[TT Hữu ích] Tổng hợp tất cả các vấn đề liên quan đến dịch bệnh COVID-19 / Phần 4 “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”

Trạng thái
Thớt đang đóng

trinhhunghb

Xe lăn
Biển số
OF-351322
Ngày cấp bằng
18/1/15
Số km
14,912
Động cơ
1,029,990 Mã lực
Thớt vắng quá
 

ntmt1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-809022
Ngày cấp bằng
21/3/22
Số km
2
Động cơ
4,670 Mã lực
Chẳng có gì đáng lạc quan thái quá cả.

Biến chứng thần kinh hậu COVID-19: Các chứng bệnh cần nắm bắt để phòng trị
10/03/2022 | 13:11 PM
|


Mắc COVID-19 trở nên khỏe hơn chỉ trong vòng vài tuần kể từ khi nhiễm bệnh, tuy nhiên một vài người lại gặp phải các tình trạng hậu COVID-19. Mắc COVID-19 có thể khiến kích thước não giảm, làm giảm chất xám ở những vùng kiểm soát cảm xúc và trí nhớ.

Những bất thường ở não bộ sau mắc COVID-19
Ngày 7/3, trên tạp chí Nature, kết quả nghiên cứu đã được thẩm định của Đại học Oxford công bố bằng chứng rõ ràng chứng tỏ COVID-19 liên quan đến những bất thường ở não bộ, kể cả ở những người mắc bệnh nhưng không phải nhập viện.
Đây là công trình đầu tiên sử dụng dữ liệu quét não (chụp cộng hưởng từ MRI) của bệnh nhân F0 trước khi họ nhiễm virus và vài tháng sau đó. Do đó, các chuyên gia thần kinh không tham gia vào nghiên cứu đánh giá rất cao phát hiện này.
Hội chứng sương mù não hậu COVID
Các nghiên cứu gần đây phát hiện, một số người từng mắc COVID-19 gặp phải hội chứng sương mù não, bao gồm các triệu chứng kém tập trung, dễ bị phân tâm, tốc độ xử lý thông tin kém và trí nhớ giảm.
Ngoài ra, những người tham gia còn trải qua một số bài kiểm tra tiêu chuẩn về độ nhạy bén tinh thần. Kết quả cho thấy, nhóm mắc COVID-19 có mức độ suy giảm nhận thức nhiều hơn. Theo một số bằng chứng, sự suy giảm này tương quan với sự thay đổi trong cấu trúc não liên quan đến tư duy và các kỹ năng tinh thần khác.

Được biết, các nhà khoa học sẽ tiếp tục đánh giá hình ảnh và kiểm tra những người tham gia nghiên cứu này trong 1 hoặc 2 năm tới.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khác cho rằng, thử nghiệm này vẫn khá thô sơ và rất khó để đánh giá liệu chất xám và tổn thương mô ở bệnh nhân COVID-19 có ảnh hưởng kỹ năng, khả năng nhận thức của họ hay không.

Tiến sĩ Joanna Hellmuth, nhà thần kinh học (Đại học California, San Francisco), người đang nghiên cứu các triệu chứng hậu COVID-19 cũng cho biết, không rõ điều gì có thể đã gây ra những thay đổi về não bộ được thấy trong nghiên cứu này. Bà lưu ý, những thay đổi ở não trung bình là "nhỏ" và không có nghĩa là những người mắc COVID-19 nhẹ phải đối mặt với tình trạng “thoái hóa não”.

Các chuyên gia nhận định giá trị lớn nhất của nghiên cứu là chứng minh có điều gì đó đã xảy ra bên trong não bộ những người mắc COVID-19. Nhưng nó khá mơ hồ và khó đo lường. Nhiệm vụ là xem xét nhận thức, triệu chứng tâm thần, hành vi của F0 để tìm hiểu phát hiện này có ý nghĩa gì với người bệnh.

