• [Thông báo] Diễn đàn tạm thời bảo trì từ 23h00 ngày 21/12 đến 03h00 ngày 22/12/2024 để nâng cấp. Mong cụ/mợ thông cảm.

[Funland] Tinh giản biên chế người khác ngoại trừ tôi

NguyenMinhNgoc

Xe tăng
Biển số
OF-90161
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
1,548
Động cơ
554,273 Mã lực
Tinh giản bộ máy là chủ trương chiến lược, để đất nước chuẩn bị sức lực đón thời cơ phát triển.
Có ông TS nọ, hay kiếm cớ chửi bới nhà nước, trong đó có cả chuyện bộ máy cồng kềnh, tốn kém, không hiệu quả... Nhưng bây giờ trước lợi ích của mình, ra sức viết bài nói Viện Nghiên cứu Hán Nôm của ông ta là trường hợp đặc thù, không thể ghép với Viện Thông tin KHXH. Ông ta làm như không có Viện nghiên cứu Hán Nôm thì sẽ không còn văn hóa dân tộc nữa.
Không biết làm thế nào vừa lòng ông, vì làm thế nào cũng bị ông chửi. Nhưng lần này, ông chửi vì động đến quyền lợi cá nhân ông.
Nhà nước có chế độ đặc thù bù đắp cho những người dôi dư, mất chức, phải chuyển công tác hoặc thậm chí về hưu sớm, nhưng dù sao họ cũng phải chịu thiệt thòi nhất định. Nhiều người làm lâu năm trong nhà nước, sức ì lớn, ra ngoài nhà nước là không biết làm gì để sống. Khó khăn vậy, nhưng họ hiểu rõ ý nghĩa của cuộc cách mạng này, và phải chấp nhận quyết định của tổ chức, để bản thân bước vào một thử thách mới.
Kho sách Hán Nôm trước đây thuộc Thư Viện Thông tin khxh thì bây giờ trả về Thư Viện này là đúng, không trở ngại gì cho ai cần nghiên cứu, khai thác nó. Ông TS nọ sắp tới có trở ngại gì khai thác kho sách ấy không? Từ lâu nay, ông hàng ngày lên Facebook viết và đưa tin, nên chắc chẳng còn thời gian và tâm sức cho nghiên cứu..
Ta cũng biết sách Hán Nôm của ông cha ta để lại không nhiều, sách có giá trị càng ít, chưa đến trăm cuốn, đều đã dịch ra hết. Các loại tài liệu Hán Nôm khác như văn khắc, văn bia, câu đối, cơ bút.. nội dung quanh đi quẩn lại tương tự nhau và mấy chục năm qua căn bản ta đã thu thập hết, gần như không có tài liệu mới, vì từ 1945 thì nước ta chuyển hết sang quốc ngữ. Tài liệu Hán Nôm 10 thế kỷ qua đã ít, về lượng có lẽ còn không bằng tài liệu quốc ngữ sản xuất ra 1 ngày bây giờ, lại không sản sinh thêm kể từ 1945, và đã được nghiên cứu, dịch ra quốc ngữ tất cả các tài liệu quan trọng,
Việc nghiên cứu các tài liệu Hán Nôm vẫn cần tiếp tục, dù có hay không có Viện nghiên cứu Hán Nôm. Các nhà nghiên cứu lớn về Hán Nôm của ta có mấy người là người của Viện Hán Nôm? Các nhà cổ học lớn nhất của nước ta, như Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn, Trần Đình Hượu, Nhữ Thành,k Nguyễn Hiến Lê, Toan Ánh, Nguyễn Đình Đầu... chẳng liên quan gì đến Viện nghiên cứu Hán Nôm.
Văn hóa dân tộc không thể là cái cớ để coi Viện nghiên cứu Hán Nôm là đặc thù, là ngoại lệ.
Nếu cơ quan nào cũng xin giữ lại vì coi là trường hợp đặc biệt thì sự nghiệp phát triển của đất nước sẽ ra sao?
 
Chỉnh sửa cuối:

comiki

Xe ba gác
Người OF
Biển số
OF-504527
Ngày cấp bằng
13/4/17
Số km
20,700
Động cơ
3,262,548 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
🛑TOÀN VĂN BÁO CÁO VÀ KIẾN NGHỊ
CỦA TẬP THỂ VIỆN NC HÁN NÔM

BÁO CÁO, ĐỀ NGHỊ CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM VỀ VIỆC SẮP XẾP, TINH GỌN BỘ MÁY

Kính gửi: - Đảng ủy Viện Hàn lâm KHXH VN V
- TS Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH VN
- TS Đặng Xuân Thanh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH VN
- Ban Tổ chức - Cán bộ, Viện Hàn lâm KHXH VN

Đồng kính gửi: - Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW.

Chiều ngày 10/12/2024, Chi ủy và Ban Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hán Nôm (VNCHN) được triệu tập dự Hội nghị (mở rộng) của Ban Chấp hành Đảng bộ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm). Tại Hội nghị, Đảng ủy Viện Hàn lâm đã trình bày phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy Viện Hàn lâm, trong đó có phương án sáp nhập VNCHN vào Viện Thông tin Khoa học xã hội (“sáp nhập” chứ không phải “hợp nhất”, được hiểu là không còn tên đơn vị “Viện Nghiên cứu Hán Nôm”). Tại Hội nghị, trên tinh thần chấp hành chỉ đạo của Đảng uỷ, nhằm hướng đến hợp nhất để phát triển, đồng chí Bí thư Chi bộ – Viện trưởng VNCHN đã phát biểu đề nghị thay vì sáp nhập thì hợp nhất Viện Thông tin Khoa học xã hội với VNCHN thành một đơn vị có tên gọi Viện Văn hiến học Việt Nam - một tổ chức khoa học và công nghệ công lập với đội ngũ nghiên cứu (cổ đại, hiện đại) và đội ngũ nghiệp vụ (thư viện, bảo quản…) cùng làm việc trên định hướng nghiên cứu.

Theo chỉ đạo tại Hội nghị của TS Phan Chí Hiếu - Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Viện Hàn lâm, sau Hội nghị, VNCHN đã tổ chức họp lấy ý kiến của toàn thể đơn vị ngày 13/12/2024.
Đến ngày 16/12/2024, VNCHN nhận được Kế hoạch số 2249/KH-KHXH của Viện Hàn lâm kí cùng ngày về việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Viện Hàn lâm, trong đó ghi rõ:
“Sáp nhập Viện Nghiên cứu Hán Nôm vào Viện Thông tin Khoa học xã hội. Giao Viện Thông tin Khoa học xã hội chủ trì, phối hợp với Viện Nghiên cứu Hán Nôm, các đơn vị liên quan xây dựng Đề án sáp nhập; các hồ sơ, văn bản khác kèm theo theo quy định. Thời hạn hoàn thành: Trước ngày 25/12/2024, gửi Ban Tổ chức – Cán bộ thẩm định, báo cáo Đảng uỷ, Lãnh đạo Viện Hàn lâm”.

Sau đây là ý kiến chính thức của tập thể viên chức và người lao động VNCHN về vấn đề sắp xếp, tinh gọn bộ máy.

1. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN SUY XÉT KĨ LƯỠNG NẾU MUỐN SÁP NHẬP HOẶC HỢP NHẤT VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM NHÌN TỪ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ ĐÓNG GÓP XÃ HỘI

1.1. Nghiên cứu Hán Nôm là ngành nghiên cứu cơ bản, độc đáo, đặc thù của nền khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam

Nghiên cứu Hán Nôm nhìn từ góc độ văn hiến học cổ điển là một ngành nghiên cứu cơ bản, độc đáo và đặc thù của Việt Nam. Di sản Hán Nôm, hay văn hiến Hán Nôm, là những thư tịch, di văn, tài liệu được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, là kho tàng văn hóa thành văn vô cùng phong phú của nước ta trải suốt hàng ngàn năm. Theo ý nghĩa chung ở khu vực Đông Á hiện nay, “văn hiến” là vật mang tin có chữ viết, lưu giữ các giá trị văn hoá, khoa học, lịch sử. Văn hiến Hán Nôm đã trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống di sản văn hiến quý giá của dân tộc và thế giới; là sợi dây, là cây cầu liên kết giữa quá khứ, hiện tại và tương lai; là nguồn tư liệu quan trọng giúp cho thế hệ hôm nay và mai sau có cơ hội tìm hiểu về cội nguồn lịch sử, văn hóa của dân tộc.
Ngày 23/11/1945, hơn 2 tháng sau khi nước nhà giành độc lập, trong bối cảnh đất nước cực kỳ khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 65/SL “ấn định nhiệm vụ Phương Đông Bác cổ học viện” có nhiệm vụ bảo tồn tất cả các cổ tích trong toàn cõi Việt Nam. Sắc lệnh đã đánh giá cao vai trò của di sản văn hoá, coi “Việc bảo tồn cổ tích là việc cần thiết cho công cuộc kiến thiết nước nhà”. Sắc lệnh nêu rõ: “Nghiêm cấm việc phá hủy những đình chùa, đền miếu hoặc nơi thờ tự khác, những cung điện, thành quách cùng lăng mộ chưa được bảo tồn. Cấm phá hủy những bia ký, đồ vật, chiếu sắc, văn bằng, giấy má, sách vở có tính cách tôn giáo hay không, có ích cho lịch sử, nhưng chưa được bảo tồn”. Sắc lệnh số 65/SL đã phản ánh những tư tưởng, quan điểm rất cơ bản, sâu sắc, thể hiện tầm nhìn chiến lược, những quan điểm, định hướng hết sức đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nhà nước ta đối với sự nghiệp bảo tồn di sản văn hoá dân tộc. Đó là quan điểm về vai trò quan trọng của di sản văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, về tính kế thừa, liên tục và bền vững trong phát triển văn hóa, về trách nhiệm của Nhà nước, xã hội và mỗi công dân trong việc bảo vệ di sản văn hóa. Di sản Hán Nôm là một trong những hồn cốt, là tinh hoa, là linh hồn trong các di sản văn hóa ấy.

“Phương Đông Bác cổ học viện” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nói tới chính là cốt lõi giá trị mà VNCHN đang từng bước thực hiện.

Năm 1991, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đến thăm VNCHN. Thủ tướng đã động viên, giao nhiệm vụ thúc đẩy phát triển sự nghiệp nghiên cứu Hán Nôm để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội.

Năm 1993, Bộ trưởng Bộ giáo dục Đại học và Trung học chuyên nghiệp Trần Hồng Quân đã về thăm VNCHN và đồng ý mở mã ngành đào tạo sau đại học (thạc sĩ và tiến sĩ) tại VNCHN, thúc đẩy sự nghiệp đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu Hán Nôm.

Ngày 24/11/2021, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn ********* đã phát biểu chỉ đạo: “Quan tâm hơn nữa đến việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng, miền, của đồng bào các dân tộc, kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hóa của thời đại. Phát triển “sức mạnh mềm” của văn hóa Việt Nam, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia trong thời gian tới. […] Đó là một tài sản vô cùng quý báu do tổ tiên, cha ông ta mấy nghìn năm để lại, không phải nơi nào cũng có được; chúng ta có trách nhiệm phải giữ gìn, trân trọng và phát huy. Nếu không là chúng ta có tội với lịch sử, là vong ân bội nghĩa với tổ tiên, cha ông chúng ta”.

Trong số các di sản tổ tiên ta để lại ấy có vai trò cực kì quan trọng di sản Hán Nôm. Hàm chứa trong nguồn di sản ấy là “tinh thần của tinh thần, khoa học của khoa học” trong dòng chảy lịch sử văn hoá dân tộc ta. Di sản Hán Nôm là biểu tượng của nền văn hóa viết Việt Nam. Đó là lời ăn tiếng nói, là tâm tư tình cảm, là chiều sâu trí tuệ, là tư tưởng minh triết, là tinh thần nhân văn, là tất cả những gì của tổ tiên các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam còn được ghi chép lại trong văn hiến cổ điển Hán Nôm, đang chờ các nhà nghiên cứu tiếp cận, chuyển mã, giải mã, nghiên cứu và phát huy giá trị trong đời sống hiện nay và mai sau. Tất cả những công việc này đang là nhiệm vụ nặng nề nhưng vinh quang đặt lên vai các nhà nghiên cứu Hán Nôm. Đó chính là sứ mệnh lịch sử của ngành Hán Nôm.

Ngành nghiên cứu Hán Nôm là lĩnh vực học thuật về văn hiến Hán Nôm. Đây là ngành nghiên cứu cơ bản, độc đáo, đặc thù của nền khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam, vừa mang tính chuyên ngành (văn hiến học cổ điển, hay ngữ văn học cổ điển), lại vừa mang tính liên ngành, đa ngành; là sợi dây cực kì quan trọng để kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai của con dân đất Việt. Nhận thức chung ấy đã được nhiều nhà văn hoá, nhà chính trị khẳng định. Một ngành như vậy cần phải được tạo điều kiện phát triển hơn nữa, chứ không phải thu gọn, sáp nhập, hay hợp nhất, dù trong bất kì hoàn cảnh nào.

1.2. VNCHN là đơn vị duy nhất ở Việt Nam và trên thế giới, không thể thay thế

Xuất phát từ yêu cầu và nhiệm vụ nghiên cứu sưu tầm thư tịch cổ, năm 1970 Ban Hán Nôm thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam được thành lập. Ngày 13/9/1979, VNCHN chính thức được thành lập trên cơ sở Ban Hán Nôm, theo quyết định số 326/CP của Hội đồng Chính phủ và được tái khẳng định trong Nghị định số 23/CP ngày 22/5/1993 của Chính phủ.

VNCHN là tổ chức khoa học và công nghệ công lập trực thuộc Viện Hàn lâm, có chức năng nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, phục chế, nhân bản, biên dịch, khai thác và xuất bản di sản Hán Nôm của dân tộc; cung cấp những luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định các chủ trương, chính sách phát triển đất nước; tư vấn khoa học; tham gia đào tạo phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu Hán Nôm của Việt Nam. (Trích Quyết định số 129/QĐ-KHXH do Chủ tịch Viện Hàn lâm kí ngày 07/3/2024 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của VNCHN.)

Giữa ngành Hán Nôm và VNCHN có mối quan hệ vô cùng khăng khít. Trong ngành Hán Nôm, ngoài VNCHN, chỉ còn một số đơn vị thường là cấp bộ môn thuộc khoa trong một vài trường đại học làm nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực Hán Nôm, với số lượng nhân sự mỏng, tập trung vào chuyên môn đào tạo, thường xuyên tham gia các công việc học thuật do VNCHN chủ trì tổ chức, đăng tải bài viết trên Tạp chí Hán Nôm – cơ quan ngôn luận của VNCHN. Vì vậy, VNCHN là đơn vị trọng tâm, có ảnh hưởng một cách toàn diện đến sự sống còn của ngành Hán Nôm.

Hiện nay cấu trúc theo ngành Hán Nôm tại VNCHN thể hiện qua các phòng nghiên cứu, bao gồm: Phòng Thư tịch học, Phòng Minh văn học, Phòng Văn tự học, Phòng Văn hiến học so sánh; bên cạnh đó là Phòng Bảo quản – Thư viện để lưu giữ tài liệu và phục vụ độc giả. Những chức năng, nhiệm vụ như trên là độc nhất, không bị trùng lặp hay chồng chéo với bất kì đơn vị nào khác, kể cả trong và ngoài Viện Hàn lâm.

Trong suốt hơn 50 năm hình thành và phát triển, VNCHN đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào, được trong nước và nước ngoài cùng ghi nhận:

Ở trong nước, VNCHN đã tổ chức nghiên cứu và xuất bản hàng loạt công trình cỡ lớn như: tập san Nghiên cứu Hán Nôm (1984-1986), Tạp chí Hán Nôm (từ 1986~), Kỷ yếu Thông báo Hán Nôm (1995-2016), Kỷ yếu Nghiên cứu Hán Nôm thường niên cấp Quốc gia (từ năm 2017~), Tổng tập truyện thơ Nôm các dân tộc thiểu số Việt Nam (25 tập, 2008~), Tùng thư về điển chế pháp luật Việt Nam thời trung đại (3 tập), Tùng thư Văn hoá Hán Nôm (10 tập, từ năm 2020~)…, chưa kể rất nhiều sách chuyên khảo, sách phiên dịch, tổng cộng có hàng ngàn công trình khoa học (sách, bài viết) của các nhà khoa học trong và ngoài nước hơn 50 năm qua. Nhiều bài tạp chí của viên chức VNCHN được công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín ở thứ hạng ISI, Scopus… Đây không chỉ là tiếng nói khoa học từ VNCHN mà còn là nơi hội tụ tinh hoa học thuật của toàn ngành Hán Nôm trên toàn quốc.

