Chi hội Tiền trạm Nacosa, Mường nhé, Điện Biên

Q.T.A

Xe buýt
Biển số
OF-86982
Ngày cấp bằng
28/2/11
Số km
592
Động cơ
414,328 Mã lực
Để hòa cùng nhiệt huyết của các cán bộ tiền trạm đi dò mìn cho công tác chung của CLB ,em xin đề xuất trích quỹ Hội ra 3 triêu/2 xe làm can dầu giứp các cán bộ dẻo tay lái trên đường kinh lý.
Không thể so sánh được lòng nhiệt tình của các bác với công việc chung nhưng đây là tấm lòng của toàn thần dân TVC ở nhà hướng theo vệt xe chạy phía trước ,cầu chúc các bác thượng lộ bình an.
Đề nghị các bác cho ý kiến thông qua để em giải ngân.
Nhà em có ý kiến như này: Nhân vụ này em nghĩ các cụ cũng nên tạo ra một tiền lệ tốt cho anh em đi tiền trạm trong những việc nghĩa như từ thiện. Có tiền lệ rồi sau này cứ thế mà áp dụng để động viên anh em trong công việc khó khăn này.

Với Triton độ chạc rồi mà chạy đường này thì ít nhất là 14 lít/100km (cộng cả vé cầu phà vì đi xa dầu hết ít nhưng lại mất phí cầu đường...). Cả đi lẫn về tạm tính cho 1500 km cung này thì hết khoảng hơn 200 lít dầu, tương đương với 4,5 triệu. Số tiền này cũng chỉ gọi là bù đắp một phần trong rất nhiều chi phí khi đi tiền trạm phát sinh mà anh em phải tự bỏ ra. Đây là việc chung nên đề nghị câu lạc bộ xây dựng một quy chế mới nhằm phát huy phong trào từ thiện của TVC.
 

hienty

Xe tăng
Biển số
OF-28306
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
1,465
Động cơ
498,567 Mã lực
Nơi ở
Số 3 Đỗ Hành
@ All: việc ae đồng lòng như vậy, khó khăn thế nào cũng vượt qua thôi. Việc hỗ trợ các xe như vật theo e cũng tương đối rồi. Còn lại ae tự share. Quỹ đang hẻo, tiết kiệm tí để đợt chính thức thì tất tay sau.
 

Thích Triton

Xe điện
Biển số
OF-72977
Ngày cấp bằng
15/9/10
Số km
2,823
Động cơ
453,210 Mã lực
@ All: việc ae đồng lòng như vậy, khó khăn thế nào cũng vượt qua thôi. Việc hỗ trợ các xe như vật theo e cũng tương đối rồi. Còn lại ae tự share. Quỹ đang hẻo, tiết kiệm tí để đợt chính thức thì tất tay sau.
Tất là tất thế nào? Chỉ chi phí cho đoàn tiền trạm thôi chứ đoàn đi cứu trợ là tự nguyện đi chứ nếu nhận hỗ trợ từ quỹ nữa thì còn gì là đi cứu trợ? Ủng hộ 5 loét, trích quỹ 5 loét/xe thì Hòa Phát à? Thế nên tôi nghĩ sẽ trích quỹ cho 2 xe tiền trạm là ok, có thể nhiều hơn một chút. Ý kiến tôi như thế, ae cùng góp ý để ra một quy chế tốt nhé.
 

cudem

Xe buýt
Biển số
OF-28556
Ngày cấp bằng
7/2/09
Số km
978
Động cơ
493,407 Mã lực
Nơi ở
Nguyễn Sơn, LB, HN
Thế là có 2 xe: CT & HT đủ rồi, cháu đăng ký xuất 90.000 nhá, ok?
 

thanhnientu

Xe hơi
Biển số
OF-45621
Ngày cấp bằng
6/9/09
Số km
115
Động cơ
463,450 Mã lực
Nơi ở
Hà nội phố
Số ĐT cụ để ở dưới nào thế ae đốt đuốc tìm chưa thấy, cụ up lên đi để liên lạc khi lên đến ĐB.
Xin lỗi cụ em mới đổi chữ ký nên quên mất. số của em 0915662044 hoặc cụ Hưng chi hội trưởng 0912.không bẩy chín, bấy chín không?
 

thanhnientu

Xe hơi
Biển số
OF-45621
Ngày cấp bằng
6/9/09
Số km
115
Động cơ
463,450 Mã lực
Nơi ở
Hà nội phố
ko biết các cụ đã liên hệ được khách sạn chưa, em xin mạnh dạn up danh bạ nhà hàng khách sạn cho các cụ tiện liên lạc nhé!