Một số biến chứng thần kinh do COVID-19 có thể xảy ra:
1. Rối loạn chức năng thần kinh
Ở bệnh nhân COVID-19, rối loạn chức năng thần kinh đã được báo cáo là các triệu chứng ban đầu thường gặp, xảy ra ở hơn 80% bệnh nhân. Những triệu chứng này có thể là biểu hiện ban đầu của COVID-19 và có thể xảy ra khi không có triệu chứng ngạt mũi hay chảy nước mũi. Tuy nhiên, hiếm khi các triệu chứng này là biểu hiện lâm sàng duy nhất của bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 gây ra.

Khi khám nghiệm tử thi của bệnh nhân tử vong do COVID-19 phát hiện thấy tình trạng viêm và tổn thương dọc trục ở khứu giác nhưng không thể xác định liệu đây có phải là tổn thương do virus SARS-CoV-2 trực tiếp gây ra hay không. Trong một loạt bệnh nhân COVID-19 được thống kê cho thấy có khoảng 44% bệnh nhân bị ảnh hưởng đã phục hồi chức năng khứu giác trong vòng 8 ngày sau khi hết các triệu chứng khác của bệnh.

2. Bệnh não
Ở những bệnh nhân COVID-19 nặng, bệnh não thường gặp hơn cả. Tình trạng hạ oxy máu gặp phổ biến ở bệnh nhân COVID-19 nặng, có thể đóng vai trò nào đó ở nhiều bệnh nhân, cũng như rối loạn chuyển hóa.

Ở một số bệnh nhân đã tử vong do không chống chọi được với COVID-19 và bị bệnh não trước khi chết cho thấy tổn thương thiếu máu cục bộ cấp tính ở tất cả các bệnh nhân và bệnh nhân có bệnh lý thần kinh mãn tính như bệnh Alzheimer, xơ cứng động mạch.

Ở bệnh nhân COVID-19, các biểu hiện viêm não có thể gặp như mê sảng, kích động, có bệnh nhân lại buồn ngủ và giảm ý thức. Các triệu chứng về tủy sống như tăng phản xạ, phản ứng của cơ kéo dài là phổ biến, triệu chứng co giật cũng được mô tả.

3. Viêm tủy não lan tỏa cấp tính và viêm tủy
Viêm não lan tỏa là một hội chứng khử myelin đa ổ, thường xảy ra vài tuần sau khi bị nhiễm trùng, thường có các biểu hiện là các triệu chứng thần kinh khu trú, kèm theo bệnh não.

Một vài trường hợp bệnh nhân COVID-19 có tình trạng viêm não tủy lan tỏa cấp tính đã được ghi nhận. Có bệnh nhân xuất hiện chứng khó nuốt, rối loạn tiêu hóa và bệnh não ở ngày thứ 9 sau khi bắt đầu với triệu chứng nhức đầu và đau cơ. Một bệnh nhân khác có biểu hiện co giật và giảm ý thức. Trên phim MRI, các bệnh nhân đều có dịch não tủy bình thường và cường độ tín hiệu cao, là các dấu hiệu điển hình của viêm não tủy lan tỏa cấp tính. Một bệnh nhân khác xuất hiện tình trạng liệt mềm cấp tính với biểu hiện đại tiện không tự chủ.

Viêm não và viêm tủy lan tỏa cấp tính thường được coi là biến chứng sau nhiễm trùng, được điều trị bằng thuốc corticosteroid hoặc các liệu pháp miễn dịch khác.

4. Hội chứng Guillain-Barré
Đây là bệnh viêm đa cơ cấp tính đặc trưng bởi tình trạng tiến triển nhanh, đối xứng, khó cử động khi thăm khám, kèm theo các triệu chứng về cảm giác ở một số bệnh nhân.