Phối hợp với đối tác nước ngoài, VNCHN đã xuất bản nhiều bộ sách cỡ lớn, được quốc tế đánh giá cao: Tổng tập thác bản văn khắc Hán Nôm Việt Nam (22 tập, hợp tác với Pháp), Việt Nam Hán văn Yên hành văn hiến tập thành (25 tập, hợp tác với Trung Quốc, in tại Trung Quốc), Việt Nam Hán văn tiểu thuyết tập thành (20 tập, hợp tác với Trung Quốc, in tại Trung Quốc), Thư mục văn khắc Hán Nôm Việt Nam (11 tập, hợp tác với Pháp), Di sản Hán Nôm Việt Nam – Thư mục đề yếu (3 tập, hợp tác với Pháp), Tùng thư Văn bia Việt Nam (từ năm 2020~, hợp tác với Pháp), Tùng thư bia Hậu Việt Nam (từ năm 2024~, hợp tác với Pháp)…
Các giải thưởng cá nhân và tập thể đạt được trong lĩnh vực khoa học có thể kể như: Giải thưởng Nhà nước (2017) và giải thưởng Hồ Chí Minh (2022) trao cho GS.TSKH Nguyễn Quang Hồng (Nguyên Phó Viện trưởng). Nhà nước trao Huân chương Lao động hạng nhất (năm 2010) cho tập thể Viện về thành tích đóng góp cho sự nghiệp khoa học nước nhà. Nhà nước trao Huân chương Lao động Hạng nhất (2013) cho nguyên Viện trưởng Trịnh Khắc Mạnh. Nhiều công trình của viên chức VNCHN đã đạt giải trong Giải thưởng sách quốc gia hằng năm…

GS.TS Philippe Papin (Viện Khảo cứu cao cấp Pháp) nhấn mạnh rằng VNCHN đã thực hiện được một “khối lượng công việc khổng lồ mà các thế hệ đã nối tiếp nhau thực hiện từ 50 năm qua”. (Trích Thư chúc mừng 50 năm thành lập VNCHN, viết ngày 7/12/2020).
GS.TS Chen Yiyuan (Đại học Thành Công, Đài Loan, TQ) đã đặc biệt nhấn mạnh: “Trong 50 năm trở lại đây, VNCHN đã phụ trách nhiều công trình văn hoá trọng yếu của quốc gia bao gồm sưu tập, bảo quản, phiên dịch, nghiên cứu và quảng bá văn hoá Hán Nôm, dưới sự nỗ lực không ngừng của các thế hệ Viện trưởng cùng đội ngũ cán bộ mẫn cán, đã xây dựng được tiếng tăm rất lớn tại Việt Nam đến các nước châu Á và Âu – Mỹ, thành tựu giảng dạy và nghiên cứu xuất sắc của quý Viện cũng là điều mà giới Hán học thế giới cùng hưởng, khiến cho người người cảm phục”. (Trích Thư chúc mừng 50 năm thành lập VNCHN, viết ngày 10/12/2020).

GS.TS Zang Kehe (Đại học Sư phạm Hoa Đông, Trung Quốc, Hội trưởng Hội Hán tự học thế giới) nhấn mạnh vai trò quốc tế của VNCHN: “50 năm trở lại đây, đặc biệt là những năm gần đây, VNCHN trên các lĩnh vực xây dựng tư liệu, bồi dưỡng nhân tài và những cống hiến mang tính quốc tế trong nghiên cứu học thuật đã gặt hái được những thành tựu khiến cho giới nghiên cứu thế giới phải chú ý”. (Trích Thư chúc mừng 50 năm thành lập VNCHN, viết ngày 10/12/2020).

Trên toàn cõi Việt Nam hiện nay chỉ có một (01) đơn vị nghiên cứu độc lập có chức năng, nhiệm vụ chuyên sâu liên quan đến Hán Nôm là VNCHN. Đây là cơ quan nghiên cứu đầu ngành và duy nhất trong cả nước đủ điều kiện và trình độ để thực thi chuỗi chức năng quản lý - khai thác - sưu tầm - bảo quản - nghiên cứu di sản Hán Nôm. Hơn 50 năm qua, VNCHN không chỉ là một thương hiệu mạnh trong nước bởi sự lan tỏa từ cấp trung ương đến cấp địa phương, mà còn lan tỏa tới giới nghiên cứu, học giả trên thế giới. Nhắc tới nghiên cứu văn tịch cổ Việt Nam thì không thể không nhắc tới VNCHN - một ngành nghiên cứu hết sức đặc thù, vừa có những đặc điểm chung với thế giới, lại có một khái niệm riêng là “Sino-Nôm”. Trong VNCHN lưu trữ những tài liệu quý, có giá trị pháp lý đối với chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải dân tộc. VNCHN có khả năng tổ chức giải đọc, giải mã, khai khác, tư vấn các vấn đề liên quan đến khối tài liệu đặc biệt này trong mối quan hệ liên ngành. Trong xã hội hiện đại hoá mạnh mẽ như hiện nay, cộng với nhiệm vụ vừa phát triển vừa bảo vệ các giá trị truyền thống (trong đó đặc biệt quan trọng là thư tịch, thác bản, di văn Hán Nôm trong các di tích lịch sử trên cả nước đang mất mát xuống cấp rất nhanh, thậm chí là “đang kêu cứu”), thì cần phải có sự vào cuộc quyết liệt của VNCHN trong công tác chuyên môn nghiên cứu khoa học, tư vấn chính sách cho các cấp lãnh đạo, quản lí.
GS.TS Ha Young Sam (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán tự Hàn Quốc) nhấn mạnh rằng: “VNCHN là một trung tâm của ngành khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam, là cơ quan nghiên cứu duy nhất tại Việt Nam kiêm hai chức năng bảo tồn và khai thác tư liệu nguyên bản chữ Hán và chữ Nôm”. (Trích Thư chúc mừng 50 năm thành lập VNCHN, viết ngày 10/12/2020).

Nếu VNCHN không còn thì sẽ không còn cơ quan nào của nhà nước có chức năng chuyên sâu về giải mã/phiên dịch tác phẩm Hán Nôm của Nguyễn Trãi, Ngô Sỹ Liên, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Phan Huy Chú, Cao Bá Quát, Hồ Chí Minh…; không còn cơ quan chuyên môn nào của nhà nước có chức năng chuyên sâu về sưu tầm, phát huy giá trị thành văn tại các di tích, mà trong đó di sản Hán Nôm là “hồn cốt của di tích”.

Nếu VNCHN không còn thì di sản thành văn của dân tộc suốt hàng ngàn năm lịch sử sẽ có nguy cơ bị lãng quên, bị hư hại dần, hoặc còn tồn tại nhưng giảm thiểu khả năng khai thác, nghiên cứu, phát huy giá trị.

Nếu VNCHN không còn thì sẽ có nguy cơ triệt tiêu nỗ lực học tập, đào tạo nguồn nhân lực trẻ theo đuổi lĩnh vực nghiên cứu Hán Nôm vốn đang rất hiếm hoi trên toàn lãnh thổ Việt Nam, kéo theo nguy cơ mất dần nguồn nhân lực nghiên cứu Hán Nôm, không có khả năng bổ sung hay thay thế, trong khi việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Hán Nôm công phu hơn hẳn so với nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn khác.

Nếu VNCHN không còn thì sẽ tác động tiêu cực đến toàn ngành Hán Nôm, sẽ kéo theo một nguy cơ là đại đa số người dân Việt Nam hôm nay không đọc được chữ Hán và chữ Nôm, mà thường chỉ chiêm ngưỡng về vẻ đẹp qua thư pháp, không hiểu được nội dung các thư tịch, tài liệu Hán Nôm ở các thư viện; không hiểu được các văn bản khắc trên bia đá, chuông đồng, biển gỗ, rồi các hoành phi, câu đối khắc ở các di tích lịch sử văn hóa tại các địa phương. Đã không đọc hiểu được văn bản thì không nắm được những giá trị nội dung văn hóa thành văn truyền thống của ông cha ta chứa đựng trong văn bản Hán Nôm.

GS.TS Sun Laichen (Đại học Bang California, Fullerton, Hoa Kì) chia sẻ: “Tôi là một trong muôn vàn học giả được thành tựu từ tài liệu của Viện. […] Những tài liệu Hán Nôm này không những vô cùng quý giá với Việt Nam mà còn đối với châu Á và toàn thế giới. Có thể nói rằng Viện là ngôi nhà tinh thần của Việt Nam. Vì vậy, tôi kiến nghị chính phủ Việt Nam tăng cường đầu tư kinh phí để cải thiện và nâng cao cơ sở vật chất của Việt Nam bởi người Việt Nam có đầy đủ mọi lý do để cần phải bảo tồn lịch sử và văn hoá của chính mình”. (Trích Thư chúc mừng 50 năm thành lập VNCHN, viết ngày 8/12/2020).

1.3. Viện NCHN đang hoạt động hiệu quả, đạt hiệu suất cao, lọt TỐP ĐẦU trong số các đơn vị thuộc Viện Hàn lâm thông qua chỉ số KPI; hiện đang được Viện Hàn lâm quan tâm đầu tư xây dựng, phát triển

a. Theo kết quả đánh giá chỉ số hiệu quả hoạt động (KPI) của 31 đơn vị thuộc Viện Hàn lâm áp dụng từ năm 2020 trở lại đây, VNCHN có chỉ số hiệu quả hoạt động trung bình đứng vị trí thứ 8,5 trong số 31 đơn vị được tính KPI của Viện Hàn lâm, trong đó năm 2020 đứng THỨ NHẤT. Điều này khẳng định hiệu quả hoạt động của đơn vị trong tương quan so sánh với các đơn vị khác cùng thuộc Viện Hàn lâm. Tính hiệu quả này chứng tỏ VNCHN không
phải là bộ máy cồng kềnh, chồng chéo chức năng, càng không phải là cơ quan yếu kém, buộc phải sáp nhập hay hợp nhất để tăng hiệu quả hoạt động.

b. Hiểu được tầm quan trọng của kho sách Hán Nôm tại VNCHN, cũng như tầm quan trọng của VNCHN đối với cơ cấu khoa học xã hội và nhân văn nước nhà, Viện Hàn lâm đã tạo điều kiện để VNCHN có dự án đầu tư nâng cấp thư viện và kho sách tại VNCHN từ nguồn ngân sách nhà nước (đã thông qua Quốc hội). Công tác chuẩn bị đầu tư được khởi động từ giữa năm 2023, được phê duyệt vào cuối năm 2024, và sẽ triển khai thực hiện trong hai năm 2025-2026 tại trụ sở 183 Đặng Tiến Đông, quận Đống Đa, Hà Nội. Dự án do Viện Hàn lâm làm Chủ đầu tư và tổ chức Ban Quản lí Dự án, VNCHN là đơn vị thụ hưởng.

Dự án này sẽ tạo điều kiện xây lại cơ sở hạ tầng mới thay thế cho cơ sở hạ tầng cũ đã không đáp ứng được yêu cầu bảo quản và nghiên cứu mới. Cơ sở hạ tầng mới chính là điều kiện đặc biệt quan trọng để VNCHN nâng cấp kho bảo quản, kiện toàn phương thức quản lí tài liệu Hán Nôm, giảm thiểu rủi ro mất mát và hư hại tài liệu, tăng cường đầu tư kinh phí và nhân lực cho công tác Hán Nôm. Đây không chỉ là cơ hội mà còn là VẬN HỘI để phát triển VNCHN lên một tầm cao mới.

Việc đầu tư dự án xây dựng này cho thấy tầm nhìn xa trông rộng của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là của Ban Lãnh đạo Viện Hàn lâm trong việc xác định ưu tiên đầu tư phát triển lĩnh vực văn hoá và di sản, theo tinh thần mà đồng chí cố Tổng Bí thư Nguyễn ********* đã chỉ đạo tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021.

Ngoài ra, trong 34 tạp chí của Viện Hàn lâm, Tạp chí Hán Nôm nằm trong số 06 tạp chí được Viện Hàn lâm lựa chọn là các tạp chí dự kiến đầu tư nâng cấp trong Đề án “Tăng cường năng lực, xây dựng Viện Hàn lâm KHXHVN thành trung tâm nghiên cứu ngang tầm các nước tiên tiến khu vực và trên thế giới” (dự thảo 2024). Sự lựa chọn này chứng tỏ Viện Hàn lâm đánh giá cao hiệu quả hoạt động và đóng góp học thuật của Tạp chí Hán Nôm – cơ quan ngôn luận của VNCHN.

Dù trong thời gian gần đây VNCHN vẫn còn một số vấn đề tồn tại, ít nhiều tạo ra hình ảnh tiêu cực trong xã hội thông qua tác động của truyền thông, như sự việc mất sách Hán Nôm, nhưng điều đó có thể coi là hiện tượng chứ không phải thuộc về bản chất. VNCHN đã kiểm kê, rà soát lại toàn bộ kho sách, từng bước kiện toàn phương thức và nhân lực quản lí, nhằm giảm thiểu nguy cơ đối với thư tịch, đồng thời đang xử lí trách nhiệm đối với các tập thể và cá nhân liên quan. Nhìn nhận thẳng thắn và nghiêm khắc vào sai lầm này là tiền đề để công tác bảo quản, quản lí kho tư liệu Hán Nôm sẽ hoạt động tốt hơn trong tương lai.

1.4. VNCHN có những đóng góp to lớn cho xã hội, góp phần tư vấn chính sách và tư vấn chuyên môn

VNCHN thường xuyên phối hợp, tư vấn chuyên môn cho các cơ quan nhà nước cấp trung ương và địa phương, các dòng họ và người dân trong việc nghiên cứu, phiên dịch, xuất bản từ tư liệu Hán Nôm các vấn đề liên quan đến lịch sử, văn hoá, kinh tế, xã hội, văn hoá tín ngưỡng, văn hoá gia tộc…

Nhiều địa phương có đình, chùa, di tích bị phá hỏng do nhiều nguyên nhân khác nhau trong lịch sử, nhưng tại kho sách VNCHN còn lưu giữ thác bản văn bia, bản sao chép thần tích, thần sắc, tục lệ… và các thư tịch Hán Nôm khác. Khối tài liệu quý giá này được các chuyên gia Hán Nôm khảo cứu, phiên dịch, khai thác, cung cấp thông tin một cách chính thống từ VNCHN, làm căn cứ để phát huy giá trị của di tích, di sản trong đời sống văn hoá xã hội đương đại.

Hãy thử tưởng tượng nếu thông tin về chủ quyền biên giới quốc gia xưa được cha ông ghi chép giờ không có người đọc được; các bộ quốc sử, địa chí ghi lịch sử, cương vực của tổ quốc không còn ai giải đọc; hay gia phả của các gia tộc không được giải mã, thì đất nước và xã hội sẽ có những nguy cơ gì? Nếu để xảy ra nguy cơ mất gốc, không biết tổ tiên nói gì viết gì, nhắn nhủ gì, thì đó là có tội với tiền nhân, có tội với con cháu tương lai.

2. ĐỀ NGHỊ CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM

2.1. Trong những năm gần đây, VNCHN đã luôn chấp hành chủ trương thu gọn đầu mối, tinh giản nhân sự, nhưng có nguyện vọng không thực hiện sáp nhập, hợp nhất
VNCHN chấp hành và ủng hộ chủ trương của Đảng và Chính phủ trong công tác đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy chính trị tinh gọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, theo tinh thần của Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương ************* Việt Nam. Tinh thần này đã được thể hiện bằng thực tế thông qua 3 đợt rà soát, hợp nhất các đơn vị cấp Phòng và giảm biên chế tại VNCHN:

- Về tinh giản bộ máy cấp Phòng: Từ năm 2018 đến giữa năm 2024, VNCHN đã giảm từ 13 đơn vị cấp phòng xuống còn 7 đơn vị, tức là VNCHN đã thu gọn 46% đầu mối cấp phòng trong 7 năm, cụ thể:

+ Năm 2018: giảm từ 13 xuống còn 10 đơn vị cấp phòng.

+ Năm 2021: giảm từ 10 xuống còn 9 đơn vị cấp phòng.

+ Năm 2024: giảm từ 9 xuống còn 7 đơn vị cấp phòng.

- Về tinh giản nhân sự: Từ giai đoạn 2015 đến nay, VNCHN không được tuyển dụng thêm nhân sự, số viên chức trong đơn vị giảm từ 60 xuống còn 45 viên chức (2024), tức là giảm 25% nhân sự trong vòng 9 năm.

Như vậy, từ năm 2015 đến nay, VNCHN luôn chấp hành, ủng hộ chủ trương tinh gọn bộ máy, tinh giản nhân sự, hướng đến hoạt động hiệu quả, thu gọn gần một nửa số đầu mối cấp phòng, giảm một phần tư số lượng nhân sự, nhưng vẫn đảm bảo hoạt động với hiệu quả cao, cho nên không nhất thiết phải sáp nhập hay hợp nhất với đơn vị khác.

