[Funland] Tổng hợp thông tin về tuyến Metro số 1 Metro Bến Thành - Suối Tiên

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,234
Động cơ
262,247 Mã lực
bên e có làm cái dự án nhỏ nhỏ với trường DH, có tài trợ từ bên Nhật, đúng ngày giờ, ngoài mấy chú kỹ thuật, 1 bác CHUYÊN GIA từ bên Nhật qua, dụng cụ gồm : 1 cây tre dài cỡ 2.5m, 1 bó vải, bó găng tay, mấy cái bay, 2 vỏ thùng nhựa, tất cả đều made in JP, bác này có nhiệm vụ dạy công nhân VN buộc bay vào thanh tre và làm phẳng bề mặt, kiểu như láng nền nhà, e ngó trộm bảng chi phí dụng cụ mà tí ngất
Trát được phẳng, lại dạy được thì đúng là chuyên gia mà cụ!
 

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
8,269
Động cơ
796,437 Mã lực
Hồi em học đại học. Vào phòng thí nghiệm có mấy cái máy khuấy dung dịch kiểu cảm ứng từ.
Chẳng có mẹ gì mà nghe nói Nhật tài trợ hàng cũ ODA tới 200k đô.
Thầy bảo đội Nhật tân nói giá thế đấy, thích thì xin, ko thích nghỉ khỏe.
Nói chung cái phần trăm của ODA nó từ cả phía ta và phía Nhật.
Cho nên hiệu quả công trình vốn ODA thấp thảm hại.
Năm 1999, mỏ Mạo Khê nổ khí Metan chết 19 người.
Nhật Bản tài trợ cho Mạo Khê 1 hệ thống quan trắc khí Metan trong mỏ hầm lò và chào bán hệ thống cho các mỏ hầm lò khác.
Sau đó TVN lắp đặt 1 loạt hệ thống quan trắc khí Metan cho các mỏ hầm lò hệ thống của hãng Carbo - Ba Lan với rất nhiều tính năng ưu việt hơn, giá bằng 1/3 hệ thống của Nhật.
Trung Quốc chào hệ thống tương tự giá bằng 1/5 của Nhật nhưng TVN không chọn, chọn Ba Lan cho an toàn.
 

gameover1107

Xe tăng
Biển số
OF-9679
Ngày cấp bằng
16/9/07
Số km
1,635
Động cơ
550,960 Mã lực
Có phải chú nào cũng trình độ chuyên gia éo đâu :D

Có chú còn vác bút chì với thước để vẽ bản vẽ :D

Đi theo dự án ODA, chỉ định hoặc đấu toàn nhà thầu nhật, kỹ sư tư vấn thì ở khách sạn, mỗi chú 1 xe, lương tổng mấy chục nghìn $, perdiem trăm $/ ngày nữa, ngày nghỉ đi oánh golf. Tiêu nhòe.

Về bổn quốc á, nhà ở chắc thuê xa, đi làm chen tàu điện bục mặt. Hết dự án về chả khóc hết nước mắt!
Ôi cụ chỉ dc cái chuẩn
Giám đốc nhật nào sang vn độ 2 năm qUen văn hóa là méo muốn về nữa. Hết nhiệm kì về đi tàu điện đi làm haha
Dân m bh khôn ra rồi. Hồi xưa thấy tây là auto quý. Bh thấy Tây cách Balô đi lang thang thực ra chỉ là cái bọn rẻ rách ở bên kia. Có hay ko có bọn này cũng dc :))
 