Các bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng thần kinh bắt đầu ở ngày thứ 7 của bệnh sau khi có các biểu hiện về hô hấp. Một số bệnh nhân bị yếu cả bốn chi, có hoặc không mất cảm giác. Cũng có bệnh nhân chỉ bị yếu chân, có bệnh nhân bị chứng loạn cảm chi dưới. Một số bệnh nhân khác lại bị tổn thương dây thần kinh mặt, khó nuốt.

5. Đột quỵ
Ở những bệnh nhân COVID-19, đột quỵ không thường xuyên xảy ra. Tỷ lệ đột quỵ do thiếu máu cục bộ liên quan đến COVID-19 ở bệnh nhân nhập viện dao động từ 0,4 - 2,7%, trong khi tỷ lệ xuất huyết nội sọ từ 0,3 - 0,9%. Tỷ lệ các bệnh mạch máu não liên quan đến COVID-19 phần lớn được tính toán dựa trên các nghiên cứu thuần tập quan sát các bệnh nhân nhập viện với COVID-19 ở các vùng dịch lớn khác nhau trên thế giới.

Nguy cơ đột quỵ có thể thay đổi tùy theo mức độ nghiêm trọng của COVID-19. Những bệnh nhân nhẹ có nguy cơ đột quỵ < 1%, nhưng với những bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt thì nguy cơ này có thể lên tới 6%.

Thông thường, đột quỵ xảy ra vào thời điểm từ 1 - 3 tuần sau khi khởi phát các triệu chứng COVID-19. Tuy nhiên, đột quỵ cũng có thể là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến việc nhập viện của một số bệnh nhân nhiễm COVID-19.

 

Luve

Xe máy
Biển số
OF-788356
Ngày cấp bằng
24/8/21
Số km
51
Động cơ
25,722 Mã lực
Tuổi
44
Chẳng có gì đáng lạc quan thái quá cả.

Biến chứng thần kinh hậu COVID-19: Các chứng bệnh cần nắm bắt để phòng trị
10/03/2022 | 13:11 PM
|


Mắc COVID-19 trở nên khỏe hơn chỉ trong vòng vài tuần kể từ khi nhiễm bệnh, tuy nhiên một vài người lại gặp phải các tình trạng hậu COVID-19. Mắc COVID-19 có thể khiến kích thước não giảm, làm giảm chất xám ở những vùng kiểm soát cảm xúc và trí nhớ.

Những bất thường ở não bộ sau mắc COVID-19
Ngày 7/3, trên tạp chí Nature, kết quả nghiên cứu đã được thẩm định của Đại học Oxford công bố bằng chứng rõ ràng chứng tỏ COVID-19 liên quan đến những bất thường ở não bộ, kể cả ở những người mắc bệnh nhưng không phải nhập viện.
Đây là công trình đầu tiên sử dụng dữ liệu quét não (chụp cộng hưởng từ MRI) của bệnh nhân F0 trước khi họ nhiễm virus và vài tháng sau đó. Do đó, các chuyên gia thần kinh không tham gia vào nghiên cứu đánh giá rất cao phát hiện này.
Hội chứng sương mù não hậu COVID
Các nghiên cứu gần đây phát hiện, một số người từng mắc COVID-19 gặp phải hội chứng sương mù não, bao gồm các triệu chứng kém tập trung, dễ bị phân tâm, tốc độ xử lý thông tin kém và trí nhớ giảm.
Ngoài ra, những người tham gia còn trải qua một số bài kiểm tra tiêu chuẩn về độ nhạy bén tinh thần. Kết quả cho thấy, nhóm mắc COVID-19 có mức độ suy giảm nhận thức nhiều hơn. Theo một số bằng chứng, sự suy giảm này tương quan với sự thay đổi trong cấu trúc não liên quan đến tư duy và các kỹ năng tinh thần khác.

Được biết, các nhà khoa học sẽ tiếp tục đánh giá hình ảnh và kiểm tra những người tham gia nghiên cứu này trong 1 hoặc 2 năm tới.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia khác cho rằng, thử nghiệm này vẫn khá thô sơ và rất khó để đánh giá liệu chất xám và tổn thương mô ở bệnh nhân COVID-19 có ảnh hưởng kỹ năng, khả năng nhận thức của họ hay không.