2.2. VNCHN có nguyện vọng không sáp nhập hay hợp nhất vì những lí do sau đây:

a. Ngành Hán Nôm là một ngành khoa học cơ bản, độc đáo, đặc thù của Việt Nam, ngày càng cần thiết đối với xã hội đương đại và tương lai. Trong ngành Hán Nôm, VNCHN là cơ quan nhà nước độc lập duy nhất có chuyên môn sâu về lĩnh vực Hán Nôm. Vai trò, vị trí, tầm quan trọng của VNCHN đã được nhiều học giả trong nước và ngoài nước ghi nhận. Việc sáp nhập hay hợp nhất VNCHN sẽ dẫn đến nguy cơ lớn là mất đi một đơn vị nghiên cứu quan trọng, không có khả năng thay thế, ảnh hưởng lớn đến sự sinh tồn của toàn ngành Hán Nôm; đó có thể coi là một sai lầm lịch sử, không đúng với ý kiến chỉ đạo của nhiều thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước trước đây từng quan tâm, thúc đẩy ngành Hán Nôm.

b. Chức năng và nhiệm vụ của VNCHN không trùng lặp với bất kì cơ quan nghiên cứu nào trong cả nước. Nếu sáp nhập hay hợp nhất thì chắc chắn sẽ gây trở ngại cho công tác Hán Nôm, có nguy cơ dẫn đến xóa sổ, giải thể đơn vị duy nhất trong Viện Hàn lâm có chuyên môn về tài liệu cổ. Bên cạnh đó, trong bối cảnh chung hiện nay, nguồn nhân lực có học hàm, học vị cao đang có xu hướng dần dịch chuyển sang các đơn vị tự chủ hoặc tư nhân, làm “chảy máu chất xám”, trực tiếp ảnh hưởng tới việc hoàn thành sứ mệnh, mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị. Trong khi đó, VNCHN hiện đang có đội ngũ viên chức có trình độ sau đại học cao so với mặt bằng chung của các viện nghiên cứu khác trong Viện Hàn lâm (02 PGS, 20 Tiến sĩ, 17 ThS trong tổng số 45 viên chức) với nhiều năm kinh nghiệm. Họ đang ở độ chín muồi về tuổi nghề, tuổi đời, nhiều năm qua đã có những đóng góp không thể phủ nhận. Sự giải thể của thiết chế nhà nước duy nhất có chức năng nghiên cứu Hán Nôm có nguy cơ dẫn đến giảm dần và biến mất vị thế và vai trò xã hội của toàn ngành Hán Nôm, mất dần các nhà nghiên cứu Hán Nôm, vì không còn nơi công tác và cống hiến thì sẽ không còn người theo học lĩnh vực rất khó khăn này.

c. Do yêu cầu vô cùng bức thiết trước thực tế về quản lý, khai thác văn hiến Hán Nôm trên khắp các tỉnh thành cả nước; do yêu cầu khẩn thiết của nhân dân đối với văn hóa truyền thống, lịch sử dân tộc hàng ngàn năm không thể bị gián đoạn; do tầm quan trọng việc giải mã, sử dụng tư liệu thành văn vô cùng có giá trị trong đấu tranh, gìn giữ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, biên giới của tổ quốc; tập thể viên chức và người lao động VNCHN đề nghị không sáp nhập hay hợp nhất VNCHN với bất kì đơn vị nào khác.

Sáp nhập hay hợp nhất VNCHN là chưa đúng với tư tưởng giữ gìn di sản văn hoá dân tộc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo trong Sắc lệnh 65/SL kí năm 1945, đi ngược lại chủ trương phát triển văn hoá mà đồng chí cố Tổng Bí thư Nguyễn ********* đã chỉ đạo trong Hội nghị Văn hoá toàn quốc năm 2021.
PGS.TS Bùi Xuân Đính (Viện Dân tộc học) khi theo dõi thông tin về dự kiến sáp nhập VNCHN đã viết: “Vì tính đặc thù và vai trò cực kỳ quan trọng của tài liệu Hán Nôm và ngành nghiên cứu Hán Nôm trên đây, tôi đề nghị: VNCHN phải được tồn tại độc lập, không giải thể hoặc sáp nhập vào đơn vị nào. Nếu giải thể hay sáp nhập Viện, sẽ tạo ra cách nhìn nhận, ứng xử khác với tài liệu Hán Nôm, khi đó không biết sẽ nguy hại như thế nào. Một thời chúng ta đã hủy hoại di sản văn hóa dân tộc khi đập bia, đốt thần phả, sắc phong, phá hoành phi câu đối... Bây giờ, giải thể, sáp nhập VNCHN, không cẩn thận sẽ như là một hành động lặp lại”. (Trích ý kiến trên mạng xã hội facebook ngày 12/12/2024).

2.3. VNCHN có nguyện vọng không sáp nhập vào Viện Thông tin Khoa học xã hội vì những lí do sau đây:

a. VNCHN được thành lập chính thức (1979) trên cơ sở Ban Hán Nôm (1970), chứ không phải được tách ra từ Viện Thông tin Khoa học xã hội, như một số người có thể hiểu nhầm. Sau khi VNCHN thành lập, một phần tư liệu Hán Nôm đã được chuyển về từ Viện Thông tin Khoa học xã hội. Tuy nhiên sau đó, VNCHN đã chủ động triển khai sưu tầm, bổ sung, nâng con số tư liệu từ hơn 16.000 sách lên hơn 34.000 sách, từ 21.000 thác bản văn bia lên gần 60.000 thác bản, tức là số sách tăng hơn gấp đôi, còn số thác bản tăng lên gần gấp 3 lần so với số tài liệu chuyển từ Viện Thông tin Khoa học xã hội. Hơn nữa, VNCHN đã thu nhận khoảng 10.000 đơn vị mộc bản, một khối lượng chỉ xếp sau mộc bản triều Nguyễn ở Đà Lạt. Những con số vượt trội này là công sức của các thế hệ viên chức và người lao động của VNCHN cùng sự góp sức của giới Hán Nôm trên toàn quốc.

b. Hiện nay, VNCHN được Viện Hàn lâm xếp vào nhóm viện thuộc lĩnh vực khoa học nhân văn, với 04 phòng nghiên cứu, 01 phòng nghiệp vụ (Bảo quản – Thư viện), 01 phòng chức năng (Hành chính – Tổng hợp), vì là viện nghiên cứu nên có tính chỉ số KPI trong 31 viện theo yêu cầu của Viện Hàn lâm. Trong khi đó Viện Thông tin Khoa học xã hội được xếp vào nhóm viện thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, với 3 phòng “nghiên cứu, thông tin”, 05 phòng nghiệp vụ, 01 phòng chức năng (Hành chính – Tổng hợp), không tính chỉ số KPI. Cơ cấu cấp phòng như vậy chứng tỏ chức năng của một viện thiên về nghiên cứu, một viện thiên về nghiệp vụ.

Chủ trương tinh gọn bộ máy của Đảng và Nhà nước là làm tinh gọn, không chồng chéo để đạt hiệu quả trong công việc, mà không phải thực hiện một cách cơ học, chủ quan duy ý chí. Nếu sáp nhập VNCHN vào Viện Thông tin Khoa học xã hội tức là sáp nhập một viện có chức năng nghiên cứu cơ bản trên lĩnh vực cổ học, nghiên cứu văn bản cổ, văn hiến cổ điển vào một đơn vị có chức năng chủ yếu là cung cấp thông tin khoa học về các vấn đề mới, nổi bật của ngành khoa học xã hội và nhân văn nói chung; tức là sáp nhập một đơn vị nghiên cứu cổ học theo bề sâu vào một đơn vị có thiên hướng đương đại theo diện rộng; tức là sáp nhập một viện khoa học nhân văn vào một viện khoa học xã hội, mặc dù hai lĩnh vực này gần nhau. Đó có thể coi là một sự lắp ghép có tính cơ học, không phù hợp với thực tế, có nguy cơ gây trở ngại cho hoạt động chung của cả hai đơn vị.

c. Việc sáp nhập, hợp nhất (nếu có) phải đảm bảo hiệu quả, hiệu suất công việc, có tính kế thừa, thực hiện tốt các công việc trong tương lai. Nếu sáp nhập VNCHN vào Viện Thông tin Khoa học xã hội thì sẽ có nguy cơ làm giảm công suất và hiệu quả hoạt động, càng làm phức tạp bộ máy quản lí, xé lẻ đội ngũ, gây trở ngại cho quá trình làm việc. Chỉ nên sáp nhập hoặc hợp nhất nếu các đơn vị thành phần có tiềm năng phát triển hơn, chứ không phải là tạo ra nguy cơ dẫn đến mất dần sự tồn tại của một đơn vị nghiên cứu cơ bản, độc đáo, đặc thù của Việt Nam.

PGS.TS Đoàn Lê Giang (Đại học Quốc gia TP HCM) cho rằng: “VNCHN ngoài chức năng nghiên cứu như các Viện khác trong Viện Hàn lâm còn có chức năng sưu tầm, bảo quản và cho mượn tài liệu. […] VNCHN có uy tín quốc gia và quốc tế hết sức rộng rãi. Tư liệu mà Viện lưu trữ khai thác hàng trăm năm, mấy trăm năm không hết. Vì các lý do trên, tôi cho rằng VNCHN không thể bị giải thể, sáp nhập, tức xoá tên nó trên bản đồ học thuật quốc gia”. (Trích ý kiến trên mạng xã hội facebook ngày 16/12/2024).

2.4. Từ thực tiễn các thành tựu ở Việt Nam, chúng ta đã đã đúc rút ra bài học kinh nghiệm dẫn đến thành công là Ý ĐẢNG hợp với LÒNG DÂN. VNCHN đề nghị Viện Hàn lâm và các cơ quan hữu trách quan tâm, lắng nghe ý kiến của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, trong và ngoài VNCHN trước khi đưa ra quyết định liên quan đến vận mệnh của VNCHN, hết sức tránh việc sáp nhập thuần tuý hành chính và cơ học khi chưa suy xét thấu đáo.

Chủ trương tinh gọn bộ máy của Đảng và Nhà nước là hoàn toàn hợp với lòng dân. Tuy nhiên, việc tinh gọn, chống chồng chéo cần cân nhắc kỹ lưỡng, tránh cơ học, làm cho đủ chỉ tiêu. Ở những cơ quan có sự trùng lặp về cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, nhân sự mỏng và yếu thì có thể sáp nhập, hợp nhất để vững mạnh hơn. Còn những cơ quan có chức năng độc nhất, không thể thay thế, đội ngũ mạnh và hoạt động hiệu quả thì cần khuyến khích, mở rộng, tạo điều kiện để phát triển. Có như vậy mới xóa bỏ rào cản để tạo động lực cho sự phát triển chung của đất nước.

Bản Báo cáo này thể hiện ý nguyện chung của tập thể viên chức và người lao động tại VNCHN. VNCHN khẩn thiết đề nghị Viện Hàn lâm và các cơ quan có thẩm quyền hết sức suy xét để quyết định giữ sự tồn tại độc lập của VNCHN trong hệ thống của Viện Hàn lâm. Chúng tôi tin tưởng vào trí tuệ và tầm nhìn xa trông rộng của quý vị đối với quyết định quan trọng này.

Trân trọng.

Nơi nhận:
- Như Kính gửi;
- Lưu: VT.
VIỆN TRƯỞNG
Nguyễn Tuấn Cường

(Nguồn: FB)
 

muca

Xe tăng
Biển số
OF-402076
Ngày cấp bằng
21/1/16
Số km
1,511
Động cơ
24,755 Mã lực
Tuổi
41
Nơi ở
Ninh Bình
Dài quá em chả đọc được, nhưng tinh giản đi được là nên làm, bản thân em giờ mà tinh giản cũng chưa biết sẽ làm gì tiếp theo
 
Chỉnh sửa cuối:

NguyenMinhNgoc

Xe tăng
Biển số
OF-90161
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
1,548
Động cơ
554,273 Mã lực
Tôi đã đọc cái công văn trên trong trang Facebook của ông TS mà tôi nhắc đến (không phải ông TS Viện trưởng này) và đã buồn cười. Lập luận của các vị thì bất cứ cơ quan nào cũng có thể làm tương tự.
Tôi biết rằng, các thành viên của Viện chắc rất lo lắng, tâm tư, nhưng ở các cơ quan khác tình cảnh cũng thế.
Hay là thôi hết, không làm gì nữa, thế là ai cũng vui nhỉ?
 

nickthu2

Xe buýt
Biển số
OF-821624
Ngày cấp bằng
27/10/22
Số km
811
Động cơ
40,890 Mã lực
Tuổi
35
Nghe danh viện trưởng một viện nặng tính "thời gian" như VNCHN, nhà cháu ngô nghê tưởng mấy cụ lão thành 6 7x google thử hóa ra cụ Cường này mới 44 tuổi. Vậy mà đã có tài vận dụng "tâm thư", "thư ngỏ" của các bậc lão niên đã cáo lão về quê nhưng nặng lòng thời cuộc hay dùng.
Thật tuổi trẻ tài cao lắm thay.
 

Main_GSM

Xe tăng
Biển số
OF-345385
Ngày cấp bằng
4/12/14
Số km
1,182
Động cơ
281,639 Mã lực
cứ giảm là ai cũng tâm tư ????
 

avile01

Xe hơi
Biển số
OF-846018
Ngày cấp bằng
2/1/24
Số km
126
Động cơ
4,967 Mã lực
Tuổi
104
🛑TOÀN VĂN BÁO CÁO VÀ KIẾN NGHỊ
CỦA TẬP THỂ VIỆN NC HÁN NÔM

BÁO CÁO, ĐỀ NGHỊ CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM VỀ VIỆC SẮP XẾP, TINH GỌN BỘ MÁY

Kính gửi: - Đảng ủy Viện Hàn lâm KHXH VN V
- TS Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH VN
- TS Đặng Xuân Thanh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH VN
- Ban Tổ chức - Cán bộ, Viện Hàn lâm KHXH VN

Đồng kính gửi: - Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW.

Chiều ngày 10/12/2024, Chi ủy và Ban Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hán Nôm (VNCHN) được triệu tập dự Hội nghị (mở rộng) của Ban Chấp hành Đảng bộ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm). Tại Hội nghị, Đảng ủy Viện Hàn lâm đã trình bày phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy Viện Hàn lâm, trong đó có phương án sáp nhập VNCHN vào Viện Thông tin Khoa học xã hội (“sáp nhập” chứ không phải “hợp nhất”, được hiểu là không còn tên đơn vị “Viện Nghiên cứu Hán Nôm”). Tại Hội nghị, trên tinh thần chấp hành chỉ đạo của Đảng uỷ, nhằm hướng đến hợp nhất để phát triển, đồng chí Bí thư Chi bộ – Viện trưởng VNCHN đã phát biểu đề nghị thay vì sáp nhập thì hợp nhất Viện Thông tin Khoa học xã hội với VNCHN thành một đơn vị có tên gọi Viện Văn hiến học Việt Nam - một tổ chức khoa học và công nghệ công lập với đội ngũ nghiên cứu (cổ đại, hiện đại) và đội ngũ nghiệp vụ (thư viện, bảo quản…) cùng làm việc trên định hướng nghiên cứu.

Theo chỉ đạo tại Hội nghị của TS Phan Chí Hiếu - Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Viện Hàn lâm, sau Hội nghị, VNCHN đã tổ chức họp lấy ý kiến của toàn thể đơn vị ngày 13/12/2024.
Đến ngày 16/12/2024, VNCHN nhận được Kế hoạch số 2249/KH-KHXH của Viện Hàn lâm kí cùng ngày về việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Viện Hàn lâm, trong đó ghi rõ:
“Sáp nhập Viện Nghiên cứu Hán Nôm vào Viện Thông tin Khoa học xã hội. Giao Viện Thông tin Khoa học xã hội chủ trì, phối hợp với Viện Nghiên cứu Hán Nôm, các đơn vị liên quan xây dựng Đề án sáp nhập; các hồ sơ, văn bản khác kèm theo theo quy định. Thời hạn hoàn thành: Trước ngày 25/12/2024, gửi Ban Tổ chức – Cán bộ thẩm định, báo cáo Đảng uỷ, Lãnh đạo Viện Hàn lâm”.

Sau đây là ý kiến chính thức của tập thể viên chức và người lao động VNCHN về vấn đề sắp xếp, tinh gọn bộ máy.

1. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN SUY XÉT KĨ LƯỠNG NẾU MUỐN SÁP NHẬP HOẶC HỢP NHẤT VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM NHÌN TỪ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ ĐÓNG GÓP XÃ HỘI

1.1. Nghiên cứu Hán Nôm là ngành nghiên cứu cơ bản, độc đáo, đặc thù của nền khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam

Nghiên cứu Hán Nôm nhìn từ góc độ văn hiến học cổ điển là một ngành nghiên cứu cơ bản, độc đáo và đặc thù của Việt Nam. Di sản Hán Nôm, hay văn hiến Hán Nôm, là những thư tịch, di văn, tài liệu được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, là kho tàng văn hóa thành văn vô cùng phong phú của nước ta trải suốt hàng ngàn năm. Theo ý nghĩa chung ở khu vực Đông Á hiện nay, “văn hiến” là vật mang tin có chữ viết, lưu giữ các giá trị văn hoá, khoa học, lịch sử. Văn hiến Hán Nôm đã trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống di sản văn hiến quý giá của dân tộc và thế giới; là sợi dây, là cây cầu liên kết giữa quá khứ, hiện tại và tương lai; là nguồn tư liệu quan trọng giúp cho thế hệ hôm nay và mai sau có cơ hội tìm hiểu về cội nguồn lịch sử, văn hóa của dân tộc.
Ngày 23/11/1945, hơn 2 tháng sau khi nước nhà giành độc lập, trong bối cảnh đất nước cực kỳ khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 65/SL “ấn định nhiệm vụ Phương Đông Bác cổ học viện” có nhiệm vụ bảo tồn tất cả các cổ tích trong toàn cõi Việt Nam. Sắc lệnh đã đánh giá cao vai trò của di sản văn hoá, coi “Việc bảo tồn cổ tích là việc cần thiết cho công cuộc kiến thiết nước nhà”. Sắc lệnh nêu rõ: “Nghiêm cấm việc phá hủy những đình chùa, đền miếu hoặc nơi thờ tự khác, những cung điện, thành quách cùng lăng mộ chưa được bảo tồn. Cấm phá hủy những bia ký, đồ vật, chiếu sắc, văn bằng, giấy má, sách vở có tính cách tôn giáo hay không, có ích cho lịch sử, nhưng chưa được bảo tồn”. Sắc lệnh số 65/SL đã phản ánh những tư tưởng, quan điểm rất cơ bản, sâu sắc, thể hiện tầm nhìn chiến lược, những quan điểm, định hướng hết sức đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nhà nước ta đối với sự nghiệp bảo tồn di sản văn hoá dân tộc. Đó là quan điểm về vai trò quan trọng của di sản văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, về tính kế thừa, liên tục và bền vững trong phát triển văn hóa, về trách nhiệm của Nhà nước, xã hội và mỗi công dân trong việc bảo vệ di sản văn hóa. Di sản Hán Nôm là một trong những hồn cốt, là tinh hoa, là linh hồn trong các di sản văn hóa ấy.

“Phương Đông Bác cổ học viện” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nói tới chính là cốt lõi giá trị mà VNCHN đang từng bước thực hiện.

Năm 1991, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đến thăm VNCHN. Thủ tướng đã động viên, giao nhiệm vụ thúc đẩy phát triển sự nghiệp nghiên cứu Hán Nôm để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội.

Năm 1993, Bộ trưởng Bộ giáo dục Đại học và Trung học chuyên nghiệp Trần Hồng Quân đã về thăm VNCHN và đồng ý mở mã ngành đào tạo sau đại học (thạc sĩ và tiến sĩ) tại VNCHN, thúc đẩy sự nghiệp đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu Hán Nôm.

Ngày 24/11/2021, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn ********* đã phát biểu chỉ đạo: “Quan tâm hơn nữa đến việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng, miền, của đồng bào các dân tộc, kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hóa của thời đại. Phát triển “sức mạnh mềm” của văn hóa Việt Nam, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia trong thời gian tới. […] Đó là một tài sản vô cùng quý báu do tổ tiên, cha ông ta mấy nghìn năm để lại, không phải nơi nào cũng có được; chúng ta có trách nhiệm phải giữ gìn, trân trọng và phát huy. Nếu không là chúng ta có tội với lịch sử, là vong ân bội nghĩa với tổ tiên, cha ông chúng ta”.

Trong số các di sản tổ tiên ta để lại ấy có vai trò cực kì quan trọng di sản Hán Nôm. Hàm chứa trong nguồn di sản ấy là “tinh thần của tinh thần, khoa học của khoa học” trong dòng chảy lịch sử văn hoá dân tộc ta. Di sản Hán Nôm là biểu tượng của nền văn hóa viết Việt Nam. Đó là lời ăn tiếng nói, là tâm tư tình cảm, là chiều sâu trí tuệ, là tư tưởng minh triết, là tinh thần nhân văn, là tất cả những gì của tổ tiên các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam còn được ghi chép lại trong văn hiến cổ điển Hán Nôm, đang chờ các nhà nghiên cứu tiếp cận, chuyển mã, giải mã, nghiên cứu và phát huy giá trị trong đời sống hiện nay và mai sau. Tất cả những công việc này đang là nhiệm vụ nặng nề nhưng vinh quang đặt lên vai các nhà nghiên cứu Hán Nôm. Đó chính là sứ mệnh lịch sử của ngành Hán Nôm.

Ngành nghiên cứu Hán Nôm là lĩnh vực học thuật về văn hiến Hán Nôm. Đây là ngành nghiên cứu cơ bản, độc đáo, đặc thù của nền khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam, vừa mang tính chuyên ngành (văn hiến học cổ điển, hay ngữ văn học cổ điển), lại vừa mang tính liên ngành, đa ngành; là sợi dây cực kì quan trọng để kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai của con dân đất Việt. Nhận thức chung ấy đã được nhiều nhà văn hoá, nhà chính trị khẳng định. Một ngành như vậy cần phải được tạo điều kiện phát triển hơn nữa, chứ không phải thu gọn, sáp nhập, hay hợp nhất, dù trong bất kì hoàn cảnh nào.

1.2. VNCHN là đơn vị duy nhất ở Việt Nam và trên thế giới, không thể thay thế

Xuất phát từ yêu cầu và nhiệm vụ nghiên cứu sưu tầm thư tịch cổ, năm 1970 Ban Hán Nôm thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam được thành lập. Ngày 13/9/1979, VNCHN chính thức được thành lập trên cơ sở Ban Hán Nôm, theo quyết định số 326/CP của Hội đồng Chính phủ và được tái khẳng định trong Nghị định số 23/CP ngày 22/5/1993 của Chính phủ.

VNCHN là tổ chức khoa học và công nghệ công lập trực thuộc Viện Hàn lâm, có chức năng nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, phục chế, nhân bản, biên dịch, khai thác và xuất bản di sản Hán Nôm của dân tộc; cung cấp những luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định các chủ trương, chính sách phát triển đất nước; tư vấn khoa học; tham gia đào tạo phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu Hán Nôm của Việt Nam. (Trích Quyết định số 129/QĐ-KHXH do Chủ tịch Viện Hàn lâm kí ngày 07/3/2024 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của VNCHN.)

Giữa ngành Hán Nôm và VNCHN có mối quan hệ vô cùng khăng khít. Trong ngành Hán Nôm, ngoài VNCHN, chỉ còn một số đơn vị thường là cấp bộ môn thuộc khoa trong một vài trường đại học làm nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực Hán Nôm, với số lượng nhân sự mỏng, tập trung vào chuyên môn đào tạo, thường xuyên tham gia các công việc học thuật do VNCHN chủ trì tổ chức, đăng tải bài viết trên Tạp chí Hán Nôm – cơ quan ngôn luận của VNCHN. Vì vậy, VNCHN là đơn vị trọng tâm, có ảnh hưởng một cách toàn diện đến sự sống còn của ngành Hán Nôm.

Hiện nay cấu trúc theo ngành Hán Nôm tại VNCHN thể hiện qua các phòng nghiên cứu, bao gồm: Phòng Thư tịch học, Phòng Minh văn học, Phòng Văn tự học, Phòng Văn hiến học so sánh; bên cạnh đó là Phòng Bảo quản – Thư viện để lưu giữ tài liệu và phục vụ độc giả. Những chức năng, nhiệm vụ như trên là độc nhất, không bị trùng lặp hay chồng chéo với bất kì đơn vị nào khác, kể cả trong và ngoài Viện Hàn lâm.

Trong suốt hơn 50 năm hình thành và phát triển, VNCHN đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào, được trong nước và nước ngoài cùng ghi nhận:

Ở trong nước, VNCHN đã tổ chức nghiên cứu và xuất bản hàng loạt công trình cỡ lớn như: tập san Nghiên cứu Hán Nôm (1984-1986), Tạp chí Hán Nôm (từ 1986~), Kỷ yếu Thông báo Hán Nôm (1995-2016), Kỷ yếu Nghiên cứu Hán Nôm thường niên cấp Quốc gia (từ năm 2017~), Tổng tập truyện thơ Nôm các dân tộc thiểu số Việt Nam (25 tập, 2008~), Tùng thư về điển chế pháp luật Việt Nam thời trung đại (3 tập), Tùng thư Văn hoá Hán Nôm (10 tập, từ năm 2020~)…, chưa kể rất nhiều sách chuyên khảo, sách phiên dịch, tổng cộng có hàng ngàn công trình khoa học (sách, bài viết) của các nhà khoa học trong và ngoài nước hơn 50 năm qua. Nhiều bài tạp chí của viên chức VNCHN được công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín ở thứ hạng ISI, Scopus… Đây không chỉ là tiếng nói khoa học từ VNCHN mà còn là nơi hội tụ tinh hoa học thuật của toàn ngành Hán Nôm trên toàn quốc.

Phối hợp với đối tác nước ngoài, VNCHN đã xuất bản nhiều bộ sách cỡ lớn, được quốc tế đánh giá cao: Tổng tập thác bản văn khắc Hán Nôm Việt Nam (22 tập, hợp tác với Pháp), Việt Nam Hán văn Yên hành văn hiến tập thành (25 tập, hợp tác với Trung Quốc, in tại Trung Quốc), Việt Nam Hán văn tiểu thuyết tập thành (20 tập, hợp tác với Trung Quốc, in tại Trung Quốc), Thư mục văn khắc Hán Nôm Việt Nam (11 tập, hợp tác với Pháp), Di sản Hán Nôm Việt Nam – Thư mục đề yếu (3 tập, hợp tác với Pháp), Tùng thư Văn bia Việt Nam (từ năm 2020~, hợp tác với Pháp), Tùng thư bia Hậu Việt Nam (từ năm 2024~, hợp tác với Pháp)…
Các giải thưởng cá nhân và tập thể đạt được trong lĩnh vực khoa học có thể kể như: Giải thưởng Nhà nước (2017) và giải thưởng Hồ Chí Minh (2022) trao cho GS.TSKH Nguyễn Quang Hồng (Nguyên Phó Viện trưởng). Nhà nước trao Huân chương Lao động hạng nhất (năm 2010) cho tập thể Viện về thành tích đóng góp cho sự nghiệp khoa học nước nhà. Nhà nước trao Huân chương Lao động Hạng nhất (2013) cho nguyên Viện trưởng Trịnh Khắc Mạnh. Nhiều công trình của viên chức VNCHN đã đạt giải trong Giải thưởng sách quốc gia hằng năm…

GS.TS Philippe Papin (Viện Khảo cứu cao cấp Pháp) nhấn mạnh rằng VNCHN đã thực hiện được một “khối lượng công việc khổng lồ mà các thế hệ đã nối tiếp nhau thực hiện từ 50 năm qua”. (Trích Thư chúc mừng 50 năm thành lập VNCHN, viết ngày 7/12/2020).
GS.TS Chen Yiyuan (Đại học Thành Công, Đài Loan, TQ) đã đặc biệt nhấn mạnh: “Trong 50 năm trở lại đây, VNCHN đã phụ trách nhiều công trình văn hoá trọng yếu của quốc gia bao gồm sưu tập, bảo quản, phiên dịch, nghiên cứu và quảng bá văn hoá Hán Nôm, dưới sự nỗ lực không ngừng của các thế hệ Viện trưởng cùng đội ngũ cán bộ mẫn cán, đã xây dựng được tiếng tăm rất lớn tại Việt Nam đến các nước châu Á và Âu – Mỹ, thành tựu giảng dạy và nghiên cứu xuất sắc của quý Viện cũng là điều mà giới Hán học thế giới cùng hưởng, khiến cho người người cảm phục”. (Trích Thư chúc mừng 50 năm thành lập VNCHN, viết ngày 10/12/2020).

GS.TS Zang Kehe (Đại học Sư phạm Hoa Đông, Trung Quốc, Hội trưởng Hội Hán tự học thế giới) nhấn mạnh vai trò quốc tế của VNCHN: “50 năm trở lại đây, đặc biệt là những năm gần đây, VNCHN trên các lĩnh vực xây dựng tư liệu, bồi dưỡng nhân tài và những cống hiến mang tính quốc tế trong nghiên cứu học thuật đã gặt hái được những thành tựu khiến cho giới nghiên cứu thế giới phải chú ý”. (Trích Thư chúc mừng 50 năm thành lập VNCHN, viết ngày 10/12/2020).

Trên toàn cõi Việt Nam hiện nay chỉ có một (01) đơn vị nghiên cứu độc lập có chức năng, nhiệm vụ chuyên sâu liên quan đến Hán Nôm là VNCHN. Đây là cơ quan nghiên cứu đầu ngành và duy nhất trong cả nước đủ điều kiện và trình độ để thực thi chuỗi chức năng quản lý - khai thác - sưu tầm - bảo quản - nghiên cứu di sản Hán Nôm. Hơn 50 năm qua, VNCHN không chỉ là một thương hiệu mạnh trong nước bởi sự lan tỏa từ cấp trung ương đến cấp địa phương, mà còn lan tỏa tới giới nghiên cứu, học giả trên thế giới. Nhắc tới nghiên cứu văn tịch cổ Việt Nam thì không thể không nhắc tới VNCHN - một ngành nghiên cứu hết sức đặc thù, vừa có những đặc điểm chung với thế giới, lại có một khái niệm riêng là “Sino-Nôm”. Trong VNCHN lưu trữ những tài liệu quý, có giá trị pháp lý đối với chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải dân tộc. VNCHN có khả năng tổ chức giải đọc, giải mã, khai khác, tư vấn các vấn đề liên quan đến khối tài liệu đặc biệt này trong mối quan hệ liên ngành. Trong xã hội hiện đại hoá mạnh mẽ như hiện nay, cộng với nhiệm vụ vừa phát triển vừa bảo vệ các giá trị truyền thống (trong đó đặc biệt quan trọng là thư tịch, thác bản, di văn Hán Nôm trong các di tích lịch sử trên cả nước đang mất mát xuống cấp rất nhanh, thậm chí là “đang kêu cứu”), thì cần phải có sự vào cuộc quyết liệt của VNCHN trong công tác chuyên môn nghiên cứu khoa học, tư vấn chính sách cho các cấp lãnh đạo, quản lí.
GS.TS Ha Young Sam (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán tự Hàn Quốc) nhấn mạnh rằng: “VNCHN là một trung tâm của ngành khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam, là cơ quan nghiên cứu duy nhất tại Việt Nam kiêm hai chức năng bảo tồn và khai thác tư liệu nguyên bản chữ Hán và chữ Nôm”. (Trích Thư chúc mừng 50 năm thành lập VNCHN, viết ngày 10/12/2020).

Nếu VNCHN không còn thì sẽ không còn cơ quan nào của nhà nước có chức năng chuyên sâu về giải mã/phiên dịch tác phẩm Hán Nôm của Nguyễn Trãi, Ngô Sỹ Liên, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Phan Huy Chú, Cao Bá Quát, Hồ Chí Minh…; không còn cơ quan chuyên môn nào của nhà nước có chức năng chuyên sâu về sưu tầm, phát huy giá trị thành văn tại các di tích, mà trong đó di sản Hán Nôm là “hồn cốt của di tích”.

Nếu VNCHN không còn thì di sản thành văn của dân tộc suốt hàng ngàn năm lịch sử sẽ có nguy cơ bị lãng quên, bị hư hại dần, hoặc còn tồn tại nhưng giảm thiểu khả năng khai thác, nghiên cứu, phát huy giá trị.

Nếu VNCHN không còn thì sẽ có nguy cơ triệt tiêu nỗ lực học tập, đào tạo nguồn nhân lực trẻ theo đuổi lĩnh vực nghiên cứu Hán Nôm vốn đang rất hiếm hoi trên toàn lãnh thổ Việt Nam, kéo theo nguy cơ mất dần nguồn nhân lực nghiên cứu Hán Nôm, không có khả năng bổ sung hay thay thế, trong khi việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Hán Nôm công phu hơn hẳn so với nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn khác.

Nếu VNCHN không còn thì sẽ tác động tiêu cực đến toàn ngành Hán Nôm, sẽ kéo theo một nguy cơ là đại đa số người dân Việt Nam hôm nay không đọc được chữ Hán và chữ Nôm, mà thường chỉ chiêm ngưỡng về vẻ đẹp qua thư pháp, không hiểu được nội dung các thư tịch, tài liệu Hán Nôm ở các thư viện; không hiểu được các văn bản khắc trên bia đá, chuông đồng, biển gỗ, rồi các hoành phi, câu đối khắc ở các di tích lịch sử văn hóa tại các địa phương. Đã không đọc hiểu được văn bản thì không nắm được những giá trị nội dung văn hóa thành văn truyền thống của ông cha ta chứa đựng trong văn bản Hán Nôm.

GS.TS Sun Laichen (Đại học Bang California, Fullerton, Hoa Kì) chia sẻ: “Tôi là một trong muôn vàn học giả được thành tựu từ tài liệu của Viện. […] Những tài liệu Hán Nôm này không những vô cùng quý giá với Việt Nam mà còn đối với châu Á và toàn thế giới. Có thể nói rằng Viện là ngôi nhà tinh thần của Việt Nam. Vì vậy, tôi kiến nghị chính phủ Việt Nam tăng cường đầu tư kinh phí để cải thiện và nâng cao cơ sở vật chất của Việt Nam bởi người Việt Nam có đầy đủ mọi lý do để cần phải bảo tồn lịch sử và văn hoá của chính mình”. (Trích Thư chúc mừng 50 năm thành lập VNCHN, viết ngày 8/12/2020).

