- Biển số
- OF-813444
- Ngày cấp bằng
- 31/5/22
- Số km
- 433
- Động cơ
- 1,880 Mã lực
- Tuổi
- 34
- Website
- AndongLTD.com
Lãnh đạo tập đoàn Iveco lên tiếng phản đối chuẩn khí thải Euro 7 vì tin rằng quy định này đòi hỏi các hãng xe phải chi trả khoản đầu tư lớn trong ngắn hạn.
Chuẩn khí thải mới tại châu Âu vấp phải nhiều phản đối. Ảnh: Transport and Environment.
Theo Reuters, ông Gerrit Marx – CEO của hãng sản xuất xe tải và xe buýt Iveco chỉ trích nặng nề các tiêu chuẩn Euro 7. Được biết, tiêu chuẩn này nhằm hướng đến việc thắt chặt giới hạn khí thải của phương tiện tại châu Âu từ năm 2025.
Theo lời ông Gerrit Marx, các quy định hiện hành do Liên minh châu Âu (EU) soạn thảo nhằm yêu cầu cắt giảm lượng oxit nitơ là “không khả thi về mặt kỹ thuật”.
“Nỗ lực (của các hãng xe) để đạt được mục tiêu đó là rất lớn, nhưng họ không thực sự được đền đáp xứng đáng”, CEO của Iveco nhận định.
Theo Reuters, các quốc gia châu Âu cùng những nhà lập pháp sẽ tiến hành đàm phán trong năm nay về tiêu chuẩn khí thải Euro 7, trong đó dự kiến triển khai trên nhóm ôtô con và xe van từ ngày 1/7/2025 trước khi áp dụng cho xe buýt và xe tải từ năm 2027.
Song song với đó, Ủy ban châu Âu cũng đề xuất những giới hạn phát thải CO2 nghiêm ngặt hơn dành cho nhóm phương tiện vận tải cỡ lớn.
Cụ thể, các xe tải sản xuất mới phải cắt giảm 90% lượng khí thải vào năm 2040, còn các xe buýt nội đô phải sở hữu lượng phát thải bằng 0 từ năm 2030.
Trên quan điểm của mình, Gerrit Marx cho rằng nếu các nhà sản xuất xe tải và xe buýt phải cắt giảm mạnh lượng phát thải để đáp ứng quy định về CO2 nói trên, việc áp dụng thêm tiêu chuẩn Euro 7 cho những phương tiện hiện tại là không hợp lý vì đòi hỏi nguồn đầu tư lớn trong ngắn hạn.
“Việc áp dụng đồng thời tiêu chuẩn Euro 7 và quy định chặt chẽ về phát thải CO2 đối với ôtô thương mại của chúng tôi là không thỏa đáng”, CEO của Iveco chia sẻ.
Mặt khác, Gerrit Marx vẫn tin rằng quyết định chấm dứt sự tồn tại của kỷ nguyên động cơ đốt trong là cần thiết ở tương lai. Tuy nhiên, vị này nhận định việc áp đặt tư duy đó vào ngành công nghiệp hiện nay là chưa hợp lý.
Gerrit Marx cho biết Iveco đang xem xét các lựa chọn khác nhau để cắt giảm carbon trong chiến lược dài hạn. Vị CEO tin rằng điện hóa không được coi là giải pháp phù hợp cho các doanh nghiệp sản xuất xe tải hạng nặng hoặc xe buýt nói chung như Iveco.
Trước đó, ông Carlos Tavares – CEO của Stellantis – cũng cho rằng tiêu chuẩn Euro 7 về thắt chặt giới hạn khí thải của ôtô sử dụng động cơ đốt trong là “vô dụng”.
“Điều đó không hữu ích, tốn kém và không mang lại lợi ích cho khách hàng hay môi trường”, lãnh đạo Stellantis nói với giới truyền thông hồi cuối tháng 2.
Được biết, chuẩn khí thải Euro 7 do Ủy ban châu Âu đề xuất yêu cầu ôtô mới bán ra phải được trang bị một loạt cụm chuyển đổi xúc tác và bộ lọc để giảm thiểu đối đa khí thải. Ngoài khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính, chuẩn Euro 7 còn mở rộng phạm vi kiểm soát đối với nhóm khí bao gồm NOx, NO2 và NH3.