Tiến sĩ Joanna Hellmuth, nhà thần kinh học (Đại học California, San Francisco), người đang nghiên cứu các triệu chứng hậu COVID-19 cũng cho biết, không rõ điều gì có thể đã gây ra những thay đổi về não bộ được thấy trong nghiên cứu này. Bà lưu ý, những thay đổi ở não trung bình là "nhỏ" và không có nghĩa là những người mắc COVID-19 nhẹ phải đối mặt với tình trạng “thoái hóa não”.

Các chuyên gia nhận định giá trị lớn nhất của nghiên cứu là chứng minh có điều gì đó đã xảy ra bên trong não bộ những người mắc COVID-19. Nhưng nó khá mơ hồ và khó đo lường. Nhiệm vụ là xem xét nhận thức, triệu chứng tâm thần, hành vi của F0 để tìm hiểu phát hiện này có ý nghĩa gì với người bệnh.

Một số biến chứng thần kinh do COVID-19 có thể xảy ra:
1. Rối loạn chức năng thần kinh
Ở bệnh nhân COVID-19, rối loạn chức năng thần kinh đã được báo cáo là các triệu chứng ban đầu thường gặp, xảy ra ở hơn 80% bệnh nhân. Những triệu chứng này có thể là biểu hiện ban đầu của COVID-19 và có thể xảy ra khi không có triệu chứng ngạt mũi hay chảy nước mũi. Tuy nhiên, hiếm khi các triệu chứng này là biểu hiện lâm sàng duy nhất của bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 gây ra.

Khi khám nghiệm tử thi của bệnh nhân tử vong do COVID-19 phát hiện thấy tình trạng viêm và tổn thương dọc trục ở khứu giác nhưng không thể xác định liệu đây có phải là tổn thương do virus SARS-CoV-2 trực tiếp gây ra hay không. Trong một loạt bệnh nhân COVID-19 được thống kê cho thấy có khoảng 44% bệnh nhân bị ảnh hưởng đã phục hồi chức năng khứu giác trong vòng 8 ngày sau khi hết các triệu chứng khác của bệnh.

2. Bệnh não
Ở những bệnh nhân COVID-19 nặng, bệnh não thường gặp hơn cả. Tình trạng hạ oxy máu gặp phổ biến ở bệnh nhân COVID-19 nặng, có thể đóng vai trò nào đó ở nhiều bệnh nhân, cũng như rối loạn chuyển hóa.

Ở một số bệnh nhân đã tử vong do không chống chọi được với COVID-19 và bị bệnh não trước khi chết cho thấy tổn thương thiếu máu cục bộ cấp tính ở tất cả các bệnh nhân và bệnh nhân có bệnh lý thần kinh mãn tính như bệnh Alzheimer, xơ cứng động mạch.

Ở bệnh nhân COVID-19, các biểu hiện viêm não có thể gặp như mê sảng, kích động, có bệnh nhân lại buồn ngủ và giảm ý thức. Các triệu chứng về tủy sống như tăng phản xạ, phản ứng của cơ kéo dài là phổ biến, triệu chứng co giật cũng được mô tả.

3. Viêm tủy não lan tỏa cấp tính và viêm tủy
Viêm não lan tỏa là một hội chứng khử myelin đa ổ, thường xảy ra vài tuần sau khi bị nhiễm trùng, thường có các biểu hiện là các triệu chứng thần kinh khu trú, kèm theo bệnh não.

