Nhân tiện nói chuyện tàu cao tốc của Indo. Họ có khá nhiều điểm tương đồng với ta:
- GDP đầu người sấp xỉ ta, chỉ hơn 1 chút. $5500 vs $4600.
- Dân cũng đông và tập trung như ta.
- Tàu cao tốc 350km/h y như ta đang muốn làm.
- Tàu cao tốc do Tàu xây dựng, cứ tạm cho là phương án rẻ nhất.
Vài điểm khác biệt nếu chỉ xét tuyến Jakarta-Bandung (JB) vs tuyến Đường sắt Bắc Nam (BN):
- Tuyến BN của ta dài khoảng gấp 10 lần tuyến JB: 1500km vs 142km.
- Khu vực đông dân cư của ta tập trung ở 2 đầu Bắc Nam cách xa nhau. Còn tuyến JB tuy chỉ dài 142km nhưng đi qua 1 khu vực có dân số khủng khiếp: 60tr người (Jakarta + West Java, chưa tính Banten phía Tây 10tr nữa)
Và kết quả như thế nào:
- Chi phí xây dựng 7.3 tỷ $. Tương đương 51tr $/km.
- 11 đoàn tàu KCIC400AF (CR400AF), dung lượng 619 hành khách/đoàn tàu, 40-48 chuyến/ngày.
- Chuyến toàn tuyến nhanh nhất, chỉ dừng 1 lần ở ga Padalarang: 45 phút. Tốc độ trung bình 190km/h. Thấp như vậy là vì quá ngắn không thể hiện được tốc độ của tàu 350km/h.
- Giá vé tối thiểu 150k IDR. Giá vé này đã khuyến mại hay còn gọi là trợ giá 50%. Tương đương 245k VNĐ, tương đương 1.7k VNĐ/km đã trợ giá. Nếu không trợ giá tương đương 3.4k VNĐ/km.
- 4 triệu lượt khách/9 tháng (từ tháng 10/2023 - 7/2024). Tức là khoảng 15k lượt khách/ngày.
- Nếu tiếp tục giữ giá vé trợ giá là 150k IDR, thì doanh thu từ bán vé 1 năm là khoảng 54tr $.
- Chi phí vận hành và bảo dưỡng hàng năm là 60tr-70tr $, theo tính toán của JICA 2015. Như vậy doanh thu từ bán vé tàu không đủ cover chi phí vận hành và bảo dưỡng.
Nếu dự phóng từ kết quả trên cho đường sắt BN, ta sẽ có:
- Chi phí xây dựng: 77 tỷ $.
- Giá vé tối thiểu cho toàn tuyến:
2.5tr VNĐ nếu trợ giá 50%. Nếu không trợ giá thì giá vé là
5tr VNĐ.
- Nếu dừng ở 17 ga như tàu nhanh SE1 của tuyến BN hiện tại, tức là sẽ gần giống khoảng cách giữa các ga của chuyến nhanh nhất của tàu JB nói trên, thì tốc độ trung bình sẽ loanh quanh 200km/h. Toàn tuyến từ HN đến SG cỡ 7.5h. Tất nhiên là sẽ có chuyến chạy thẳng qua ít ga hơn thì tốc độ sẽ cao hơn và thời gian toàn chuyến ngắn hơn, nhưng giá vé sẽ phải đắt hơn nhiều. Hơn thế nữa, nếu lấy lý do phát triển vùng miền thì tuyến chạy thẳng ít có tác dụng này, mà là những chuyến dừng tại tất cả các ga quan trọng dọc đất nước, như SE1.
- Nếu kết quả lượt khách và giá vé/km cũng giống như trên, tức là doanh thu bán vé không đủ bù chi phí vận hành, thì ta sẽ phải bỏ tiền ra mà duy trì hệ thống. Còn khoản nợ 77 tỷ $ kia làm sao mà trả, em chịu...