1.3. Viện NCHN đang hoạt động hiệu quả, đạt hiệu suất cao, lọt TỐP ĐẦU trong số các đơn vị thuộc Viện Hàn lâm thông qua chỉ số KPI; hiện đang được Viện Hàn lâm quan tâm đầu tư xây dựng, phát triển

a. Theo kết quả đánh giá chỉ số hiệu quả hoạt động (KPI) của 31 đơn vị thuộc Viện Hàn lâm áp dụng từ năm 2020 trở lại đây, VNCHN có chỉ số hiệu quả hoạt động trung bình đứng vị trí thứ 8,5 trong số 31 đơn vị được tính KPI của Viện Hàn lâm, trong đó năm 2020 đứng THỨ NHẤT. Điều này khẳng định hiệu quả hoạt động của đơn vị trong tương quan so sánh với các đơn vị khác cùng thuộc Viện Hàn lâm. Tính hiệu quả này chứng tỏ VNCHN không
phải là bộ máy cồng kềnh, chồng chéo chức năng, càng không phải là cơ quan yếu kém, buộc phải sáp nhập hay hợp nhất để tăng hiệu quả hoạt động.

b. Hiểu được tầm quan trọng của kho sách Hán Nôm tại VNCHN, cũng như tầm quan trọng của VNCHN đối với cơ cấu khoa học xã hội và nhân văn nước nhà, Viện Hàn lâm đã tạo điều kiện để VNCHN có dự án đầu tư nâng cấp thư viện và kho sách tại VNCHN từ nguồn ngân sách nhà nước (đã thông qua Quốc hội). Công tác chuẩn bị đầu tư được khởi động từ giữa năm 2023, được phê duyệt vào cuối năm 2024, và sẽ triển khai thực hiện trong hai năm 2025-2026 tại trụ sở 183 Đặng Tiến Đông, quận Đống Đa, Hà Nội. Dự án do Viện Hàn lâm làm Chủ đầu tư và tổ chức Ban Quản lí Dự án, VNCHN là đơn vị thụ hưởng.

Dự án này sẽ tạo điều kiện xây lại cơ sở hạ tầng mới thay thế cho cơ sở hạ tầng cũ đã không đáp ứng được yêu cầu bảo quản và nghiên cứu mới. Cơ sở hạ tầng mới chính là điều kiện đặc biệt quan trọng để VNCHN nâng cấp kho bảo quản, kiện toàn phương thức quản lí tài liệu Hán Nôm, giảm thiểu rủi ro mất mát và hư hại tài liệu, tăng cường đầu tư kinh phí và nhân lực cho công tác Hán Nôm. Đây không chỉ là cơ hội mà còn là VẬN HỘI để phát triển VNCHN lên một tầm cao mới.

Việc đầu tư dự án xây dựng này cho thấy tầm nhìn xa trông rộng của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là của Ban Lãnh đạo Viện Hàn lâm trong việc xác định ưu tiên đầu tư phát triển lĩnh vực văn hoá và di sản, theo tinh thần mà đồng chí cố Tổng Bí thư Nguyễn ********* đã chỉ đạo tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021.

Ngoài ra, trong 34 tạp chí của Viện Hàn lâm, Tạp chí Hán Nôm nằm trong số 06 tạp chí được Viện Hàn lâm lựa chọn là các tạp chí dự kiến đầu tư nâng cấp trong Đề án “Tăng cường năng lực, xây dựng Viện Hàn lâm KHXHVN thành trung tâm nghiên cứu ngang tầm các nước tiên tiến khu vực và trên thế giới” (dự thảo 2024). Sự lựa chọn này chứng tỏ Viện Hàn lâm đánh giá cao hiệu quả hoạt động và đóng góp học thuật của Tạp chí Hán Nôm – cơ quan ngôn luận của VNCHN.

Dù trong thời gian gần đây VNCHN vẫn còn một số vấn đề tồn tại, ít nhiều tạo ra hình ảnh tiêu cực trong xã hội thông qua tác động của truyền thông, như sự việc mất sách Hán Nôm, nhưng điều đó có thể coi là hiện tượng chứ không phải thuộc về bản chất. VNCHN đã kiểm kê, rà soát lại toàn bộ kho sách, từng bước kiện toàn phương thức và nhân lực quản lí, nhằm giảm thiểu nguy cơ đối với thư tịch, đồng thời đang xử lí trách nhiệm đối với các tập thể và cá nhân liên quan. Nhìn nhận thẳng thắn và nghiêm khắc vào sai lầm này là tiền đề để công tác bảo quản, quản lí kho tư liệu Hán Nôm sẽ hoạt động tốt hơn trong tương lai.

1.4. VNCHN có những đóng góp to lớn cho xã hội, góp phần tư vấn chính sách và tư vấn chuyên môn

VNCHN thường xuyên phối hợp, tư vấn chuyên môn cho các cơ quan nhà nước cấp trung ương và địa phương, các dòng họ và người dân trong việc nghiên cứu, phiên dịch, xuất bản từ tư liệu Hán Nôm các vấn đề liên quan đến lịch sử, văn hoá, kinh tế, xã hội, văn hoá tín ngưỡng, văn hoá gia tộc…

Nhiều địa phương có đình, chùa, di tích bị phá hỏng do nhiều nguyên nhân khác nhau trong lịch sử, nhưng tại kho sách VNCHN còn lưu giữ thác bản văn bia, bản sao chép thần tích, thần sắc, tục lệ… và các thư tịch Hán Nôm khác. Khối tài liệu quý giá này được các chuyên gia Hán Nôm khảo cứu, phiên dịch, khai thác, cung cấp thông tin một cách chính thống từ VNCHN, làm căn cứ để phát huy giá trị của di tích, di sản trong đời sống văn hoá xã hội đương đại.

Hãy thử tưởng tượng nếu thông tin về chủ quyền biên giới quốc gia xưa được cha ông ghi chép giờ không có người đọc được; các bộ quốc sử, địa chí ghi lịch sử, cương vực của tổ quốc không còn ai giải đọc; hay gia phả của các gia tộc không được giải mã, thì đất nước và xã hội sẽ có những nguy cơ gì? Nếu để xảy ra nguy cơ mất gốc, không biết tổ tiên nói gì viết gì, nhắn nhủ gì, thì đó là có tội với tiền nhân, có tội với con cháu tương lai.

2. ĐỀ NGHỊ CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM

2.1. Trong những năm gần đây, VNCHN đã luôn chấp hành chủ trương thu gọn đầu mối, tinh giản nhân sự, nhưng có nguyện vọng không thực hiện sáp nhập, hợp nhất
VNCHN chấp hành và ủng hộ chủ trương của Đảng và Chính phủ trong công tác đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy chính trị tinh gọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, theo tinh thần của Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương ************* Việt Nam. Tinh thần này đã được thể hiện bằng thực tế thông qua 3 đợt rà soát, hợp nhất các đơn vị cấp Phòng và giảm biên chế tại VNCHN:

- Về tinh giản bộ máy cấp Phòng: Từ năm 2018 đến giữa năm 2024, VNCHN đã giảm từ 13 đơn vị cấp phòng xuống còn 7 đơn vị, tức là VNCHN đã thu gọn 46% đầu mối cấp phòng trong 7 năm, cụ thể:

+ Năm 2018: giảm từ 13 xuống còn 10 đơn vị cấp phòng.

+ Năm 2021: giảm từ 10 xuống còn 9 đơn vị cấp phòng.

+ Năm 2024: giảm từ 9 xuống còn 7 đơn vị cấp phòng.

- Về tinh giản nhân sự: Từ giai đoạn 2015 đến nay, VNCHN không được tuyển dụng thêm nhân sự, số viên chức trong đơn vị giảm từ 60 xuống còn 45 viên chức (2024), tức là giảm 25% nhân sự trong vòng 9 năm.

Như vậy, từ năm 2015 đến nay, VNCHN luôn chấp hành, ủng hộ chủ trương tinh gọn bộ máy, tinh giản nhân sự, hướng đến hoạt động hiệu quả, thu gọn gần một nửa số đầu mối cấp phòng, giảm một phần tư số lượng nhân sự, nhưng vẫn đảm bảo hoạt động với hiệu quả cao, cho nên không nhất thiết phải sáp nhập hay hợp nhất với đơn vị khác.

2.2. VNCHN có nguyện vọng không sáp nhập hay hợp nhất vì những lí do sau đây:

a. Ngành Hán Nôm là một ngành khoa học cơ bản, độc đáo, đặc thù của Việt Nam, ngày càng cần thiết đối với xã hội đương đại và tương lai. Trong ngành Hán Nôm, VNCHN là cơ quan nhà nước độc lập duy nhất có chuyên môn sâu về lĩnh vực Hán Nôm. Vai trò, vị trí, tầm quan trọng của VNCHN đã được nhiều học giả trong nước và ngoài nước ghi nhận. Việc sáp nhập hay hợp nhất VNCHN sẽ dẫn đến nguy cơ lớn là mất đi một đơn vị nghiên cứu quan trọng, không có khả năng thay thế, ảnh hưởng lớn đến sự sinh tồn của toàn ngành Hán Nôm; đó có thể coi là một sai lầm lịch sử, không đúng với ý kiến chỉ đạo của nhiều thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước trước đây từng quan tâm, thúc đẩy ngành Hán Nôm.

b. Chức năng và nhiệm vụ của VNCHN không trùng lặp với bất kì cơ quan nghiên cứu nào trong cả nước. Nếu sáp nhập hay hợp nhất thì chắc chắn sẽ gây trở ngại cho công tác Hán Nôm, có nguy cơ dẫn đến xóa sổ, giải thể đơn vị duy nhất trong Viện Hàn lâm có chuyên môn về tài liệu cổ. Bên cạnh đó, trong bối cảnh chung hiện nay, nguồn nhân lực có học hàm, học vị cao đang có xu hướng dần dịch chuyển sang các đơn vị tự chủ hoặc tư nhân, làm “chảy máu chất xám”, trực tiếp ảnh hưởng tới việc hoàn thành sứ mệnh, mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị. Trong khi đó, VNCHN hiện đang có đội ngũ viên chức có trình độ sau đại học cao so với mặt bằng chung của các viện nghiên cứu khác trong Viện Hàn lâm (02 PGS, 20 Tiến sĩ, 17 ThS trong tổng số 45 viên chức) với nhiều năm kinh nghiệm. Họ đang ở độ chín muồi về tuổi nghề, tuổi đời, nhiều năm qua đã có những đóng góp không thể phủ nhận. Sự giải thể của thiết chế nhà nước duy nhất có chức năng nghiên cứu Hán Nôm có nguy cơ dẫn đến giảm dần và biến mất vị thế và vai trò xã hội của toàn ngành Hán Nôm, mất dần các nhà nghiên cứu Hán Nôm, vì không còn nơi công tác và cống hiến thì sẽ không còn người theo học lĩnh vực rất khó khăn này.

c. Do yêu cầu vô cùng bức thiết trước thực tế về quản lý, khai thác văn hiến Hán Nôm trên khắp các tỉnh thành cả nước; do yêu cầu khẩn thiết của nhân dân đối với văn hóa truyền thống, lịch sử dân tộc hàng ngàn năm không thể bị gián đoạn; do tầm quan trọng việc giải mã, sử dụng tư liệu thành văn vô cùng có giá trị trong đấu tranh, gìn giữ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, biên giới của tổ quốc; tập thể viên chức và người lao động VNCHN đề nghị không sáp nhập hay hợp nhất VNCHN với bất kì đơn vị nào khác.

Sáp nhập hay hợp nhất VNCHN là chưa đúng với tư tưởng giữ gìn di sản văn hoá dân tộc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo trong Sắc lệnh 65/SL kí năm 1945, đi ngược lại chủ trương phát triển văn hoá mà đồng chí cố Tổng Bí thư Nguyễn ********* đã chỉ đạo trong Hội nghị Văn hoá toàn quốc năm 2021.
PGS.TS Bùi Xuân Đính (Viện Dân tộc học) khi theo dõi thông tin về dự kiến sáp nhập VNCHN đã viết: “Vì tính đặc thù và vai trò cực kỳ quan trọng của tài liệu Hán Nôm và ngành nghiên cứu Hán Nôm trên đây, tôi đề nghị: VNCHN phải được tồn tại độc lập, không giải thể hoặc sáp nhập vào đơn vị nào. Nếu giải thể hay sáp nhập Viện, sẽ tạo ra cách nhìn nhận, ứng xử khác với tài liệu Hán Nôm, khi đó không biết sẽ nguy hại như thế nào. Một thời chúng ta đã hủy hoại di sản văn hóa dân tộc khi đập bia, đốt thần phả, sắc phong, phá hoành phi câu đối... Bây giờ, giải thể, sáp nhập VNCHN, không cẩn thận sẽ như là một hành động lặp lại”. (Trích ý kiến trên mạng xã hội facebook ngày 12/12/2024).

2.3. VNCHN có nguyện vọng không sáp nhập vào Viện Thông tin Khoa học xã hội vì những lí do sau đây:

a. VNCHN được thành lập chính thức (1979) trên cơ sở Ban Hán Nôm (1970), chứ không phải được tách ra từ Viện Thông tin Khoa học xã hội, như một số người có thể hiểu nhầm. Sau khi VNCHN thành lập, một phần tư liệu Hán Nôm đã được chuyển về từ Viện Thông tin Khoa học xã hội. Tuy nhiên sau đó, VNCHN đã chủ động triển khai sưu tầm, bổ sung, nâng con số tư liệu từ hơn 16.000 sách lên hơn 34.000 sách, từ 21.000 thác bản văn bia lên gần 60.000 thác bản, tức là số sách tăng hơn gấp đôi, còn số thác bản tăng lên gần gấp 3 lần so với số tài liệu chuyển từ Viện Thông tin Khoa học xã hội. Hơn nữa, VNCHN đã thu nhận khoảng 10.000 đơn vị mộc bản, một khối lượng chỉ xếp sau mộc bản triều Nguyễn ở Đà Lạt. Những con số vượt trội này là công sức của các thế hệ viên chức và người lao động của VNCHN cùng sự góp sức của giới Hán Nôm trên toàn quốc.

b. Hiện nay, VNCHN được Viện Hàn lâm xếp vào nhóm viện thuộc lĩnh vực khoa học nhân văn, với 04 phòng nghiên cứu, 01 phòng nghiệp vụ (Bảo quản – Thư viện), 01 phòng chức năng (Hành chính – Tổng hợp), vì là viện nghiên cứu nên có tính chỉ số KPI trong 31 viện theo yêu cầu của Viện Hàn lâm. Trong khi đó Viện Thông tin Khoa học xã hội được xếp vào nhóm viện thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, với 3 phòng “nghiên cứu, thông tin”, 05 phòng nghiệp vụ, 01 phòng chức năng (Hành chính – Tổng hợp), không tính chỉ số KPI. Cơ cấu cấp phòng như vậy chứng tỏ chức năng của một viện thiên về nghiên cứu, một viện thiên về nghiệp vụ.

Chủ trương tinh gọn bộ máy của Đảng và Nhà nước là làm tinh gọn, không chồng chéo để đạt hiệu quả trong công việc, mà không phải thực hiện một cách cơ học, chủ quan duy ý chí. Nếu sáp nhập VNCHN vào Viện Thông tin Khoa học xã hội tức là sáp nhập một viện có chức năng nghiên cứu cơ bản trên lĩnh vực cổ học, nghiên cứu văn bản cổ, văn hiến cổ điển vào một đơn vị có chức năng chủ yếu là cung cấp thông tin khoa học về các vấn đề mới, nổi bật của ngành khoa học xã hội và nhân văn nói chung; tức là sáp nhập một đơn vị nghiên cứu cổ học theo bề sâu vào một đơn vị có thiên hướng đương đại theo diện rộng; tức là sáp nhập một viện khoa học nhân văn vào một viện khoa học xã hội, mặc dù hai lĩnh vực này gần nhau. Đó có thể coi là một sự lắp ghép có tính cơ học, không phù hợp với thực tế, có nguy cơ gây trở ngại cho hoạt động chung của cả hai đơn vị.

c. Việc sáp nhập, hợp nhất (nếu có) phải đảm bảo hiệu quả, hiệu suất công việc, có tính kế thừa, thực hiện tốt các công việc trong tương lai. Nếu sáp nhập VNCHN vào Viện Thông tin Khoa học xã hội thì sẽ có nguy cơ làm giảm công suất và hiệu quả hoạt động, càng làm phức tạp bộ máy quản lí, xé lẻ đội ngũ, gây trở ngại cho quá trình làm việc. Chỉ nên sáp nhập hoặc hợp nhất nếu các đơn vị thành phần có tiềm năng phát triển hơn, chứ không phải là tạo ra nguy cơ dẫn đến mất dần sự tồn tại của một đơn vị nghiên cứu cơ bản, độc đáo, đặc thù của Việt Nam.