Một vài trường hợp bệnh nhân COVID-19 có tình trạng viêm não tủy lan tỏa cấp tính đã được ghi nhận. Có bệnh nhân xuất hiện chứng khó nuốt, rối loạn tiêu hóa và bệnh não ở ngày thứ 9 sau khi bắt đầu với triệu chứng nhức đầu và đau cơ. Một bệnh nhân khác có biểu hiện co giật và giảm ý thức. Trên phim MRI, các bệnh nhân đều có dịch não tủy bình thường và cường độ tín hiệu cao, là các dấu hiệu điển hình của viêm não tủy lan tỏa cấp tính. Một bệnh nhân khác xuất hiện tình trạng liệt mềm cấp tính với biểu hiện đại tiện không tự chủ.

Viêm não và viêm tủy lan tỏa cấp tính thường được coi là biến chứng sau nhiễm trùng, được điều trị bằng thuốc corticosteroid hoặc các liệu pháp miễn dịch khác.

4. Hội chứng Guillain-Barré
Đây là bệnh viêm đa cơ cấp tính đặc trưng bởi tình trạng tiến triển nhanh, đối xứng, khó cử động khi thăm khám, kèm theo các triệu chứng về cảm giác ở một số bệnh nhân.

Các bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng thần kinh bắt đầu ở ngày thứ 7 của bệnh sau khi có các biểu hiện về hô hấp. Một số bệnh nhân bị yếu cả bốn chi, có hoặc không mất cảm giác. Cũng có bệnh nhân chỉ bị yếu chân, có bệnh nhân bị chứng loạn cảm chi dưới. Một số bệnh nhân khác lại bị tổn thương dây thần kinh mặt, khó nuốt.

5. Đột quỵ
Ở những bệnh nhân COVID-19, đột quỵ không thường xuyên xảy ra. Tỷ lệ đột quỵ do thiếu máu cục bộ liên quan đến COVID-19 ở bệnh nhân nhập viện dao động từ 0,4 - 2,7%, trong khi tỷ lệ xuất huyết nội sọ từ 0,3 - 0,9%. Tỷ lệ các bệnh mạch máu não liên quan đến COVID-19 phần lớn được tính toán dựa trên các nghiên cứu thuần tập quan sát các bệnh nhân nhập viện với COVID-19 ở các vùng dịch lớn khác nhau trên thế giới.

Nguy cơ đột quỵ có thể thay đổi tùy theo mức độ nghiêm trọng của COVID-19. Những bệnh nhân nhẹ có nguy cơ đột quỵ < 1%, nhưng với những bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt thì nguy cơ này có thể lên tới 6%.

Thông thường, đột quỵ xảy ra vào thời điểm từ 1 - 3 tuần sau khi khởi phát các triệu chứng COVID-19. Tuy nhiên, đột quỵ cũng có thể là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến việc nhập viện của một số bệnh nhân nhiễm COVID-19.

Em mất ngủ đây
 

BMW R60

Xe điện
Biển số
OF-745052
Ngày cấp bằng
3/10/20
Số km
2,053
Động cơ
81,509 Mã lực
Thớt này có vẻ ngày càng nhạt dần rồi. Từ 14h chiều hôm qua đến 6h35 sáng nay mới có 1 Coment.
Một dấu hiệu đáng mừng! Chứng tỏ Off nói riêng và dân ta nói chung giờ chả mấy người quan tâm đến Covid nữa :)) :)) :)) :))
 

Matizcoi

Xe ba gác
Biển số
OF-30934
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
22,654
Động cơ
-163,954 Mã lực
Thớt này có vẻ ngày càng nhạt dần rồi. Từ 14h chiều hôm qua đến 6h35 sáng nay mới có 1 Coment.
Một dấu hiệu đáng mừng! Chứng tỏ Off nói riêng và dân ta nói chung giờ chả mấy người quan tâm đến Covid nữa :)) :)) :)) :))
Tín hiệu tốt, còn nhõi 1 ông đã bị tước bằng lái vào tung hung tin ;))
 