Chutu007

Xe đạp
Biển số
OF-464381
Ngày cấp bằng
22/10/16
Số km
32
Động cơ
202,381 Mã lực
Tuổi
38
Theo em thì cụ hơi nhầm về biện pháp.
Dầm U lắp ghép ở BT ST được kê cao hơn nhịp hoàn thiện vài chục cm (cao hơn đáy dầm) . Trong ảnh nhìn rõ tà vẹt xếp cũi lợn trên đá kê gối (ko phải gối cao su nhé các cụ)
Về nguyên tắc. Sau khi kéo căng xong phải cắt cáp thừa, đắp xi măng bịt đầu, bơm xi măng lấp ống luồn cáp. Công việc này phải thực hiện cả 2 đầu dầm.
Với việc dầm được kê cao. Ko lý do gì mà ko kéo căng cáp ở cả 2 đầu.
Mặt khác, với kích 250T. Nếu kéo căng 1 đầu thì độ giãn dài cáp với dầm 35m quá hành trình kích.
Em nghĩ rằng người ta kéo cáp ở cả 2 đầu.
Sau khi kéo căng xong, bịt đầu, bơm vữa. Người ta mới hạ dầm xuống gối.
Cho nên, cụ bảo rằng dầm hạ xuống, đặt gối cao su xong xuôi, một đầu dầm được cố định bằng khối neo, thanh neo. Kéo căng cáp 1 đầu. Rồi cụ bảo đầu đó di động. Theo em ko hợp lý về kỹ thuật.
Screenshot_2021-01-18-00-26-25-08.png
Screenshot_2021-01-18-00-26-31-15.png
Screenshot_2021-01-18-00-25-42-82.png
Screenshot_2021-01-18-00-25-58-90.png
Cháu xin phép chen giữa 2 cụ. Cháu thấy clip này, hình như của bọn Thái. Cháu xem đoạn 5:41 có PT bar neo lại. Nhưng không rõ BT-ST có thực hiện tương tự hay là nâng nhịp cao hơn nhịp hoàn thiện để căng 2 đầu (thiết kế mình khác)? Phương án nào ổn định hơn?
À, cái nâng 2 đầu là cái dầm cuối phân đoạn, khi mà không có không gian để đặt kích. Còn bình thường nó kích 1 đầu và tiến tuần tự. Ví dụ bọn Ấn Độ thi công như sau View attachment 5836187
E thông tin cho các cụ đỡ tranh cãi.
- Dầm U ở BS-ST được căng cáp 1 đầu, căng ở đầu nào là phụ thuộc vào hướng xe lao dầm, chứ không phải bắt buộc là đầu di động hay cố định.
- Dâm U trước khi căng sẽ được treo giữ trên hai dầm chính xe lao dầm chứ ko có neo vào xà mũ bằng PT-bar, sau khi căng cáp xong sẽ được hạ xuống kê tạm trên các con kê, khi xe lao dầm đi qua mới dùng kích nâng lên và đặt gối cao su vào.
- Trừ đoạn cuối gần nhà ga, thì phải kê cao hơn dầm hiện hữu để căng cáp, còn bình thường không cần phải kê cao, vì chỉ căng có 1 đầu.
screenshot_1611121973.png

screenshot_1611121997.png

screenshot_1611122008.png

screenshot_1611122067.png

screenshot_1611122087.png
 

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
984
Động cơ
83,377 Mã lực
Tuổi
63
E thông tin cho các cụ đỡ tranh cãi.
- Dầm U ở BS-ST được căng cáp 1 đầu, căng ở đầu nào là phụ thuộc vào hướng xe lao dầm, chứ không phải bắt buộc là đầu di động hay cố định.
- Dâm U trước khi căng sẽ được treo giữ trên hai dầm chính xe lao dầm chứ ko có neo vào xà mũ bằng PT-bar, sau khi căng cáp xong sẽ được hạ xuống kê tạm trên các con kê, khi xe lao dầm đi qua mới dùng kích nâng lên và đặt gối cao su vào.
- Trừ đoạn cuối gần nhà ga, thì phải kê cao hơn dầm hiện hữu để căng cáp, còn bình thường không cần phải kê cao, vì chỉ căng có 1 đầu.
screenshot_1611121973.png

