[Funland] Tổng hợp thông tin về tuyến Metro số 1 Metro Bến Thành - Suối Tiên

ung_sung_tu_tai

Xì hơi lốp
Biển số
OF-710823
Ngày cấp bằng
18/12/19
Số km
6,012
Động cơ
203,324 Mã lực
Tuổi
44
Nghe ông này phát biểu chung chung thì không nói lên điều gì, nhưng tự dưng thòng thêm cái "nếu không sẽ ảnh hưởng đến nhà thầu" thì nghi có mùi được nó cho ăn uống gì đây???

Vâng

Người làm kỹ thuật "đơn thuần" thì tìm hiểu nguyên nhân nào chính, nguyên nhân nào "phụ".... và vô cảm với việc rằng thì là mà kết luận của mình ảnh hưởng đến ai.

Nói "nếu không sẽ ảnh hưởng đến abc gì đó" nghĩa là ổng cho rẳng/hiểu rằng cái kết luận ban đầu của ổng sẽ có tác động đến abc đó; và ổng cố tìm ra những cái gì xung quanh để giảm tác động đó.

Kiểu chấm thi; biết rằng cứ barem mà phệt thì hỏng; nên cố bới móc từng câu từng ý để cho thêm điểm. Ây có phải là khách quan không ?
 

elevonic

Xe lăn
Biển số
OF-81361
Ngày cấp bằng
28/12/10
Số km
10,759
Động cơ
538,229 Mã lực


Trao đổi với Tiền Phong sáng 17/1, một thành viên trong tổ điều tra về sự cố (đề nghị không nêu tên) cho biết gối cao su của dầm cầu cạn là bộ phận nối từ dầm cầu xuống mố trụ.

Gối có tác dụng chịu tải và giảm lực của kết cấu nhịp truyền xuống mố trụ, đồng thời giúp việc kết nối dầm và mố co giãn ít, tạo sự đàn hồi. Vì vậy, trên tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên xảy ra liên tiếp hai sự cố liên quan đến gối cao su thì việc kiểm tra, rà soát và đánh giá nguyên nhân nhằm có biện pháp khắc phục sự cố trong thời điểm hiện này là hết sức cần thiết.

Chuyên gia này cho biết, Ban Quản lý đường sắt đô thị TPHCM (MAUR) đã tổ chức nhiều cuộc họp với sự tham gia của các nhà thầu tư vấn, thi công, Hội đồng khoa học gồm nhiều chuyên gia có uy tín để tìm hiểu nguyên nhân.

Theo đánh giá sơ bộ của nhiều chuyên gia thì có 2 khả năng xảy ra sự cố, bao gồm: Chất lượng gối cao su hoặc thi công tiếp giáp giữa các mặt gối cao su không đảm bảo gây ra sự cố trượt gối.
Cụ thể, khả năng thứ nhất là gối biến dạng và chuyển vị xuất phát từ việc nhiệt độ tăng lên đến đâu, dầm bị đẩy ra đến đó. Nếu chất lượng đảm bảo thì gối sẽ biến dạng theo sự dịch chuyển của dầm. Trường hợp chất lượng “có vấn đề”, gối sẽ không biến dạng mà bị trược, xê dịch khỏi vị trí lắp đặt ban đầu khi dầm bị co giãn (do tăng giảm nhiệt độ) và bị rơi.

Khả năng thứ hai là các gối cao su vẫn đảm bảo chất lượng, đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật và làm việc tốt nhưng vẫn xảy ra sự cố trượt là do lỗi thi công dẫn đến tiếp xúc giữa mặt gối, mặt dầm và mặt đá kê gối không đảm bảo.
“Chúng tôi phát hiện gối cao su bị rơi nhẹ hơn 9 kg so với thiết kế được duyệt nhưng việc này chưa thể khẳng định chất lượng gối không tốt. Các chuyên gia đang nghiêng về khả năng thứ hai là do lỗi thi công, dẫn đến việc tiếp xúc đáy dầm với đá kê gối không đảm bảo bởi lẽ chênh lệch về nhiệt độ không lớn. Tàu metro chưa vận hành, hầu như chưa có ngoại lực tác động lên các dầm cầu cạn. Tuy nhiên, đây chưa phải kết luận mà vẫn cần thêm các thử nghiệm, kiểm tra để đánh giá chính xác”, thành viên tổ điều tra sự cố nói và cho biết thêm nếu đánh giá trên là chính xác thì trách nhiệm của các nhà thầu thi công, tổng thầu SCC, Tư vấn giám sát, tư vấn chung,… cần phải được xem xét và xử lý phù hợp.

Tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên: Gối cao su chuyển vị do thi công ẩu? - ảnh 2Thi công lắp dầm cầu cạn tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên (ảnh chụp vào tháng 3/2016)
Theo ông Huỳnh Hồng Thanh – Phó trưởng MAUR kiêm Giám đốc Ban Quản lý dự án 1, sự cố gối cao su bị rơi khỏi đá kê gối đã xảy ra vào ngày 30/10/2020 trên đoạn dầm cầu cạn VD14-10. Sự cố đã làm các thanh ray (gác qua 2 dầm chữ U) bị bong bật khỏi bệ đỡ, đồng thời xuất hiện các vết nứt cục bộ tại một số vị trí của bê tông bệ đỡ đường ray. Vị trí xảy ra sự cố thuộc gói thầu CP2 (đoạn trên cao và các depot) do Liên danh Sumitomo – Cienco6 (SCC) làm tổng thầu và Liên danh Tư vấn chung NJPT giám sát.

Sau khi sự cố xảy ra, tổng thầu SCC đã đặt gối thay thế đảm bảo ổn định cho dầm trong thời gian xem xét, đánh giá nguyên nhân vụ việc. Tuy nhiên, do SCC chậm trễ trong báo cáo và đưa ra nhiều nhận định ban đầu sơ sài, kém thuyết phục nên MAUR đã thành lập Tổ điều tra sự cố metro với sự tham gia của nhiều chuyên gia nghiên cứu lĩnh vực xây dựng và giao thông công trình, để tìm ra nguyên nhân khách quan nhất.

Trong quá trình kiểm tra, Tổ điều tra phát hiện thêm tại trụ VD12-34 thuộc đoạn giữa ngã tư Bình Thái và ngã tư Thủ Đức, một gối cao su khác có dấu hiệu dịch chuyển khỏi vị trí lắp đặt. Đây được coi là sự cố thứ hai liên quan đến gối cao su của dầm cầu cạn tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên.

“Hiện tại, MAUR đã yêu cầu nhà thầu khắc phục sự cố, đồng thời yêu cầu các đơn vị lắp đặt camera để quan sát sự chuyến dịch của gối cao su. MAUR cũng đã yêu cầu nhà thầu tiếp tục giải trình về sự cố trên và tiến hành rà soát lại toàn bộ các gối cao su”, ông Thanh cho hay.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,227
Động cơ
504,253 Mã lực
Vâng

Người làm kỹ thuật "đơn thuần" thì tìm hiểu nguyên nhân nào chính, nguyên nhân nào "phụ".... và vô cảm với việc rằng thì là mà kết luận của mình ảnh hưởng đến ai.

Nói "nếu không sẽ ảnh hưởng đến abc gì đó" nghĩa là ổng cho rẳng/hiểu rằng cái kết luận ban đầu của ổng sẽ có tác động đến abc đó; và ổng cố tìm ra những cái gì xung quanh để giảm tác động đó.

Kiểu chấm thi; biết rằng cứ barem mà phệt thì hỏng; nên cố bới móc từng câu từng ý để cho thêm điểm. Ây có phải là khách quan không ?
Em có linh tính trả lời như vậy là có mùi thôi, không giống dân kỹ thuật trả lời lắm.
Mà đã định hướng như vậy thì kiểu gì cũng "nguyên nhân khách quan", "sự cố đơn lẻ", "cá biệt", "không hệ thống",... bloh blah.

Những người như này thì mời ra ngoài khẩn trương, đừng bao giờ giao trọng trách cho họ, phần thiệt chắc chắn là người sử dụng rồi.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,227
Động cơ
504,253 Mã lực
Vấn đề là nếu gối rơi thuộc bên cố định thì nguyên nhân ko phải do dầm co giãn nhiệt. Vậy thôi.
Vậy theo cụ "dầm bị vênh" như cụ đoán thì nó xảy ra ở đầu cố định hay đầu di động?
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,227
Động cơ
504,253 Mã lực
Nếu ở đầu cố định. Dầm vênh. Gối bị mất do ăn trộm.
Khổ quá, làm gì có ăn trộm. Báo nó nói rõ mang cái gối rơi đi thí nghiệm rồi mà, còn cái gối xê dịch nó mới tháo ra chụp hình show lên thôi.