Danh sách các khách sạn tại Điện Biên Phủ

1. Khách sạn Công Đoàn **
374 Phố 7/5, phường Tân Thanh, Tp. Điện Biên Phủ
Tel: (84-23) 382 4841
Fax: (84-23) 382 4319
Số phòng: 90
Giá (US$): 20
2. Khách sạn Điện Biên Phủ - Hà Nội **
279A, đường 7/5, phường Mường Thanh, Tp. Điện Biên Phủ
Tel: (84-23) 382 5103/ 383 0780
Fax: (84-23) 382 6290
Số phòng: 32
Giá (US$): 15-25

3 .Khách sạn Mường Thanh **
Phố 25, phường Him Lam, Tp. Điện Biên Phủ
Tel: (84-23) 381 0043
Fax: (84-23) 381 0713
Số phòng: 70
STT LOẠI PHÒNG SỐ LƯỢNG GIÁ(VNĐ/Ngày)
1 VIP - FAMILY 3 1.500.000
2 VIP 5 750.000
3 TRIPLE 16 550.000
4 TWIN SUPERIOR 33 470.000
5 TWIN STANDART 15 450.000
6 DOUBLE 5 450.000



4.Khách sạn ASEAN
Phố 5, Phường Thanh Bình, Tp. Điện Biên Phủ
Tel: (84-23) 373 5204
Fax: (84-23) 382 6733
Số phòng: 41

5. Khách sạn Bình Long
429 Phố 4, Phường Tân Thanh, Tp. Điện Biên Phủ
Tel: (84-23) 382 4345
Fax: (84-23) 382 4345
Số phòng: 16

6. Khách sạn Cảng hàng không Điện Biên
Phố 2, Phường Thanh Bình, Tp. Điện Biên Phủ
Tel: (84-23) 382 5052
Fax: (84-23) 382 6060
Số phòng: 17


7. Khách sạn Công ty Sách - Thiết bị trường học Điện Biên
Phố 7, Phường Mường Thanh, Tp. Điện Biên Phủ
Tel: (84-23) 382 5877
Fax: (84-23) 382 7437
Số phòng: 21

8. Khách sạn Công ty Xổ Số Kiến Thiết
Phố 13, phường Tân Thanh, Tp. Điện Biên Phủ
Tel: (84-23) 382 5789
Fax: (84-23) 382 5931
Số phòng: 21


9. Khách sạn Hoa Hồng

Phường Tân Thanh, Tp. Điện Biên Phủ
Tel: (84-23) 382 5608
Số phòng: 20

10. Khách sạn Hoàng Hoa
27 Hoàng Văn Nô, huyện Điện Biên
Tel: (84-23) 392 5196
Số phòng: 10

11. Khách sạn Mây Hồng
Phố 1, Phường Thanh Bình, Tp. Điện Biên Phủ
Tel: (84-23) 372 6300
Số phòng: 13


12. Khách sạn Sân bay Điện Biên Phủ
Phường Nam Thanh, Tp. Điện Biên Phủ
Tel: (84-23) 382 5052
Số phòng: 20
Giá (US$): 10

13. Khu du lịch sinh thái Him Lam
Tổ dân phố 6, phường Him Lam, Tp. Điện Biên Phủ
Tel: (84-23) 381 1999
Fax: (84-23) 381 1369
Số phòng: 120


Loại phòng

Khách nội địa
(VND/phòng/đêm )
Khách quốc tế
(USD/room/night)

