[Funland] Tổng hợp kiến thức cho F0 tại nhà - BS Dương Văn Trung

jazzzzz

Xe lăn
Biển số
OF-90108
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
13,124
Động cơ
1,335,620 Mã lực
Chào CCCM, em xin chia sẻ bài viết của bác sỹ Dương Văn Trung, trưởng khoa ngoại thận tiết niệu - BV Bưu Điện, đây là bài tổng hợp của các bác sỹ trong group Bác Sỹ của bạn.
Hy vọng hữu ích cho ai cần tham khảo, nếu thấy không hợp Chã xoá giúp em.
Thân.

TỔNG HỢP KIẾN THỨC CHO F0 TẠI NHÀ

Rất nhiều câu hỏi của F0 trùng nhau, bác sĩ viết 1 bài tổng hợp lại các bạn đọc và chia sẻ cho nhiều người biết nhé.
(Bài viết có sử dụng 1 số hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế)

Khi là F0, trước hết bạn phải bình tĩnh, tránh lo lắng và làm theo các bước sau:

A. CÁCH LY
👉1. Phòng cách ly:
- Phòng đủ tiêu chuẩn: có cửa sổ thoáng (nên mở ra), có phòng vệ sinh khép kín, vẫn nên đeo khẩu trang để hạn chế virus phát tán ra bên ngoài khi mở cửa tiếp tế thức ăn...
- Phòng không đủ tiêu chuẩn: sinh hoạt chung nhiều người cùng trong 1 phòng. Mọi người trong phòng cần giữ khoảng cách, đeo khẩu trang và thực hiện nghiêm túc 5 k.
- Nếu cả nhà F0 cùng 1 lúc hoặc theo các ngày khác nhau: thì các F0 không cần cách ly nhau.
- Nếu con nhỏ chưa thể tự chăm sóc cho mình hoặc F0 cần người chăm sóc thì nên cách ly kèm theo 1 người trong phòng riêng và thực hiện 5K.
- Mẹ bị F0 có con sơ sinh thì mẹ và con cùng cách ly, vẫn cho con bú và thực hiện 4K

👉2. Chất thải:
Cho vào túi ni lon y tế màu vàng, phun cồn 70 độ trước khi bỏ ra ngoài (đổ cồn 70 độ vào 1 bình xịt phun sương).

B. CHĂM SÓC Y TẾ

🛑1. DANH MỤC CÁC THUỐC CHUẨN BỊ:
- Thuốc hạ sốt: paracetamol (Efferalgan) x 20 viên
- Thuốc bù nước và điện giải: Oresol x 20 gói
- Thuốc bổ: Vitamin tổng hợp, vitamin C.. x 20 viên
- Thuốc giảm ho (nếu ho nhiều):
+ Người lớn: Terpincodein x 20 viên
+ Mẹ có thai, cho con bú: Acetylcysteine 200mg x 20 viên
+ Trẻ em: Atussin siro x l lọ
- Thuốc ngạt mũi:
+ Trên 6 tuổi: Otrivin 0.1%
+ Sơ sinh và dưới 6 tuổi: Otrivin 0.05%
- Cặp nhiệt độ x 1 chiếc
- Thiết bị đo nồng độ bão hòa o xy x 1 cái
- Nước xúc họng x 1 chai

🛑2- F0 CÓ THỂ TỰ DÙNG CÁC THUỐC SAU
👉a-Sốt và đau đầu, đau người
+ Đối với người lớn: > 38,5 độ hoặc đau đầu, đau người nhiều: uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như paracetamol 0,5 g,
+ Đối với trẻ em: > 38,5 độ, uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần.
Có thể lặp lại mỗi 4-6 h, ngày không quá 4 lần.6.
Nếu uống thuốc hạ sốt mà không hạ, thì cần chườm ấm liên tục đến khi nhiệt độ dưới 38.5.
👉b- Nếu ho: Ho là phản ứng tự vệ tốt của cơ thể, nếu ho ít thì thôi, nếu ho nhiều thì uống thuốc giảm ho:
+ Người lớn: Terpincodein uống 1-2 viên/ 1 lần và uống 2 lần trong ngày (không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú).
+ Đối với phụ nữ có thai và cho con bú uống long đờm: Acetylcysteine 200mg: uống 1 viên/ 1 lần, ngày 3 lần.
+ Trẻ em: Atussin siro uống theo tờ hướng dẫn
👉c- Nếu đi ngoài lỏng: Uống bù nước và điện giải Oresol pha mỗi gói vào 200 ml nước.
👉d- Tắc ngạt mũi: thuốc nhỏ mũi

