[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam 1

Trạng thái
Thớt đang đóng

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,227
Động cơ
504,381 Mã lực
Tôi đã nói trong 1 post hôm qua. Nhật đang tham gia xây dựng tuyến ĐSCT London - Birmingham, 190km, 350km/h, chi phí dự kiến 110 tỉ đô.

Các cụ nhìn lại nhé: Không phải 11 tỉ đô mà là 110 tỉ đô!

Người Anh đang rất phản đối vụ này. Bọn thanh niên nói thẳng: Để Trung quốc xây thì chắc chắn chỉ mất 1/5 số tiền.
HS2 thì Liên danh có NB trúng gói thầu đoàn tàu thôi. Cái này dễ đoán vì Hitachi cắm rễ ở đây lâu rồi.
Còn các thứ khác do Anh tự chủ.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,334
Động cơ
351,374 Mã lực
Tuyến ĐSCT Ấn độ (Mumbai - Ahmedabad) này đúng là ODA kiểu mới đấy cụ ạ. Nhật cho vay 80% vốn với điều kiện cực dễ chịu (thời hạn 40 năm, lãi suất 0,1%/năm, ân hạn 14 năm) nhưng chỉ có điều kiện mua đoàn tàu, còn xây dựng là do Ấn tự làm hết.

Việc xây dựng chậm là do Ấn gặp vấn đề y như Việt nam: Giải phóng mặt bằng. Khởi công 2020, định cuối 2023 xong nhưng phải điều chỉnh lại đến 2028, chủ yếu vì giải phóng mặt bằng chậm quá.

Vì Ấn tự làm hết nên chi phí khá rẻ: Tuyến đường 508km, tốc độ thiết kế 320km/h, 24 đoàn tàu Shinkansen mà dự kiến chỉ hết 14 tỉ đô, trong đó giá thành xây dựng là 14-18 triệu đô/km. Thế mà báo chí Ấn vẫn kêu đắt quá, vì giá thành xây dựng 1km đường sắt 120km/h chỉ là 1,5 triệu đô/km.
Hay quá, nhờ luôn các bạn Ấn xây cho mình tuyến 120kmh Bắc-Nam, ta chỉ mất có 1.5 x 1500 = 2250mil + dự phòng các loại nữa là 3 tỉ USD. Cứ làm xong tuyến này đã, trong lúc bạn làm thì ta bàn tiếp xem sẽ làm tuyến chở khách tốc độ 300 hay 600 hay 1000kmh.
 

Hieumos

Xe container
Biển số
OF-445586
Ngày cấp bằng
16/8/16
Số km
6,761
Động cơ
161,955 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hay quá, nhờ luôn các bạn Ấn xây cho mình tuyến 120kmh Bắc-Nam, ta chỉ mất có 1.5 x 1500 = 2250mil + dự phòng các loại nữa là 3 tỉ USD. Cứ làm xong tuyến này đã, trong lúc bạn làm thì ta bàn tiếp xem sẽ làm tuyến chở khách tốc độ 300 hay 600 hay 1000kmh.
120km/h thì cần gì nhờ ai. Tuyến Bắc Nam xập xệ hiện nay có đoạn đã vít lên đến 100km/h rồi.
 

Hoc_tro_dot

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-809572
Ngày cấp bằng
27/3/22
Số km
112
Động cơ
5,167 Mã lực
Nói gần nói xa thì VN đang chơi bài ngửa với việc thành đồng minh mới với kẻ thù của đồng minh cũ. Giờ đồng minh cũ chắc cũng sốt ruột.
Mong là anh đồng minh cũ với chúng ta bắt tay nhau thật nhanh các cụ ạ.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,334
Động cơ
351,374 Mã lực
120km/h thì cần gì nhờ ai. Tuyến Bắc Nam xập xệ hiện nay có đoạn đã vít lên đến 100km/h rồi.
Vâng tốc độ này thì em tin VN tự làm được. Có điều em nghe nói riêng việc nâng cấp lên 1430m hai làn đã mất vài chục tỉ rồi. Nếu Ấn làm hết có 3 tỉ hay ít hơn thì em nghĩ giao cho các bạn cà ri ấy làm luôn cũng được, mình tập trung phát triển bất động sản quanh nhà ga thì tốt hơn vì đó là lợi thế truyền thống của mình :D
 

Kiên Khùng

Xe điện
Biển số
OF-785718
Ngày cấp bằng
27/7/21
Số km
4,320
Động cơ
267,458 Mã lực
Tuyến ĐSCT Ấn độ (Mumbai - Ahmedabad) này đúng là ODA kiểu mới đấy cụ ạ. Nhật cho vay 80% vốn với điều kiện cực dễ chịu (thời hạn 40 năm, lãi suất 0,1%/năm, ân hạn 14 năm) nhưng chỉ có điều kiện mua đoàn tàu, còn xây dựng là do Ấn tự làm hết.