screenshot_1611121997.png

screenshot_1611122008.png

screenshot_1611122067.png

screenshot_1611122087.png
Cụ có bản vẽ thiết kế ko? Cụ có thể cho anh em xem bản vẽ nhịp có gối rơi, xem cái gối bên cố định hay di động được không.
Vodka cụ nhưng hết suất rồi. Em nợ nhé.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,227
Động cơ
504,253 Mã lực
E thông tin cho các cụ đỡ tranh cãi.
- Dầm U ở BS-ST được căng cáp 1 đầu, căng ở đầu nào là phụ thuộc vào hướng xe lao dầm, chứ không phải bắt buộc là đầu di động hay cố định.
- Dâm U trước khi căng sẽ được treo giữ trên hai dầm chính xe lao dầm chứ ko có neo vào xà mũ bằng PT-bar, sau khi căng cáp xong sẽ được hạ xuống kê tạm trên các con kê, khi xe lao dầm đi qua mới dùng kích nâng lên và đặt gối cao su vào.
- Trừ đoạn cuối gần nhà ga, thì phải kê cao hơn dầm hiện hữu để căng cáp, còn bình thường không cần phải kê cao, vì chỉ căng có 1 đầu.
screenshot_1611121973.png

screenshot_1611121997.png

screenshot_1611122008.png

screenshot_1611122067.png

screenshot_1611122087.png
Cảm ơn cụ. Đúng là nó căng 1 đầu. Còn PT-bar để giữ cái xe lao :))
Cơ mà chiều nay thấy thầy Nhậm ở sân bay đi SG rồi, có khi ngày mai đi kiểm tra vụ gối rơi đấy.
 

Trương tam phong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-390630
Ngày cấp bằng
5/11/15
Số km
1,189
Động cơ
249,862 Mã lực
Tuổi
44
bên e có làm cái dự án nhỏ nhỏ với trường DH, có tài trợ từ bên Nhật, đúng ngày giờ, ngoài mấy chú kỹ thuật, 1 bác CHUYÊN GIA từ bên Nhật qua, dụng cụ gồm : 1 cây tre dài cỡ 2.5m, 1 bó vải, bó găng tay, mấy cái bay, 2 vỏ thùng nhựa, tất cả đều made in JP, bác này có nhiệm vụ dạy công nhân VN buộc bay vào thanh tre và làm phẳng bề mặt, kiểu như láng nền nhà, e ngó trộm bảng chi phí dụng cụ mà tí ngất
Đồ chuyên dụng bên họ rất đắt và tốt. Đó là điều bình thường. Có đồ tốt, kỹ thuật tốt thì mới làm ra sp chất lượng và yêu cầu kỹ thuật cao. Với cách nhìn phiên phiến và thiếu hiểu biết, ta có thể cho rằng thao tác đó, công đoạn đóa là thừa, là k cần thiết. Tuy nhiên, phải cần thận tỉ mỉ chỉn chu như họ mới thành nghề bậc cao được. Cái sự phiên phiến ở bên ta, cũng làm ra được sản phẩm. Ví dụ như lát nền nhà, trát tường, thợ xây vn làm rất nhanh, nhưng rất ẩu. Khi đo độ phẳng của sàn, độ đều của mạch thì người dc coi là lành nghề của ta chưa bằng dc anh thợ hạng xoàng của họ. Đó là những thứ cần phải học hỏi từ họ. Tôi đã có dịp ngồi quan sát mấy ô thợ xây làng nhàng bên họ đi xây bịt các chân cột điện và nắp cống. Tôi ước những người thợ VN có dc 1/10 của họ.
 