🛑3- THUỐC PHẢI CÓ CHỈ ĐỊNH CỦA BÁC SĨ MỚI ĐƯỢC DÙNG

👉a-Thuốc kháng virus
+ Favipiravir 200 mg, 400 mg (viên).
+ Molnupiravir 200 mg, 400 mg (viên).
Lưu ý:
-Thuốc sử dụng để điều trị COVID-19 nhẹ đến trung bình, có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng.
-Bệnh nhân có thời gian khởi phát triệu chứng dưới 5 ngày, không sử dụng quá 5 ngày liên tiếp, không sử dụng để dự phòng
- Không sử dụng đối với phụ nữ có thai và cho con bú
- Phụ nữ chuẩn bị mang thai nên sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng.
- Không sử dụng dưới 18 tuổi
- Nam giới sau dụng 3 tháng mới được có con.
💊Ngày 22/2 Bộ Y tế cho phép sử dụng thuốc kháng virus Remdesivir cho trẻ em mắc COVID-19, thể nhẹ có bệnh nền nguy cơ chuyển nặng.

👉b. Thuốc giảm viêm có thành phần corticosteroid đường uống
Thuốc chỉ kê đơn điều trị trong một ngày trong thời gian chờ chuyển đến Bệnh viện. Lựa chọn một trong các thuốc sau:
+ Dexamethason 0,5 mg (viên nén).
+ Methylprednisolon 16 mg (viên nén).
👉c. Thuốc chống đông
Chỉ kê đơn điều trị trong một ngày trong thời gian chờ chuyển đến Bệnh viên. Lựa chọn một trong các thuốc sau:
+ Rivaroxaban 10 mg (viên).
+ Apixaban 2,5 mg (viên).

🛑4- CÁC DẤU HIỆU F0 CẦN BÁO Y TẾ CẤP CỨU NGAY
👉1- Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.
👉2- Nhịp thở: Đối với người lớn: nhịp thở ≥ 20 lần/phút
Đối với trẻ em từ 1 đến dưới 5 tuổi: Nhịp thở: ≥ 40 lần/phút; Trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi: nhịp thở: ≥ 30 lần/phút
(Lưu ý ở trẻ em: đếm đủ nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc).
👉3- SpO2 ≤ 96% (trường hợp phát hiện chỉ số SpO2 bất thường cần đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo).
👉4- Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc < 50 nhịp/phút.
👉5- Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo).
👉6- Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.
👉7- Thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.
👉8- Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.
👉9- Không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn (ở trẻ em). Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban...
👉10- Mắc thêm bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng...

🛑5- BỆNH NỀN CÓ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG (Nhóm F0 bác sĩ có thể kê đơn uống thuốc kháng virus):

1- Đái tháo đường
2- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh phổi khác
3- Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác).
4- Bệnh thận mạn tính
5- Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu
6- Béo phì, thừa cân.
7- Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim).
8- Bệnh lý mạch máu não.
9- Hội chứng Down
10- HIV/AIDS.
11- Bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ).
12- Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác
13- Hen phế quản.
14- Tăng huyết áp.
15- Thiếu hụt miễn dịch.
16- Bệnh gan.
17- Rối loạn do sử dụng chất gây nghiện
18- Đang điều trị bằng thuốc. corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác.
19.- Các bệnh hệ thống.
20- Bệnh lý khác đối với trẻ em: Tăng áp phổi nguyên hoặc thứ phát, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa di truyền bẩm sinh, rối loạn nội tiết bẩm sinh mắc phải.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng hướng dẫn nhóm nguy cơ khác là người trên 50 tuổi; phụ nữ có thai.