Cụ thể, tiêu chuẩn Euro 7 sẽ đẩy lượng NOx cho phép giảm xuống còn 30 mg/km. Còn mức phát thải NO2 trên ôtô sử dụng động cơ diesel cũng giảm xuống còn 60 mg/km, ngang với quy định Euro 6 đang áp dụng cho ôtô chạy xăng.
Đồng thời, các mẫu xe dùng động cơ đốt trong hay động cơ hybrid theo chuẩn Euro 7 cũng phải đảm bảo duy trì mức gây ô nhiễm thấp trong ngưỡng quy định suốt 150.000 dặm vận hành kể từ thời điểm xuất xưởng, tương đương quãng đường 241.000 km.
Chuẩn khí thải mới tại châu Âu vấp phải nhiều phản đối. Ảnh: Transport and Environment.
|
Chuẩn khí thải mới tại châu Âu vấp phải nhiều phản đối. Ảnh: Transport and Environment. |
Theo lời ông Gerrit Marx, các quy định hiện hành do Liên minh châu Âu (EU) soạn thảo nhằm yêu cầu cắt giảm lượng oxit nitơ là “không khả thi về mặt kỹ thuật”.
“Nỗ lực (của các hãng xe) để đạt được mục tiêu đó là rất lớn, nhưng họ không thực sự được đền đáp xứng đáng”, CEO của Iveco nhận định.
|
Ông Gerrit Marx công khai phản đối việc áp dụng tiêu chuẩn Euro 7 tại châu Âu. Ảnh: Reuters. |
Song song với đó, Ủy ban châu Âu cũng đề xuất những giới hạn phát thải CO2 nghiêm ngặt hơn dành cho nhóm phương tiện vận tải cỡ lớn.
Cụ thể, các xe tải sản xuất mới phải cắt giảm 90% lượng khí thải vào năm 2040, còn các xe buýt nội đô phải sở hữu lượng phát thải bằng 0 từ năm 2030.
Trên quan điểm của mình, Gerrit Marx cho rằng nếu các nhà sản xuất xe tải và xe buýt phải cắt giảm mạnh lượng phát thải để đáp ứng quy định về CO2 nói trên, việc áp dụng thêm tiêu chuẩn Euro 7 cho những phương tiện hiện tại là không hợp lý vì đòi hỏi nguồn đầu tư lớn trong ngắn hạn.
“Việc áp dụng đồng thời tiêu chuẩn Euro 7 và quy định chặt chẽ về phát thải CO2 đối với ôtô thương mại của chúng tôi là không thỏa đáng”, CEO của Iveco chia sẻ.
Mặt khác, Gerrit Marx vẫn tin rằng quyết định chấm dứt sự tồn tại của kỷ nguyên động cơ đốt trong là cần thiết ở tương lai. Tuy nhiên, vị này nhận định việc áp đặt tư duy đó vào ngành công nghiệp hiện nay là chưa hợp lý.
Gerrit Marx cho biết Iveco đang xem xét các lựa chọn khác nhau để cắt giảm carbon trong chiến lược dài hạn. Vị CEO tin rằng điện hóa không được coi là giải pháp phù hợp cho các doanh nghiệp sản xuất xe tải hạng nặng hoặc xe buýt nói chung như Iveco.
Trước đó, ông Carlos Tavares – CEO của Stellantis – cũng cho rằng tiêu chuẩn Euro 7 về thắt chặt giới hạn khí thải của ôtô sử dụng động cơ đốt trong là “vô dụng”.
“Điều đó không hữu ích, tốn kém và không mang lại lợi ích cho khách hàng hay môi trường”, lãnh đạo Stellantis nói với giới truyền thông hồi cuối tháng 2.
|
Tiêu chuẩn Euro 7 vẫn gây ra không ít tranh cãi. Ảnh: Swen Pfoertner/Reuters. |
Cụ thể, tiêu chuẩn Euro 7 sẽ đẩy lượng NOx cho phép giảm xuống còn 30 mg/km. Còn mức phát thải NO2 trên ôtô sử dụng động cơ diesel cũng giảm xuống còn 60 mg/km, ngang với quy định Euro 6 đang áp dụng cho ôtô chạy xăng.
Đồng thời, các mẫu xe dùng động cơ đốt trong hay động cơ hybrid theo chuẩn Euro 7 cũng phải đảm bảo duy trì mức gây ô nhiễm thấp trong ngưỡng quy định suốt 150.000 dặm vận hành kể từ thời điểm xuất xưởng, tương đương quãng đường 241.000 km.