoặc nơi ùn tắc giao thông; không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đủ đèn chiếu sáng; lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;
b) Đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi ngược chiều của đường một chiều; trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
d) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép;
h) Không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn theo quy định khi xe ô tô bị hư hỏng ngay tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;
5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây:
b) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở;
6. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây:
b) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
c) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy.
7. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ.
8. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 7 Điều này mà gây tai nạn hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc chống người thi hành công vụ.


Đối với các cụ đi 2b:
Điều 9. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
g) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;
h) Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 3 (ba) xe trở lên ở lòng
2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây:
b) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố;
d) Để xe ở lòng đường, hè phố trái quy định của pháp luật;
đ) Không thực hiện đúng các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt; dừng xe, đỗ xe tại nơi có biển cấm dừng, cấm đỗ, trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, trên cầu, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
i) Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5 giờ ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;
e) Bấm còi, rú ga liên tục trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
h) Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người ngồi trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;
i) Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;
k) Chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
4. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây:
đ) Điều khiển xe thành đoàn gây cản trở giao thông;
g) Không tuân thủ hướng dẫn của người điều khiển giao thông khi qua phà, cầu phao hoặc nơi ùn tắc giao thông; không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông; không nhường đường hoặc gây cản trở xe ưu tiên;
i) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
5. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây:
b) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
d) Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ.
6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây:
b) Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy;
b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
c) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
d) Điều khiển xe thành nhóm từ 2 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.
8. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm khoản 7 Điều này mà không chấp hành lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc chống người thi hành công vụ hoặc gây tai nạn.
 
Chỉnh sửa cuối:

JasonNghia

Xe điện
Biển số
OF-39958
Ngày cấp bằng
5/7/09
Số km
4,125
Động cơ
856,009 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
có quyển nào ghi nó rõ không các cụ? em mua về gạch chân mấy dòng cần lưu ý xong ném vào cốp xe cho an toàn :D
 

Nửa_Khoanh_Giò

Xe điện
Biển số
OF-34750
Ngày cấp bằng
6/5/09
Số km
3,955
Động cơ
514,120 Mã lực
Nơi ở
nhà phơi quần áo
Túm lại là CSCĐ không có thẩm quyền xử phạt lỗi không gương hả các cụ?
Còn cái từ 22h trở đi mới được quyền kiểm tra hành chính là như nào ạ, e vẫn mơ hồ về cái đấy.
 

tanlk

Đi bộ
Biển số
OF-154090
Ngày cấp bằng
26/8/12
Số km
3
Động cơ
354,030 Mã lực
Đi đêm vi phạm luật, CSCĐ có được thu tiền phạt?

Đi đêm vi phạm luật, CSCĐ có được thu tiền phạt?

- Cảnh sát cơ động có quyền xử phạt vi phạm hành chính hoặc thu tiền của người vi phạm vào ban đêm hay không?

Đi ra đường vào thời điểm 1 đến 2 giờ đêm có phải chấp hành nội quy đặc biệt nào không? Tôi thường thấy cảnh sát cơ động kiểm tra rất gắt gao vào thời điểm này.

Cảnh sát cơ động có quyền xử phạt vi phạm hành chính hoặc thu tiền của người vi phạm vào ban đêm hay không?Xin luật sư tư vấn giúp. (Bạn đọc Hoàng).


Ảnh minh họa​

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại điểm L khoản 1 Điều 8 nghị định số 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì khi ra ngoài vào ban đêm cụ thể là từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau bạn không được Bấm còi hoặc gây ồn ào, tiếng động lớn làm ảnh hưởng đến sự yên tĩnh trong đô thị và khu đông dân cư.

Ngoài ra pháp luật hiện nay không có những quy định đặc biệt nào hạn chế quyền công dân khi ra ngoài vào ban đêm. Tuy nhiên, pháp luật cũng dự liệu những trường hợp đặc biệt khi có trường hợp tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại một hoặc một số địa phương diễn biến phức tạp đe dọa gây mất ổn định nghiêm trọng - Khi đó lệnh giới nghiêm có thể ban hành theo quy định tại Điều 33 Luật quốc phòng.

