[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông

Minhnd

Xe điện
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
4,763
Động cơ
566,482 Mã lực
Đẹp để làm gì khi chen lấn xô đẩy nhau hả cụ? Cái ngã tư khuất duy tiến giờ cao điểm còn ko biết đâu là vỉa hè nữa kìa. Các quận nội đô có 5% quỹ đất dành cho giao thông trong khi đấy để thông thoáng nó phải 20% quỹ đất, TQ làm đường lên đến 6-7 tầng còn tắc và phải chuyển qua đường sắt thì VN muốn hết tắc phải 3-4 tầng đường hoặc bùm phát, xây lại
Phải cố làm metro cụ ơi. Hơn thế kỷ trước họ đã làm rồi mà giờ ta còn không dám sao?
Trong khi đợi metro thì nên phát triển xe buýt và cấm xe 2 bánh.
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,374
Động cơ
80,607 Mã lực
Phải cố làm metro cụ ơi. Hơn thế kỷ trước họ đã làm rồi mà giờ ta còn không dám sao?
Trong khi đợi metro thì nên phát triển xe buýt và cấm xe 2 bánh.
Tại sao phải cố ạ? Trong khi mono rail nó rẻ bằng 1/5. Để làm đc 1 tuyến thì ta làm đc 5 tuyến. Cộng 2 tuyến có sẵn nữa là 7 tuyến. Làm nhanh hết 4-5 năm Lúc ý thì có thể cấm được xe máy theo giờ rồi.
Còn chờ metro thì nhanh nhất 15 năm nữa liệu ta có đủ tiền làm thêm 5 tuyến nữa?
 

Minhnd

Xe điện
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
4,763
Động cơ
566,482 Mã lực
Tại sao phải cố ạ? Trong khi mono rail nó rẻ bằng 1/5. Để làm đc 1 tuyến thì ta làm đc 5 tuyến. Cộng 2 tuyến có sẵn nữa là 7 tuyến. Làm nhanh hết 4-5 năm Lúc ý thì có thể cấm được xe máy theo giờ rồi.
Còn chờ metro thì nhanh nhất 15 năm nữa liệu ta có đủ tiền làm thêm 5 tuyến nữa?
Làm mono rail là để lại gánh nặng cho thế hệ con cháu. Nhiều nước bây giờ đập bỏ đường trên cao mà cha ông họ đã xây. Tiện dụng thì cũng cần nhưng cái đẹp cũng phải hướng đến cụ ạ.
 

gzelka

Xe tải
Biển số
OF-216
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
456
Động cơ
580,756 Mã lực
Lúc đông chật cứng như bên Nhật thì chắc là hàng ai nấy cầm cho chắc ăn cụ ạ!
Xe tàu công cộng bên châu Âu cũng không có chỗ để hành lý, vì là phương tiện hàng ngày người ta chỉ tính đến việc khác đem theo túi cặp nhỏ thôi. Để giá trên tàu rung lắc rơi hết xuống đầu à? Chỉ có tàu cao tốc ra sân bay là bố trí nơi để hành lý thôi.
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,374
Động cơ
80,607 Mã lực
Làm mono rail là để lại gánh nặng cho thế hệ con cháu. Nhiều nước bây giờ đập bỏ đường trên cao mà cha ông họ đã xây. Tiện dụng thì cũng cần nhưng cái đẹp cũng phải hướng đến cụ ạ.
Có cụ nào đó viết rồi đấy ạ. Mono rail ở Nhật, hồng công nó sinh lời, nếu nó hoạt động tốt tầm 30 năm nữa đập đi thì có khi còn hơn cái đẹp mà mình phải bù lỗ đến cả 100 năm
 

heroesdaubu

Xe điện
Biển số
OF-34649
Ngày cấp bằng
5/5/09
Số km
4,755
Động cơ
519,641 Mã lực
Nơi ở
Thiên đường
Muốn xã hội phát triển, các đô thị chỉ có cách duy nhất là phát triển đường sắt và bus. Tiếc rằng đầu tư công chán quá, làm nửa vời và tốn tiền ngân sách
 

