Các nước làm ĐSCT thì cái tỷ lệ đầu tư GDP của họ rất nhỏ. Vn cả nước gdp 100 tỷ, đầu tư 60 tỷ. Cộng số tiền lãi và số tiền bù chi phí vận hành, bù tiền vé nó sẽ lớn hơn rất nhiều số tiền cả nước làm ra được. Mấy nước NB, TQ toàn là nền kt chục nghìn tỷ đô. So như thế để thấy rủi ro và hậu quả sẽ ntn nếu tính sai. Khi tính thì là màu hồng, kiểu tính như tedi là kiểu " tính của trong lỗ". mong muốn nó là đòn bẩy nhưng nó lại thành ra cái máy đốt tiền.
Ngoài ra các nước khác họ tự làm đươc, quản lý tốt, chi phí phát sinh ít, ít bị đội vốn , đúng tiến độ đúng kế hoạch. Còn ở VN thì cứ xem những thứ đơn giản hơn ĐSCT rất nhiều nhưng có làm nên hồn đâu? Vinashin, cảng, hóa chất , vải sợi...lúc bắt đầu làm và tính toán thì nó cũng tươi đẹp chứ. Nhưng kết quả của nó thì sao?
Thêm nữa lạm phát mỗi năm 5-10%, sau 20 năm nữa thì 60 tỷ nó thành bao nhiêu? Nền Kinh tế có chắc rằng sẽ phát triển liên tục lớn hơn lạm phát?
Với vô số rủi ro như thế không hiểu sao nhiều vị cứ cố làm?
Một ví dụ rất thực tế là ngay trước đợt dịch bùng phát cuối năm 2019, rây nhiều người vay ngân hàng để mua xe ô tô tính chạy Grab. Dịch bùng phát và nhiều yếu tố khác khiến cho họ phải nhanh chóng bán xe trả nợ.