C-CHẾ ĐỘ ĂN VÀ LUYỆN TẬP

👉1-Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt uống đủ nước nếu sốt cao thì nhu cầu nước là rất lớn: uống oresol, nước dừa, sữa, hoa quả...
👉2-Xông: theo tôi không cần xông, vì chưa có cơ sở khoa học
👉3-Đặc biệt lưu ý tập hít thở sâu tối thiểu 3 lần/ 1 ngày, mỗi lần 30 phút, khi có dấu hiệu bão hòa oxy máu hạ thì hít thở sâu là rất cần thiết trước khi đi cấp cứu.
👉 Tập thể dục nhẹ nhàng.
👉 Vệ sinh cá nhân: Vệ sinh sạch sẽ, khi hạ sốt có thể tắm gội bằng nước ấm hàng ngày (trừ lúc đang mệt không dậy được).

D- CÁC LƯU Ý KHÁC

👉1- F0 cách ly 7 ngày test nhanh nếu âm tính là khỏi bệnh hòa nhập luôn cộng đồng, nếu dương tính cách ly thêm 3 ngày rồi test lại (người đã tiêm đủ vaccine), nếu vẫn còn dương thì thêm 4 ngày nữa (cho người chưa tiêm vaccine).
👉2- Fo mới khỏi bệnh thì có thể yên tâm chăm sóc các F0 khác trong gia đình.
👉3- F0 có thể mắc lại, tuy nhiên tỷ lệ rất thấp và nhẹ rất nhiều vì đã có kháng thể
👉4- Hậu covid: Bệnh Covid cũng như các bệnh khác phải có thời gian hồi phục, vì vậy không quá lo lắng cần ăn uống tốt, luyện tập, và khám sức khỏe định kỳ.
👉 5-Chỉ mua các thuốc có giấy phép của Bộ Y tế, không mua thuốc trôi nổi tránh bị lừa đảo.

👉6- Đối với ngưòi có bệnh nền: THA, đái tháo đường... cần uống thuôc kiểm soát tốt các chỉ số cho trở về giới hạn bình thường.
👉 7- F0 khỏi bệnh sau 3 tháng thì tiêm vaccine mũi 3, đối với người chưa tiêm mũi nào thì có thể tiêm luôn được.

 
Chỉnh sửa cuối:

lodudu

Xe điện
Biển số
OF-759865
Ngày cấp bằng
13/2/21
Số km
2,388
Động cơ
188,793 Mã lực
Tuyệt vời, cảm ơn cụ
 

holland

Xe điện
Biển số
OF-715554
Ngày cấp bằng
10/2/20
Số km
2,063
Động cơ
64,405 Mã lực
May quá, có cụ ghi chi tiết.
 

Ben BMS

Xe buýt
Biển số
OF-341120
Ngày cấp bằng
2/11/14
Số km
898
Động cơ
283,805 Mã lực
Bác sỹ bảo k lo hậu Covid nhưng báo chí thì la oai oái cả lên.
Hậu covid: Bệnh Covid cũng như các bệnh khác phải có thời gian hồi phục, vì vậy không quá lo lắng cần ăn uống tốt, luyện tập, và khám sức khỏe định kỳ.
 

dongnat123

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-477830
Ngày cấp bằng
19/12/16
Số km
9,632
Động cơ
272,228 Mã lực
Không thuê báo la to lên thì kiếm tiền bán thuốc, khám chữa bệnh sao được cụ ơi.
Sắp nhập mấy chục triệu phai dơ tiêm cho bọn trẻ, kit test, thuốc....cứ gọi là mênh mông biển cả nhưng không biết bao nhiêu % nhận được. Béo mấy ông kinh doanh về y tế, dân thì chả còn hơi mà ngáp
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Bác sỹ mà vẫn còn hướng dẫn mọi người trong cùng một nhà cách ly với nhau và 5K, còn rác thải thì phải được phun cồn 70 độ thì là giáo điều, không cần thiết.
 