Việc xây dựng chậm là do Ấn gặp vấn đề y như Việt nam: Giải phóng mặt bằng. Khởi công 2020, định cuối 2023 xong nhưng phải điều chỉnh lại đến 2028, chủ yếu vì giải phóng mặt bằng chậm quá.

Vì Ấn tự làm hết nên chi phí khá rẻ: Tuyến đường 508km, tốc độ thiết kế 320km/h, 24 đoàn tàu Shinkansen mà dự kiến chỉ hết 14 tỉ đô, trong đó giá thành xây dựng là 14-18 triệu đô/km. Thế mà báo chí Ấn vẫn kêu đắt quá, vì giá thành xây dựng 1km đường sắt 120km/h chỉ là 1,5 triệu đô/km.
Quy đổi sang tuyến Bắc - Nam của VN (lấy giá xây dựng tuyến trung bình 16 triệu/km):
1.600 km = 16x1.600 = 25.6 tỷ đô.
Giá 24 đoàn tàu vẫn 14 tỷ đô.
Tổng 40 tỷ đô.
Rẻ hơn 16 tỷ so với giá thấp nhất của VN đang show.
Mà tốc độ 320km/h.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,871
Động cơ
339,728 Mã lực
Tuổi
44
Vâng tốc độ này thì em tin VN tự làm được. Có điều em nghe nói riêng việc nâng cấp lên 1430m hai làn đã mất vài chục tỉ rồi. Nếu Ấn làm hết có 3 tỉ hay ít hơn thì em nghĩ giao cho các bạn cà ri ấy làm luôn cũng được, mình tập trung phát triển bất động sản quanh nhà ga thì tốt hơn vì đó là lợi thế truyền thống của mình :D
Ôi dào, cụ lại tin tưởng chất lượng anh Ấn này quá. Làm cho anh ấy mà còn trầy trật mà mình sao đủ tự tin giao cái dự án rường cột của đất nước cho 1 ông tay mơ như vậy được.
 

nissantiida

Xe điện
Biển số
OF-705810
Ngày cấp bằng
28/10/19
Số km
3,060
Động cơ
120,231 Mã lực
Tuyến ĐSCT Ấn độ (Mumbai - Ahmedabad) này đúng là ODA kiểu mới đấy cụ ạ. Nhật cho vay 80% vốn với điều kiện cực dễ chịu (thời hạn 40 năm, lãi suất 0,1%/năm, ân hạn 14 năm) nhưng chỉ có điều kiện mua đoàn tàu, còn xây dựng là do Ấn tự làm hết.

Việc xây dựng chậm là do Ấn gặp vấn đề y như Việt nam: Giải phóng mặt bằng. Khởi công 2020, định cuối 2023 xong nhưng phải điều chỉnh lại đến 2028, chủ yếu vì giải phóng mặt bằng chậm quá.

Vì Ấn tự làm hết nên chi phí khá rẻ: Tuyến đường 508km, tốc độ thiết kế 320km/h, 24 đoàn tàu Shinkansen mà dự kiến chỉ hết 14 tỉ đô, trong đó giá thành xây dựng là 14-18 triệu đô/km. Thế mà báo chí Ấn vẫn kêu đắt quá, vì giá thành xây dựng 1km đường sắt 120km/h chỉ là 1,5 triệu đô/km.
Em thấy trên wiki ghi là construction của tuyến này bắt đầu từ 2017 cơ.
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,479
Động cơ
408,489 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em thấy trên wiki ghi là construction của tuyến này bắt đầu từ 2017 cơ.
Trong wiki ngay đoạn đầu là thế này mà cụ "Construction was expexted to begin by April 2020"

Tìm hiểu thêm thì, năm 2017 lễ động thổ, tháng 7/2018 có đào đắp 1 chút nhg lại dừng, tháng 4/2018 mới bắt đầu thi công liên tục. Tất cả là do GPMB chậm, chứ tiền thì không thiếu.
 

Nam việt nam

Xe buýt
Biển số
OF-698457
Ngày cấp bằng
9/9/19
Số km
928
Động cơ
103,106 Mã lực
Tuổi
48
Tuyến ĐSCT Ấn độ (Mumbai - Ahmedabad) này đúng là ODA kiểu mới đấy cụ ạ. Nhật cho vay 80% vốn với điều kiện cực dễ chịu (thời hạn 40 năm, lãi suất 0,1%/năm, ân hạn 14 năm) nhưng chỉ có điều kiện mua đoàn tàu, còn xây dựng là do Ấn tự làm hết.