Phòng đôi
Phòng ba
Double/Twin
Triple

Phòng VIP 450.000
40$

Phòng loại I 350.000
400.000
35$ 40$

Phòng loại II 300.000
300.000
30$ 35$

14. Nhà khách Ngân Hàng Đầu Tư

Phố 7/5, phường Mường Thanh, Tp. Điện Biên Phủ
Tel: (84-23) 382 5825
Fax: (84-23) 382 6016
Số phòng: 15
15. Nhà khách Trúc An II (Đang cập nhật)
 

daicatroc

Xe buýt
Biển số
OF-52766
Ngày cấp bằng
13/12/09
Số km
668
Động cơ
459,270 Mã lực
Nơi ở
Chân cầu Thanh Trì
@6789:
...@đại ca: nhớ mang theo túi nylon nhá...
Cám ơn PCT đã nhắc em, riêng cung này em đã chuẩn bị cho Hiền ty cả bỉm luôn, nylon sợ không ăn thua

@Hiềnty :
.. Việc hỗ trợ các xe như vật ....
CCT dạo này lưỡi hơi bị ngắn hay sao, chưa đi mà đã líu hết cả lại thế

@QTA :
...tạo ra một tiền lệ tốt cho anh em đi tiền trạm trong những việc nghĩa như từ thiện. Có tiền lệ rồi sau này cứ thế mà áp dụng để động viên anh em trong công việc khó khăn này.
Em đồng ý với ý kiến của Bác, Bác xây dựng giúp cho CLB mấy cái gạch đầu dòng vụ này luôn đi

@Phú phệ :
.. Chỉ chi phí cho đoàn tiền trạm thôi chứ đoàn đi cứu trợ là tự nguyện đi chứ nếu nhận hỗ trợ từ quỹ nữa thì còn gì là đi cứu trợ? . .
Chi phí cho việc đi tiền trạm em thấy OK, riêng việc đi cứu trợ, Lão Hiền ty , Lão Phệ và anh em nghiên cứu thêm nhé vì theo quan điểm của em thì việc đi hoạt động từ thiện này thì nên đóng góp tùy tâm do đó việc chi phí xăng dầu xe cộ cũng nên cân đối cho hợp lý và cũng nên tính tới, nếu thành viên tham gia ủng hộ tiền xăng dầu xe mình thì đó cũng là khoản đóng góp cho chương trình, còn nếu đóng góp được bao nhiêu cứ góp, còn lại chi phí đi cùng nên share ra, Em nói đơn cử thế này : Trung bình nếu đóng góp cho những chương trình này anh em thường tham gia khoảng 1 triệu, trong khi đó anh em nào mang xe đi nếu chịu tiền xăng dầu và chi phí xe thì phải đóng góp gấp 5 - 6 lần như vậy, vì mang xe đi đâu chỉ riêng tiền dầu không đâu, còn rất nhiều chi phí khác kèm theo nữa, vậy anh em đi cùng nên chia sẻ chi phí này với anh em mang xe đi là hợp lý. Việc này thì khác với đi chơi : Việc nào nên ra việc ấy, rõ ràng sòng phẳng, anh em tham gia sẽ nhiệt tình và thoải mái hơn.

@ thanhnientu và ae Điện Biên: Cám ơn các Bác đã nhiệt tình giúp đỡ anh em Traitan, hôm nào lên đó chắc chắn phải giao lưu với các Bác rồi
 
Chỉnh sửa cuối:

daihongthuy

Xe hơi
Biển số
OF-50470
Ngày cấp bằng
9/11/09
Số km
144
Động cơ
457,858 Mã lực
Nơi ở
Đâu cũng là nhà
Cho em đặt một vé nhé, em cũng trong chi hội Điện Biên ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

offroad

Xe buýt
Biển số
OF-4389
Ngày cấp bằng
24/4/07
Số km
964
Động cơ
558,828 Mã lực
update: hiện có 4 ng đi được vụ tiền trạm này: offroad + hienty + dct + cudem
có lẽ chốt ở đây và đi 1 xe (chuẩn bị đầy đủ: lốp MT, tời...) để tiết kiệm kinh phí !
thks !
 

offroad

Xe buýt
Biển số
OF-4389
Ngày cấp bằng
24/4/07
Số km
964
Động cơ
558,828 Mã lực
daicatroc : xem trên bản đồ xem Nacosa ở chỗ nào ??