  • Vang
Reactions: ATM

THÀNH FOOD

Xe tải
Biển số
OF-802894
Ngày cấp bằng
19/1/22
Số km
295
Động cơ
13,556 Mã lực
Nơi ở
Nghĩa Lộ - Yên Bái
Chia sẻ hữu ích lắm bác
 

Tookies

Xe điện
Biển số
OF-104819
Ngày cấp bằng
4/7/11
Số km
3,764
Động cơ
876,458 Mã lực
Hậu covid là biến chứng viêm màng ví mãn tính + nhẹ dạ! Dễ bị bọn 9 điểm 3 môn lợi dụng bán thuốc 💊 tăng nặng hậu quả
 
Chỉnh sửa cuối:

Ôi thích quá

Xe buýt
Biển số
OF-739179
Ngày cấp bằng
12/8/20
Số km
965
Động cơ
88,258 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bác sỹ mà vẫn còn hướng dẫn mọi người trong cùng một nhà cách ly với nhau và 5K, còn rác thải thì phải được phun cồn 70 độ thì là giáo điều, không cần thiết.
Em hiểu khi tiếp xúc người nhà là F0 thì:
Khẩu trang: Khi nói chuyện
Khử khuẩn: Khi tiếp xúc đồ vật
Khoảng cách: Khi giao tiếp
Không tập trung: Nên ở phòng riêng hoặc khu vực riêng (nên có quây)
Khai báo y tế: Khai báo với địa phương để giám sát, hỗ trợ nếu trở năngk
Theo cụ những điều trên là thừa thãi ở đâu?
Đồ rác của F0 ném ra khỏi nhà là xong, cho túi nylon là đảm bảo tuyệt đối không lây lan?
Nếu cụ có cách tốt hơn thì nêu ra, em sẽ gửi cho bác sĩ học tập theo cụ.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Em hiểu khi tiếp xúc người nhà là F0 thì:
Khẩu trang: Khi nói chuyện
Khử khuẩn: Khi tiếp xúc đồ vật
Khoảng cách: Khi giao tiếp
Không tập trung: Nên ở phòng riêng hoặc khu vực riêng (nên có quây)
Khai báo y tế: Khai báo với địa phương để giám sát, hỗ trợ nếu trở năngk
Theo cụ những điều trên là thừa thãi ở đâu?
Đồ rác của F0 ném ra khỏi nhà là xong, cho túi nylon là đảm bảo tuyệt đối không lây lan?
Nếu cụ có cách tốt hơn thì nêu ra, em sẽ gửi cho bác sĩ học tập theo cụ.
Ồi dào, cả hệ thống này từng quây một cậu bé đi mua bánh mỳ vì cho rằng việc đó không thiết yếu nên đừng đem những thứ bù nhìn ra dọa nhau nữa được không bác.
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Cậu ATM vang dạo à? Có ý kiến nói gì ra xem nào?
 

jazzzzz

Xe lăn
Biển số
OF-90108
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
13,124
Động cơ
1,335,620 Mã lực
Ồi dào, cả hệ thống này từng quây một cậu bé đi mua bánh mỳ vì cho rằng việc đó không thiết yếu nên đừng đem những thứ bù nhìn ra dọa nhau nữa được không bác.
Cái thằng bé đi mua bánh mì đó là thằng lấc cấc lợi dụng để ra ngoài thôi.
Còn bác sỹ khi tư vấn cho vẫn phải tuân thủ hướng dẫn.
Ở bài ông ấy nó rất rõ gia đình k có phòng riêng F0 chung phòng thì 5K, mẹ chăm bé sơ sinh thì 4K, còn toàn F0 thì k phải cách ly, chắc cụ đọc chưa kỹ đã còm.
E8BFAB9E-5F8C-4935-9591-237A9F9E74F7.jpeg
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
UK (Anh) bỏ yêu cầu đeo khẩu trang rồi các bác. Còn ta thì thế này mãi à?

4-nguoi-phu-nu-di-the-duc-gap-dan-phong-quay-dau-bo-chay-bi-phat-8-trieu-dong-1.jpg
 

Ben BMS

Xe buýt
Biển số
OF-341120
Ngày cấp bằng
2/11/14
Số km
898
Động cơ
283,805 Mã lực
UK (Anh) bỏ yêu cầu đeo khẩu trang rồi các bác. Còn ta thì thế này mãi à?

4-nguoi-phu-nu-di-the-duc-gap-dan-phong-quay-dau-bo-chay-bi-phat-8-trieu-dong-1.jpg
Cụ sang đó mà sống, còn ở đây khi chính quyền ra quy định thì vẫn phải tuân thủ.
Mà sang đó nếu chạy như trên thì dễ ăn đạn lắm….
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Cụ sang đó mà sống, còn ở đây khi chính quyền ra quy định thì vẫn phải tuân thủ.
Mà sang đó nếu chạy như trên thì dễ ăn đạn lắm….
Chính quyền quy định thì tôi không bàn, ngay cả khi thấy đó là không khoa học. Kệ.