Việc xây dựng chậm là do Ấn gặp vấn đề y như Việt nam: Giải phóng mặt bằng. Khởi công 2020, định cuối 2023 xong nhưng phải điều chỉnh lại đến 2028, chủ yếu vì giải phóng mặt bằng chậm quá.

Vì Ấn tự làm hết nên chi phí khá rẻ: Tuyến đường 508km, tốc độ thiết kế 320km/h, 24 đoàn tàu Shinkansen mà dự kiến chỉ hết 14 tỉ đô, trong đó giá thành xây dựng là 14-18 triệu đô/km. Thế mà báo chí Ấn vẫn kêu đắt quá, vì giá thành xây dựng 1km đường sắt 120km/h chỉ là 1,5 triệu đô/km.
Uh, nó cứ nhì nhằng 30 năm, xong còn 10 nó thu nợ thì gán gì cho nó🤭
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,871
Động cơ
339,728 Mã lực
Tuổi
44

cartonbox

Xe buýt
Biển số
OF-839573
Ngày cấp bằng
1/9/23
Số km
648
Động cơ
39,329 Mã lực
Tuổi
34
Chính thức thành lập ban chỉ đạo xây dựng Đề án đường sắt quan trọng quốc gia. Đề án này có thể coi là quy hoạch tổng thể, thống nhất cho ngành đường sắt VN. Tránh tình trạng mỗi dự án lại 1 tư vấn đề xuất như hệ thống metro đang làm, khiến cho vừa khó quản lý chi phí, vừa không đồng bộ công nghệ....
 

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,846
Động cơ
314,288 Mã lực
Chính thức thành lập ban chỉ đạo xây dựng Đề án đường sắt quan trọng quốc gia. Đề án này có thể coi là quy hoạch tổng thể, thống nhất cho ngành đường sắt VN. Tránh tình trạng mỗi dự án lại 1 tư vấn đề xuất như hệ thống metro đang làm, khiến cho vừa khó quản lý chi phí, vừa không đồng bộ công nghệ....
Trước đây vài tháng Bộ GTVT đề xuất thành lập Tổ công tác về dự án ĐSCT BN, trong đó TTg là Tổ trưởng tổ công tác, mới thấy mấy ông GTVT rụt rè lắm, dám bảo anh Thủ là Tổ trưởng tổ công tác.
Trong cái suy nghĩ đã ko lớn rồi, nên khó mà thoát đc tư duy cũ.
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,871
Động cơ
339,728 Mã lực
Tuổi
44
Trước đây vài tháng Bộ GTVT đề xuất thành lập Tổ công tác về dự án ĐSCT BN, trong đó TTg là Tổ trưởng tổ công tác, mới thấy mấy ông GTVT rụt rè lắm, dám bảo anh Thủ là Tổ trưởng tổ công tác.
Trong cái suy nghĩ đã ko lớn rồi, nên khó mà thoát đc tư duy cũ.
Tôi thấy Chính phủ lập bạn chỉ đạo quy về 1 mối dự án dsct BN và các dự án đường sắt trọng điểm để theo dõi kiểm soát là việc tốt, tránh lợi ích nhóm chen chân vào đi từ dưới lên trên. Bộ GT đề nghị lập Tổ công tác chắc chỉ nhắm mỗi dự án ĐSCT BN thôi không ngờ bác Thủ lập luôn cái Ban to đùng =)), và Ban này thì ôm thêm nhiều dự án nữa. Trong ban này thì thực tế Bộ GTVT chỉ là chân chạy và vai trò của các bộ khác như KHĐT, Tài Chính được đề cao hơn (cùng chức phó ban) và phó TTg xuất thân từ Bộ tài nguyên Môi trường làm trưởng ban. Viêc duy về 1 mối mặc cả với các đối tác sẽ dễ hơn và có trọng lượng hơn. Các đối tác đến đặt vấn đề nhìn thấy có nhiều dự tiềm năng sẽ chào mời các điều kiện tốt hơn cho mình.
Tôi thấy việc này an tâm phần nào hơn, giảm bớt các lo ngại về lợi ích nhóm này khác.
 