cuhaifus

Xe container
Biển số
OF-7216
Ngày cấp bằng
18/7/07
Số km
5,899
Động cơ
493,448 Mã lực
Thớt này có vẻ ngày càng nhạt dần rồi. Từ 14h chiều hôm qua đến 6h35 sáng nay mới có 1 Coment.
Một dấu hiệu đáng mừng! Chứng tỏ Off nói riêng và dân ta nói chung giờ chả mấy người quan tâm đến Covid nữa :)) :)) :)) :))
Ai cũng bị, bị xong cũng thấy bình thường thì tức là nó bình thường rồi cụ ơi
 

haivanphe

Xe container
Biển số
OF-46470
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
8,493
Động cơ
49,190 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Hôm nay, sau khi ra Hà Nội làm việc, một cậu lính ở cơ quan em đóng trong Nha Trang thông báo dương tính lần 2 mặc dù mới âm được 10 ngày.
 

Mainboard To_oT

Xe hơi
Biển số
OF-791677
Ngày cấp bằng
28/9/21
Số km
183
Động cơ
23,848 Mã lực
Lên tiểu sử luôn à.
 
Chỉnh sửa cuối:

nguyenhaiha

Xe buýt
Biển số
OF-63932
Ngày cấp bằng
12/5/10
Số km
682
Động cơ
443,622 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hôm nay, sau khi ra Hà Nội làm việc, một cậu lính ở cơ quan em đóng trong Nha Trang thông báo dương tính lần 2 mặc dù mới âm được 10 ngày.
Chắc khám test kiểu bòi gì rồi, chỗ mình cũng có một ông khỏi được 10 ngày, tự dưng test lại lại thấy lên 2 vạch trong đó có một vạch mờ, vội vàng đi đến bệnh viện kiểm tra thì hóa ra là xác virus.
 

dungcivic

Xe tăng
Biển số
OF-27150
Ngày cấp bằng
9/1/09
Số km
1,840
Động cơ
504,171 Mã lực
2 thằng F1 của em sau khi đi chơi bên ngoại 2 tuần về thông báo lúc ở đó đã thành F0. 2 thằng đều chưa tiêm dù trên 16 tuổi. Hỏi chúng nó có biểu hiện gì không thì chúng nó bảo nhẹ hều, tối sốt đi ngủ sáng dậy đã hết triệu chứng. 2 ngày sau thì test âm tính.

Nên em vẫn theo quan điểm trừ những người sức khỏe có vấn đề, còn lại hậu covid toàn từ tâm bệnh mà ra. Mà người sức khỏe có vấn đề thì bị bất cứ loại vi khuẩn virus gì cũng đều có nguy cơ cả.
 

clpharm

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753473
Ngày cấp bằng
18/12/20
Số km
831
Động cơ
60,670 Mã lực
2 thằng F1 của em sau khi đi chơi bên ngoại 2 tuần về thông báo lúc ở đó đã thành F0. 2 thằng đều chưa tiêm dù trên 16 tuổi. Hỏi chúng nó có biểu hiện gì không thì chúng nó bảo nhẹ hều, tối sốt đi ngủ sáng dậy đã hết triệu chứng. 2 ngày sau thì test âm tính.

Nên em vẫn theo quan điểm trừ những người sức khỏe có vấn đề, còn lại hậu covid toàn từ tâm bệnh mà ra. Mà người sức khỏe có vấn đề thì bị bất cứ loại vi khuẩn virus gì cũng đều có nguy cơ cả.
? 2 thằng nhà cụ thì liên quan gì đến người khác? :-/
Sức khỏe có vấn đề là như thế nào? Tâm bệnh là cái gì? 8-}
 

dungcivic

Xe tăng
Biển số
OF-27150
Ngày cấp bằng
9/1/09
Số km
1,840
Động cơ
504,171 Mã lực
? 2 thằng nhà cụ thì liên quan gì đến người khác? :-/
Sức khỏe có vấn đề là như thế nào? Tâm bệnh là cái gì? 8-}
Là quan điểm của em trước đó đã như thế rồi, qua thực tế với 2 thằng nhà em thì em càng thấy không có lý do gì phải thay đổi quan điểm. Các cụ khác tùy vào thực tế của các cụ có thể có quan điểm khác, em không ý kiến.