Còn mấy ông bác sỹ đăng phây thì không việc gì mà không bàn.
 

Ôi thích quá

Xe buýt
Biển số
OF-739179
Ngày cấp bằng
12/8/20
Số km
965
Động cơ
88,258 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ồi dào, cả hệ thống này từng quây một cậu bé đi mua bánh mỳ vì cho rằng việc đó không thiết yếu nên đừng đem những thứ bù nhìn ra dọa nhau nữa được không bác.
Người ta có chuyên môn, viết ra để có thêm thông tin để mỗi nhà tự xử lý nếu chẳng may F0, cụ cũng chê.
Em phân tích cho cụ thấy thì cụ lại nguỵ biện, xiên xẹo sang chính quyền, cụ bị bệnh kỳ thị xã hội à? cụ bị bệnh thích chê à, bằng được phải lôi 1 điều gì đó không liên quan, miễn là chê à?

Xem lại các còm thì thấy cụ này ngáo ngơ nặng, haizzz
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Người ta có chuyên môn, viết ra để có thêm thông tin để mỗi nhà tự xử lý nếu chẳng may F0, cụ cũng chê.
Em phân tích cho cụ thấy thì cụ lại nguỵ biện, xiên xẹo sang chính quyền, cụ bị bệnh kỳ thị xã hội à? cụ bị bệnh thích chê à, bằng được phải lôi 1 điều gì đó không liên quan, miễn là chê à?

Xem lại các còm thì thấy cụ này ngáo ngơ nặng, haizzz
Tôi không hề thấy logic gì trong còm của bác ngoài những thứ xấu xa, xa lạ đối với tôi nó nhồm nhoàm, bóng mỡ từ mồm bác phun ra.

Next đi bác.
 

duongphong

Xe container
Biển số
OF-431207
Ngày cấp bằng
20/6/16
Số km
6,522
Động cơ
253,693 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Chào CCCM, em xin chia sẻ bài viết của bác sỹ Dương Văn Trung, trưởng khoa ngoại thận tiết niệu - BV Bưu Điện, đây là bài tổng hợp của các bác sỹ trong group Bác Sỹ của bạn.
Hy vọng hữu ích cho ai cần tham khảo, nếu thấy không hợp Chã xoá giúp em.
Thân.

TỔNG HỢP KIẾN THỨC CHO F0 TẠI NHÀ

Rất nhiều câu hỏi của F0 trùng nhau, bác sĩ viết 1 bài tổng hợp lại các bạn đọc và chia sẻ cho nhiều người biết nhé.
(Bài viết có sử dụng 1 số hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế)

Khi là F0, trước hết bạn phải bình tĩnh, tránh lo lắng và làm theo các bước sau:

A. CÁCH LY
👉1. Phòng cách ly:
- Phòng đủ tiêu chuẩn: có cửa sổ thoáng (nên mở ra), có phòng vệ sinh khép kín, vẫn nên đeo khẩu trang để hạn chế virus phát tán ra bên ngoài khi mở cửa tiếp tế thức ăn...
- Phòng không đủ tiêu chuẩn: sinh hoạt chung nhiều người cùng trong 1 phòng. Mọi người trong phòng cần giữ khoảng cách, đeo khẩu trang và thực hiện nghiêm túc 5 k.
- Nếu cả nhà F0 cùng 1 lúc hoặc theo các ngày khác nhau: thì các F0 không cần cách ly nhau.
- Nếu con nhỏ chưa thể tự chăm sóc cho mình hoặc F0 cần người chăm sóc thì nên cách ly kèm theo 1 người trong phòng riêng và thực hiện 5K.
- Mẹ bị F0 có con sơ sinh thì mẹ và con cùng cách ly, vẫn cho con bú và thực hiện 4K

👉2. Chất thải:
Cho vào túi ni lon y tế màu vàng, phun cồn 70 độ trước khi bỏ ra ngoài (đổ cồn 70 độ vào 1 bình xịt phun sương).