Mặc dù vậy lệnh giới nghiêm chỉ có hiệu lực trong thời hạn không quá 24 giờ và ngoài việc bị hạn chế đi lại, mọi quyền hợp pháp khác của công dân vẫn được pháp luật bảo vệ. Mặt khác việc ban hành lệnh giới nghiêm yêu cầu hết sức chặt chẽ về trình tự thủ tục cũng như chủ thể có thẩm quyền ban hành.

Về câu hỏi cảnh sát cơ động có quyền xử phạt vi phạm hành chính vào ban đêm hay không. Chúng tôi xin trả lời rằng, trong thời gian thi hành công vụ cảnh sát cơ động hoàn toàn có quyền xử phạt vi phạm hành chính bất kế đó là ngày hay đêm.

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/ban-doc-phap-luat/48755/di-dem-vi-pham-luat--cscd-co-duoc-thu-tien-phat-.html
 

Kara_men

Xe buýt
Biển số
OF-94568
Ngày cấp bằng
9/5/11
Số km
981
Động cơ
411,163 Mã lực
Đi đêm vi phạm luật, CSCĐ có được thu tiền phạt?

- Cảnh sát cơ động có quyền xử phạt vi phạm hành chính hoặc thu tiền của người vi phạm vào ban đêm hay không?

Đi ra đường vào thời điểm 1 đến 2 giờ đêm có phải chấp hành nội quy đặc biệt nào không? Tôi thường thấy cảnh sát cơ động kiểm tra rất gắt gao vào thời điểm này.

Cảnh sát cơ động có quyền xử phạt vi phạm hành chính hoặc thu tiền của người vi phạm vào ban đêm hay không?Xin luật sư tư vấn giúp. (Bạn đọc Hoàng).

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại điểm L khoản 1 Điều 8 nghị định số 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì khi ra ngoài vào ban đêm cụ thể là từ 22 giờ ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau bạn không được Bấm còi hoặc gây ồn ào, tiếng động lớn làm ảnh hưởng đến sự yên tĩnh trong đô thị và khu đông dân cư.

Ngoài ra pháp luật hiện nay không có những quy định đặc biệt nào hạn chế quyền công dân khi ra ngoài vào ban đêm. Tuy nhiên, pháp luật cũng dự liệu những trường hợp đặc biệt khi có trường hợp tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội tại một hoặc một số địa phương diễn biến phức tạp đe dọa gây mất ổn định nghiêm trọng - Khi đó lệnh giới nghiêm có thể ban hành theo quy định tại Điều 33 Luật quốc phòng.

Mặc dù vậy lệnh giới nghiêm chỉ có hiệu lực trong thời hạn không quá 24 giờ và ngoài việc bị hạn chế đi lại, mọi quyền hợp pháp khác của công dân vẫn được pháp luật bảo vệ. Mặt khác việc ban hành lệnh giới nghiêm yêu cầu hết sức chặt chẽ về trình tự thủ tục cũng như chủ thể có thẩm quyền ban hành.

Về câu hỏi cảnh sát cơ động có quyền xử phạt vi phạm hành chính vào ban đêm hay không. Chúng tôi xin trả lời rằng, trong thời gian thi hành công vụ cảnh sát cơ động hoàn toàn có quyền xử phạt vi phạm hành chính bất kế đó là ngày hay đêm.

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/ban-doc-phap-luat/48755/di-dem-vi-pham-luat--cscd-co-duoc-thu-tien-phat-.html
Luật sư này tư vấn hài quá, "22h đêm đến 5h sáng không được bấm còi" chả liên quan quái gì đến câu hỏi cả.

Còn cái việc "Giới nghiêm" thì trường hợp đặc biệt có lệnh giới nghiêm (Khủng bố, biểu tình, chiến tranh....) mới nói đến thôi.