 

tobala

Xe máy
Biển số
OF-94642
Ngày cấp bằng
9/5/11
Số km
80
Động cơ
402,200 Mã lực
daicatroc : xem trên bản đồ xem Nacosa ở chỗ nào ??


Anh ơi, trên bản đồ giao thông của anh thì Nacosa nằm ở điểm giao cắt giữa vĩ tuyến 22o.00" bắc và kinh tuyến 102o. 30".

Anh lên tới Điện Biên thì đi đường 12 tới Mường Chà or ( Mường Lay theo bản đồ giao thông) thỉ rẽ trái vào đường 131. Cứ đi theo đường 131 tới tận Quảng Lâm ( 1/2 đường là đường đất). Tới nơi thì anh hỏi đường vào Nacosa. Chắc khoảng 15-20 Km nữa là tới. Nếu thừa thời gian có khi anh em nhấn chân ga lên A Pa Chải chơi cho nó dzui :)

Chúc cả đoàn đi vui vẻ, thành công
 
Chỉnh sửa cuối:

V.T.A

Xe điện
Biển số
OF-254
Ngày cấp bằng
11/6/06
Số km
2,537
Động cơ
605,540 Mã lực
Nơi ở
Truồng khi có cơ hội
update: hiện có 4 ng đi được vụ tiền trạm này: offroad + hienty + dct + cudem
có lẽ chốt ở đây và đi 1 xe (chuẩn bị đầy đủ: lốp MT, tời...) để tiết kiệm kinh phí !
thks !
Em giơ tay biểu quyết . Để dành nhân tài vật lực cho buổi đi chính thức.Can dầu nhà TVC gửi các cán bộ tiền trạm hiện em gói gém xong ròi ,gặp đâu em trao đấy nhá.
 

daihongthuy

Xe hơi
Biển số
OF-50470
Ngày cấp bằng
9/11/09
Số km
144
Động cơ
457,858 Mã lực
Nơi ở
Đâu cũng là nhà
Các cụ cứ lên đến Điện Biên alo cho anh em chi hội Đbien sẽ thống nhất có người đi cùng đây ạ
 

Thích Triton

Xe điện
Biển số
OF-72977
Ngày cấp bằng
15/9/10
Số km
2,823
Động cơ
453,210 Mã lực
Các cụ cứ lên đến Điện Biên alo cho anh em chi hội Đbien sẽ thống nhất có người đi cùng đây ạ
Đi đường núi đấy mà gặp ô Đại Hồng Thủy thì o bít nên vui hay nên bùn nữa. Ha. Ha...
 

offroad

Xe buýt
Biển số
OF-4389
Ngày cấp bằng
24/4/07
Số km
964
Động cơ
558,828 Mã lực
thông tin thêm về Nacosa

Dân trí

Đắng lòng trường học vùng cao

Mặc dù là điểm trường chính nhưng tất cả các phòng học từ bậc mầm non đến cấp THCS đều là nhà tạm. Nơi ở cho học sinh nội trú là những túp lều lụp xụp còn khi nhắc đến cụm từ “nhà công vụ” thì giáo viên chỉ biết xót xa đắng lòng.

Đó là thực trạng trường lớp của xã Na Cô Sa, huyện Mường Nhé (Điện Biên). Đây là một trong những xã nghèo nhất cả nước khi mà 4 yếu tố để phát triển đời sống kinh tế xã hội là “điện, đường, trường, trạm” vẫn còn gặp muôn vàn khó khăn.

Từ thành phố Điện Biên, để đến được Na Cô Sa cần phải vượt hơn 150km đường đèo đến ngã ba xã Quảng Lâm, huyện Mường Nhé. Từ ngã ba này cần phải tiếp tục đi khoảng 26km đường đất dốc, nguy hiểm. Nếu là những ngày khô ráo thì cần phải mất gần 2 giờ đồng hồ, còn nếu trời mưa thì mất khoảng 8 hoặc 9 tiếng thậm chí là không thể đi được vì đường quá trơn.

