- Biển số
- OF-58229
- Ngày cấp bằng
- 3/3/10
- Số km
- 1,061
- Động cơ
- 455,221 Mã lực
- Nơi ở
- Sapa - Lao Cai
- Website
- vecaptreosapa.com
Đội tàu mới hiện đại kết hợp với các tàu cũ dạn dày kinh nghiệm tạo thành lực lượng tương đối mạnh để Cảnh sát biển Việt Nam thực thi việc chấp pháp trên biển.
Đảm nhận việc thực thi pháp luật và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia trên vùng biển có diện tích hơn 1 triệu km2 với 3.260 km đường bờ biển và hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ là nhiệm vụ nặng nề. Để thực hiện nhiệm vụ đó, hiện lực lượng tàu, xuồng của Cảnh sát biển Việt Nam có hơn 60 chiếc.
Nổi bật nhất là tàu CSB 8001 (ký hiệu thiết kế DN-2000) do Công ty đóng tàu Hồng Hà chế tạo theo thiết kế của hãng Damen (Hà Lan) được Cảnh sát biển tiếp nhận ngày 23/10/2012. Đây được đánh giá là tàu tuần tra hiện đại nhất khu vực. DN-2000 có chiều dài 90m, rộng 14m, mớn nước 4m, lượng giãn nước toàn tải tới 2.561 tấn. Tàu được trang bị 4 máy chính (4x2.240 kW) lai 2 trục chân vịt, 2 chân vịt tiến bước cho phép đạt vận tốc tối đa 21,3 hải lý/h. Tàu có khả năng hoạt động trong điều kiện gió cấp 12, thời gian liên tục trên biển là 40 ngày đêm, tầm hoạt động là 5.000 hải lý.
Thủy thủ đoàn của tàu gồm 70 người (trong đó kíp lái là 40 người, kíp cứu nạn là 30 người). Ngoài ra, tàu có thể chở thêm người bị nạn hoặc chuyển quân đến 120 người. DN-2000 có khả năng vận chuyển: nhiên liệu cho tàu 270m3, nhiên liệu hàng hóa 100m3, nhiên liệu cho máy bay trực thăng 10m3, nước ngọt cho tàu 50m3, nước ngọt hàng hóa 50m3. Ngoài ra, tàu có thể kéo tàu khác với lượng giãn nước đến 2.200 tấn. Đuôi tàu có một sân đáp cho phép trực thăng 14 tấn hạ cánh.
Về vũ trang, do là tàu chấp pháp nên chỉ trang bị 1 pháo 23 mm ở trước đài chỉ huy và súng máy phòng không ở giữa tàu. Bên cạnh đó tàu được trang bị cả súng phun nước và nhiều thiết bị cứu hộ hiện đại.
Theo thông tin đã công bố, Việt Nam đang chế tạo chiếc tàu thứ hai thuộc lớp DN-2000 mang số hiệu 8002.
Tàu tuần tra 8001 lớp DN-2000 của Cảnh sát biển
Một tàu lớn được đánh giá là khá hiện đại nữa mà Cảnh sát biển vừa tiếp nhận vào ngày 26/8/2013 sau khi được sữa chữa, nâng cấp tại Công ty đóng tàu Hồng Hà là tàu tuần tra 8003. Tàu có chiều dài 81,5m, rộng 9,8m, cao 5,8m; mớn nước đầy tải: 3,0m; lượng giãn nước đầy tải 1.400 tấn, công suất máy chính 3.888 KW x 02; tốc độ thiết kế lớn nhất: 20,7 hải lý/giờ.
Sau khi tiếp nhận từ nước ngoài, tàu đã được cải tiến và thay thế một số thiết bị hiện đại như hệ thống quan sát, thông tin liên lạc, radar, cứu sinh, cứu hỏa. Hệ thống điều khiển của 8003 có mức độ hiện đại thuộc “Top” đầu khu vực và thế giới. Tàu không chỉ có khả năng truyền tín và thoại, mà còn có khả năng truyền hình ảnh trên hải trình về trung tâm chỉ huy của Cục Cảnh sát biển Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chỉ đạo, nhất là khi có tình huống phức tạp nảy sinh.
Tàu Cảnh sát biển 8003
Cùng đợt bàn giao này Cảnh sát biển còn tiếp nhận 2 tàu mang số hiệu 2015, 2016 cũng do Công ty Hồng Hà nâng cấp, sữa chữa. Tàu có chiều dài 47,75m; rộng 7,1m; cao 4,3m; mớn nước đầy tải 2,12m; lượng giãn nước đầy tải 280 tấn; công suất máy chính 2.690 KW x 02 máy; tốc độ thiết kế lớn nhất 22,3 hải lý/giờ. Cả 3 tàu nhận đợt này đều được nghiệm thu trong điều kiện mưa bão để khẳng định năng lực hoạt động trong thời tiết xấu.