Chutu007

Xe đạp
Biển số
OF-464381
Ngày cấp bằng
22/10/16
Số km
32
Động cơ
202,381 Mã lực
Tuổi
38
Cụ có bản vẽ thiết kế ko? Cụ có thể cho anh em xem bản vẽ nhịp có gối rơi, xem cái gối bên cố định hay di động được không.
Vodka cụ nhưng hết suất rồi. Em nợ nhé.
E ko có bản vẽ tk, e có cái biện pháp căng cáp lúc trc xin của 1 bạn học chung bằng 2 với e (e xin nguyên biện pháp lao lắp mà bạn đó chỉ cho cái căng cáp). VD12-34 chắc là đoạn gần dốc Cocacola
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,853
Động cơ
1,281 Mã lực
Đồ chuyên dụng bên họ rất đắt và tốt. Đó là điều bình thường. Có đồ tốt, kỹ thuật tốt thì mới làm ra sp chất lượng và yêu cầu kỹ thuật cao. Với cách nhìn phiên phiến và thiếu hiểu biết, ta có thể cho rằng thao tác đó, công đoạn đóa là thừa, là k cần thiết. Tuy nhiên, phải cần thận tỉ mỉ chỉn chu như họ mới thành nghề bậc cao được. Cái sự phiên phiến ở bên ta, cũng làm ra được sản phẩm. Ví dụ như lát nền nhà, trát tường, thợ xây vn làm rất nhanh, nhưng rất ẩu. Khi đo độ phẳng của sàn, độ đều của mạch thì người dc coi là lành nghề của ta chưa bằng dc anh thợ hạng xoàng của họ. Đó là những thứ cần phải học hỏi từ họ. Tôi đã có dịp ngồi quan sát mấy ô thợ xây làng nhàng bên họ đi xây bịt các chân cột điện và nắp cống. Tôi ước những người thợ VN có dc 1/10 của họ.
Cụ có trả được lương cho thợ Việt bằng lương thợ Nhật ko? Hay là muốn lương thợ Việt bằng 1/20 thợ Nhật nhưng yêu cầu có chất lượng tương đương?
 

Trương tam phong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-390630
Ngày cấp bằng
5/11/15
Số km
1,189
Động cơ
249,862 Mã lực
Tuổi
44
Cụ có trả được lương cho thợ Việt bằng lương thợ Nhật ko? Hay là muốn lương thợ Việt bằng 1/20 thợ Nhật nhưng yêu cầu có chất lượng tương đương?
Cụ lại chưa hiểu vấn đề. Đừng nói đến lương, hãy học để làm ra được cái như của họ. Họ không trả lương cao cho cụ, nhưng sau này sẽ có những người trả cho cụ cao như người Nhật. Vấn đề là hãy học để làm ra được sp cao cấp.
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,853
Động cơ
1,281 Mã lực
Cụ lại chưa hiểu vấn đề. Đừng nói đến lương, hãy học để làm ra được cái như của họ. Họ không trả lương cao cho cụ, nhưng sau này sẽ có những người trả cho cụ cao như người Nhật. Vấn đề là hãy học để làm ra được sp cao cấp.
Cái chất lượng công việc như cụ nói nó liên quan đến tiêu chuẩn. Dân Việt chấp nhận tiêu chuẩn thợ Việt thì thợ Việt chỉ làm đến tiêu chuẩn đó, với mức thu nhập đó. Nhưng các nhà máy hiện đại, không kể Nhật hay Việt hay Tàu, có bộ tiêu chuẩn cao hơn, trả lương theo bộ tiêu chuẩn cao đó thì thợ Việt lại làm theo tiêu chuẩn cao đó.
Cụ không thể lấy tiêu chuẩn của Nhật áp vào bối cảnh tương ứng của Việt được.
 

Trương tam phong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-390630
Ngày cấp bằng
5/11/15
Số km
1,189
Động cơ
249,862 Mã lực
Tuổi
44
Tôi lấy ví dụ thế này. Khăn lụa của VN, dệt thô sơ, hoa văn xấu, mặc dù có dấu ấn đặc trưng của đất nước nhưng không đủ hấp dẫn khách nước ngoài. Thằng Khải silk nó biết cái đó, nên nó đặt hàng TQ làm giống như vậy, nhưng sp tinh xảo hơn. Nó bán rất đắt. Sự lạc hậu kém cỏi của công nghiệp dệt vn là lỗi đầu tiên và lớn nhất, cộng với sự vô cảm thiếu quản lý của cơ quan qltt, và cuối cùng , lụa vn bị ăn cắp mất thương hiệu., chết.
 