"Về câu hỏi cảnh sát cơ động có quyền xử phạt vi phạm hành chính vào ban đêm hay không. Chúng tôi xin trả lời rằng, trong thời gian thi hành công vụ cảnh sát cơ động hoàn toàn có quyền xử phạt vi phạm hành chính bất kế đó là ngày hay đêm."

Đúng, nhưng không phải là tất cả mọi vi phạm đều được xử phạt, thu tiền, giữ xe.... Và đây chính là mục đích chính của topic này, phân định rõ thẩm quyền xử phạt của CSCĐ.
 

cxcanh

Xe buýt
Biển số
OF-85277
Ngày cấp bằng
15/2/11
Số km
846
Động cơ
418,053 Mã lực
Nơi ở
alo là biết
Em đọc đến đoạn này mà toát hết mồ hôi, có cụ nào đi qua hầm Kim Liên mà bật đèn không ạ? nhà cháu toàn phóng phát qua luôn nên chẳng bao giờ bật đèn cả.
Chết chết, xxx nó đứng ở cửa hầm thì chắc lại tắc hầm thôi....

4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đủ đèn chiếu sáng
 

Kara_men

Xe buýt
Biển số
OF-94568
Ngày cấp bằng
9/5/11
Số km
981
Động cơ
411,163 Mã lực
Em đọc đến đoạn này mà toát hết mồ hôi, có cụ nào đi qua hầm Kim Liên mà bật đèn không ạ? nhà cháu toàn phóng phát qua luôn nên chẳng bao giờ bật đèn cả.
Chết chết, xxx nó đứng ở cửa hầm thì chắc lại tắc hầm thôi....

4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đủ đèn chiếu sáng
Cụ không sợ cụ ạ, vì mọi người gọi đấy là "Hầm Kim Liên" nên cụ tưởng là "hầm đường bộ" chứ ở hai đầu nó đều đã có biển 218
rồi cụ ạ. Qua đấy không phải bật đèn.

(Hướng về phía Ô Chợ Dừa thì cái biển nó hơi bị che khuất sau cái biển tròn, cụ đi từ từ để nghía sẽ thấy)
 

michael_lee2009

Xe tải
Biển số
OF-153878
Ngày cấp bằng
24/8/12
Số km
231
Động cơ
356,510 Mã lực
Nơi ở
Lang thang vất vưởng, ngất ngưởng ngày đêm
chẳng biết cscđ có quyền xử phạt giè nhưng mà tối đến em thấy các chú í đi bắt đầy đường. mà ghét nhất chỗ đầu cầu long biên( ga long biên) cứ tối đến là các chú đứng đầy ở đó để bắt( không đội mũ, không gương, đi không xi nhan....kiểm tra giấy tờ) nói chung là từ ngày mấy chú đứng đó em kạch hẳn tối đi cái cầu đó mà phải vòng sang tận cầu chương dương để đi . cứ đi qua nhìn thấy là không thoải mái roài
 

Manoog

Xe hơi
Biển số
OF-52382
Ngày cấp bằng
8/12/09
Số km
116
Động cơ
454,360 Mã lực
CS nào thì mới có quyền phạt vi phạm. CSCĐ với mục đích giữ an ninh trật tự chung chứ ko phải hỉ an ninh trật tự đường phố. Chẳng qua thấy dễ ra đứng đường dễ thở và dễ sống hơn nên hay ra thôi. CSCD không được phạt nhưng sẽ đưa về nơi CA gần nhất để phạt
 

Deplov

Xe buýt
Biển số
OF-152134
Ngày cấp bằng
9/8/12
Số km
502
Động cơ
360,614 Mã lực
Nơi ở
ngõ siêu nhỏ, phố hơi nhỏ, Hà Nội
Chỗ ga Long Biên có lần em thấy các chú CSCĐ bắt một đôi đi từ trên cầu xuống vì tội rẽ trái không xi nhan, dù đường đấy rõ ràng là chạy thẳng, chả rẽ ngang đi đâu được (trừ tạt vào ga). Rõ hài.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top