PS: Cụ tìm hiểu thiết kế và biện pháp thi công của thể loại đúc đốt trước, căng cáp sau này sẽ hiểu nó căng cáp kiểu gì, đặt PC bar ở đâu, đặt kích ở đâu thì sẽ đoán ra được đầu nào bị vênh ngay thôi;)
 

Bigcat1

Xe buýt
Biển số
OF-729679
Ngày cấp bằng
19/5/20
Số km
984
Động cơ
83,377 Mã lực
Tuổi
63
Khổ quá, làm gì có ăn trộm. Báo nó nói rõ mang cái gối rơi đi thí nghiệm rồi mà, còn cái gối xê dịch nó mới tháo ra chụp hình show lên thôi.

PS: Cụ tìm hiểu thiết kế và biện pháp thi công của thể loại đúc đốt trước, căng cáp sau này sẽ hiểu nó căng cáp kiểu gì, đặt PC bar ở đâu, đặt kích ở đâu thì sẽ đoán ra được đầu nào bị vênh ngay thôi;)
Báo nói thu hồi cái gối dầm bị xê dịch. Là cái gối thứ 2 ấy cụ ạ.
Còn cái gối ban đầu bị xác định là mất tích. Người ta thu hồi cái gối bên cạnh làm đối chứng khi kích dầm đặt lại gối khác. Một công đôi việc. Cái gối đối chứng nhẹ hơn 9kg so với thiết kế.
Em ko có bản vẽ thiết kế nên ko thể đoán vị trí gối rơi thuộc bên cố định hay di động. Nếu cụ có thì post lên giúp. Thanks
 

haisactigon

Xe tải
Biển số
OF-198834
Ngày cấp bằng
18/6/13
Số km
392
Động cơ
328,982 Mã lực
Cái "đương nhiên" này dựa theo luật nào thế ạ? Chủ đầu tư để làm cảnh phỏng?
Cái dầm Lego chi phí tốn kém hơn ngay từ giai đoạn thi công (đội vốn 1400 tỷ) và càng cực kỳ tốn kém trong quá trình vận hành (thay cáp, bơm keo, theo dõi biến dạng .....). Chi phí NGU này ai chịu trách nhiệm?
Còn sự cố rơi gối, sập dầm tùm lum dù chưa có tải trọng động như bây giờ thì liệu thằng nào dám ký nghiệm thu để chạy tàu đây? Hay dự án BT ST chỉ chạy tàu đoạn ngầm, còn đoạn đi trên cao thì thôi?
ODA là bị ép hết rồi. CĐT chỉ làm cảnh thôi. Bản chất ODA là mang lại lợi nhuận cho bên cho vay. Bên vay chịu hầu hết các bất lợi trong điều khoản hợp đồng. Nhật bây giờ ko còn như giai đoạn đầu bố trí một bộ môn 1 chuyên gia nữa. Cơ chế VN đã làm họ thay đổi theo thời gian. Với tôi cũng ko có ý tranh luận với cụ làm gì chỉ đơn giản bên cho vay muốn làm gì thì họ đưa ra thôi. Hiện tại đường sắt nội đô VN chưa có tiêu chuẩn thiết kế nên cũng chả có thằng chủ đầu tư nào dám nêu ý kiến cái nào tốt hơn cái nào. Super T thì chiều cao kiến trúc lớn nên về mặt thẩm mỹ kém. So dầm Nhổn và dầm T của CL HĐ sẽ thấy :))
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,227
Động cơ
504,253 Mã lực
Báo nói thu hồi cái gối dầm bị xê dịch. Là cái gối thứ 2 ấy cụ ạ.
Còn cái gối ban đầu bị xác định là mất tích. Người ta thu hồi cái gối bên cạnh làm đối chứng khi kích dầm đặt lại gối khác. Một công đôi việc. Cái gối đối chứng nhẹ hơn 9kg so với thiết kế.
Em ko có bản vẽ thiết kế nên ko thể đoán vị trí gối rơi thuộc bên cố định hay di động. Nếu cụ có thì post lên giúp. Thanks
Báo viết gối bị rơi đã mang đi thí nghiệm và đang đợi kết quả.


Còn đầu nào dầm nào bị vênh thì rất đơn giản, chẳng cần bản vẽ cũng đoán ra được. Cụ không phải dân thiết kế nên thấy bí ẩn thôi.
 