Sức khỏe có vấn đề ví dụ như già quá, không có covid thì chắc 1 tuần nữa chết già giờ gặp covid thì chết sớm hơn. Hoặc người có nhiều bệnh nền, hệ miễn dịch đã bị hủy hoại sẵn. Còn tâm bệnh là sức khỏe đang bình thường nhưng lo lắng thái quá sinh thành bệnh. Chưa kể lo lắng quá rồi nghe báo chí với bọn con buôn hù dọa tọng đủ thứ thuốc linh tinh vào người, có khi lợn lành hóa lợn què.
 

clpharm

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-753473
Ngày cấp bằng
18/12/20
Số km
831
Động cơ
60,670 Mã lực
Là quan điểm của em trước đó đã như thế rồi, qua thực tế với 2 thằng nhà em thì em càng thấy không có lý do gì phải thay đổi quan điểm. Các cụ khác tùy vào thực tế của các cụ có thể có quan điểm khác, em không ý kiến.

Sức khỏe có vấn đề ví dụ như già quá, không có covid thì chắc 1 tuần nữa chết già giờ gặp covid thì chết sớm hơn. Hoặc người có nhiều bệnh nền, hệ miễn dịch đã bị hủy hoại sẵn. Còn tâm bệnh là sức khỏe đang bình thường nhưng lo lắng thái quá sinh thành bệnh. Chưa kể lo lắng quá rồi nghe báo chí với bọn con buôn hù dọa tọng đủ thứ thuốc linh tinh vào người, có khi lợn lành hóa lợn què.
Kiểu logic này ai dạy cụ vậy? 8-}

thằng cu nhà em bị covid còn chẳng có triệu chứng gì. Qua thực tế với thằng cu nhà em thì em thấy ai bị covid mà có triệu chứng chứng tỏ sức khỏe có vấn đề, hoặc có tâm bệnh. :))

Cụ thử cho cháu đi khám cho cháu xem, chứ có triệu chứng là sức khỏe có vấn đề đấy. Hay hỏi cháu xem có phải lo lắng thái quá sinh thành bệnh không? 8->
 

The Tank

Xe container
Biển số
OF-349857
Ngày cấp bằng
8/1/15
Số km
5,495
Động cơ
501,535 Mã lực
2 thằng F1 của em sau khi đi chơi bên ngoại 2 tuần về thông báo lúc ở đó đã thành F0. 2 thằng đều chưa tiêm dù trên 16 tuổi. Hỏi chúng nó có biểu hiện gì không thì chúng nó bảo nhẹ hều, tối sốt đi ngủ sáng dậy đã hết triệu chứng. 2 ngày sau thì test âm tính.

Nên em vẫn theo quan điểm trừ những người sức khỏe có vấn đề, còn lại hậu covid toàn từ tâm bệnh mà ra. Mà người sức khỏe có vấn đề thì bị bất cứ loại vi khuẩn virus gì cũng đều có nguy cơ cả.
Cụ lạc quan thì cũng có tí tốt cho cụ! Ko phải tự nhiên mà thế giới họ gồng lên chống. VN hiện giờ vẫn có ca chỉ vài ngày là phổi trắng xoá cụ nhé! (Ko phải toàn già và bệnh nền đâu).
 

trinhhunghb

Xe lăn
Biển số
OF-351322
Ngày cấp bằng
18/1/15
Số km
14,912
Động cơ
1,029,990 Mã lực
Em ghé thớt cập Nhật tình hình
 