Tàu Cảnh sát biển 2015
Cùng trong nhóm tàu tuần tra trọng tải lớn còn có 2 tàu mang số hiệu 6006, 6007 do Công ty đóng tàu Sông Thu sản xuất với lượng giãn nước 1.200 tấn. Theo các thông tin thì đây là các tàu vận tải lớp Trường Sa được chuyển đổi mục đích.
Tàu Cảnh sát biển 6006 hoán cải từ tàu vận tải lớp Trường Sa
Có màu sơn đỏ - trắng rất nổi bật, khác với màu xanh thường thấy của Cảnh sát biển đó là 4 chiếc tàu kéo cứu nạn CV-3500mang số hiệu lần lượt 9001, 9002, 9003, 9004 do Tập đoàn Damen (Hà Lan) thiết kế, Công ty Sông Thu chế tạo. Tàu có công suất 3.500 CV, chiều dài 46m, rộng 12m, chiều cao mạn 5,5m, lượng giãn nước 1.400 tấn. Theo thiết kế, tàu có thể hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết, mọi cấp sóng, có khả năng cứu nạn trong siêu bão, có "mắt thần" nhìn đêm đến 10 km và đủ sức hoạt động liên tục 30 ngày đêm trên biển.
Tàu được trang bị các loại máy móc, thiết bị hiện đại, đồng bộ theo tiêu chuẩn châu Âu, được phân loại theo cấp 100A1 Coastal service (phục vụ ven biển) và LMC (lai kéo cứu hộ). Tàu kéo cứu nạn CV-3500 được trang bị tổ hợp máy bơm cứu hộ lắp đặt trong khoang máy chính. Qua một cửa thông với biển có thể cung cấp nước hoặc bọt Foam chống cháy ra 2 súng phun đặt trên nóc cabin. Đường kính họng phun D=90mm, tầm phun xa nhất ở góc nghiêng 450 với lưu lượng 350 m3 /giờ đạt đến 75 m.
Tàu CV-3500 sử dụng để tìm kiếm, cứu người bị nạn trên biển; cứu đắm, cứu hỏa cho các tàu khác hoặc các công trình trên biển; cứu kéo các tàu, phương tiện nổi mắc cạn hoặc trôi dạt trên biển; cấp dầu, nước cho các tàu bị nạn hoặc các trạm đảo xa; lai kéo tàu thuyền và phương tiện nổi trên vùng biển Việt Nam; tham gia bảo vệ môi trường biển, chống sự cố tràn dầu; tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh hải Việt Nam và sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giao.
Tàu kéo cứu nạn 9001 lớp CV-3500
Cảnh sát biển Việt Nam còn được trang bị nhiều tàu tuần tra cỡ nhỏ có lượng giãn nước từ 120 đến 400 tấn, có tốc độ cao, trang bị vũ khí thiết bị hiện đại, được đánh số dưới dạng 10xx, 20xx, 30xx, 40xx, 50xx.
Đầu tiên là tàu tuần tiễu cao tốc TT-120 gồm 12 chiếc có chức năng tuần tra bảo vệ chủ quyền và an ninh trật tự vùng biển Việt Nam, kiểm soát và ngăn chặn các loại tàu thuyền vi phạm các quy định của Nhà nước về Hải quan, đánh bắt hải sản, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường trong hải phận Việt Nam. TT-120 bao gồm các tàu mang số hiệu 001, 1011, 1012, 1013, 1014, 3001, 3002, 3003,3004, 3005, 3006, 3007
Tàu Cảnh sát biển 3002 lớp TT-120
Tàu tuần tiễu cao tốc TT-200 gồm 13 chiếc là dạng tàu cao tốc vỏ thép do Viện kỹ thuật Hải quân thiết kế. Tàu hoạt động trong điều kiện sóng cấp 7 và 8, có thể chịu được cấp 9 và tầm hoạt động là 1.800 hải lý. Bao gồm các tàu mang số hiệu 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006, 2007, 2008, 2010, 2011, 2013, 2012, 2014.