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
8,269
Động cơ
796,437 Mã lực
Cụ có bản vẽ thiết kế ko? Cụ có thể cho anh em xem bản vẽ nhịp có gối rơi, xem cái gối bên cố định hay di động được không.
Vodka cụ nhưng hết suất rồi. Em nợ nhé.
Nhắc nợ này cụ.

E ko có bản vẽ tk, e có cái biện pháp căng cáp lúc trc xin của 1 bạn học chung bằng 2 với e (e xin nguyên biện pháp lao lắp mà bạn đó chỉ cho cái căng cáp). VD12-34 chắc là đoạn gần dốc Cocacola
 

Trương tam phong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-390630
Ngày cấp bằng
5/11/15
Số km
1,189
Động cơ
249,862 Mã lực
Tuổi
44
Cái chất lượng công việc như cụ nói nó liên quan đến tiêu chuẩn. Dân Việt chấp nhận tiêu chuẩn thợ Việt thì thợ Việt chỉ làm đến tiêu chuẩn đó, với mức thu nhập đó. Nhưng các nhà máy hiện đại, không kể Nhật hay Việt hay Tàu, có bộ tiêu chuẩn cao hơn, trả lương theo bộ tiêu chuẩn cao đó thì thợ Việt lại làm theo tiêu chuẩn cao đó.
Cụ không thể lấy tiêu chuẩn của Nhật áp vào bối cảnh tương ứng của Việt được.
Nếu cụ để ý, những sp bánh kẹo kiểu truyền thống giống với kẹo lạc kẹo dồi chó, kẹo kéo bên mình bên họ cũng có và rất rẻ.,h oa quả cũng vậy. Nhưng những sp có đặc tính rất riêng và khó làm thì siêu đắt. Tinh và cao cấp là cái mà họ hướng đến. Ở mình cũng cần phải như vậy.
Một cái dũa ở đó, giá trị loại cao cấp tính ra đến 1.5tr tiền Việt. Cái dũa nhìn giống như thế ở Vn giá 20k. Khác nhau ở chỗ, với cái dũa ấy, công nhân lành nghề bên ấy, họ dũa tay ra được tấm thép mỏng, độ chính xác chiều dày đến 0,001mm. Còn với cái dũa 20k của VN, cộng với sự thiếu lành nghề của công nhân vn, chỉ làm ra được cái 0.1mm. Cái 0.1 thì bán giá kiểu 0,1. Muốn có cái 0,001 thì chỉ có đi mua. Lại nữa , đưa cái dũa 1,5tr của Nhật cho ông thợ VN, cũng không làm ra được sp đến 0,001.
Vậy cụ chọn đằng nào? Học hỏi để nâng cao dần hay cứ kệ như xưa?
 

ung_sung_tu_tai

Xì hơi lốp
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,012
Động cơ
203,324 Mã lực
Tuổi
44
Nếu ai ở Quảng Ninh mà có tý liên quan thì cũng biết rằng cùng một nhà máy nên tất nhiên trang thiết bị đồ nghề là như nhau; cũng những con người đó kể từ cấp quản lý đến công nhân cả thôi; làm công việc cho ra những sản phẩm tương đương, khi làm sản phẩm cho ta có đơn giá nhân công là 18k/kg thì nó ra sản phẩm thế nào; khi làm cho tây với đơn giá nhân công 55k/kg thì nó thế nào; về thẩm mỹ, chau chuốt thì cái ta nó như ta và cái tây cũng như tây luôn ý. Còn về mặt kỹ thuật thì cả hai sản phẩm, từ những bước công nghệ cho tới khi xuất xưởng đều theo cùng một tiêu chuẩn, cùng được một ông cấp giấy chứng nhận chất lượng.