Songthan10000

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-756940
Ngày cấp bằng
10/1/21
Số km
68
Động cơ
48,690 Mã lực
Tuổi
31
Cụ lạc quan thì cũng có tí tốt cho cụ! Ko phải tự nhiên mà thế giới họ gồng lên chống. VN hiện giờ vẫn có ca chỉ vài ngày là phổi trắng xoá cụ nhé! (Ko phải toàn già và bệnh nền đâu).
Đến tiêm vaccin vẫn có người chết kia kìa, không có cái gì là cầu toàn quá được? Số ca chết vì Covid quá thấp, không bằng số lẻ chết vì bệnh tật khác, mà thường những người chết do Covid cũng có cả đống bệnh nền trong người hoặc là họ quá già rồi. Nhà bạn mình bà 92 tuổi chẳng tiêm vaccin gì mà bị Covid có 3 ngày là khỏi kia kìa
 

dungcivic

Xe tăng
Biển số
OF-27150
Ngày cấp bằng
9/1/09
Số km
1,840
Động cơ
504,171 Mã lực
Cụ lạc quan thì cũng có tí tốt cho cụ! Ko phải tự nhiên mà thế giới họ gồng lên chống. VN hiện giờ vẫn có ca chỉ vài ngày là phổi trắng xoá cụ nhé! (Ko phải toàn già và bệnh nền đâu).
Buông hết rồi chứ chống gì nữa. Đứng trên bình diện quốc gia hay thế giới thì những từ ngữ như có ca hay có thể nó vô nghĩa lắm. Nếu cụ nói ra được những con số cụ thể như 2% số người không bệnh nền đã tiêm đủ 2 mũi phổi trắng xóa, 10% số người không bệnh nền chưa tiêm phổi trắng xóa em nghĩ sẽ thuyết phục hơn. Còn nói khơi khơi có này có nọ thì khác gì bảo giờ đừng có ra biển tắm nữa vì có người hoàn toàn khỏe mạnh ra biển tắm bị cá mập ăn thịt.
 

dungcivic

Xe tăng
Biển số
OF-27150
Ngày cấp bằng
9/1/09
Số km
1,840
Động cơ
504,171 Mã lực
Kiểu logic này ai dạy cụ vậy? 8-}

thằng cu nhà em bị covid còn chẳng có triệu chứng gì. Qua thực tế với thằng cu nhà em thì em thấy ai bị covid mà có triệu chứng chứng tỏ sức khỏe có vấn đề, hoặc có tâm bệnh. :))

Cụ thử cho cháu đi khám cho cháu xem, chứ có triệu chứng là sức khỏe có vấn đề đấy. Hay hỏi cháu xem có phải lo lắng thái quá sinh thành bệnh không? 8->
Có triệu chứng như sốt là rất tốt, chứng tỏ hệ miễn dịch cơ thể đã nhận diệt được virus và tập trung tấn công tiêu diệt. Hoàn toàn không có triệu chứng gì cả chưa chắc đã hay.

Còn trên em đã nói với cụ rồi. Đó là kết luận em rút ra từ trước qua báo chí và tự quan sát. Trường hợp 2 thằng nhà em góp phần củng cố thêm chút. Nếu nó phức tạp quá với khả năng của cụ thì thôi vậy.
 

The Tank

Xe container
Biển số
OF-349857
Ngày cấp bằng
8/1/15
Số km
5,495
Động cơ
501,535 Mã lực
Buông hết rồi chứ chống gì nữa. Đứng trên bình diện quốc gia hay thế giới thì những từ ngữ như có ca hay có thể nó vô nghĩa lắm. Nếu cụ nói ra được những con số cụ thể như 2% số người không bệnh nền đã tiêm đủ 2 mũi phổi trắng xóa, 10% số người không bệnh nền chưa tiêm phổi trắng xóa em nghĩ sẽ thuyết phục hơn. Còn nói khơi khơi có này có nọ thì khác gì bảo giờ đừng có ra biển tắm nữa vì có người hoàn toàn khỏe mạnh ra biển tắm bị cá mập ăn thịt.
Con số thống kê Tây Ta đầy đó cụ ko xem à? VD 0.1% trở nặng và chết, thì 99,9% lạc quan như cụ thôi.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top