Đón chúng tôi tại ngã ba xã Quảng Lâm, anh Trần Ngọc Kiên - phó phòng GD-ĐT huyện Mường Nhé nhắc nhở: “Hiện nay ở Na Cô Sa vẫn chưa có điện lưới quốc gia, sóng điện thoại cũng chưa đến được nên nhà báo cần chuẩn bị mọi thứ cần thiết ở ngoài này trước khi chúng ta lên đường”.
Thầy Cường - phó hiệu trưởng Trường tiểu học Quảng Lâm, người tình nguyện cùng với anh Kiên đưa chúng tôi đến Na Cô Sa tâm sự: “Trước năm 2009, Na Cô Sa là một điểm trường phụ của xã Quảng Lâm. Ngày đó đường xá chưa được như bây giờ, thầy cô muốn vào trong đó phải đi bộ dưới lòng suối từ sáng sớm đến chiều tà mới đến nơi. Từ khi tách ra thành lập xã thì được Nhà nước quan tâm đầu tư nhiều hơn nhưng vẫn còn gian truân lắm”.


Để đến được Na Cô Sa cần phải vượt qua những con đường đất dốc ngược như thế này. Nếu có mưa thì việc đi lại vô cùng khó khăn.

Cũng theo thầy Cường, thì vào những ngày mưa nếu đường không quá trơn để đi được xe máy thầy cô ở Na Cô Sa phải chế thêm cho lốp xe thiết bị chống trượt bằng cách buộc xích hoặc dây cao su vào lốp.

Trong chuyến công tác lần này, rất may mắn cho chúng tôi khi mà những ngày qua ở huyện Mường Nhé không có mưa nên đường vào Na Cô Sa thuận lợi hơn. Tuy nhiên, chặng đường đến UBND xã Na Cô Sa chỉ khoảng 18km nhưng chúng tôi cũng phải đi mất gần 2 tiếng đồng hồ. Sau khi gửi xe tại đây tiếp tục vượt khó 6km đường mòn nhỏ chúng tôi mới đến được điểm trường chính của Na Cô Sa.

Chồng chất khó khăn
Đứng trên bãi đất trống dốc ngược xuống, thầy Cường chỉ tay về phía những khu nhà lụp xụp thông báo: “Chúng ta đến nơi rồi. Đây là cơ sở chung của cả trường tiểu học và THCS Na Cô Sa”. Nhìn hướng thầy Cường chỉ mà chúng tôi giật mình bởi mặc dù đi thực tế ở các tỉnh vùng cao tương đối nhiều nhưng đây là lần đầu tiên được chứng kiến một điểm trường chính có cơ sở vật chất nghèo nàn đến vậy. Toàn bộ khu vực trường đều là những ngôi nhà tranh tre, nứa lá sơ sài. Mặc dù còn cách trường một khoảng đất trống nhưng không khó để có thể nhìn thấy rõ những hoạt động của cô và trò trong lớp.


Toàn bộ khuôn viên trường tiểu học và THCS Na Cô Sa nhìn từ trên cao.

Trường học được bố trí thành 3 khu nhà. Mỗi khu nhà được chia ra thành các phòng học nhỏ. Ngăn cách giữa các phòng chỉ là một tấm vách mỏng được làm từ tre, nứa. Thứ sang nhất trong mỗi phòng học là bảng viết và những bộ bàn ghế kiên cố do các dự án rót về.


Mỗi phòng học được ngăn cách bằng tấm phên tre. Thứ sang nhất của phòng học là bàn ghế và bảng viết.

Nghe tin có phóng viên đến thăm trường, ban giám hiệu cả 3 cấp học (mầm non, tiểu học và THCS) niềm nở ra đón tiếp. Mời chúng tôi vào trong căn nhà 3 gian chặt hẹp để cất bớt đồ đạc lỉnh kỉnh, thầy Quàng Văn Quyết - phó hiệu trưởng Trường tiểu học Na Cô Sa ngần ngại nói: “Cơ sở vật chất còn rất nhiều khó khăn, nên nhà báo phải hết sức thông cảm cho nhà trường”.

Theo quan sát của tôi, mặc dù đây là căn nhà kiên cố nhất của Trường tiểu học Na Cô Sa dùng để làm phòng họp hội đồng, thư viện và phòng ban giám hiệu nhưng ngồi trong nhà có thể nhìn thấy mọi thứ xung quanh. Ngoài cùng là gian phòng dành để làm thư viện. Để tránh việc mưa gió ảnh hưởng đến thiết bị dạy học và sách vở ở thư viện, nhà trường cũng phải khó khăn lắm với mua được một ít vải bạt để che đậy bảo quản.