Tàu Cảnh sát biển 2008 lớp TT-2008Tàu tuần tiễu cao tốc vỏ thép TT-400 gồm 4 chiếc, đây là dạng tàu có tính năng kỹ thuật cao, trang thiết bị hiện đại. Khả năng tự động hoá, tích hợp các thiết bị trên tàu đồng bộ và chịu được sóng đến cấp 10. Với công suất 16.000 CV, tầm hoạt động tiếp nhiên liệu là 2.500 hải lý, khi tăng tốc tàu có thể đạt tới tốc độ gần 60 km/h và trở thành kình ngư trên biển cả. TT-400 bao gồm các tàu mang số hiệu 4031, 4032, 4033, 4034
Tàu Cảnh sát biển 4031 lớp TT-400
Ngoài ra, Cảnh sát biển Việt Nam còn được trang bị tàu tuần tiễu lớp Shershen do Liên Xô sản xuất với số lượng 4 chiếc, tàu có chiều dài 34 m; chiều rộng 6,72 m; chiều cao mạn 1,46 m; mớn nước toàn tải 1,5 m; tốc độ tối đa 45 hải lý/h; lượng choán nước 172 tấn. Bao gồm các tàu mang số hiệu 5011, 5012, 5013, 5014.
Nguồn: Vndenfence.info
Đảm nhận việc thực thi pháp luật và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia trên vùng biển có diện tích hơn 1 triệu km2 với 3.260 km đường bờ biển và hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ là nhiệm vụ nặng nề. Để thực hiện nhiệm vụ đó, hiện lực lượng tàu, xuồng của Cảnh sát biển Việt Nam có hơn 60 chiếc.
Nổi bật nhất là tàu CSB 8001 (ký hiệu thiết kế DN-2000) do Công ty đóng tàu Hồng Hà chế tạo theo thiết kế của hãng Damen (Hà Lan) được Cảnh sát biển tiếp nhận ngày 23/10/2012. Đây được đánh giá là tàu tuần tra hiện đại nhất khu vực. DN-2000 có chiều dài 90m, rộng 14m, mớn nước 4m, lượng giãn nước toàn tải tới 2.561 tấn. Tàu được trang bị 4 máy chính (4x2.240 kW) lai 2 trục chân vịt, 2 chân vịt tiến bước cho phép đạt vận tốc tối đa 21,3 hải lý/h. Tàu có khả năng hoạt động trong điều kiện gió cấp 12, thời gian liên tục trên biển là 40 ngày đêm, tầm hoạt động là 5.000 hải lý.
Thủy thủ đoàn của tàu gồm 70 người (trong đó kíp lái là 40 người, kíp cứu nạn là 30 người). Ngoài ra, tàu có thể chở thêm người bị nạn hoặc chuyển quân đến 120 người. DN-2000 có khả năng vận chuyển: nhiên liệu cho tàu 270m3, nhiên liệu hàng hóa 100m3, nhiên liệu cho máy bay trực thăng 10m3, nước ngọt cho tàu 50m3, nước ngọt hàng hóa 50m3. Ngoài ra, tàu có thể kéo tàu khác với lượng giãn nước đến 2.200 tấn. Đuôi tàu có một sân đáp cho phép trực thăng 14 tấn hạ cánh.
Về vũ trang, do là tàu chấp pháp nên chỉ trang bị 1 pháo 23 mm ở trước đài chỉ huy và súng máy phòng không ở giữa tàu. Bên cạnh đó tàu được trang bị cả súng phun nước và nhiều thiết bị cứu hộ hiện đại.
Theo thông tin đã công bố, Việt Nam đang chế tạo chiếc tàu thứ hai thuộc lớp DN-2000 mang số hiệu 8002.
Tàu tuần tra 8001 lớp DN-2000 của Cảnh sát biển
Một tàu lớn được đánh giá là khá hiện đại nữa mà Cảnh sát biển vừa tiếp nhận vào ngày 26/8/2013 sau khi được sữa chữa, nâng cấp tại Công ty đóng tàu Hồng Hà là tàu tuần tra 8003. Tàu có chiều dài 81,5m, rộng 9,8m, cao 5,8m; mớn nước đầy tải: 3,0m; lượng giãn nước đầy tải 1.400 tấn, công suất máy chính 3.888 KW x 02; tốc độ thiết kế lớn nhất: 20,7 hải lý/giờ.
Sau khi tiếp nhận từ nước ngoài, tàu đã được cải tiến và thay thế một số thiết bị hiện đại như hệ thống quan sát, thông tin liên lạc, radar, cứu sinh, cứu hỏa. Hệ thống điều khiển của 8003 có mức độ hiện đại thuộc “Top” đầu khu vực và thế giới. Tàu không chỉ có khả năng truyền tín và thoại, mà còn có khả năng truyền hình ảnh trên hải trình về trung tâm chỉ huy của Cục Cảnh sát biển Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chỉ đạo, nhất là khi có tình huống phức tạp nảy sinh.