Cụ có trả được lương cho thợ Việt bằng lương thợ Nhật ko? Hay là muốn lương thợ Việt bằng 1/20 thợ Nhật nhưng yêu cầu có chất lượng tương đương?
Cụ lại chưa hiểu vấn đề. Đừng nói đến lương, hãy học để làm ra được cái như của họ. Họ không trả lương cao cho cụ, nhưng sau này sẽ có những người trả cho cụ cao như người Nhật. Vấn đề là hãy học để làm ra được sp cao cấp.
Cái chất lượng công việc như cụ nói nó liên quan đến tiêu chuẩn. Dân Việt chấp nhận tiêu chuẩn thợ Việt thì thợ Việt chỉ làm đến tiêu chuẩn đó, với mức thu nhập đó. Nhưng các nhà máy hiện đại, không kể Nhật hay Việt hay Tàu, có bộ tiêu chuẩn cao hơn, trả lương theo bộ tiêu chuẩn cao đó thì thợ Việt lại làm theo tiêu chuẩn cao đó.
Cụ không thể lấy tiêu chuẩn của Nhật áp vào bối cảnh tương ứng của Việt được.
Nếu cụ để ý, những sp bánh kẹo kiểu truyền thống giống với kẹo lạc kẹo dồi chó, kẹo kéo bên mình bên họ cũng có và rất rẻ.,h oa quả cũng vậy. Nhưng những sp có đặc tính rất riêng và khó làm thì siêu đắt. Tinh và cao cấp là cái mà họ hướng đến. Ở mình cũng cần phải như vậy.
Một cái dũa ở đó, giá trị loại cao cấp tính ra đến 1.5tr tiền Việt. Cái dũa nhìn giống như thế ở Vn giá 20k. Khác nhau ở chỗ, với cái dũa ấy, công nhân lành nghề bên ấy, họ dũa tay ra được tấm thép mỏng, độ chính xác chiều dày đến 0,001mm. Còn với cái dũa 20k của VN, cộng với sự thiếu lành nghề của công nhân vn, chỉ làm ra được cái 0.1mm. Cái 0.1 thì bán giá kiểu 0,1. Muốn có cái 0,001 thì chỉ có đi mua. Lại nữa , đưa cái dũa 1,5tr của Nhật cho ông thợ VN, cũng không làm ra được sp đến 0,001.
Vậy cụ chọn đằng nào? Học hỏi để nâng cao dần hay cứ kệ như xưa?
 

qddt

Xe tăng
Biển số
OF-327772
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
1,416
Động cơ
113,930 Mã lực
Một cái dũa ở đó, giá trị loại cao cấp tính ra đến 1.5tr tiền Việt. Cái dũa nhìn giống như thế ở Vn giá 20k. Khác nhau ở chỗ, với cái dũa ấy, công nhân lành nghề bên ấy, họ dũa tay ra được tấm thép mỏng, độ chính xác chiều dày đến 0,001mm. Còn với cái dũa 20k của VN, cộng với sự thiếu lành nghề của công nhân vn, chỉ làm ra được cái 0.1mm. Cái 0.1 thì bán giá kiểu 0,1. Muốn có cái 0,001 thì chỉ có đi mua. Lại nữa , đưa cái dũa 1,5tr của Nhật cho ông thợ VN, cũng không làm ra được sp đến 0,001.
Vậy cụ chọn đằng nào? Học hỏi để nâng cao dần hay cứ kệ như xưa?
Đấy là nghệ nhân, không phải công nhân. Ví dụ vớ vẩn.
 

Trương tam phong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-390630
Ngày cấp bằng
5/11/15
Số km
1,189
Động cơ
249,862 Mã lực
Tuổi
44
Đấy là nghệ nhân, không phải công nhân. Ví dụ vớ vẩn.
Cái người mà cụ gọi là " nghệ nhân" ấy, họ cũng bắt đầu từ thằng học việc. Ví dụ, sau 2 năm huấn luyện, có thể dũa đạt 0,01-0,02. Sau đó, tùy vào khả năng, độ tỉ mỉ tinh tế trong công việc, họ mới cho đi đào tạo tiếp. Học nghệ., đánh giá kỹ năng bởi các chuyên gia cao cấp của nghề đó.
Cụ đã không biết lại còn nói to.
 