Warren Buffet

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-384136
Ngày cấp bằng
24/9/15
Số km
1,757
Động cơ
261,399 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội Phố
Thấy lên báo toàn mấy em chân dài váy ngắn, có lẽ nào giờ các em ấy lấy Cát linh làm chỗ check in chụp ảnh
 

alceste

Xe điện
Biển số
OF-331518
Ngày cấp bằng
16/8/14
Số km
4,282
Động cơ
286,981 Mã lực
Thấy lên báo toàn mấy em chân dài váy ngắn, có lẽ nào giờ các em ấy lấy Cát linh làm chỗ check in chụp ảnh
Cụ đi thử thì biết. Ra hỏi những người người ta đã nghiêm túc sử dụng như phương tiện hàng ngày ý. Cụ cần em cho cụ số, cả hội ở khu CC nhà em đấy. trước thì họ đi BRT, nay họ đi tàu, cũng xuống Cat Linh xong đi 1 tuyến bus nữa là đến vp.
Có các em check in, ko có nghĩa chỉ có các em check in đi tàu, 2 khái niệm khác nhau, nhỉ.
Chứ cứ cố tình xem xong giả vờ nói bâng quơ, để làm gì hả cụ?
 

Minhnd

Xe điện
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
4,763
Động cơ
566,482 Mã lực
Có cụ nào đó viết rồi đấy ạ. Mono rail ở Nhật, hồng công nó sinh lời, nếu nó hoạt động tốt tầm 30 năm nữa đập đi thì có khi còn hơn cái đẹp mà mình phải bù lỗ đến cả 100 năm
Nếu chỉ cần tiện dụng mà bỏ qua cái đẹp thì chắc chúng ta không bảo giờ mua hoa, mua quần áo mới, mỹ phẩm, xe đẹp, nhà đẹp… cụ nhỉ? Rất lãng phí.
Rồi trước khi lên thiên đường lại hỏi rốt cuộc ta kiếm tiền để làm gì???
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
13,374
Động cơ
80,607 Mã lực
Nếu chỉ cần tiện dụng mà bỏ qua cái đẹp thì chắc chúng ta không bảo giờ mua hoa, mua quần áo mới, mỹ phẩm, xe đẹp, nhà đẹp… cụ nhỉ? Rất lãng phí.
Rồi trước khi lên thiên đường lại hỏi rốt cuộc ta kiếm tiền để làm gì???
ai bảo cụ là ko đẹp ạ? monorail thế hệ mới đẹp hơn nhiều những con tàu nửa ngầm nửa nổi mà chúng ta đang xây hiện nay, Giữa việc mua hoa và mua thức ăn thì ưu tiên mua thức ăn trc, quần áo cũng phải mua mấy bộ đủ ấm đã, rồi mới mua các bộ cánh đẹp sau.
Chúng ta ko thể và không đủ tiền để làm đẹp thành phố trong vòng 40 năm tới. vì vậy phải cân nhắc cái gì đẹp và cái gì cần tiện dụng hơn. Với đường sắt đô thị phát triển chúng ta hoàn toàn có thể xây những công viên khu vui chơi và các "Thành phố" đẹp lung linh ở ngoại ô theo quy hoạch. Còn nội đô thì là bài toán 30 năm nữa
 

Vytichi

Xe hơi
Biển số
OF-787638
Ngày cấp bằng
16/8/21
Số km
179
Động cơ
29,706 Mã lực
Nhà em vừa đi hôm qua. Em chọn ngày bán vé cho đỡ đông.
Tuy nhiên, vì là Chủ Nhật nên cũng không quá vắng. Em có chút review nhẹ như dưới ạ. (Em copy lại từ fb của em nên xưng hô nó ko giống trên này :D)