Chỉnh sửa cuối:

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,479
Động cơ
408,489 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Quy đổi sang tuyến Bắc - Nam của VN (lấy giá xây dựng tuyến trung bình 16 triệu/km):
1.600 km = 16x1.600 = 25.6 tỷ đô.
Giá 24 đoàn tàu vẫn 14 tỷ đô.
Tổng 40 tỷ đô.
Rẻ hơn 16 tỷ so với giá thấp nhất của VN đang show.
Mà tốc độ 320km/h.
Tình trạng nó thế này cụ ợ: 14 tỉ là dự toán đầu tư cho toàn bộ dự án, bao gồm 24 đoàn tàu mua từ Nhật, chứ không phải 24 đoàn tàu có giá 14 tỉ. Có lẽ tôi viết hơi vội khiến cụ tưởng nhầm.

1 đoàn tàu đôi 350km/h của Nhật (16 toa) "chỉ" có giá 80 triệu đô thôi, tức là 24 đoàn tàu giá gần 2 tỉ đô.

Xem bản thẩm định ĐSCT của Bộ KH-ĐT thì dự toán xây dựng cũng chỉ là 31 tỉ, cao hơn so với 26 tỉ của Ấn độ nhưng chấp nhận được. Con số 56-58 tỉ các cụ nghe được là tổng đầu tư cho toàn bộ dự án bao gồm GPMB, xây dựng, hệ thống điện, hệ điều khiển (cái này đắt à nha), nhà ga, đào tạo vv và cả 5 tỉ đô dự phòng.

Trình độ xây dựng của VN hiện tại không hề thấp. Chỉ cần thuê TQ làm 1 đoạn, Hà nội - Vinh chẳng hạn, là có thể học để làm các đoạn còn lại. Như Ma-rốc gần chục năm trước, chưa hề có kinh nghiệm làm ĐSCT mà chỉ cần thuê chuyên gia Pháp đã tự làm được tuyến Casablanca - Tangier, 356km, 300km/h chạy ngon lành, khách đông nghịt. Ngon đến mức Ma-rốc đang định làm hẳn hệ thống ĐSCT 2.500km nối cả nước.

Đi lại là nhu cầu thiết yếu của con người, kinh tế càng phát triển người ta càng đi lại nhiều. Một số cụ bàn về ĐSCT mà chưa hiểu hết các giá trị tinh thần khi đi ĐSCT. Sự thuận lợi, rộng rãi, êm ái, sạch sẽ, hiện đại và an toàn khi đi tàu cao tốc là không một phương tiện giao thông nào khác so sánh được. Ngay cả khi vé ĐSCT bằng vé máy bay thì tôi chắc chắn sẽ có không ít người chọn ĐSCT, đặc biệt là khách du lịch.

Tóm lại theo tôi, đầu tư ĐSCT là việc nên làm. Vấn đề là lựa chọn phương án đầu tư hợp lý nhất.
 
Chỉnh sửa cuối:

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,098
Động cơ
220,258 Mã lực
Tóm lại theo tôi, đầu tư ĐSCT là việc nên làm. Vấn đề là lựa chọn phương án đầu tư hợp lý nhất.
Với sự hoàn thành của đường sắt cao tốc Jakarta Bandung thì tình hình cung ứng đường sắt cao tốc đã thay đổi, tăng khả năng áp dụng lên. Tuy nhiên với VN thì câu đầu tiên là làm sao tăng năng lực chở hàng trước đã.

Nếu VN làm tuyến đường sắt 300km/h HN-SG thì nó thành tuyến đường sắt cao tốc dài nhất thế giới nằm ngoài TQ! Cái gì nhất nhất đều nghi về hiệu quả quá.
).
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
5,479
Động cơ
408,489 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Với sự hoàn thành của đường sắt cao tốc Jakarta Bandung thì tình hình cung ứng đường sắt cao tốc đã thay đổi, tăng khả năng áp dụng lên. Tuy nhiên với VN thì câu đầu tiên là làm sao tăng năng lực chở hàng trước đã.

Nếu VN làm tuyến đường sắt 300km/h HN-SG thì nó thành tuyến đường sắt cao tốc dài nhất thế giới nằm ngoài TQ! Cái gì nhất nhất đều nghi về hiệu quả quá.
).
Tôi vẫn nghiêng về phương án của bộ KH-ĐT làm đường 225km/h. Vì như Thái lan đã chỉ ra, đường trên và dưới 250km/h là 2 tiêu chuẩn và chi phí khác hẳn nhau. Làm đường dưới 250km/h thì VN còn tham gia được, chứ 300km/h rất khó.

Việt nam cũng nên làm 1 tuyến đường sắt mới để triệt để "thoát Pháp" đi. Tuyến đường bé tí, xóc nẩy, chậm chạp, bất tiện hiện tại đúng là xấu mặt đất nước.
 