B. CHĂM SÓC Y TẾ

🛑1. DANH MỤC CÁC THUỐC CHUẨN BỊ:
- Thuốc hạ sốt: paracetamol (Efferalgan) x 20 viên
- Thuốc bù nước và điện giải: Oresol x 20 gói
- Thuốc bổ: Vitamin tổng hợp, vitamin C.. x 20 viên
- Thuốc giảm ho (nếu ho nhiều):
+ Người lớn: Terpincodein x 20 viên
+ Mẹ có thai, cho con bú: Acetylcysteine 200mg x 20 viên
+ Trẻ em: Atussin siro x l lọ
- Thuốc ngạt mũi:
+ Trên 6 tuổi: Otrivin 0.1%
+ Sơ sinh và dưới 6 tuổi: Otrivin 0.05%
- Cặp nhiệt độ x 1 chiếc
- Thiết bị đo nồng độ bão hòa o xy x 1 cái
- Nước xúc họng x 1 chai

🛑2- F0 CÓ THỂ TỰ DÙNG CÁC THUỐC SAU
👉a-Sốt và đau đầu, đau người
+ Đối với người lớn: > 38,5 độ hoặc đau đầu, đau người nhiều: uống mỗi lần 1 viên thuốc hạ sốt như paracetamol 0,5 g,
+ Đối với trẻ em: > 38,5 độ, uống thuốc hạ sốt như paracetamol liều 10-15 mg/kg/lần.
Có thể lặp lại mỗi 4-6 h, ngày không quá 4 lần.6.
Nếu uống thuốc hạ sốt mà không hạ, thì cần chườm ấm liên tục đến khi nhiệt độ dưới 38.5.
👉b- Nếu ho: Ho là phản ứng tự vệ tốt của cơ thể, nếu ho ít thì thôi, nếu ho nhiều thì uống thuốc giảm ho:
+ Người lớn: Terpincodein uống 1-2 viên/ 1 lần và uống 2 lần trong ngày (không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú).
+ Đối với phụ nữ có thai và cho con bú uống long đờm: Acetylcysteine 200mg: uống 1 viên/ 1 lần, ngày 3 lần.
+ Trẻ em: Atussin siro uống theo tờ hướng dẫn
👉c- Nếu đi ngoài lỏng: Uống bù nước và điện giải Oresol pha mỗi gói vào 200 ml nước.
👉d- Tắc ngạt mũi: thuốc nhỏ mũi

🛑3- THUỐC PHẢI CÓ CHỈ ĐỊNH CỦA BÁC SĨ MỚI ĐƯỢC DÙNG

👉a-Thuốc kháng virus
+ Favipiravir 200 mg, 400 mg (viên).
+ Molnupiravir 200 mg, 400 mg (viên).
Lưu ý:
-Thuốc sử dụng để điều trị COVID-19 nhẹ đến trung bình, có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng.
-Bệnh nhân có thời gian khởi phát triệu chứng dưới 5 ngày, không sử dụng quá 5 ngày liên tiếp, không sử dụng để dự phòng
- Không sử dụng đối với phụ nữ có thai và cho con bú
- Phụ nữ chuẩn bị mang thai nên sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng.
- Không sử dụng dưới 18 tuổi
- Nam giới sau dụng 3 tháng mới được có con.
💊Ngày 22/2 Bộ Y tế cho phép sử dụng thuốc kháng virus Remdesivir cho trẻ em mắc COVID-19, thể nhẹ có bệnh nền nguy cơ chuyển nặng.

👉b. Thuốc giảm viêm có thành phần corticosteroid đường uống
Thuốc chỉ kê đơn điều trị trong một ngày trong thời gian chờ chuyển đến Bệnh viện. Lựa chọn một trong các thuốc sau:
+ Dexamethason 0,5 mg (viên nén).
+ Methylprednisolon 16 mg (viên nén).
👉c. Thuốc chống đông
Chỉ kê đơn điều trị trong một ngày trong thời gian chờ chuyển đến Bệnh viên. Lựa chọn một trong các thuốc sau:
+ Rivaroxaban 10 mg (viên).
+ Apixaban 2,5 mg (viên).