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
8,269
Động cơ
796,437 Mã lực
Báo viết gối bị rơi đã mang đi thí nghiệm và đang đợi kết quả.
Nói chung báo viết thì không tin được nhưng em cũng tin là không mất.
Nếu mất chắc chắn công an sẽ phải điều tra và tổng thầu sẽ kêu ngậu lên và đổ tại ngay.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,227
Động cơ
504,253 Mã lực
ODA là bị ép hết rồi. CĐT chỉ làm cảnh thôi. Bản chất ODA là mang lại lợi nhuận cho bên cho vay. Bên vay chịu hầu hết các bất lợi trong điều khoản hợp đồng. Nhật bây giờ ko còn như giai đoạn đầu bố trí một bộ môn 1 chuyên gia nữa. Cơ chế VN đã làm họ thay đổi theo thời gian. Với tôi cũng ko có ý tranh luận với cụ làm gì chỉ đơn giản bên cho vay muốn làm gì thì họ đưa ra thôi. Hiện tại đường sắt nội đô VN chưa có tiêu chuẩn thiết kế nên cũng chả có thằng chủ đầu tư nào dám nêu ý kiến cái nào tốt hơn cái nào. Super T thì chiều cao kiến trúc lớn nên về mặt thẩm mỹ kém. So dầm Nhổn và dầm T của CL HĐ sẽ thấy :))
Thằng Nhổn do Pháp tài trợ nên sẽ xài cái dầm độc quyền của Pháp. Về mặt thẩm mỹ thì nó hơn, nhưng đồng nghĩa là cũng sẽ tốn tiền hơn.

Còn thằng BT-ST chạy ở một dải đất riêng cạnh Xa lộ Hà Nội, chả vướng mắc cao độ với ai thì làm cái dầm U lớn (thằng Nhổn làm 2 dầm U nhỏ nha) là rất lãng phí. Mà thực tế nó có phải hoàn toàn là dầm U đâu. Em đi chơi đến nhà bạn ở Masteri An Phú và Gateway Thảo Điền thấy nó chơi dầm hộp đấy chứ. Và đi dọc Xa lộ Hà Nội thấy nó dùng dầm U, dầm hộp đan xen. Thành thử cái lý do thẩm mỹ, hay giảm cao độ của nó rất khó ngửi.
 

baodem

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-363481
Ngày cấp bằng
18/4/15
Số km
1,768
Động cơ
275,441 Mã lực
Báo viết gối bị rơi đã mang đi thí nghiệm và đang đợi kết quả.


Còn đầu nào dầm nào bị vênh thì rất đơn giản, chẳng cần bản vẽ cũng đoán ra được. Cụ không phải dân thiết kế nên thấy bí ẩn thôi.
Thi công căng cáp sau như tuyến BT-ST, theo như em suy đoán thì sẽ bị vênh tại vị trí đối diện vị trí đặt kích căng cáp.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,227
Động cơ
504,253 Mã lực
Thi công căng cáp sau như tuyến BT-ST, theo như em suy đoán thì sẽ bị vênh tại vị trí đối diện vị trí đặt kích căng cáp.
Biết là cụ trả lời sai, nhưng cụ thử nói lý do tại sao đoán vậy xem nào.
 

baodem

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-363481
Ngày cấp bằng
18/4/15
Số km
1,768
Động cơ
275,441 Mã lực
ODA là bị ép hết rồi. CĐT chỉ làm cảnh thôi. Bản chất ODA là mang lại lợi nhuận cho bên cho vay. Bên vay chịu hầu hết các bất lợi trong điều khoản hợp đồng. Nhật bây giờ ko còn như giai đoạn đầu bố trí một bộ môn 1 chuyên gia nữa. Cơ chế VN đã làm họ thay đổi theo thời gian. Với tôi cũng ko có ý tranh luận với cụ làm gì chỉ đơn giản bên cho vay muốn làm gì thì họ đưa ra thôi. Hiện tại đường sắt nội đô VN chưa có tiêu chuẩn thiết kế nên cũng chả có thằng chủ đầu tư nào dám nêu ý kiến cái nào tốt hơn cái nào. Super T thì chiều cao kiến trúc lớn nên về mặt thẩm mỹ kém. So dầm Nhổn và dầm T của CL HĐ sẽ thấy :))
Thằng ký hiệp định vay ODA được lại quả từ bọn Nhật 8-10% rồi cụ ạ. Cụ cứ xem VTV thằng nào ra rả đề nghị các địa phương, các bộ ngành khẩn trương đẩy mạnh việc giải ngân vốn ODA thằng đó chính là thằng đầu trò làm tay sai cho Nhật.
 

