[Funland] Tiền gửi người dân sẽ ra sao khi phá sản ngân hàng?

toilatho

Xe tăng
Biển số
OF-293847
Ngày cấp bằng
26/9/13
Số km
1,819
Động cơ
702,413 Mã lực
Nơi ở
Khắp nơi đều là nhà
Website
topbds.vn
Tiền ăn em cũng đang thiếu nói chi tiền gửi NH, nhưng chắc chắn có nhiều cụ gửi cực nhiều, đặc biệt cụ nhé
Mời các cụ "ngâm cứu" :D
Tiền gửi người dân sẽ ra sao khi phá sản ngân hàng?
24/10/2016 06:25 | Kình Dương

Tiền gửi người dân sẽ được chi trả bao nhiêu, từ nguồn nào nếu như ngân hàng phá sản?
(VNF) – Tiền gửi người dân sẽ được chi trả bao nhiêu, từ nguồn nào nếu như ngân hàng mà họ gửi tiền lâm vào tình trạng phá sản?


Phát biểu tại phiên thảo luận Quốc hội sáng ngày 22/10, Phó thủ tướng ************** đã nhấn mạnh rằng, Chính phủ đã đề xuất giải pháp mạnh hơn trong tái cơ cấu ngân hàng, cụ thể là thí điểm cho phá sản ngân hàng, tổ chức tín dụng yếu kém.

Trước đó một ngày, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, khi đề cập đến các biện pháp phá sản đối với các ngân hàng thương mại yếu kém, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh: “Chính phủ sẽ đảm bảo quyền lợi của người gửi tiền, nhưng còn những ngân hàng bê bết quá thì không thể tồn tại được”.

Thông điệp ở đây rất rõ ràng, là Chính phủ sẽ thí điểm phá sản ngân hàng yếu kém, nhưng đồng thời sẽ đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền.

Vậy cụ thể tiền gửi của người dân tại các ngân hàng bị cho phá sản sẽ ra sao?
Theo Nghị định 68/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm tiền gửi, nghị định này giữ nguyên quy định về chi phí bảo hiểm tiền gửi, số tiền bảo hiểm được trả tại Nghị định 109/2005/NĐ-CP trước đó.

Cụ thể, số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi bao gồm cả gốc và lãi của một người gửi tiền (một cá nhận hoặc người đại diện theo pháp luật) tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tối đa là 50 triệu đồng.

Nói nôm na là, cho dù người gửi tiền có gửi 1 tỷ đồng tại một ngân hàng thì khi ngân hàng này phá sản, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ chỉ chi trả cho người gửi tiền trên tối đa là 50 triệu đồng.

Con số 50 triệu đồng này quá ít và được quy định từ hơn 10 năm trước, vì vậy, nếu chỉ trông chờ vào Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, rõ ràng người dân gửi tiền sẽ không được đảm bảo quyền lợi.

Tất nhiên tiền gửi của người dân không chỉ trông chờ vào Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, mà phần nhiều trông chờ vào tiền thu được từ hoạt động thanh lý tài sản ngân hàng khi phá sản.



Tiền gửi người dân tại các ngân hàng phá sản được chi trả từ nguồn bảo hiểm tiền gửi và nguồn tiền thu từ thanh lý tài sản ngân hàng, có thể thêm nguồn tiền từ Nhà nước
Theo trình tự ưu tiên, ngân hàng sẽ tiến hành chi trả cho chủ nợ là cơ quan thuế đầu tiên, tiếp đến chính là người gửi tiền, thứ ba là các tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng, thứ tư là người sở hữu trái phiếu ngân hàng, thứ năm là các nhà cung cấp sản phẩm dịch vụ và cuối cùng là cổ đông của ngân hàng.

Chẳng hạn, một ngân hàng A tại một thời điểm sau khi Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam thanh toán đầy đủ tiền bảo hiểm cho người gửi tiền, theo sổ sách, có tổng tài sản là 20.000 tỷ đồng, được hình thành từ nguồn nợ phải trả là 21.000 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu là âm (-) 1.000 tỷ đồng, tiến hành phá sản.

Giả sử 21.000 tỷ đồng nợ phải trả bao gồm: 500 tỷ đồng nợ thuế, 12.000 tỷ đồng nợ tiền gửi khách hàng, 7.500 tỷ đồng nợ các tổ chức tín dụng, 1.000 tỷ đồng nợ các nhà cung cấp dịch vụ.

Trường hợp 1, khi tiến hành thanh lý toàn bộ 20.000 tỷ đồng tài sản (theo sổ sách) trên, ngân hàng A thu về 15.000 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ thu hồi là 75%.

Theo trình tự, ngân hàng A sẽ tiến hành chi trả toàn bộ 500 tỷ đồng cho cơ quan thuế, chi trả toàn bộ 12.000 tỷ đồng cho người gửi tiền, nhưng chỉ chi trả được 2.500 tỷ đồng cho các tổ chức tín dụng (trong số 7.500 tỷ đồng tiền nợ) và không thể chi trả một đồng nào trong số 1.000 tỷ đồng nợ các nhà cung cấp dịch vụ. Tất nhiên, các cổ đông cũng không nhận được một đồng nào.

Trong trường hợp này, người gửi tiền thu hồi lại được toàn bộ số tiền của mình.

Trường hợp 2, ngân hàng A chỉ thu về 10.000 tỷ đồng sau thanh lý, tương đương với tỷ lệ thu hồi là 50%.