1. Về trải nghiệm đi tàu điện trên cao: là một trải nghiệm mới mẻ và đáng thử.
Không ồn ào, rung lắc và xập xệ như tàu hỏa. View từ trên cao, có những góc nhìn mà chưa được thấy bao giờ. Vẫn đường phố mình xuôi ngược thường xuyên, nhưng nhìn từ góc độ khác sẽ thấy hoàn toàn mới mẻ.
Từ trên tàu, mới biết ngay chân ga Cát Linh có một cái hồ. Mới nhìn thấy được có cái sân bóng to đùng ở gần Hoàng Cầu. Mới nhìn thấy được bên trong của khu Cao-Xà-Lá.
Mới nhìn thấy những mái tôn san sát như mặt sân vận động của khu chợ Phùng Khoang. Mới nhìn thấy cái kiến trúc không ra hồn kiến trúc của Đại học Kiến Trúc...
Nói chung, nếu với những ai mà không đi làm thuộc cung đường Cát Linh - Yên Nghĩa thì có thể đi để "giải ngố", để có một trải nghiệm mới.
2. Về khoang tàu: chấm điểm trung bình.
Thiết kế bên trong của tàu: cũng giống như bao tàu điện khác, về cơ bản là giống nhau: ghế dọc toa hai bên, chỗ đứng ở giữa.
Điểm cộng: Khoang tàu mới, sạch sẽ. Điều hòa mát mẻ.
Điểm trừ: Không có giá để hành lí. Không hiểu nổi vì sao đi sau cả mấy chục năm mà lại thiết kế toa tàu thiếu giá để hành lí?
Điểm trừ nhẹ: Bảng điện tử thể hiện vị trí của tàu khi đi qua các ga đang làm không tốt. Trên mỗi cánh cửa đều có bảng điện tử, thể hiện hướng của đoàn tàu và các ga sẽ đến. Tuy nhiên, nếu cửa bên trái là xuôi thì cửa bên phải sẽ bị ngược, hoặc ngược lại.
Thế nên có những người nhìn theo hướng đoàn tàu đi nhưng bảng điện tử lại báo kiểu....giật lùi.
3. Về nhà ga: chấm điểm trung bình.
Mặc dù chỉ đi xuống 3 ga, nhưng là những ga trọng yếu nhất (Ga đầu - ga cuối - ga có tên trên tuyến) nhưng hiện trạng đang thấy:
- Không thấy có bất kì dịch vụ bán hàng nào trong ga, trừ bán vé. ATM: không có. Máy bán hàng tự động: không có. Mini mart: không có. Chắc sau này sẽ cải thiện, nhưng lẽ ra, khi đã khai trương thì những thứ này phải có rồi.
- WC đã có dấu hiệu xuống cấp: khả năng do "(Bồn) cầu xây xong đã lâu, không thấy tàu về đưa dâu". Tàu mới, nhà ga mới, hí hửng cái WC cũng mới, mà không phải
😃

