Tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp Aspic của Pháp

trocphunc

Xe hơi
Biển số
OF-13637
Ngày cấp bằng
1/3/08
Số km
161
Động cơ
519,509 Mã lực
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp Aspic của Pháp dùng để bảo vệ các mục tiêu công nghiệp quan trọng, các căn cứ không quân, sở chỉ huy, đội hình phòng không khi đang cơ động.

Trong hệ thống phòng không của pháp, tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp Aspic được coi là thành phần “chủ lực” dùng để chống lại máy bay, trực thăng (kể cả bay ở chế độ treo), các tên lửa có cánh bay ở tần thấp và cực thấp. Tổ hợp Aspic có thể sử dụng các tên lửa loại Mistral, Stinger và tất cả các loại nào có thể thích ứng với nó.

Tổ hợp Aspic là một hệ thống hoả lực độc lập được tự động hoá hoàn toàn, có thể sử dụng theo phương án cố định hoặc lắp đặt trên khung gầm các loại xe khác nhau có sức chở 1.500kg, trong đó có xe hạng nhẹ loại Hammer và Peugeot P4.



Cự ly hoạt động của Aspic từ 0,3 – 7,0km, tầm cao tiêu diệt mục tiêu từ 0,5 – 3,0 km
Trong trường hợp bố trí trên khung gầm xe ô tô, 4 tên lửa tác chiến nằm trong container vận chuyển – phóng đặt trên thiết bị phóng, còn 4 tên lửa dự bị đặt trên ô tô. Tuỳ thuộc vào loại tên lửa tác chiến sử dụng trên thiết bị phóng, số lượng tên lửa có thể tăng đến 8 quả.

Xe chiến đấu của tổ hợp được trang bị hệ thống kết nối và định hướng. Kíp gồm 2 người (lái xe và xạ thủ bắn).

Thành phần chính của tổ hợp là hệ thống điều khiển hoả lực, bao gồm hệ thống phát hiện quang học ARES, camera hồng ngoại, máy tính và hệ thống tự động bám mục tiêu. Khi tác chiến độc lập, xạ thủ bắn sử dụng hệ thống phát hiện quang học, vào ban đêm sử dụng camera hồng ngoại. Nhờ việc trang bị các phương tiện phát hiện mục tiêu quang - điện tử nên radar địch khó phát hiện được tổ hợp và tăng khả năng sống còn cho tổ hợp.

Trạm điều khiển lắp đặt bên ngoài cho phép kíp chiến đấu ẩn nấp ở trong hầm trú ẩn cách xe chiến đấu đến 50m khi tiến hánh các hoạt động tác chiến.

Tổ hợp tên lửa phòng không Aspic có thể trang bị hệ thống nhận biết “địch – ta” SB14 với cự ly hoạt động đến 20km. Hệ thống Samantha hoặc phương án cải tiến Clara của nó được sử dụng như là trạm điều khiển. Trạm điều khiển Samantha do công ty Thomson-CSF sản xuất, bảo đảm quan sát tình hình trên không, truyền chỉ thị mục tiêu, điều khiển các phương tiện tác chiến phối thuộc, tự động xác định các mục tiêu sở hữu quốc gia, liên lạc với các đầu mối cấp trên của hệ thống phòng không. Tất cả các quá trình hoạt động tác chiến đều được tự động hoá.

Samantha được trang bị trạm radar xung – dople loại 1630P với anten mạng pha phẳng. Điều này bảo đảm chống nhiễu trong các điều kiện của tác chiến điện tử. Việc điều khiển bệ pháo phòng không, các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai và tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp loại Aspic được thực hiện ở cự ly đến 5km.




Vận tốc tối đa của tên lửa – 800m/s, vận tốc tối đa của mục tiêu – 440m/s
Khi tổ hợp tên lửa phòng không Aspic hoạt động, việc chỉ thị mục tiêu được thực hiện trong chế độ tự động, việc truyền các dữ liệu được thực hiện theo kênh vô tuyến. Khi bệ pháo phòng không và tổ hợp tên lửa phòng không vác vai hoạt động, thông tin về tình hình trên không được hiển thị trên màn hình của thiết bị đầu cuối đặt cách xa.

Cự ly phát hiện máy bay – 20km, trực thăng – 10km, tần số khôi phục thông tin 1,5s, thời gian làm việc trung bình đến khi hỏng hóc – 1.200 giờ. Để tăng cự ly phát hiện, anten trạm radar được lắp đặt trên thiết bị nâng thuỷ lực học nâng cao đến tầm 8m. Kíp chiến đấu của trạm điều khiển gồm 2 người (chỉ huy và trắc thủ radar).

Trạm điều khiển Samantha được bố trí trên container chuẩn có thể lắp đặt trên khung gầm xe ô tô có khả năng vượt địa hình cao với sức nâng tải 5 tấn và vận chuyển bằng máy bay C-130, C-160. Tất cả các hệ thống có khả năng bảo vệ phát xạ điện từ.



Cự ly phát hiện mục tiêu 20km, thời gian phản ứng 7,0s
Hiện nay, tổ hợp này đã được sản xuất hàng loạt và được không quân Pháp trang bị từ năm 1994 (30 hệ thống với tên lửa Mistral). Đồng thời, nó cũng được xuất khẩu cho Chile và Australia.

Vào năm 1993, Tập đoàn các công ty “Thomson-CSF" và "Shorts" đã tuyên bố thành lập để nghiên cứu và sản xuất tổ hợp tầm thấp cơ động trên cơ sở tổ hợp tên lửa phòng không Aspic với việc sử dụng các loại tên lửa Starburst và Starstreak với mục đích trang bị cho các lực lượng vũ trang Anh và đưa ra thị trường vũ khí thế giới. Tổ hợp cải tiến này đã được lực lượng vũ trang Phần Lan mua để sử dụng.

Nguyễn Hoàng (Nguồn)
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Tổ hợp này gọn nhẹ, có thể lắp trên xe bọc thép hoặc xe bán tải được nhể ... trực thăng gặp e này thì gay phết.
E thấy nó được gắn thêm súng 2-30mm thì hay hơn nhiều so với chỉ dùng tên lửa.
 

guidingstar

Xe tăng
Biển số
OF-3886
Ngày cấp bằng
20/3/07
Số km
1,490
Động cơ
566,291 Mã lực
nhờ mod gom vào thớt tên lửa cho tiện nhể :D
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
nhờ mod gom vào thớt tên lửa cho tiện nhể :D
Chú này là tổ hợp phòng không tầm thấp, thông thường đi cùng pháo 23-30mm với tên lửa tầm ngắn dạng tầm nhiệt hoặc dẫn đường bằng rada.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top