🛑4- CÁC DẤU HIỆU F0 CẦN BÁO Y TẾ CẤP CỨU NGAY
👉1- Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.
👉2- Nhịp thở: Đối với người lớn: nhịp thở ≥ 20 lần/phút
Đối với trẻ em từ 1 đến dưới 5 tuổi: Nhịp thở: ≥ 40 lần/phút; Trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi: nhịp thở: ≥ 30 lần/phút
(Lưu ý ở trẻ em: đếm đủ nhịp thở trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc).
👉3- SpO2 ≤ 96% (trường hợp phát hiện chỉ số SpO2 bất thường cần đo lại lần 2 sau 30 giây đến 1 phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo).
👉4- Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc < 50 nhịp/phút.
👉5- Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo).
👉6- Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.
👉7- Thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.
👉8- Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.
👉9- Không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn (ở trẻ em). Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban...
👉10- Mắc thêm bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng...

🛑5- BỆNH NỀN CÓ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG (Nhóm F0 bác sĩ có thể kê đơn uống thuốc kháng virus):

1- Đái tháo đường
2- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh phổi khác
3- Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác).
4- Bệnh thận mạn tính
5- Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu
6- Béo phì, thừa cân.
7- Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim).
8- Bệnh lý mạch máu não.
9- Hội chứng Down
10- HIV/AIDS.
11- Bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ).
12- Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác
13- Hen phế quản.
14- Tăng huyết áp.
15- Thiếu hụt miễn dịch.
16- Bệnh gan.
17- Rối loạn do sử dụng chất gây nghiện
18- Đang điều trị bằng thuốc. corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác.
19.- Các bệnh hệ thống.
20- Bệnh lý khác đối với trẻ em: Tăng áp phổi nguyên hoặc thứ phát, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa di truyền bẩm sinh, rối loạn nội tiết bẩm sinh mắc phải.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng hướng dẫn nhóm nguy cơ khác là người trên 50 tuổi; phụ nữ có thai.

C-CHẾ ĐỘ ĂN VÀ LUYỆN TẬP

👉1-Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt uống đủ nước nếu sốt cao thì nhu cầu nước là rất lớn: uống oresol, nước dừa, sữa, hoa quả...
👉2-Xông: theo tôi không cần xông, vì chưa có cơ sở khoa học
👉3-Đặc biệt lưu ý tập hít thở sâu tối thiểu 3 lần/ 1 ngày, mỗi lần 30 phút, khi có dấu hiệu bão hòa oxy máu hạ thì hít thở sâu là rất cần thiết trước khi đi cấp cứu.
👉 Tập thể dục nhẹ nhàng.
👉 Vệ sinh cá nhân: Vệ sinh sạch sẽ, khi hạ sốt có thể tắm gội bằng nước ấm hàng ngày (trừ lúc đang mệt không dậy được).

D- CÁC LƯU Ý KHÁC

👉1- F0 cách ly 7 ngày test nhanh nếu âm tính là khỏi bệnh hòa nhập luôn cộng đồng, nếu dương tính cách ly thêm 3 ngày rồi test lại (người đã tiêm đủ vaccine), nếu vẫn còn dương thì thêm 4 ngày nữa (cho người chưa tiêm vaccine).
👉2- Fo mới khỏi bệnh thì có thể yên tâm chăm sóc các F0 khác trong gia đình.
👉3- F0 có thể mắc lại, tuy nhiên tỷ lệ rất thấp và nhẹ rất nhiều vì đã có kháng thể
👉4- Hậu covid: Bệnh Covid cũng như các bệnh khác phải có thời gian hồi phục, vì vậy không quá lo lắng cần ăn uống tốt, luyện tập, và khám sức khỏe định kỳ.
👉 5-Chỉ mua các thuốc có giấy phép của Bộ Y tế, không mua thuốc trôi nổi tránh bị lừa đảo.

👉6- Đối với ngưòi có bệnh nền: THA, đái tháo đường... cần uống thuôc kiểm soát tốt các chỉ số cho trở về giới hạn bình thường.
👉 7- F0 khỏi bệnh sau 3 tháng thì tiêm vaccine mũi 3, đối với người chưa tiêm mũi nào thì có thể tiêm luôn được.

Lần đầu tiên có thớt không hù covid :))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top