4. Về khu vực quanh ga: thất vọng.
Thông thường, ở các nơi khác, khu vực quanh ga sẽ là khu vực rất nhộn nhịp. Sẽ nhộn nhịp hơn hẳn so với các khu lân cận (mà không có ga)
Tuy nhiên, trừ ở chỗ ga Cát Linh mà vốn đã (hơi) nhộn nhịp sẵn, các ga còn lại, ra khỏi ga như kiểu ra chỗ "đồng không mông quạnh".
Lúc xuống ga Yên Nghĩa, thử search xung quanh xem có chỗ nào để đến không (công viên, siêu thị, quán xá...) thì kết quả là một con số không tròn trĩnh.
Công viên gần nhất cách khoảng 2.5km. Siêu thị to không có. Siêu thị nhỏ thì xa. Nhà hàng không. Quán cafe không. Xuống đến nơi thấy như bị bỏ lại bên rìa thế giới.
Đứng ở ga ngắm nghía một hồi, cả nhà quyết định quay ngược về Hà Đông.
Dù sao thì Hà Đông cũng là một nơi rất phát triển. Thế nên hy vọng quanh ga Hà Đông sẽ thú vị.
Ai ngờ, xuống đến nơi, thì ngay chân cầu đi từ ga xuống là...khu vực trộn vữa của một nhà đang xây, cả nhà phải lếch thếch đi xuống lòng đường một quãng.
Quanh ga tầm ~200m không có hàng quán nào đáng kể.
Đi 1 lát có cái nhà sách của NXB Kim đồng to bằng cái...phòng ngủ (~20m2), bèn cho Mía Chuối vào. Cũng may là tuy nhỏ nhưng lại nhiều đầu sách cho thiếu nhi, nên vẫn có chiến lợi phẩm mang về.
Sau đó, định ra thử vườn hoa Hà Đông thì thằng bạn gần đó review bảo lởm lắm, lại thôi. Ngó quanh quất thì quanh ga chẳng có gì, lại lên tàu đi về.
5. Khác:
Về khai báo y tế: Ở ga Cát Linh, thay vì check-in bằng QR code thì check-in bằng...sổ và bút. Ai viết thì viết, không viết thì thôi. Không ai ở gần để kiểm tra. Ở ga Hà Đông: có QR code, nhưng ai check thì check, không check thì...thôi.
Về vé ngày: Cùng một loại vé với vé xe bus. Viết xoạch xoạch. Xé roạt roạt. Kiểm soát ra-vào bằng...mắt. Mở cửa ra vào bằng...tay.
P/S: Có cái định không viết, nhưng phải báo luôn để một số anh em nắm được: tàu mới khai thác, hiện đang là chỗ check-in khá hot, thế nên rất nhiều chị em ăn mặc lồng lộn tạo dáng cả trên tàu lẫn dưới ga.
Ai mà có tật về khúc xạ thì nên đi ngay để cải thiện cho mắt. Thấy bảo bổ.
Tàu này mà đòi cả giá để hành lý ?
 

Minhnd

Xe điện
Biển số
OF-110095
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
4,763
Động cơ
566,482 Mã lực
ai bảo cụ là ko đẹp ạ? monorail thế hệ mới đẹp hơn nhiều những con tàu nửa ngầm nửa nổi mà chúng ta đang xây hiện nay, Giữa việc mua hoa và mua thức ăn thì ưu tiên mua thức ăn trc, quần áo cũng phải mua mấy bộ đủ ấm đã, rồi mới mua các bộ cánh đẹp sau.
Chúng ta ko thể và không đủ tiền để làm đẹp thành phố trong vòng 40 năm tới. vì vậy phải cân nhắc cái gì đẹp và cái gì cần tiện dụng hơn. Với đường sắt đô thị phát triển chúng ta hoàn toàn có thể xây những công viên khu vui chơi và các "Thành phố" đẹp lung linh ở ngoại ô theo quy hoạch. Còn nội đô thì là bài toán 30 năm nữa
Sau khi tận mất chứng kiến đường sắt Cát Linh - Hà Đông và Nhổn - Ga Hà Nội thì cháu tin chắc rằng monorain cũng sẽ xấu không khác gì, thậm chí là xấu hơn vì sẽ có nhiều “lát rạch” trên mặt của thủ đô hơn.
9AC86A45-466E-46C5-8E86-5A67565D6BB3.jpeg
D42C8E93-37A0-477C-87D2-F5ED03026249.jpeg
CC000A54-CC85-48A1-A3E5-8BCC7C855DBD.jpeg
 