Theo trình tự, ngân hàng A sẽ tiến hành chi trả toàn bộ 500 tỷ đồng cho cơ quan thuế. Tuy nhiên, ngân hàng này chỉ có thể chi trả 9.500 tỷ đồng cho người gửi tiền trong tổng số 12.000 tỷ đồng tiền nợ, nghĩa là còn thiếu 2.500 tỷ đồng. Tất nhiên, các đối tượng còn lại không được chi trả một đồng nào.

Vậy 2.500 tỷ đồng còn thiếu này (hoặc có thể lớn hơn trong những trường hợp khác) sẽ bù cho người gửi tiền từ đâu? Điều này phụ thuộc vào quyết định của Chính phủ, có thể được Chính phủ bù một phần, bù toàn bộ hoặc người gửi tiền phải chấp nhận mất trắng số tiền này, coi như là rủi ro phải gánh chịu khi đầu tư.

Nhiều trường hợp khác ít khi xảy ra, chẳng hạn như ngân hàng A thu về tới 21.000 tỷ đồng sau thanh lý (tương đương tỷ lệ thu hồi 105%), do đó thanh toán được hết nợ cho các chủ nợ. Điều này vẫn có thể xảy ra bởi 20.000 tỷ đồng tổng tài sản là giá trị trên sổ sách, thực tế vẫn có thể lớn hơn.

Thậm chí, nếu thu về được trên 21.000 tỷ đồng sau thanh lý, cổ đông ngân hàng A còn có thể nhận lại được một phần tiền nhất định.

Tất nhiên, đây chỉ là một ví dụ giả định mang tính trực quan, nhưng về cơ bản, người gửi tiền được đảm bảo quyền lợi theo hướng như trên nếu ngân hàng phá sản.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, quá trình tiến hành phá sản ngân hàng, đặc biệt là hoạt động thanh lý tài sản, có thể mất một khoảng thời gian dài, gây ra tâm lý tiêu cực cho người gửi tiền. Với vai trò điều phối, Chính phủ có thể đứng ra bảo lãnh thanh toán trước cho người gửi tiền nếu như các thỏa thuận thanh lý tài sản với các đối tượng mua đã hoàn tất.
nguồn: “vietnamfinance.vn”
 
Chỉnh sửa cuối:

laixeboxit

Xe điện
Biển số
OF-157716
Ngày cấp bằng
21/9/12
Số km
3,589
Động cơ
2,924,063 Mã lực
BHTG chi trả mỗi cụ 50 củ nhé.
 

NNS

Xe lừa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
36,676
Động cơ
1,811,818 Mã lực
cứ tạm nhận max 50 củ BH tiền gửi tiêu tạm trong lúc chờ nó xử lí theo thứ tự ưu tiên, đen thì chót bảng, chả còn xu mẹ nào nữa chứ sao
 

toilatho

Xe tăng
Biển số
OF-293847
Ngày cấp bằng
26/9/13
Số km
1,819
Động cơ
702,413 Mã lực
Nơi ở
Khắp nơi đều là nhà
Website
topbds.vn

Tsar Bomba

Xe đạp
Biển số
OF-412734
Ngày cấp bằng
25/3/16
Số km
35
Động cơ
223,450 Mã lực
50 củ, riêng Agribank thấy bảo bảo hiểm full thì phải em chả nhớ rõ lắm :D
 

babyhood

Xe tăng
Biển số
OF-158278
Ngày cấp bằng
26/9/12
Số km
1,426
Động cơ
363,510 Mã lực
Đồng giá 50 chai
 

hunter1b

Xe tải
Biển số
OF-324756
Ngày cấp bằng
24/6/14
Số km
279
Động cơ
300,669 Mã lực
50 củ là may đấy, phá sản là hết. :))
 

bjboyn00b

Xe điện
Biển số
OF-23594
Ngày cấp bằng
6/11/08
Số km
2,818
Động cơ
520,133 Mã lực
EM gửi 10 củ mà bank phá sản có được 50 củ ko các cụ nhể :)) , mấy lão nước ngoài mà doanh nghiệp gửi nghìn tỷ mà bank VN phá sản chắc hốt =))
 

mAd_lOvE

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-666
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
14,098
Động cơ
813,697 Mã lực
Nơi ở
Đoàn Thị Điểm
Website
www.myphamxachtay.com
Nhìn gương Hy Lạp, thôi em không chơi với mấy anh cầm cái :P

Thế phá sản thì như mấy thằng bạn em nó đang nợ NH vài tỏi thì cũng giả 5 chục là xong phỏng các bác :-/
 

toilatho

Xe tăng
Biển số
OF-293847
Ngày cấp bằng
26/9/13
Số km
1,819
Động cơ
702,413 Mã lực
Nơi ở
Khắp nơi đều là nhà
Website
topbds.vn

polizia

Xe container
Biển số
OF-13671
Ngày cấp bằng
2/3/08
Số km
7,810
Động cơ
634,830 Mã lực
Nơi ở
3801
Mình gửi 10 tỷ, ngân hàng phá sản thì mình đc BH đền maxi 50 củ.
Mình vay ngân hàng 10 tỷ, mình phá sản thì mình đi tù.
:D
 

matiz007

Xe tải
Biển số
OF-398847
Ngày cấp bằng
29/12/15
Số km
282
Động cơ
233,810 Mã lực
Ngân hàng nào sẽ tiên phong thí điểm, mời các cụ cùng đón xem .=))=))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top