Kế tiếp đến căn phòng họp hội đồng chỉ có tuềnh toàng vài chiếc bàn gỗ và những chiếc ghế cũ nát, một khoảng lớn của căn phòng được dùng để chứa sách vở và các thiết bị dạy học do phòng thư viện quá hẹp. Trong cùng là phòng ban giám hiệu, đây là gian phòng được che đậy kín đáo nhất bởi nó có một nhiệm vụ quan trọng đó là bảo vệ thiết bị “quý giá” mà nhà trường vừa mới được hỗ trợ.

Chỉ tay về chiếc máy phát điện sử dụng năng lượng mặt trời, phó hiệu trưởng Quyết cho biết: “Xã Na Cô Sa được một tổ chức của Hà Lan hỗ trợ cho 3 chiếc máy phát điện sử dụng năng lượng mặt trời. Trước sự khó khăn của thầy cô nơi đây, xã đã ưu tiên cấp cho trường một chiếc. Mặc dù nguồn điện không lớn nhưng chí ít nó cũng sáng hơn so với việc dùng máy phát điện sử dụng sức nước”.
Tạm dừng câu chuyện, thầy Quyết xin phép ra ngoài và tiến nhanh đến khu vực bờ rào và cầm chiếc máy điện thoại đang treo lủng lẳng trên chiếc cọc tre nhỏ. Thấy vẻ ngạc nhiên của chúng tôi, anh Trần Ngọc Kiên giải thích: “Ở trong này chưa có trạm thu phát sóng viễn thông nên thầy cô phải đi dò tìm những điểm có “sóng rơi” và treo điện thoại ở đó. Mục đích là chỉ để nhận tin nhắn thông báo từ các Phòng, Ban. Chứ gọi điện thì không được”.

Thầy Lò Văn Hiến - phó hiệu trưởng Trường THCS Na Cô Sa cho biết thêm: “Bây giờ đang là thời điểm thầy cô lên lớp. Chứ nếu hết giờ học thì toàn bộ khu vực tường rào này đều lủng lẳng những chiếc điện thoại treo. Hầu hết thầy cô ở đây đều là người ở dưới xuôi lên nên luôn ao ước nhận được tin nhắn động viên hỏi han của gia đình và người thân. Nhưng khổ nỗi ở đây không phải lúc nào cũng có “sóng rơi”. Chỉ những ngày nắng ráo thì may ra, còn nhưng hôm ẩm ướt thì chịu”.

Vắng bóng nhà công vụ và nội trú
Nhân lúc thầy Quyết ra kiểm tra điện thoại, chúng tôi tiến tới một dãy nhà xiêu vèo nằm kế sát phòng ban giám hiệu. Hầu hết các phòng đều tuềnh toàng, chỉ có một số ít phòng được che đậy kín đáo hơn bằng vải bạt. Buồn bã, thầy Lò Văn Hiến tiết lộ: “Đây là những phòng ở dành cho giáo viên ở đây. Hầu hết đều do chính tay các thầy cô tự xây dựng lên. Những phòng có che bạt là của giáo viên nữ để đảm bảo sự kín đáo”.

Lời chia sẻ của thầy Hiến khiến lòng chúng tôi xót xa. Hầu hết giáo viên nơi đây đều là những người có độ tuổi rất trẻ đến từ các tỉnh miền xuôi như Hà Nam, Thái Bình, Thanh Hóa…thậm chí là cả ở Hà Nội. Chỉ lòng nhiệt huyết và sự cảm thông với sự khó khăn của vùng cao mới có thể thôi thúc họ lên đường đến với Na Cô Sa. Đáng lẽ ra những sự hi sinh đó cần phải được bù đắp phần nào, chí ít cũng là nơi ăn chốn nghỉ để họ có thể yên tâm công tác. Nhưng khi nhìn những phòng ở dành cho thầy cô nơi đây chắc hẳn không ai có thể gọi đó là “nhà công vụ”.