AnhVu

Xe máy
Biển số
OF-602
Ngày cấp bằng
3/7/06
Số km
66
Động cơ
560,520 Mã lực
Trình độ xây dựng của VN hiện tại không hề thấp. Chỉ cần thuê TQ làm 1 đoạn, Hà nội - Vinh chẳng hạn, là có thể học để làm các đoạn còn lại. Như Ma-rốc gần chục năm trước, chưa hề có kinh nghiệm làm ĐSCT mà chỉ cần thuê chuyên gia Pháp đã tự làm được tuyến Casablanca - Tangier, 356km, 300km/h chạy ngon lành, khách đông nghịt. Ngon đến mức Ma-rốc đang định làm hẳn hệ thống ĐSCT 2.500km nối cả nước.
Vụ này ngon !!! Ngon quá bác Rach à !

Nếu cố gắng , em tin VN mình cũng làm được . Phát triển là đây chứ có ở đâu xa vời !!!

👍
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,227
Động cơ
504,381 Mã lực

Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Tư vấn giúp việc cho Ban Chỉ đạo
1. Tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều 4 Quyết định này.
2. Tham mưu cho Ban Chỉ đạo về các vấn đề liên quan đến chuyên môn đối với Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia.
3. Giúp Ban Chỉ đạo theo dõi, đánh giá tiến độ, kết quả triển khai xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia.


PHỤ LỤC II
DANH SÁCH THÀNH VIÊN TỔ TƯ VẤN GIÚP VIỆC CHO BAN CHỈ ĐẠO​
2. Thành viên là chuyên gia, nhà khoa học:
- Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Lã Ngọc Khuê, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
- Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
- Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Đức Tuấn, Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Giao thông vận tải.
- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Chủng, nguyên Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông.
- Tiến sĩ Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội.
- Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia.
- Tiến sĩ Vương Đình Khánh, nguyên Phó Tổng giám đốc Liên hiệp đường sắt Việt Nam (nay là Tổng công ty Đường sắt Việt Nam).
- Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
- Thạc sĩ Nguyễn Đạt Tường, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.


Ở Tổ giúp việc này liệu có cụ nào là chuyên gia đúng nghĩa, tức là có thể nắm được thiết kế - thi công được đường sắt hiện đại (công trình, đoàn tàu, thông tin tín hiệu, cấp điện,...)?
Chứ em xem list thì chỉ thấy có mấy cụ liên quan đến đường sắt diesel, có mấy cụ thuần về kinh tế chẳng liên quan gì đến đường sắt. Thậm chí có cụ còn phát biểu chủ quan như này
 

cartonbox

Xe buýt
Biển số
OF-839573
Ngày cấp bằng
1/9/23
Số km
648
Động cơ
39,329 Mã lực
Tuổi
34

Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ Tư vấn giúp việc cho Ban Chỉ đạo
1. Tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn quy định tại Điều 4 Quyết định này.
2. Tham mưu cho Ban Chỉ đạo về các vấn đề liên quan đến chuyên môn đối với Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia.
3. Giúp Ban Chỉ đạo theo dõi, đánh giá tiến độ, kết quả triển khai xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia.


PHỤ LỤC II
DANH SÁCH THÀNH VIÊN TỔ TƯ VẤN GIÚP VIỆC CHO BAN CHỈ ĐẠO​
2. Thành viên là chuyên gia, nhà khoa học:
- Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Lã Ngọc Khuê, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
- Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
- Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Đức Tuấn, Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Giao thông vận tải.
- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Chủng, nguyên Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư công trình giao thông.
- Tiến sĩ Nguyễn Văn Phúc, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội.
- Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia.
- Tiến sĩ Vương Đình Khánh, nguyên Phó Tổng giám đốc Liên hiệp đường sắt Việt Nam (nay là Tổng công ty Đường sắt Việt Nam).
- Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
- Thạc sĩ Nguyễn Đạt Tường, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.


Ở Tổ giúp việc này liệu có cụ nào là chuyên gia đúng nghĩa, tức là có thể nắm được thiết kế - thi công được đường sắt hiện đại (công trình, đoàn tàu, thông tin tín hiệu, cấp điện,...)?
Chứ em xem list thì chỉ thấy có mấy cụ liên quan đến đường sắt diesel, có mấy cụ thuần về kinh tế chẳng liên quan gì đến đường sắt. Thậm chí có cụ còn phát biểu chủ quan như này
Tổ tư vấn này thì nhiều khả năng lại chọn Nhật để làm Shinkansen rồi. Có 3 vị liên quan đường sắt nhưng mấy vị còn lại thì "nổi tiếng hơn". Ban tư vấn thiếu năng lực thì thầu ngoại nó ép ra bã.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top