3077

Xe container
Biển số
OF-146453
Ngày cấp bằng
20/6/12
Số km
9,141
Động cơ
-392,539 Mã lực
Có cụ nào đó viết rồi đấy ạ. Mono rail ở Nhật, hồng công nó sinh lời, nếu nó hoạt động tốt tầm 30 năm nữa đập đi thì có khi còn hơn cái đẹp mà mình phải bù lỗ đến cả 100 năm
Tiền thì éo có nhưng không chịu đi morning, fadil che mưa che nắng mà cứ đòi đi Porche, GLK cho nó đẹp, nhiều tính năng
 

xedaprach

Xe điện
Biển số
OF-76843
Ngày cấp bằng
2/11/10
Số km
2,756
Động cơ
88,919 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Rộng đường dư luận về monorail, em xin phép gửi bài này của KTS. Nguyễn Chí Thành. Cá nhân em đã trải nghiệm cả hệ thống Metro rộng lớn và đồng bộ thì em cũng thích Metro hơn.
''
Monorail đã xuất hiện từ những năm 50 nhưng cho tới nay vẫn chưa thể có vị trí quan trọng trong giao thông đô thị như các lại hình đướng sắt khác. Khả năng áp dụng chính của monorail chỉ là cấp độ thu gom với các đoạn ngắn hay trong công viên ngắm cảnh.

Tại Kuala Lampur, monorail tuyến Titiwangsa – KL Sentral, là một tuyến gom vòng cung. Các tuyến xuyên tâm đều là Star Light rail.

Mặt khác, monorail có một nhược điểm lớn là khả năng chuyển làn rất kém, không có khă năng tổ chức các nút giao thông cùng cốt, do đó khó kết hợp với các loại hình phương tiện khác. Với nhược điểm này, monorail thường được tổ chức theo tuyến ngắn độc lập hoặc dạng vòng tròn (loop). Xem minh họa


Bản đồ monorail tại Las Vegas, Sydney và World Disneyland.

Nghiên cứu của Vuchic R. Vukan cho biết LRT (Light Rail Transit -là đường sắt nhẹ đô thị 2 ray) mới là phù hợp nhất với các thành phố cỡ trung bình và các tuyến giao thông ngoại ô.

Trong khi đó, LRT có thể đi trên cao, mặt đất và ngầm. Kết hợp các kiểu đường ray và công nghệ điều khiển, LRT đáp ứng được sự đa dạng phong phú nhất về đường ray cũng như thiết kế xe và kỹ thuật vận hành. Thách thức trong thiết kế là lựa chọn mô hình LRT phù hợp để đảm bảo giao thông nhanh chóng, thuận tiện và tránh được xu hướng thiết kế vượt quá nhu cầu thực tế của giao thông công cộng đẩy kinh phí lên quá cao.

Monorail đáp ứng 40.000-60.000 lượt khách/chiều/ngày. Trong khi LRT có thể đáp ứng 200.000-300.000 lượt khách/chiều/ngày. Lý do là toa tàu monorail thường nhỏ, mỗi chuyến thường có 1-2 toa, trong khi LRT có toa lớn, mỗi chuyến 1-4 toa.

Chi phí đầu tư ray của monorail là 8 triệu USD/km, trong khi chi phí cho LRT cao hơn gấp đôi, phụ thuộc vào công suất thiết kế và công nghệ. Với năng lực vận chuyển lớn hơn hẳn, LRT có khả năng thu hồi vốn không kém gì monorail. So sánh các khía cạnh vận hành giữa xe bus thông thường, xe bus nhanh BRT và light rail LRT, LRT đã chứng minh ưu điểm vượt trội so với các giải pháp khác.''

 

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,421
Động cơ
-23,328 Mã lực
Tuổi
54
Bên Nhật, JR đã trải qua một cuộc tư nhân hoá, trong quá trình đó rất nhiều khoản nợ được xoá bỏ, tức nhà nước chịu lỗ. Nếu tính cả số đó vào chưa chắc đã lãi đâu cụ ạ.
JR là đường sắt liên tỉnh, ko phải đường sắt đô thị ạ. 2 năm Covid thì JR bù lỗ bục mặt vì ko có khách du lịch, phải dự tính bán khách sạn, bán tòa nhà văn phòng để bù lỗ.

Đường sắt đô thị thì có nhõn 2 cty tư nhân là Tokyo metro và Osaka Metro, và cũng chỉ có 2 cty này làm ăn có lãi. Còn lại là thuộc công ty công và chủ yếu là NN bù lỗ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top