Biển số
OF-752292
Ngày cấp bằng
7/12/20
Số km
140
Động cơ
-10,940 Mã lực
Em giới thiệu các cụ bài viết về "sát thủ kinh tế ODA"


Cuốn sách đã “vạch trần” bản chất đồng tiền ODA của Nhật, giúp chúng ta hiểu rằng, đằng sau những lời lẽ ngoại giao mỹ miều là một vũ khí kinh tế đặc biệt, mà như các tác giả khẳng định ở mục cuối của cuốn sách: Ngày xưa chúng ta dùng chiến tranh, ngày nay chúng ta dùng ODA.


“Ngày xưa: chiến tranh, ngày nay: ODA”

Để hiểu bản chất của đồng ODA Nhật Bản ngày hôm nay, ở thế kỷ 21 này, các tác giả của sách “ODA vì cuộc sống của người Nhật Bản” dẫn chúng ta quay ngược về quá trình hình thành và diễn biến của chiến lược ODA của đất nước họ. Chiến lược ODA của Nhật Bản được xây dựng cùng với việc phải tuân thủ hiệp ước San Francisco 1951, theo đó Nhật phải bồi thường chiến tranh cho một số nước châu Á. Họ đã khôn khéo làm cho những đồng tiền “bồi thường” ấy quay trở về phục vụ lại cho chính họ.

Ví dụ, Nhật đã “bồi thường chiến tranh” cho Indonesia như thế nào? Trong quá trình đàm phán bồi thường, họ đã khôn khéo lồng vào ý sau đây trong điều khoản: “Nhật Bản sẽ cung cấp cho Indonesia các dịch vụ và sản phẩm của Nhật Bản trị giá tương đương 80,3 tỷ Yên”

Kết quả, Nhật Bản “bồi thường” cho Indonesia bằng cách xây dựng... những khu khách sạn cao cấp, những tòa căn hộ sang trọng, những khu mua sắm đắt tiền, những nhà máy sản xuất giấy, vải, gỗ... Những thứ này, nói như các tác giả của sách, “không thể hiểu nổi sao có thể gọi đó là bồi thường chiến tranh”. Bởi một mặt, những thứ này không phải “bồi thường” cho nhân dân Indonesia, và mặt khác, chúng đã làm rất nhiều nhà máy sản xuất giấy và ván ép non yếu của Indonesia phá sản.

Từ những năm 70, do các quốc gia ven biển bắt đầu được nhận vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, các công ty đánh bắt hải sản của Nhật bắt đầu bị hạn chế đánh bắt ở những ngư trường giàu có của nước cộng hòa Kiribati thuộc trung tây Thái Bình Dương. Hàn Quốc thì trả tiền cho Kiribati để được tiếp tục đánh bắt. Nhật thì triển khai một chiến lược khác. Họ đề xuất cho Kiribati cái gọi là “Viện trợ không hoàn lại trong lĩnh vực thủy sản”, tặng cho nước này mấy chiếc tàu đánh cá và kho bảo quản hiện đại, và rồi khai thác hải sản của Kiribati với giá rẻ.
 
Biển số
OF-752292
Ngày cấp bằng
7/12/20
Số km
140
Động cơ
-10,940 Mã lực
Sách “ODA vì cuộc sống của người Nhật Bản” đã trình bày diễn biến và kết quả của dự án ODA trồng rừng ở đông bắc Thái Lan từ 4/1992 đến 3/1997. Dự án này được đặt tên là “Hợp tác quốc tế vì màu xanh”, nhưng kết quả cuối cùng là biến vùng đông bắc Thái Lan thành vùng cung cấp... gỗ bạch đàn sản xuất giấy cho Nhật Bản.