PGS.TS Đoàn Lê Giang (Đại học Quốc gia TP HCM) cho rằng: “VNCHN ngoài chức năng nghiên cứu như các Viện khác trong Viện Hàn lâm còn có chức năng sưu tầm, bảo quản và cho mượn tài liệu. […] VNCHN có uy tín quốc gia và quốc tế hết sức rộng rãi. Tư liệu mà Viện lưu trữ khai thác hàng trăm năm, mấy trăm năm không hết. Vì các lý do trên, tôi cho rằng VNCHN không thể bị giải thể, sáp nhập, tức xoá tên nó trên bản đồ học thuật quốc gia”. (Trích ý kiến trên mạng xã hội facebook ngày 16/12/2024).

2.4. Từ thực tiễn các thành tựu ở Việt Nam, chúng ta đã đã đúc rút ra bài học kinh nghiệm dẫn đến thành công là Ý ĐẢNG hợp với LÒNG DÂN. VNCHN đề nghị Viện Hàn lâm và các cơ quan hữu trách quan tâm, lắng nghe ý kiến của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, trong và ngoài VNCHN trước khi đưa ra quyết định liên quan đến vận mệnh của VNCHN, hết sức tránh việc sáp nhập thuần tuý hành chính và cơ học khi chưa suy xét thấu đáo.

Chủ trương tinh gọn bộ máy của Đảng và Nhà nước là hoàn toàn hợp với lòng dân. Tuy nhiên, việc tinh gọn, chống chồng chéo cần cân nhắc kỹ lưỡng, tránh cơ học, làm cho đủ chỉ tiêu. Ở những cơ quan có sự trùng lặp về cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, nhân sự mỏng và yếu thì có thể sáp nhập, hợp nhất để vững mạnh hơn. Còn những cơ quan có chức năng độc nhất, không thể thay thế, đội ngũ mạnh và hoạt động hiệu quả thì cần khuyến khích, mở rộng, tạo điều kiện để phát triển. Có như vậy mới xóa bỏ rào cản để tạo động lực cho sự phát triển chung của đất nước.

Bản Báo cáo này thể hiện ý nguyện chung của tập thể viên chức và người lao động tại VNCHN. VNCHN khẩn thiết đề nghị Viện Hàn lâm và các cơ quan có thẩm quyền hết sức suy xét để quyết định giữ sự tồn tại độc lập của VNCHN trong hệ thống của Viện Hàn lâm. Chúng tôi tin tưởng vào trí tuệ và tầm nhìn xa trông rộng của quý vị đối với quyết định quan trọng này.

Trân trọng.

Nơi nhận:
- Như Kính gửi;
- Lưu: VT.
VIỆN TRƯỞNG
Nguyễn Tuấn Cường

(Nguồn: FB)
Tâm tư nặng lòng cứ như kiểu không có VNCHN thì văn hóa cội nguồn của dân tộc trôi đi hết trong nháy mắt. Tài liệu dùng chữ nôm loanh quanh có hơn trăm quyển, dịch hết từ bao giờ rồi, có thò ra được thêm quyển nào đâu, vài năm lên báo lại có vụ bị trộm mất mấy quyển, không hiểu các ông nghiên cứu cái gì nữa. Còn thêm văn mẫu có thể áp dụng vào bất kể hội, viện,... có nguy cơ giải thể, sáp nhập.Chỉ tổ tốn thêm giấy mực ngân sách!
 
  • Vodka
Reactions: wiv

Mr Chun

Xe điện
Biển số
OF-157077
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
2,313
Động cơ
395,092 Mã lực
Nơi ở
Ở nhà bế con cho Gấu.
Mới 44 tuổi mất cái ghế viện chưởng kể cũng xót.
Nghe hai chữ viện chưởng đi đâu giới thiệu nó oách xà lách lắm đó các cụ
 

tuan281085

Xe cút kít
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-122267
Ngày cấp bằng
28/11/11
Số km
18,362
Động cơ
649,395 Mã lực
Nơi ở
Zalo, Viber, SMS, Call: 0909141129
Website
www.otofun.net
Tâm tư nặng lòng cứ như kiểu không có VNCHN thì văn hóa cội nguồn của dân tộc trôi đi hết trong nháy mắt. Tài liệu dùng chữ nôm loanh quanh có hơn trăm quyển, dịch hết từ bao giờ rồi, có thò ra được thêm quyển nào đâu, vài năm lên báo lại có vụ bị trộm mất mấy quyển, không hiểu các ông nghiên cứu cái gì nữa. Còn thêm văn mẫu có thể áp dụng vào bất kể hội, viện,... có nguy cơ giải thể, sáp nhập.Chỉ tổ tốn thêm giấy mực ngân sách!
Lẽ ra phải giải thể/sát nhập từ lâu lẩu lầu lâu rồi Cụ nhỉ!
 

3077

Xe container
Biển số
OF-146453
Ngày cấp bằng
20/6/12
Số km
9,668
Động cơ
-391,592 Mã lực
Bài này cũng bị xoá thôi. Với phong cách bộ máy mới thì việc tinh giảm chắc chắn sẽ làm mạnh. Tuy nhiên những người hỉ hả bàn luận ở đây 99% k phải là người ảnh hưởng. Đặt vào tâm lý ng bị xắp xếp, vừa có nguy cơ thất nghiệp vừa bị xh đàm tiếu là ăn bám, ăn hại,... tâm lý chắc chắn k thoải mái gì

Các cụ cứ thử nghĩ giờ cty, phòng ban các cụ cũng bị giải thể xong lại có bọn rỗi hơi nơi khác bàn luận có vui k? Có thoải mái, sẵn sàng tiếp nhận k?
 

Tướng cướp

Xe điện
Biển số
OF-414610
Ngày cấp bằng
4/4/16
Số km
4,160
Động cơ
267,032 Mã lực
Đề nghị cụ tổng giải tán cái viện này đầu tiên, để làm gương cho đội khác khỏi khóc, ỷ ôi!
 

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,514
Động cơ
13,079 Mã lực
🛑TOÀN VĂN BÁO CÁO VÀ KIẾN NGHỊ
CỦA TẬP THỂ VIỆN NC HÁN NÔM

BÁO CÁO, ĐỀ NGHỊ CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM VỀ VIỆC SẮP XẾP, TINH GỌN BỘ MÁY

Kính gửi: - Đảng ủy Viện Hàn lâm KHXH VN V
- TS Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH VN
- TS Đặng Xuân Thanh, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm KHXH VN
- Ban Tổ chức - Cán bộ, Viện Hàn lâm KHXH VN

Đồng kính gửi: - Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW.

Chiều ngày 10/12/2024, Chi ủy và Ban Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hán Nôm (VNCHN) được triệu tập dự Hội nghị (mở rộng) của Ban Chấp hành Đảng bộ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm). Tại Hội nghị, Đảng ủy Viện Hàn lâm đã trình bày phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy Viện Hàn lâm, trong đó có phương án sáp nhập VNCHN vào Viện Thông tin Khoa học xã hội (“sáp nhập” chứ không phải “hợp nhất”, được hiểu là không còn tên đơn vị “Viện Nghiên cứu Hán Nôm”). Tại Hội nghị, trên tinh thần chấp hành chỉ đạo của Đảng uỷ, nhằm hướng đến hợp nhất để phát triển, đồng chí Bí thư Chi bộ – Viện trưởng VNCHN đã phát biểu đề nghị thay vì sáp nhập thì hợp nhất Viện Thông tin Khoa học xã hội với VNCHN thành một đơn vị có tên gọi Viện Văn hiến học Việt Nam - một tổ chức khoa học và công nghệ công lập với đội ngũ nghiên cứu (cổ đại, hiện đại) và đội ngũ nghiệp vụ (thư viện, bảo quản…) cùng làm việc trên định hướng nghiên cứu.

Theo chỉ đạo tại Hội nghị của TS Phan Chí Hiếu - Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Viện Hàn lâm, sau Hội nghị, VNCHN đã tổ chức họp lấy ý kiến của toàn thể đơn vị ngày 13/12/2024.
Đến ngày 16/12/2024, VNCHN nhận được Kế hoạch số 2249/KH-KHXH của Viện Hàn lâm kí cùng ngày về việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Viện Hàn lâm, trong đó ghi rõ:
“Sáp nhập Viện Nghiên cứu Hán Nôm vào Viện Thông tin Khoa học xã hội. Giao Viện Thông tin Khoa học xã hội chủ trì, phối hợp với Viện Nghiên cứu Hán Nôm, các đơn vị liên quan xây dựng Đề án sáp nhập; các hồ sơ, văn bản khác kèm theo theo quy định. Thời hạn hoàn thành: Trước ngày 25/12/2024, gửi Ban Tổ chức – Cán bộ thẩm định, báo cáo Đảng uỷ, Lãnh đạo Viện Hàn lâm”.

Sau đây là ý kiến chính thức của tập thể viên chức và người lao động VNCHN về vấn đề sắp xếp, tinh gọn bộ máy.

1. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN SUY XÉT KĨ LƯỠNG NẾU MUỐN SÁP NHẬP HOẶC HỢP NHẤT VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM NHÌN TỪ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ ĐÓNG GÓP XÃ HỘI

1.1. Nghiên cứu Hán Nôm là ngành nghiên cứu cơ bản, độc đáo, đặc thù của nền khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam

Nghiên cứu Hán Nôm nhìn từ góc độ văn hiến học cổ điển là một ngành nghiên cứu cơ bản, độc đáo và đặc thù của Việt Nam. Di sản Hán Nôm, hay văn hiến Hán Nôm, là những thư tịch, di văn, tài liệu được viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, là kho tàng văn hóa thành văn vô cùng phong phú của nước ta trải suốt hàng ngàn năm. Theo ý nghĩa chung ở khu vực Đông Á hiện nay, “văn hiến” là vật mang tin có chữ viết, lưu giữ các giá trị văn hoá, khoa học, lịch sử. Văn hiến Hán Nôm đã trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống di sản văn hiến quý giá của dân tộc và thế giới; là sợi dây, là cây cầu liên kết giữa quá khứ, hiện tại và tương lai; là nguồn tư liệu quan trọng giúp cho thế hệ hôm nay và mai sau có cơ hội tìm hiểu về cội nguồn lịch sử, văn hóa của dân tộc.
Ngày 23/11/1945, hơn 2 tháng sau khi nước nhà giành độc lập, trong bối cảnh đất nước cực kỳ khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 65/SL “ấn định nhiệm vụ Phương Đông Bác cổ học viện” có nhiệm vụ bảo tồn tất cả các cổ tích trong toàn cõi Việt Nam. Sắc lệnh đã đánh giá cao vai trò của di sản văn hoá, coi “Việc bảo tồn cổ tích là việc cần thiết cho công cuộc kiến thiết nước nhà”. Sắc lệnh nêu rõ: “Nghiêm cấm việc phá hủy những đình chùa, đền miếu hoặc nơi thờ tự khác, những cung điện, thành quách cùng lăng mộ chưa được bảo tồn. Cấm phá hủy những bia ký, đồ vật, chiếu sắc, văn bằng, giấy má, sách vở có tính cách tôn giáo hay không, có ích cho lịch sử, nhưng chưa được bảo tồn”. Sắc lệnh số 65/SL đã phản ánh những tư tưởng, quan điểm rất cơ bản, sâu sắc, thể hiện tầm nhìn chiến lược, những quan điểm, định hướng hết sức đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nhà nước ta đối với sự nghiệp bảo tồn di sản văn hoá dân tộc. Đó là quan điểm về vai trò quan trọng của di sản văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, về tính kế thừa, liên tục và bền vững trong phát triển văn hóa, về trách nhiệm của Nhà nước, xã hội và mỗi công dân trong việc bảo vệ di sản văn hóa. Di sản Hán Nôm là một trong những hồn cốt, là tinh hoa, là linh hồn trong các di sản văn hóa ấy.

“Phương Đông Bác cổ học viện” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nói tới chính là cốt lõi giá trị mà VNCHN đang từng bước thực hiện.

Năm 1991, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đến thăm VNCHN. Thủ tướng đã động viên, giao nhiệm vụ thúc đẩy phát triển sự nghiệp nghiên cứu Hán Nôm để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của xã hội.

Năm 1993, Bộ trưởng Bộ giáo dục Đại học và Trung học chuyên nghiệp Trần Hồng Quân đã về thăm VNCHN và đồng ý mở mã ngành đào tạo sau đại học (thạc sĩ và tiến sĩ) tại VNCHN, thúc đẩy sự nghiệp đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu Hán Nôm.

Ngày 24/11/2021, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn ********* đã phát biểu chỉ đạo: “Quan tâm hơn nữa đến việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng, miền, của đồng bào các dân tộc, kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hóa của thời đại. Phát triển “sức mạnh mềm” của văn hóa Việt Nam, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia trong thời gian tới. […] Đó là một tài sản vô cùng quý báu do tổ tiên, cha ông ta mấy nghìn năm để lại, không phải nơi nào cũng có được; chúng ta có trách nhiệm phải giữ gìn, trân trọng và phát huy. Nếu không là chúng ta có tội với lịch sử, là vong ân bội nghĩa với tổ tiên, cha ông chúng ta”.

Trong số các di sản tổ tiên ta để lại ấy có vai trò cực kì quan trọng di sản Hán Nôm. Hàm chứa trong nguồn di sản ấy là “tinh thần của tinh thần, khoa học của khoa học” trong dòng chảy lịch sử văn hoá dân tộc ta. Di sản Hán Nôm là biểu tượng của nền văn hóa viết Việt Nam. Đó là lời ăn tiếng nói, là tâm tư tình cảm, là chiều sâu trí tuệ, là tư tưởng minh triết, là tinh thần nhân văn, là tất cả những gì của tổ tiên các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam còn được ghi chép lại trong văn hiến cổ điển Hán Nôm, đang chờ các nhà nghiên cứu tiếp cận, chuyển mã, giải mã, nghiên cứu và phát huy giá trị trong đời sống hiện nay và mai sau. Tất cả những công việc này đang là nhiệm vụ nặng nề nhưng vinh quang đặt lên vai các nhà nghiên cứu Hán Nôm. Đó chính là sứ mệnh lịch sử của ngành Hán Nôm.

Ngành nghiên cứu Hán Nôm là lĩnh vực học thuật về văn hiến Hán Nôm. Đây là ngành nghiên cứu cơ bản, độc đáo, đặc thù của nền khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam, vừa mang tính chuyên ngành (văn hiến học cổ điển, hay ngữ văn học cổ điển), lại vừa mang tính liên ngành, đa ngành; là sợi dây cực kì quan trọng để kết nối quá khứ, hiện tại và tương lai của con dân đất Việt. Nhận thức chung ấy đã được nhiều nhà văn hoá, nhà chính trị khẳng định. Một ngành như vậy cần phải được tạo điều kiện phát triển hơn nữa, chứ không phải thu gọn, sáp nhập, hay hợp nhất, dù trong bất kì hoàn cảnh nào.

1.2. VNCHN là đơn vị duy nhất ở Việt Nam và trên thế giới, không thể thay thế

Xuất phát từ yêu cầu và nhiệm vụ nghiên cứu sưu tầm thư tịch cổ, năm 1970 Ban Hán Nôm thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam được thành lập. Ngày 13/9/1979, VNCHN chính thức được thành lập trên cơ sở Ban Hán Nôm, theo quyết định số 326/CP của Hội đồng Chính phủ và được tái khẳng định trong Nghị định số 23/CP ngày 22/5/1993 của Chính phủ.

VNCHN là tổ chức khoa học và công nghệ công lập trực thuộc Viện Hàn lâm, có chức năng nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản, phục chế, nhân bản, biên dịch, khai thác và xuất bản di sản Hán Nôm của dân tộc; cung cấp những luận cứ khoa học cho Đảng và Nhà nước trong việc hoạch định các chủ trương, chính sách phát triển đất nước; tư vấn khoa học; tham gia đào tạo phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu Hán Nôm của Việt Nam. (Trích Quyết định số 129/QĐ-KHXH do Chủ tịch Viện Hàn lâm kí ngày 07/3/2024 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của VNCHN.)

Giữa ngành Hán Nôm và VNCHN có mối quan hệ vô cùng khăng khít. Trong ngành Hán Nôm, ngoài VNCHN, chỉ còn một số đơn vị thường là cấp bộ môn thuộc khoa trong một vài trường đại học làm nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực Hán Nôm, với số lượng nhân sự mỏng, tập trung vào chuyên môn đào tạo, thường xuyên tham gia các công việc học thuật do VNCHN chủ trì tổ chức, đăng tải bài viết trên Tạp chí Hán Nôm – cơ quan ngôn luận của VNCHN. Vì vậy, VNCHN là đơn vị trọng tâm, có ảnh hưởng một cách toàn diện đến sự sống còn của ngành Hán Nôm.

