- Biển số
- OF-14436
- Ngày cấp bằng
- 1/4/08
- Số km
- 3,149
- Động cơ
- 546,216 Mã lực
Cấu hình dẫn động cầu sau thường dành cho người mê tốc độ
(AutoPro) - Sau nhiều năm hệ thống dẫn động cầu trước chiếm ưu thế, hệ thống dẫn động cầu sau nay đang quay trở lại. Tuy vậy bạn cần cân nhắc kỹ khi đưa ra quyết định loại dẫn động nào phù hợp cho mình. Khi tậu một chiếc xe mới, hầu hết mọi người thường để tâm tới màu xe, công suất động cơ, xếp hạng an toàn, mức tiêu thụ nhiên liệu hay thậm chí là cả số ngăn để cốc trong cabin. Yếu tố họ thường không chú ý tới là cấu hình dẫn động cầu trước (FWD) hay dẫn động cầu sau (RWD) của chiếc xe.
Quyết định dựa trên yếu tố này có thể đem lại sự khác biệt lớn xét về cách thức và địa hình mà chiếc xe mới của bạn sẽ hoặc động.
Theo các chuyên gia trong ngành ôtô, nhìn chung các dòng xe FWD thường bám đường tốt hơn trong điều kiện thời tiết xấu. Khả năng ma sát tốt mà những chiếc xe này có được là nhờ trọng lượng của động cơ tỳ lên bánh trước. Trong khi đó các dòng xe RWD lại có ưu điểm về tốc độ. Ví dụ, xe của Honda thường dẫn động cầu trước còn xe của Porsche lại thường dẫn động cầu sau.
Lý do FWD được ưa chuộng
Suốt nhiều thập kỷ, Mỹ là quốc gia chỉ sử dụng xe RWD. Phải cho tới khi bùng phát cuộc khủng hoảng dầu lửa vào thập niên 1970 các dòng xe FWD mới du nhập từ Nhật Bản (của các hãng như Toyota và Honda) lần đầu tiên mới được nhiều người Mỹ sử dụng trong khi người dân ở châu Âu và châu á đã sử dụng xe FWD được nhiều thế hệ.
Ngoài khả năng bám đường, FWD còn đem lại nhiều tiện ích khác. Do không cần trục cardan (miền Nam gọi láp dọc) giữa để truyền động năng của động cơ ở đầu xe tới bánh sau, khoang cabin của xe FWD vì thế có thể mở rộng thêm không gian đồng thời trọng lượng xe nhẹ hơn - mức tiêu thụ nhiên liệu thấp hơn. Sự giản tiện này cũng làm giảm số linh kiện có trong chiếc ôtô qua đó hạ giá thành sản phẩm. Nhu cầu tiêu thụ xe FWD tăng vọt tại Mỹ từng khiến cho cả ba ông lớn Mỹ (GM, Chrysler, Ford) ngỡ ngàng. Trong thập niên 1970 và thập niên 1980, các hãng này đã phải vật lộn để có thể tung ra thị trường các mẫu xe nhẹ hơn, tiêu thụ ít nhiên liệu hơn - những yếu tố đã mở đường cho việc du nhập nhiều mẫu xe nước ngoài để bù đắp một lỗ hổng lớn trên thị trường.
Sự trở lại của RWD
Tuy vậy, mặc dù các dòng xe FWD rất được ưa chuộng, nhiều người đam mê xe hơi cho rằng xe dẫn động cầu sau (RWD) vẫn đem lại cảm giác lái thú vị hơn. Điều này giải thích tại sao các hãng sản xuất xe chú trọng tới tốc độ, như Mercedes hay BMW vẫn chỉ sản xuất xe RWD. Ngay cả một số hãng châu Á xuất khẩu xe vào Mỹ nay cũng bắt đầu sản xuất xe RWD ở một số phân khúc nhất định. Thương hiệu xe sang trọng Lexus của Toyota hiện giới thiệu 2 mẫu xe như vậy trong khi Infiniti của Nissan có ít nhất là 3 mẫu.
Nguyên nhân chính dẫn tới xu hướng này là do khả năng vận hành của ôtô phụ thuộc rất lớn vào sự phân bố trọng lượng, và các dòng xe RWD thường đạt được tỷ lệ cân bằng trọng lượng trước sau tối ưu - 50/50. Vì vậy điều khiển xe trong các điều kiện thông thường nhìn chung sẽ tốt hơn do lực đẩy được truyền tới trục sau của xe trong quá trình tăng tốc. Cấu hình này còn có ưu điểm là xe điều khiển dễ dàng - do bánh trước chỉ có nhiệm vụ dẫn hướng - đồng thời tăng khả năng kéo của xe.
Xe RWD bán chạy hơn khi người dùng chú trọng tốc độ và công suất. Hai hãng Chrysler và Ford cũng đã có những mẫu xe rất đắt hàng dựa trên cơ cấu RWD. Ford đã thành công trong việc làm sống lại mẫu xe cơ bắp dẫn động cầu sau Mustang. Còn Chrysler lại thành công với mẫu sedan tốc độ RWD Chrysler 300, được chế tạo dựa trên khung gầm của Mercedes-Benz C-Class.
Mặc dù xu hướng sử dụng xe cầu sau trên thị trường Mỹ đang gia tăng với sự xuất hiện của các dòng xe mới như Ford Mustang, Dodge Charger, và Cadillac CTS của GM, các nhà phân tích vẫn không cho rằng xe RWD sẽ quay trở lại chiếm ưu thế, do xe dẫn động cầu sau thường có giá thành cao hơn.
Bùi Trinh