Khảo sát diễn biến của “trận đánh” này, ta sẽ thấy rõ cách thức hoạt động của “thế trận” bộ ba “Chính phủ – JICA – Giới tư bản” trong quá trình vận hành của một dự án ODA.

Câu chuyện bắt đầu từ nhu cầu của Nhật Bản. Người Nhật tiêu thụ giấy thứ 4 thế giới (trung bình một người 245 kg/1 năm), ngành công nghiệp giấy của Nhật sản xuất 3000 vạn tấn giấy/ năm (số liệu năm 1996). Tuy vậy, từ những năm 80, khi chính sách bảo vệ môi trường được xiết chặt, các doanh nghiệp giấy Nhật bắt đầu tăng cường mua gỗ bạch đàn ở nước ngoài, đặc biệt là của Thái Lan.

Và vì thế, một dự án ODA được vạch ra để giới tư bản giấy Nhật có thể khai thác tài nguyên gỗ của Thái Lan với giá rẻ.

JICA lập tức xuất hiện. “Báo cáo nghiên cứu về kế hoạch trồng rừng vùng đông bắc Thái Lan” ra đời năm 1992. Báo cáo mở đầu bằng những lời tốt đẹp:

“Ở Thái Lan, 20 năm trở lại đây, dân số tăng nhanh, đất nông nghiệp được mở rộng, nhu cầu gỗ phát triển, cho nên vùng đông bắc Thái tỷ lệ che phủ rừng năm 1961 là 40% thì nay giảm còn 14%”.

P/s: cái này giống như tuyên truyền trái đất nóng lên với ô nhiễm môi trường ở Việt Nam bây giờ quá

Trên cơ sở đó, JICA đề xuất một kế hoạch trồng rừng cho vùng đông bắc Thái. Chính phủ Thái đồng ý về mặt chủ trương và yêu cầu các cơ quan chức năng thực hiện. JICA liền đề xuất một kế hoạch trồng rừng mà tên gọi thì hết sức tốt đẹp, “Hợp tác quốc tế vì màu xanh”, nhưng người Thái chỉ nhận ra cái bẫy của nó sau khi dự án được triển khai 7 năm, khi mà không còn có thể tưởng tượng rằng vùng đông bắc Thái từng là “vương quốc của rừng” nữa.

Kế hoạch JICA đề xuất với Thái Lan gồm 3 việc:

- Viện trợ không hoàn lại 3 tỷ Yên xây dựng 4 trung tâm trồng cây giống, cây non quy mô lớn, xây dựng các cơ sở huấn luyện, cung cấp xe cộ và các phương tiện cần thiết khác.

- Gửi đến Thái Lan các chuyên gia lâm nghiệp của Nhật để huấn luyện sản xuất cây giống và chỉ đạo việc trồng rừng.

- Phái đến “Đoàn thanh niên Hợp tác Quốc tế” của Nhật Bản để “khai sáng” cho nông dân Thái ý thức về tầm quan trọng của rừng và việc trồng rừng (“Khai sáng” là từ họ dùng trong nguyên văn)
 
Biển số
OF-752292
Ngày cấp bằng
7/12/20
Số km
140
Động cơ
-10,940 Mã lực
Khi cả một vùng đông bắc trồng bạch đàn, thì một mặt, giá bạch đàn ở đây sẽ vô cùng rẻ, và mặt khác, nguồn nước và nguồn dinh dưỡng của đất bị hủy hoại nghiêm trọng. Bên cạnh đó, việc nông dân được phát miễn phí cây giống bạch đàn với số lượng khổng lồ, là loại cây có lợi ích kinh tế trước mắt, đã làm cho diện tích rừng bạch đàn tăng vọt và diện tích rừng tự nhiên trước đó bị hủy hoại. Cái gọi là “hợp tác quốc tế”“trồng rừng để bảo vệ thiên nhiên” chỉ là trò đùa. Hầu hết số tài sản 3 tỷ Yên của dự án đều phục vụ ngược lại cho Nhật Bản.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top