- Biển số
- OF-781052
- Ngày cấp bằng
- 18/6/21
- Số km
- 4,005
- Động cơ
- 67,512 Mã lực
- Tuổi
- 124
Tiêm kích FA-50 của Ba Lan không đơn giản trong vận hành và bảo dưỡng như nhiều người vẫn nghĩ.
https://baomoi.com/vi-sao-toan-bo-phi-doi-tiem-kich-fa-50-cua-ba-lan-bat-ngo-phai-nam-dat-c48895799.epi
Các phi công của Không quân Ba Lan chưa thể tìm ra cách vận hành hiệu quả tiêm kích FA-50 do Hàn Quốc chế tạo, ấn phẩm quốc phòng Defense 24 cho biết.
Vào tháng 9/2022, Warsaw đã đặt hàng 48 máy bay chiến đấu siêu âm hai chỗ ngồi FA-50 từ Seoul với chi phí 3 tỷ USD. Tới tháng 11/2023, Hàn Quốc đã giao 12 chiếc (một phi đội) đầu tiên cho Ba Lan.
Thỏa thuận còn quy định việc phân bổ khoản tín dụng cho Warsaw với số tiền nhất định để mua máy bay, nhưng không bao gồm đào tạo phi công, mua vũ khí, phụ tùng thay thế và thiết bị mô phỏng.
Hiện tại Warsaw đã quyết định mua hệ thống mô phỏng tiêu chuẩn, nhưng chúng sẽ không được giao trước cuối năm 2024 và thiết bị cải tiến chỉ được giao sau 3 năm nữa. Đáng ngại nhất là Hàn Quốc sẽ không cung cấp bất kỳ công nghệ nào cho Ba Lan.
Kết quả là mới đây phi đội FA-50 của Ba Lan, đóng tại căn cứ không quân chiến thuật số 23 (Minsk - Mazowiecki), đã phải nằm đất và mọi chuyến bay của chúng bị đình chỉ, đây là điều gây nhiều thất vọng.
Các quan chức quân sự Ba Lan đang cảm thấy rất bất lực trong việc vận hành số chiến đấu cơ nói trên, khi họ thậm chí không có chứng chỉ an toàn về đạn phản lực được lắp đặt dưới ghế phóng cứu nạn dành cho phi công.
Sự kiện gây tai tiếng nhất trong lịch sử Không quân Ba Lan hiện đại chính là lời mời vào năm 2023 từ phía Hàn Quốc, để đưa những chiếc Fa-50 này tới trình diễn tại một trong những triển lãm hàng không.
Khi đó phi công Hàn Quốc ngồi ở vị trí lái chính, và phía sau họ, trong buồng lái ở vị trí số hai là phi công Ba Lan chỉ để "học hỏi", điều này cho thấy họ chưa thực sự làm chủ máy bay.
Đối với FA-50, đây là một biến thể sửa đổi dựa trên máy bay huấn luyện phản lực tiên tiến hạng nhẹ T-50 Golden Eagle của Hàn Quốc, đây là sản phẩm của liên doanh giữa Korea Aerospace Industries (KAI) và Lockheed Martin.
Chiếc T-50 được hình thành vào những năm 1990, nó chính thức gia nhập hàng ngũ hoạt động của Không quân Hàn Quốc vào năm 2005 và sau đó không lâu, biến thể chiến đấu cơ đích thực đã ra đời.
Chiếc FA-50 đã được Hàn Quốc bán cho Ba Lan, Philippines và một số đối tác khác, nó thậm chí đã chiến thắng cả F-22 Raptor trong trận không chiến mô phỏng ở cự ly gần.
Hiện tại Hàn Quốc đã giới thiệu biến thể FA-50 Block 20, đây chính là phiên bản hiện đại hóa tiếp theo của máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 Block 10, với nhiều tính năng kỹ chiến thuật vượt trội.
Cần đặc biệt lưu ý, FA-50 Block 20 cung cấp khả năng lắp đặt radar Northrop Grumman AN/APG-83 trên máy bay, đây là radar mảng pha quét chủ động thế hệ mới, được trang bị cho phiên bản cao cấp nhất của tiêm kích F-16 Fighting Falcon.
Khí tài trên cho phép sử dụng tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM, máy bay còn có khả năng triển khai các hệ thống vũ khí có độ chính xác cao, đặc biệt là khi tích hợp pod nhắm mục tiêu bằng laser Sniper do Lockheed Martin chế tạo.
Ngoài ra phụ thuộc vào mong muốn của khách hàng, hệ thống tiếp nhiên liệu trên không có thể được lắp đặt trên máy bay, nhà sản xuất sẵn sàng cung cấp những tùy chọn bổ sung để nâng cao sức chiến đấu.
Ngoài FA-50 (bản hai chỗ ngồi, Hàn Quốc đã công bố biến thể sửa đổi F-50 chỉ với một phi công, khoảng không gian phía sau buồng lái sẽ được hoán cải mang theo bình nhiên liệu nhằm tăng tầm hoạt động của chiếc chiến đấu cơ.