baodem

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-363481
Ngày cấp bằng
18/4/15
Số km
1,768
Động cơ
275,441 Mã lực
Biết là cụ trả lời sai, nhưng cụ thử nói lý do tại sao đoán vậy xem nào.
Em không làm cái món này, nhưng mà tưởng tượng xỏ một loạt đoạn tre vào sợi dây rồi kéo một đầu thì rất khó kiểm soát được kích thước hình học, thường bị mất kiểm soát ở điểm cuối.
Đổ dầm như kiểu CL-HĐ căng cáp trước, có cái khung đỡ cáp, thi công trong nhà xưởng sẽ đảm bảo được chất lượng của dầm. Nhưng tất nhiên chi phí nhà xưởng, chi phí khung đỡ, chi phí vận chuyển tốn kém hơn nhiều kiểu làm dầm như BT-ST, bú tổ mấy thằng Nhật lùn.
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,227
Động cơ
504,253 Mã lực
Em không làm cái món này, nhưng mà tưởng tượng xỏ một loạt đoạn tre vào sợi dây rồi kéo một đầu thì rất khó kiểm soát được kích thước hình học, thường bị mất kiểm soát ở điểm cuối.
Đổ dầm như kiểu CL-HĐ căng cáp trước, có cái khung đỡ cáp, thi công trong nhà xưởng sẽ đảm bảo được chất lượng của dầm. Nhưng tất nhiên chi phí nhà xưởng, chi phí khung đỡ, chi phí vận chuyển tốn kém hơn nhiều kiểu làm dầm như BT-ST, bú tổ mấy thằng Nhật lùn.
Cụ hình dung đúng hướng rồi đấy.
Loại dầm này thì người ta căng kéo 1 đầu. Đầu kia thì là neo chết, và người ta dùng PC bar để găm cái đầu này xuống trụ, không để "mất kiểm soát" như cụ đoán.
Và như vậy đầu đặt kích mặc nhiên là bên di động. Vị trí gần kích không bị suy hao lực do ma sát nên chịu lực kéo lớn hơn, tất yếu dễ cong vênh hơn khi cốt thép chùng.
 

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
8,269
Động cơ
796,437 Mã lực
Thằng ký hiệp định vay ODA được lại quả từ bọn Nhật 8-10% rồi cụ ạ. Cụ cứ xem VTV thằng nào ra rả đề nghị các địa phương, các bộ ngành khẩn trương đẩy mạnh việc giải ngân vốn ODA thằng đó chính là thằng đầu trò làm tay sai cho Nhật.
Em nghĩ cụ hơi cực đoan.
Công bằng mà nói, vốn ODA của Nhật Bản ban đầu đóng góp rất lớn, đặt nền móng cho sự phát triển của Việt Nam.
Nhưng lẽ ra Việt Nam nên dừng vay vốn ODA vì chúng ta đã phát triển đến một mức độ nhất định rồi.
Vay đàng hoàng cho nó sang cái thằng người và chắc chắn sử dụng sẽ hiệu quả hơn.
 

baodem

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-363481
Ngày cấp bằng
18/4/15
Số km
1,768
Động cơ
275,441 Mã lực
Em nghĩ cụ hơi cực đoan.
Công bằng mà nói, vốn ODA của Nhật Bản ban đầu đóng góp rất lớn, đặt nền móng cho sự phát triển của Việt Nam.
Nhưng lẽ ra Việt Nam nên dừng vay vốn ODA vì chúng ta đã phát triển đến một mức độ nhất định rồi.
Vay đàng hoàng cho nó sang cái thằng người và chắc chắn sử dụng sẽ hiệu quả hơn.
Haiza, những ai đã từng làm (ở mức tổng thế cả kinh tế, kỹ thuật) với các dự án vốn ODA của Nhật thì đều không nghĩ như cụ đâu ạ. Dần dần nhiều người hiểu ra bọn này không tốt đẹp gì, nhưng hầu hết đều không ngờ đến sự khốn nạn, mất dạy của mấy thằng lùn đâu.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top