Hiện nay cấu trúc theo ngành Hán Nôm tại VNCHN thể hiện qua các phòng nghiên cứu, bao gồm: Phòng Thư tịch học, Phòng Minh văn học, Phòng Văn tự học, Phòng Văn hiến học so sánh; bên cạnh đó là Phòng Bảo quản – Thư viện để lưu giữ tài liệu và phục vụ độc giả. Những chức năng, nhiệm vụ như trên là độc nhất, không bị trùng lặp hay chồng chéo với bất kì đơn vị nào khác, kể cả trong và ngoài Viện Hàn lâm.

Trong suốt hơn 50 năm hình thành và phát triển, VNCHN đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào, được trong nước và nước ngoài cùng ghi nhận:

Ở trong nước, VNCHN đã tổ chức nghiên cứu và xuất bản hàng loạt công trình cỡ lớn như: tập san Nghiên cứu Hán Nôm (1984-1986), Tạp chí Hán Nôm (từ 1986~), Kỷ yếu Thông báo Hán Nôm (1995-2016), Kỷ yếu Nghiên cứu Hán Nôm thường niên cấp Quốc gia (từ năm 2017~), Tổng tập truyện thơ Nôm các dân tộc thiểu số Việt Nam (25 tập, 2008~), Tùng thư về điển chế pháp luật Việt Nam thời trung đại (3 tập), Tùng thư Văn hoá Hán Nôm (10 tập, từ năm 2020~)…, chưa kể rất nhiều sách chuyên khảo, sách phiên dịch, tổng cộng có hàng ngàn công trình khoa học (sách, bài viết) của các nhà khoa học trong và ngoài nước hơn 50 năm qua. Nhiều bài tạp chí của viên chức VNCHN được công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín ở thứ hạng ISI, Scopus… Đây không chỉ là tiếng nói khoa học từ VNCHN mà còn là nơi hội tụ tinh hoa học thuật của toàn ngành Hán Nôm trên toàn quốc.

Phối hợp với đối tác nước ngoài, VNCHN đã xuất bản nhiều bộ sách cỡ lớn, được quốc tế đánh giá cao: Tổng tập thác bản văn khắc Hán Nôm Việt Nam (22 tập, hợp tác với Pháp), Việt Nam Hán văn Yên hành văn hiến tập thành (25 tập, hợp tác với Trung Quốc, in tại Trung Quốc), Việt Nam Hán văn tiểu thuyết tập thành (20 tập, hợp tác với Trung Quốc, in tại Trung Quốc), Thư mục văn khắc Hán Nôm Việt Nam (11 tập, hợp tác với Pháp), Di sản Hán Nôm Việt Nam – Thư mục đề yếu (3 tập, hợp tác với Pháp), Tùng thư Văn bia Việt Nam (từ năm 2020~, hợp tác với Pháp), Tùng thư bia Hậu Việt Nam (từ năm 2024~, hợp tác với Pháp)…
Các giải thưởng cá nhân và tập thể đạt được trong lĩnh vực khoa học có thể kể như: Giải thưởng Nhà nước (2017) và giải thưởng Hồ Chí Minh (2022) trao cho GS.TSKH Nguyễn Quang Hồng (Nguyên Phó Viện trưởng). Nhà nước trao Huân chương Lao động hạng nhất (năm 2010) cho tập thể Viện về thành tích đóng góp cho sự nghiệp khoa học nước nhà. Nhà nước trao Huân chương Lao động Hạng nhất (2013) cho nguyên Viện trưởng Trịnh Khắc Mạnh. Nhiều công trình của viên chức VNCHN đã đạt giải trong Giải thưởng sách quốc gia hằng năm…

GS.TS Philippe Papin (Viện Khảo cứu cao cấp Pháp) nhấn mạnh rằng VNCHN đã thực hiện được một “khối lượng công việc khổng lồ mà các thế hệ đã nối tiếp nhau thực hiện từ 50 năm qua”. (Trích Thư chúc mừng 50 năm thành lập VNCHN, viết ngày 7/12/2020).
GS.TS Chen Yiyuan (Đại học Thành Công, Đài Loan, TQ) đã đặc biệt nhấn mạnh: “Trong 50 năm trở lại đây, VNCHN đã phụ trách nhiều công trình văn hoá trọng yếu của quốc gia bao gồm sưu tập, bảo quản, phiên dịch, nghiên cứu và quảng bá văn hoá Hán Nôm, dưới sự nỗ lực không ngừng của các thế hệ Viện trưởng cùng đội ngũ cán bộ mẫn cán, đã xây dựng được tiếng tăm rất lớn tại Việt Nam đến các nước châu Á và Âu – Mỹ, thành tựu giảng dạy và nghiên cứu xuất sắc của quý Viện cũng là điều mà giới Hán học thế giới cùng hưởng, khiến cho người người cảm phục”. (Trích Thư chúc mừng 50 năm thành lập VNCHN, viết ngày 10/12/2020).

GS.TS Zang Kehe (Đại học Sư phạm Hoa Đông, Trung Quốc, Hội trưởng Hội Hán tự học thế giới) nhấn mạnh vai trò quốc tế của VNCHN: “50 năm trở lại đây, đặc biệt là những năm gần đây, VNCHN trên các lĩnh vực xây dựng tư liệu, bồi dưỡng nhân tài và những cống hiến mang tính quốc tế trong nghiên cứu học thuật đã gặt hái được những thành tựu khiến cho giới nghiên cứu thế giới phải chú ý”. (Trích Thư chúc mừng 50 năm thành lập VNCHN, viết ngày 10/12/2020).

Trên toàn cõi Việt Nam hiện nay chỉ có một (01) đơn vị nghiên cứu độc lập có chức năng, nhiệm vụ chuyên sâu liên quan đến Hán Nôm là VNCHN. Đây là cơ quan nghiên cứu đầu ngành và duy nhất trong cả nước đủ điều kiện và trình độ để thực thi chuỗi chức năng quản lý - khai thác - sưu tầm - bảo quản - nghiên cứu di sản Hán Nôm. Hơn 50 năm qua, VNCHN không chỉ là một thương hiệu mạnh trong nước bởi sự lan tỏa từ cấp trung ương đến cấp địa phương, mà còn lan tỏa tới giới nghiên cứu, học giả trên thế giới. Nhắc tới nghiên cứu văn tịch cổ Việt Nam thì không thể không nhắc tới VNCHN - một ngành nghiên cứu hết sức đặc thù, vừa có những đặc điểm chung với thế giới, lại có một khái niệm riêng là “Sino-Nôm”. Trong VNCHN lưu trữ những tài liệu quý, có giá trị pháp lý đối với chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải dân tộc. VNCHN có khả năng tổ chức giải đọc, giải mã, khai khác, tư vấn các vấn đề liên quan đến khối tài liệu đặc biệt này trong mối quan hệ liên ngành. Trong xã hội hiện đại hoá mạnh mẽ như hiện nay, cộng với nhiệm vụ vừa phát triển vừa bảo vệ các giá trị truyền thống (trong đó đặc biệt quan trọng là thư tịch, thác bản, di văn Hán Nôm trong các di tích lịch sử trên cả nước đang mất mát xuống cấp rất nhanh, thậm chí là “đang kêu cứu”), thì cần phải có sự vào cuộc quyết liệt của VNCHN trong công tác chuyên môn nghiên cứu khoa học, tư vấn chính sách cho các cấp lãnh đạo, quản lí.
GS.TS Ha Young Sam (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán tự Hàn Quốc) nhấn mạnh rằng: “VNCHN là một trung tâm của ngành khoa học xã hội và nhân văn ở Việt Nam, là cơ quan nghiên cứu duy nhất tại Việt Nam kiêm hai chức năng bảo tồn và khai thác tư liệu nguyên bản chữ Hán và chữ Nôm”. (Trích Thư chúc mừng 50 năm thành lập VNCHN, viết ngày 10/12/2020).

Nếu VNCHN không còn thì sẽ không còn cơ quan nào của nhà nước có chức năng chuyên sâu về giải mã/phiên dịch tác phẩm Hán Nôm của Nguyễn Trãi, Ngô Sỹ Liên, Lê Quý Đôn, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Phan Huy Chú, Cao Bá Quát, Hồ Chí Minh…; không còn cơ quan chuyên môn nào của nhà nước có chức năng chuyên sâu về sưu tầm, phát huy giá trị thành văn tại các di tích, mà trong đó di sản Hán Nôm là “hồn cốt của di tích”.

Nếu VNCHN không còn thì di sản thành văn của dân tộc suốt hàng ngàn năm lịch sử sẽ có nguy cơ bị lãng quên, bị hư hại dần, hoặc còn tồn tại nhưng giảm thiểu khả năng khai thác, nghiên cứu, phát huy giá trị.

Nếu VNCHN không còn thì sẽ có nguy cơ triệt tiêu nỗ lực học tập, đào tạo nguồn nhân lực trẻ theo đuổi lĩnh vực nghiên cứu Hán Nôm vốn đang rất hiếm hoi trên toàn lãnh thổ Việt Nam, kéo theo nguy cơ mất dần nguồn nhân lực nghiên cứu Hán Nôm, không có khả năng bổ sung hay thay thế, trong khi việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Hán Nôm công phu hơn hẳn so với nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn khác.

Nếu VNCHN không còn thì sẽ tác động tiêu cực đến toàn ngành Hán Nôm, sẽ kéo theo một nguy cơ là đại đa số người dân Việt Nam hôm nay không đọc được chữ Hán và chữ Nôm, mà thường chỉ chiêm ngưỡng về vẻ đẹp qua thư pháp, không hiểu được nội dung các thư tịch, tài liệu Hán Nôm ở các thư viện; không hiểu được các văn bản khắc trên bia đá, chuông đồng, biển gỗ, rồi các hoành phi, câu đối khắc ở các di tích lịch sử văn hóa tại các địa phương. Đã không đọc hiểu được văn bản thì không nắm được những giá trị nội dung văn hóa thành văn truyền thống của ông cha ta chứa đựng trong văn bản Hán Nôm.

GS.TS Sun Laichen (Đại học Bang California, Fullerton, Hoa Kì) chia sẻ: “Tôi là một trong muôn vàn học giả được thành tựu từ tài liệu của Viện. […] Những tài liệu Hán Nôm này không những vô cùng quý giá với Việt Nam mà còn đối với châu Á và toàn thế giới. Có thể nói rằng Viện là ngôi nhà tinh thần của Việt Nam. Vì vậy, tôi kiến nghị chính phủ Việt Nam tăng cường đầu tư kinh phí để cải thiện và nâng cao cơ sở vật chất của Việt Nam bởi người Việt Nam có đầy đủ mọi lý do để cần phải bảo tồn lịch sử và văn hoá của chính mình”. (Trích Thư chúc mừng 50 năm thành lập VNCHN, viết ngày 8/12/2020).

1.3. Viện NCHN đang hoạt động hiệu quả, đạt hiệu suất cao, lọt TỐP ĐẦU trong số các đơn vị thuộc Viện Hàn lâm thông qua chỉ số KPI; hiện đang được Viện Hàn lâm quan tâm đầu tư xây dựng, phát triển

a. Theo kết quả đánh giá chỉ số hiệu quả hoạt động (KPI) của 31 đơn vị thuộc Viện Hàn lâm áp dụng từ năm 2020 trở lại đây, VNCHN có chỉ số hiệu quả hoạt động trung bình đứng vị trí thứ 8,5 trong số 31 đơn vị được tính KPI của Viện Hàn lâm, trong đó năm 2020 đứng THỨ NHẤT. Điều này khẳng định hiệu quả hoạt động của đơn vị trong tương quan so sánh với các đơn vị khác cùng thuộc Viện Hàn lâm. Tính hiệu quả này chứng tỏ VNCHN không
phải là bộ máy cồng kềnh, chồng chéo chức năng, càng không phải là cơ quan yếu kém, buộc phải sáp nhập hay hợp nhất để tăng hiệu quả hoạt động.

b. Hiểu được tầm quan trọng của kho sách Hán Nôm tại VNCHN, cũng như tầm quan trọng của VNCHN đối với cơ cấu khoa học xã hội và nhân văn nước nhà, Viện Hàn lâm đã tạo điều kiện để VNCHN có dự án đầu tư nâng cấp thư viện và kho sách tại VNCHN từ nguồn ngân sách nhà nước (đã thông qua Quốc hội). Công tác chuẩn bị đầu tư được khởi động từ giữa năm 2023, được phê duyệt vào cuối năm 2024, và sẽ triển khai thực hiện trong hai năm 2025-2026 tại trụ sở 183 Đặng Tiến Đông, quận Đống Đa, Hà Nội. Dự án do Viện Hàn lâm làm Chủ đầu tư và tổ chức Ban Quản lí Dự án, VNCHN là đơn vị thụ hưởng.

Dự án này sẽ tạo điều kiện xây lại cơ sở hạ tầng mới thay thế cho cơ sở hạ tầng cũ đã không đáp ứng được yêu cầu bảo quản và nghiên cứu mới. Cơ sở hạ tầng mới chính là điều kiện đặc biệt quan trọng để VNCHN nâng cấp kho bảo quản, kiện toàn phương thức quản lí tài liệu Hán Nôm, giảm thiểu rủi ro mất mát và hư hại tài liệu, tăng cường đầu tư kinh phí và nhân lực cho công tác Hán Nôm. Đây không chỉ là cơ hội mà còn là VẬN HỘI để phát triển VNCHN lên một tầm cao mới.

Việc đầu tư dự án xây dựng này cho thấy tầm nhìn xa trông rộng của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là của Ban Lãnh đạo Viện Hàn lâm trong việc xác định ưu tiên đầu tư phát triển lĩnh vực văn hoá và di sản, theo tinh thần mà đồng chí cố Tổng Bí thư Nguyễn ********* đã chỉ đạo tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc 2021.

Ngoài ra, trong 34 tạp chí của Viện Hàn lâm, Tạp chí Hán Nôm nằm trong số 06 tạp chí được Viện Hàn lâm lựa chọn là các tạp chí dự kiến đầu tư nâng cấp trong Đề án “Tăng cường năng lực, xây dựng Viện Hàn lâm KHXHVN thành trung tâm nghiên cứu ngang tầm các nước tiên tiến khu vực và trên thế giới” (dự thảo 2024). Sự lựa chọn này chứng tỏ Viện Hàn lâm đánh giá cao hiệu quả hoạt động và đóng góp học thuật của Tạp chí Hán Nôm – cơ quan ngôn luận của VNCHN.

Dù trong thời gian gần đây VNCHN vẫn còn một số vấn đề tồn tại, ít nhiều tạo ra hình ảnh tiêu cực trong xã hội thông qua tác động của truyền thông, như sự việc mất sách Hán Nôm, nhưng điều đó có thể coi là hiện tượng chứ không phải thuộc về bản chất. VNCHN đã kiểm kê, rà soát lại toàn bộ kho sách, từng bước kiện toàn phương thức và nhân lực quản lí, nhằm giảm thiểu nguy cơ đối với thư tịch, đồng thời đang xử lí trách nhiệm đối với các tập thể và cá nhân liên quan. Nhìn nhận thẳng thắn và nghiêm khắc vào sai lầm này là tiền đề để công tác bảo quản, quản lí kho tư liệu Hán Nôm sẽ hoạt động tốt hơn trong tương lai.

1.4. VNCHN có những đóng góp to lớn cho xã hội, góp phần tư vấn chính sách và tư vấn chuyên môn

VNCHN thường xuyên phối hợp, tư vấn chuyên môn cho các cơ quan nhà nước cấp trung ương và địa phương, các dòng họ và người dân trong việc nghiên cứu, phiên dịch, xuất bản từ tư liệu Hán Nôm các vấn đề liên quan đến lịch sử, văn hoá, kinh tế, xã hội, văn hoá tín ngưỡng, văn hoá gia tộc…

Nhiều địa phương có đình, chùa, di tích bị phá hỏng do nhiều nguyên nhân khác nhau trong lịch sử, nhưng tại kho sách VNCHN còn lưu giữ thác bản văn bia, bản sao chép thần tích, thần sắc, tục lệ… và các thư tịch Hán Nôm khác. Khối tài liệu quý giá này được các chuyên gia Hán Nôm khảo cứu, phiên dịch, khai thác, cung cấp thông tin một cách chính thống từ VNCHN, làm căn cứ để phát huy giá trị của di tích, di sản trong đời sống văn hoá xã hội đương đại.

Hãy thử tưởng tượng nếu thông tin về chủ quyền biên giới quốc gia xưa được cha ông ghi chép giờ không có người đọc được; các bộ quốc sử, địa chí ghi lịch sử, cương vực của tổ quốc không còn ai giải đọc; hay gia phả của các gia tộc không được giải mã, thì đất nước và xã hội sẽ có những nguy cơ gì? Nếu để xảy ra nguy cơ mất gốc, không biết tổ tiên nói gì viết gì, nhắn nhủ gì, thì đó là có tội với tiền nhân, có tội với con cháu tương lai.