Tàu Cảnh sát biển 8003
Cùng đợt bàn giao này Cảnh sát biển còn tiếp nhận 2 tàu mang số hiệu 2015, 2016 cũng do Công ty Hồng Hà nâng cấp, sữa chữa. Tàu có chiều dài 47,75m; rộng 7,1m; cao 4,3m; mớn nước đầy tải 2,12m; lượng giãn nước đầy tải 280 tấn; công suất máy chính 2.690 KW x 02 máy; tốc độ thiết kế lớn nhất 22,3 hải lý/giờ. Cả 3 tàu nhận đợt này đều được nghiệm thu trong điều kiện mưa bão để khẳng định năng lực hoạt động trong thời tiết xấu.
Tàu Cảnh sát biển 2015
Cùng trong nhóm tàu tuần tra trọng tải lớn còn có 2 tàu mang số hiệu 6006, 6007 do Công ty đóng tàu Sông Thu sản xuất với lượng giãn nước 1.200 tấn. Theo các thông tin thì đây là các tàu vận tải lớp Trường Sa được chuyển đổi mục đích.
Tàu Cảnh sát biển 6006 hoán cải từ tàu vận tải lớp Trường Sa
Có màu sơn đỏ - trắng rất nổi bật, khác với màu xanh thường thấy của Cảnh sát biển đó là 4 chiếc tàu kéo cứu nạn CV-3500mang số hiệu lần lượt 9001, 9002, 9003, 9004 do Tập đoàn Damen (Hà Lan) thiết kế, Công ty Sông Thu chế tạo. Tàu có công suất 3.500 CV, chiều dài 46m, rộng 12m, chiều cao mạn 5,5m, lượng giãn nước 1.400 tấn. Theo thiết kế, tàu có thể hoạt động ở mọi điều kiện thời tiết, mọi cấp sóng, có khả năng cứu nạn trong siêu bão, có "mắt thần" nhìn đêm đến 10 km và đủ sức hoạt động liên tục 30 ngày đêm trên biển.
Tàu được trang bị các loại máy móc, thiết bị hiện đại, đồng bộ theo tiêu chuẩn châu Âu, được phân loại theo cấp 100A1 Coastal service (phục vụ ven biển) và LMC (lai kéo cứu hộ). Tàu kéo cứu nạn CV-3500 được trang bị tổ hợp máy bơm cứu hộ lắp đặt trong khoang máy chính. Qua một cửa thông với biển có thể cung cấp nước hoặc bọt Foam chống cháy ra 2 súng phun đặt trên nóc cabin. Đường kính họng phun D=90mm, tầm phun xa nhất ở góc nghiêng 450 với lưu lượng 350 m3 /giờ đạt đến 75 m.
Tàu CV-3500 sử dụng để tìm kiếm, cứu người bị nạn trên biển; cứu đắm, cứu hỏa cho các tàu khác hoặc các công trình trên biển; cứu kéo các tàu, phương tiện nổi mắc cạn hoặc trôi dạt trên biển; cấp dầu, nước cho các tàu bị nạn hoặc các trạm đảo xa; lai kéo tàu thuyền và phương tiện nổi trên vùng biển Việt Nam; tham gia bảo vệ môi trường biển, chống sự cố tràn dầu; tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh hải Việt Nam và sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giao.
Tàu kéo cứu nạn 9001 lớp CV-3500
Cảnh sát biển Việt Nam còn được trang bị nhiều tàu tuần tra cỡ nhỏ có lượng giãn nước từ 120 đến 400 tấn, có tốc độ cao, trang bị vũ khí thiết bị hiện đại, được đánh số dưới dạng 10xx, 20xx, 30xx, 40xx, 50xx.
Đầu tiên là tàu tuần tiễu cao tốc TT-120 gồm 12 chiếc có chức năng tuần tra bảo vệ chủ quyền và an ninh trật tự vùng biển Việt Nam, kiểm soát và ngăn chặn các loại tàu thuyền vi phạm các quy định của Nhà nước về Hải quan, đánh bắt hải sản, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường trong hải phận Việt Nam. TT-120 bao gồm các tàu mang số hiệu 001, 1011, 1012, 1013, 1014, 3001, 3002, 3003,3004, 3005, 3006, 3007
Tàu Cảnh sát biển 3002 lớp TT-120
Tàu Cảnh sát biển 2008 lớp TT-2008
Tàu Cảnh sát biển 4031 lớp TT-400
Ngoài ra, Cảnh sát biển Việt Nam còn được trang bị tàu tuần tiễu lớp Shershen do Liên Xô sản xuất với số lượng 4 chiếc, tàu có chiều dài 34 m; chiều rộng 6,72 m; chiều cao mạn 1,46 m; mớn nước toàn tải 1,5 m; tốc độ tối đa 45 hải lý/h; lượng choán nước 172 tấn. Bao gồm các tàu mang số hiệu 5011, 5012, 5013, 5014.
Nguồn: Vndenfence.info