Trước sự cảm thông của chúng tôi, một thầy giáo bộc bạch: “Dẫu sao thì thầy cô còn “sướng” hơn các em học sinh ở nội trú. Nhiều lúc nhìn nơi ở của các em mà lòng chúng tôi đau xót lắm”. Như minh chứng cho lời mình nói, thầy chỉ tay về phía những căn nhà lụp xụp nằm sát cạnh khu phòng học ngấn lệ nói: “Nơi ở của các em đó nhà báo ạ”.

Chúng tôi tiến đến cái nơi được gọi là nhà ở nội trú cho học sinh. Một đồng nghiệp đã phải thốt lên: “Sao các em có thể ở trong những ngồi nhà như vậy được!”
Gọi là nhà ở nội trú nhưng thực tế đó chỉ là các túp lều được các em dựng lên để ở. Diện tích của mỗi túp lều này chỉ vừa vặn để đặt chiếc giường tre nhỏ. Mọi sinh hoạt của các em trong việc nấu nướng, ăn uống đều được thực hiện trước mỗi cửa lều. Chính vì điều đó dẫn đến việc ứ đọng nước và gây sự mất vệ sinh ở mỗi lều ở.


Ngôi lều này là nơi ở của học sinh.

Phó hiệu trưởng Lò Văn Hiến chia sẻ: “100% học sinh ở đây đều là người Mông. Mặc dù người Mông có tục lệ kết hôn sớm nhưng việc ở tạm và sống gần nhau thế này dẫn đến tình trạng tảo hôn ở độ tuổi rất trẻ”. Thầy Hiến cũng cho biết, đầu năm học 2010-2011 toàn trường THCS có khoảng gần 270 học sinh nhưng đến nay chỉ còn 100 em chuyên cần đến lớp. Phần lớn các học sinh bỏ học đều là đối tượng lấy vợ hoặc lấy chồng.

Trước những thực trạng và khó khăn trong việc phát triển giáo dục, anh Lê Ngọc Kim - Bí thư Chi ủy xã Na Cô Sa tâm tư: “Chúng tôi mong sao những hình ảnh thực ở Na Cô Sa sẽ được ****, Nhà nước và Chính phủ quan tâm nhiều hơn nữa để làm sao có thể hỗ trợ xây dựng trường, lớp học kiên cố. Có như vậy thì mới lôi cuốn được các em đi học”.
 
Chỉnh sửa cuối:

hienty

Xe tăng
Biển số
OF-28306
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
1,465
Động cơ
498,567 Mã lực
Nơi ở
Số 3 Đỗ Hành
Hớ hớ, nhìn cái đường đất lại ước gì có tí nước. Cá nhân mình thì sướng, nhưng đồng bào thì khổ. Thôi không ước nữa....:P

Cái chấm số 2 là NACOSA

 
Chỉnh sửa cuối:

Thích Triton

Xe điện
Biển số
OF-72977
Ngày cấp bằng
15/9/10
Số km
2,823
Động cơ
453,210 Mã lực
Hớ hớ, nhìn cái đường đất lại ước gì có tí nước. Cá nhân mình thì sướng, nhưng đồng bào thì khổ. Thôi không ước nữa....:P
O đc đi sex nên bị tự kỷ à? Đang có mưa đấy, lên Mà tát nước.
 

daicatroc

Xe buýt
Biển số
OF-52766
Ngày cấp bằng
13/12/09
Số km
668
Động cơ
459,270 Mã lực
Nơi ở
Chân cầu Thanh Trì
O đc đi sex nên bị tự kỷ à? Đang có mưa đấy, lên Mà tát nước.
Lão Phệ dạo này chua ngoa đanh đá thế không biết, Hiền ty đã không được SEX thì chớ, lại còn bị mát mẻ, thế mới đau, càng nghĩ càng tội nghiệp HT
 

Thích Triton

Xe điện
Biển số
OF-72977
Ngày cấp bằng
15/9/10
Số km
2,823
Động cơ
453,210 Mã lực
Bao giờ ae xuất phát đấy? Thích đi quá mà o đi đc. Bao giờ khỏi phải rủ ae đi cung nào đơn giản tí. Chắc lại lấy đào thôi mà năm nay lấy đào ở Mù Cang Chải nhé. Tôi chưa đc đi đến đấy.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top