2. ĐỀ NGHỊ CỦA VIỆN NGHIÊN CỨU HÁN NÔM

2.1. Trong những năm gần đây, VNCHN đã luôn chấp hành chủ trương thu gọn đầu mối, tinh giản nhân sự, nhưng có nguyện vọng không thực hiện sáp nhập, hợp nhất
VNCHN chấp hành và ủng hộ chủ trương của Đảng và Chính phủ trong công tác đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy chính trị tinh gọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, theo tinh thần của Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương ************* Việt Nam. Tinh thần này đã được thể hiện bằng thực tế thông qua 3 đợt rà soát, hợp nhất các đơn vị cấp Phòng và giảm biên chế tại VNCHN:

- Về tinh giản bộ máy cấp Phòng: Từ năm 2018 đến giữa năm 2024, VNCHN đã giảm từ 13 đơn vị cấp phòng xuống còn 7 đơn vị, tức là VNCHN đã thu gọn 46% đầu mối cấp phòng trong 7 năm, cụ thể:

+ Năm 2018: giảm từ 13 xuống còn 10 đơn vị cấp phòng.

+ Năm 2021: giảm từ 10 xuống còn 9 đơn vị cấp phòng.

+ Năm 2024: giảm từ 9 xuống còn 7 đơn vị cấp phòng.

- Về tinh giản nhân sự: Từ giai đoạn 2015 đến nay, VNCHN không được tuyển dụng thêm nhân sự, số viên chức trong đơn vị giảm từ 60 xuống còn 45 viên chức (2024), tức là giảm 25% nhân sự trong vòng 9 năm.

Như vậy, từ năm 2015 đến nay, VNCHN luôn chấp hành, ủng hộ chủ trương tinh gọn bộ máy, tinh giản nhân sự, hướng đến hoạt động hiệu quả, thu gọn gần một nửa số đầu mối cấp phòng, giảm một phần tư số lượng nhân sự, nhưng vẫn đảm bảo hoạt động với hiệu quả cao, cho nên không nhất thiết phải sáp nhập hay hợp nhất với đơn vị khác.

2.2. VNCHN có nguyện vọng không sáp nhập hay hợp nhất vì những lí do sau đây:

a. Ngành Hán Nôm là một ngành khoa học cơ bản, độc đáo, đặc thù của Việt Nam, ngày càng cần thiết đối với xã hội đương đại và tương lai. Trong ngành Hán Nôm, VNCHN là cơ quan nhà nước độc lập duy nhất có chuyên môn sâu về lĩnh vực Hán Nôm. Vai trò, vị trí, tầm quan trọng của VNCHN đã được nhiều học giả trong nước và ngoài nước ghi nhận. Việc sáp nhập hay hợp nhất VNCHN sẽ dẫn đến nguy cơ lớn là mất đi một đơn vị nghiên cứu quan trọng, không có khả năng thay thế, ảnh hưởng lớn đến sự sinh tồn của toàn ngành Hán Nôm; đó có thể coi là một sai lầm lịch sử, không đúng với ý kiến chỉ đạo của nhiều thế hệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước trước đây từng quan tâm, thúc đẩy ngành Hán Nôm.

b. Chức năng và nhiệm vụ của VNCHN không trùng lặp với bất kì cơ quan nghiên cứu nào trong cả nước. Nếu sáp nhập hay hợp nhất thì chắc chắn sẽ gây trở ngại cho công tác Hán Nôm, có nguy cơ dẫn đến xóa sổ, giải thể đơn vị duy nhất trong Viện Hàn lâm có chuyên môn về tài liệu cổ. Bên cạnh đó, trong bối cảnh chung hiện nay, nguồn nhân lực có học hàm, học vị cao đang có xu hướng dần dịch chuyển sang các đơn vị tự chủ hoặc tư nhân, làm “chảy máu chất xám”, trực tiếp ảnh hưởng tới việc hoàn thành sứ mệnh, mục tiêu, nhiệm vụ của đơn vị. Trong khi đó, VNCHN hiện đang có đội ngũ viên chức có trình độ sau đại học cao so với mặt bằng chung của các viện nghiên cứu khác trong Viện Hàn lâm (02 PGS, 20 Tiến sĩ, 17 ThS trong tổng số 45 viên chức) với nhiều năm kinh nghiệm. Họ đang ở độ chín muồi về tuổi nghề, tuổi đời, nhiều năm qua đã có những đóng góp không thể phủ nhận. Sự giải thể của thiết chế nhà nước duy nhất có chức năng nghiên cứu Hán Nôm có nguy cơ dẫn đến giảm dần và biến mất vị thế và vai trò xã hội của toàn ngành Hán Nôm, mất dần các nhà nghiên cứu Hán Nôm, vì không còn nơi công tác và cống hiến thì sẽ không còn người theo học lĩnh vực rất khó khăn này.

c. Do yêu cầu vô cùng bức thiết trước thực tế về quản lý, khai thác văn hiến Hán Nôm trên khắp các tỉnh thành cả nước; do yêu cầu khẩn thiết của nhân dân đối với văn hóa truyền thống, lịch sử dân tộc hàng ngàn năm không thể bị gián đoạn; do tầm quan trọng việc giải mã, sử dụng tư liệu thành văn vô cùng có giá trị trong đấu tranh, gìn giữ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, biên giới của tổ quốc; tập thể viên chức và người lao động VNCHN đề nghị không sáp nhập hay hợp nhất VNCHN với bất kì đơn vị nào khác.

Sáp nhập hay hợp nhất VNCHN là chưa đúng với tư tưởng giữ gìn di sản văn hoá dân tộc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo trong Sắc lệnh 65/SL kí năm 1945, đi ngược lại chủ trương phát triển văn hoá mà đồng chí cố Tổng Bí thư Nguyễn ********* đã chỉ đạo trong Hội nghị Văn hoá toàn quốc năm 2021.
PGS.TS Bùi Xuân Đính (Viện Dân tộc học) khi theo dõi thông tin về dự kiến sáp nhập VNCHN đã viết: “Vì tính đặc thù và vai trò cực kỳ quan trọng của tài liệu Hán Nôm và ngành nghiên cứu Hán Nôm trên đây, tôi đề nghị: VNCHN phải được tồn tại độc lập, không giải thể hoặc sáp nhập vào đơn vị nào. Nếu giải thể hay sáp nhập Viện, sẽ tạo ra cách nhìn nhận, ứng xử khác với tài liệu Hán Nôm, khi đó không biết sẽ nguy hại như thế nào. Một thời chúng ta đã hủy hoại di sản văn hóa dân tộc khi đập bia, đốt thần phả, sắc phong, phá hoành phi câu đối... Bây giờ, giải thể, sáp nhập VNCHN, không cẩn thận sẽ như là một hành động lặp lại”. (Trích ý kiến trên mạng xã hội facebook ngày 12/12/2024).

2.3. VNCHN có nguyện vọng không sáp nhập vào Viện Thông tin Khoa học xã hội vì những lí do sau đây:

a. VNCHN được thành lập chính thức (1979) trên cơ sở Ban Hán Nôm (1970), chứ không phải được tách ra từ Viện Thông tin Khoa học xã hội, như một số người có thể hiểu nhầm. Sau khi VNCHN thành lập, một phần tư liệu Hán Nôm đã được chuyển về từ Viện Thông tin Khoa học xã hội. Tuy nhiên sau đó, VNCHN đã chủ động triển khai sưu tầm, bổ sung, nâng con số tư liệu từ hơn 16.000 sách lên hơn 34.000 sách, từ 21.000 thác bản văn bia lên gần 60.000 thác bản, tức là số sách tăng hơn gấp đôi, còn số thác bản tăng lên gần gấp 3 lần so với số tài liệu chuyển từ Viện Thông tin Khoa học xã hội. Hơn nữa, VNCHN đã thu nhận khoảng 10.000 đơn vị mộc bản, một khối lượng chỉ xếp sau mộc bản triều Nguyễn ở Đà Lạt. Những con số vượt trội này là công sức của các thế hệ viên chức và người lao động của VNCHN cùng sự góp sức của giới Hán Nôm trên toàn quốc.

b. Hiện nay, VNCHN được Viện Hàn lâm xếp vào nhóm viện thuộc lĩnh vực khoa học nhân văn, với 04 phòng nghiên cứu, 01 phòng nghiệp vụ (Bảo quản – Thư viện), 01 phòng chức năng (Hành chính – Tổng hợp), vì là viện nghiên cứu nên có tính chỉ số KPI trong 31 viện theo yêu cầu của Viện Hàn lâm. Trong khi đó Viện Thông tin Khoa học xã hội được xếp vào nhóm viện thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, với 3 phòng “nghiên cứu, thông tin”, 05 phòng nghiệp vụ, 01 phòng chức năng (Hành chính – Tổng hợp), không tính chỉ số KPI. Cơ cấu cấp phòng như vậy chứng tỏ chức năng của một viện thiên về nghiên cứu, một viện thiên về nghiệp vụ.

Chủ trương tinh gọn bộ máy của Đảng và Nhà nước là làm tinh gọn, không chồng chéo để đạt hiệu quả trong công việc, mà không phải thực hiện một cách cơ học, chủ quan duy ý chí. Nếu sáp nhập VNCHN vào Viện Thông tin Khoa học xã hội tức là sáp nhập một viện có chức năng nghiên cứu cơ bản trên lĩnh vực cổ học, nghiên cứu văn bản cổ, văn hiến cổ điển vào một đơn vị có chức năng chủ yếu là cung cấp thông tin khoa học về các vấn đề mới, nổi bật của ngành khoa học xã hội và nhân văn nói chung; tức là sáp nhập một đơn vị nghiên cứu cổ học theo bề sâu vào một đơn vị có thiên hướng đương đại theo diện rộng; tức là sáp nhập một viện khoa học nhân văn vào một viện khoa học xã hội, mặc dù hai lĩnh vực này gần nhau. Đó có thể coi là một sự lắp ghép có tính cơ học, không phù hợp với thực tế, có nguy cơ gây trở ngại cho hoạt động chung của cả hai đơn vị.

c. Việc sáp nhập, hợp nhất (nếu có) phải đảm bảo hiệu quả, hiệu suất công việc, có tính kế thừa, thực hiện tốt các công việc trong tương lai. Nếu sáp nhập VNCHN vào Viện Thông tin Khoa học xã hội thì sẽ có nguy cơ làm giảm công suất và hiệu quả hoạt động, càng làm phức tạp bộ máy quản lí, xé lẻ đội ngũ, gây trở ngại cho quá trình làm việc. Chỉ nên sáp nhập hoặc hợp nhất nếu các đơn vị thành phần có tiềm năng phát triển hơn, chứ không phải là tạo ra nguy cơ dẫn đến mất dần sự tồn tại của một đơn vị nghiên cứu cơ bản, độc đáo, đặc thù của Việt Nam.

PGS.TS Đoàn Lê Giang (Đại học Quốc gia TP HCM) cho rằng: “VNCHN ngoài chức năng nghiên cứu như các Viện khác trong Viện Hàn lâm còn có chức năng sưu tầm, bảo quản và cho mượn tài liệu. […] VNCHN có uy tín quốc gia và quốc tế hết sức rộng rãi. Tư liệu mà Viện lưu trữ khai thác hàng trăm năm, mấy trăm năm không hết. Vì các lý do trên, tôi cho rằng VNCHN không thể bị giải thể, sáp nhập, tức xoá tên nó trên bản đồ học thuật quốc gia”. (Trích ý kiến trên mạng xã hội facebook ngày 16/12/2024).

2.4. Từ thực tiễn các thành tựu ở Việt Nam, chúng ta đã đã đúc rút ra bài học kinh nghiệm dẫn đến thành công là Ý ĐẢNG hợp với LÒNG DÂN. VNCHN đề nghị Viện Hàn lâm và các cơ quan hữu trách quan tâm, lắng nghe ý kiến của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, trong và ngoài VNCHN trước khi đưa ra quyết định liên quan đến vận mệnh của VNCHN, hết sức tránh việc sáp nhập thuần tuý hành chính và cơ học khi chưa suy xét thấu đáo.

Chủ trương tinh gọn bộ máy của Đảng và Nhà nước là hoàn toàn hợp với lòng dân. Tuy nhiên, việc tinh gọn, chống chồng chéo cần cân nhắc kỹ lưỡng, tránh cơ học, làm cho đủ chỉ tiêu. Ở những cơ quan có sự trùng lặp về cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, nhân sự mỏng và yếu thì có thể sáp nhập, hợp nhất để vững mạnh hơn. Còn những cơ quan có chức năng độc nhất, không thể thay thế, đội ngũ mạnh và hoạt động hiệu quả thì cần khuyến khích, mở rộng, tạo điều kiện để phát triển. Có như vậy mới xóa bỏ rào cản để tạo động lực cho sự phát triển chung của đất nước.

Bản Báo cáo này thể hiện ý nguyện chung của tập thể viên chức và người lao động tại VNCHN. VNCHN khẩn thiết đề nghị Viện Hàn lâm và các cơ quan có thẩm quyền hết sức suy xét để quyết định giữ sự tồn tại độc lập của VNCHN trong hệ thống của Viện Hàn lâm. Chúng tôi tin tưởng vào trí tuệ và tầm nhìn xa trông rộng của quý vị đối với quyết định quan trọng này.

Trân trọng.

Nơi nhận:
- Như Kính gửi;
- Lưu: VT.
VIỆN TRƯỞNG
Nguyễn Tuấn Cường

(Nguồn: FB)
Mấy ông Khối C lắm chữ :) viết dài thế
 
  • Vodka
Reactions: wiv

X_axe

Xe tăng
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
1,514
Động cơ
13,079 Mã lực
Bài này cũng bị xoá thôi. Với phong cách bộ máy mới thì việc tinh giảm chắc chắn sẽ làm mạnh. Tuy nhiên những người hỉ hả bàn luận ở đây 99% k phải là người ảnh hưởng. Đặt vào tâm lý ng bị xắp xếp, vừa có nguy cơ thất nghiệp vừa bị xh đàm tiếu là ăn bám, ăn hại,... tâm lý chắc chắn k thoải mái gì

Các cụ cứ thử nghĩ giờ cty, phòng ban các cụ cũng bị giải thể xong lại có bọn rỗi hơi nơi khác bàn luận có vui k? Có thoải mái, sẵn sàng tiếp nhận k?
Không vui cũng phải chịu thôi. Mỗi người đều trải qua những thách thức có ai lúc nào cũng vui đâu? có vào có ra có lên có xuống chứ đừng nghĩ nhà nước là chắc ăn "ổn định"
 

qwerty1234

Xe đạp
Biển số
OF-865463
Ngày cấp bằng
8/8/24
Số km
31
Động cơ
263 Mã lực
Tuổi
42
Trình cỡ GS với TS mà cũng sợ thất nghiệp sao?
Hay xưa nay sống bám vào cái danh Viện sỹ
 

Dân miền núi TM

Xe điện
Biển số
OF-755060
Ngày cấp bằng
29/12/20
Số km
2,219
Động cơ
1,064,988 Mã lực
Để 1 viện thì hơi to.
Cái này chỉ nên là góc nhỏ thôi!
 

Yakimoto

Xe hơi
Biển số
OF-867772
Ngày cấp bằng
12/9/24
Số km
196
Động cơ
2,255 Mã lực
lắm chữ quá, đếm chữ ăn tiền thì ngon
 

TungThoc

Xe điện
Biển số
OF-594422
Ngày cấp bằng
13/10/18
Số km
4,937
Động cơ
502,195 Mã lực
Cơm áo không đùa với khach thơ.
Thôi, nghỉ về viết sớ cúng.
 

Altis 2011

Xe điện
Biển số
OF-566644
Ngày cấp bằng
30/4/18
Số km
3,727
Động cơ
236,470 Mã lực
Bài này cũng bị xoá thôi. Với phong cách bộ máy mới thì việc tinh giảm chắc chắn sẽ làm mạnh. Tuy nhiên những người hỉ hả bàn luận ở đây 99% k phải là người ảnh hưởng. Đặt vào tâm lý ng bị xắp xếp, vừa có nguy cơ thất nghiệp vừa bị xh đàm tiếu là ăn bám, ăn hại,... tâm lý chắc chắn k thoải mái gì

Các cụ cứ thử nghĩ giờ cty, phòng ban các cụ cũng bị giải thể xong lại có bọn rỗi hơi nơi khác bàn luận có vui k? Có thoải mái, sẵn sàng tiếp nhận k?
Bọn em đây, đầy tâm tư. Còn phải chuyển chỗ làm nữa. Truyền thống 80 năm cơ quan, hơn 20 năm mình gắn bó nơi này. Nhưng xã hội vận động ko ngừng. Phương thức sx thay đổi và lực lượng phải thay đỏii.
hôm qua em đi siêu thị em tự nghĩ nếu mình nghỉ, đi làm thu ngân siêu thị cũng ok chứ sao, hihi.
 

ngoc_phuong

Xe lăn
Biển số
OF-311615
Ngày cấp bằng
13/3/14
Số km
14,677
Động cơ
396,597 Mã lực
Em bảo rồi.
Sức ì là quá lớn.
Những kiểu mô hình như viện này viện nọ bú tiền ngân sách làm đề tài theo chỉ tiêu vật vờ lâu rồi .
Đứng trước lợi ích quốc gia dân tộc, mong rằng TW luôn cương quyết đặt lợi ích của nhân dân ,đất nước lên hàng đầu.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top