- Biển số
- OF-138332
- Ngày cấp bằng
- 13/4/12
- Số km
- 2,331
- Động cơ
- 390,417 Mã lực
Quân đội Ukraine: lực lượng quân sự Liên Xô “thu nhỏ“
(Kienthuc.net.vn) - Quân đội Ukraine hiện đại có thể xem như lực lượng quân sự "thu nhỏ" Liên Xô khi cũng như Nga được thừa hưởng kho vũ khí "khủng" của Liên Xô.
Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine được thừa hưởng một số lượng lớn các trang bị khí tài hiện đại từ Liên Xô. Bên cạnh đó, rất nhiều phòng thiết kế, nhà máy sản xuất vũ khí lớn của Liên Xô nằm trong lãnh thổ Ukraine. Họ còn sở hữu một số lượng lớn vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).
Cụ thể khi Liên Xô tan rã, Ukraine nắm giữ 220 tên lửa đạn đạo liên lục địa trong đó có 130 ICBM R-38 (NATO gọi là SS-18 Satan, tầm bắn 16.000km), 46 ICBM RT-23(NATO gọi là SS-24, tầm bắn 10.000km), 25 máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS, 19 chiếc Tu-160, 1.080 tên lửa hành trình tầm xa cùng 1.900 đầu đạn hạt nhân.
Tuy nhiên, Ukraine đã thực hiện chính sách phi hạt nhân hóa và toàn bộ số vũ khí nói trên đã được chuyển cho Nga để phá hủy. Ngoài việc thừa hưởng vũ khí, Ukraine còn thừa hưởng nhiều công nghệ quan trọng để phát triển công nghiêp quốc phòng cho riêng mình.
Xe tăng T-84 Oplot do Ukraine tự phát triển.
Lục quân
Lục quân Ukraine có quân số khoảng 144.000 người, lực lượng tăng thiết giáp của họ được đánh giá rất mạnh chỉ đứng sau Nga trong Cộng đồng các quốc gia độc lập SNG.
Trang bị bao gồm: 10 xe tăng chiến đấu chủ lực T-84 Oplot do họ sản xuất; 76 T-64 BM Bulat; 2.281 chiếc T-64; 172 chiếc T-55AGM; 271 chiếc T-80UD; 1.302 chiếc T-72.
Xe chiến đấu bộ binh các loại khoảng 6.431 chiếc, 1.647 khẩu pháo các loại trong đó có các loại đáng chú ý như pháo tự hành 2S19 Msta-S, 2S3 Akatsiya, 2S1 Gvozdika. 626 dàn pháo phản lực bắn loạt trong đó đáng chú ý nhất là 100 dàn pháo phản lực bắn loạt BM-30 Smerch mạnh hàng đầu thế giới.
Lực lượng tên lửa Ukraine còn có trong biên chế số lượng lớn tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn OTR-21 Tochka đạt tầm bắn 180km.
Phòng không
Lực lượng phòng không mặt đất của Ukraine cũng rất mạnh, họ có trong biên chế hầu hết các hệ thống phòng không do Liên Xô sản xuất trước đây như: S-300V, S-200, 9K330 Tor, 9K37 Buk, Buk-M1/2, 9K35 Strela-10, hệ thống phòng không tích hợp pháo – tên lửa Tunguska M1, pháo phòng không ZSU-23-4, tên lửa phòng không vác vai 9K38 Igla.
Hệ thống trinh sát bắt máy bay tàng hình Kolchuga.
Bên cạnh số lượng lớn tên lửa phòng không, Ukraine còn có hệ thống radar cảnh giới rất mạnh, trong đó đáng chú ý nhất là hệ thống trinh sát điện tử thụ động Kolchuga được đánh giá là hệ thống phát hiện máy bay tàng hình tiên tiến nhất thế giới hiện nay.
Hệ thống Kolchuga do các kỹ sư Ukraine độc lập phát triển, sản phẩm này là một minh chứng cho tiềm năng to lớn của Kiev trong phát triển các loại vũ khí công nghệ cao.
Không quân
Không quân Ukraine có quân số khoảng 43.100 người, trang bị 247 máy bay chiến đấu các loại. Trong đó có 36 tiêm kích đánh chặn hạng nặng Su-27, 80 tiêm kích bảo vệ không phận MiG-29, 36 máy bay cường kích Su-24M, 23 máy bay trinh sát Su-24MR, 46 máy bay cường kích tầm gần Su-25 cùng một số máy bay vận tải các loại.
Tiêm kích mạnh nhất Không quân Ukraine Su-27.
Bên cạnh các máy bay chiến đấu thừa hưởng được từ Liên Xô, Ukraine cũng đã bắt đầu phát triển các máy bay cho riêng mình. Phòng thiết kế Antonov đã phát triển thành công máy bay vận tải quân sự đa dụng tầm trung An-70, hiện tại đã có 2 chiếc được đưa vào trang bị.
Hải quân
Hải quân Ukraine có biên chế khoảng 15.470 người, trang bị của hải quân nước này khá yếu, phần lớn các tàu chiến có trong trang bị đều thừa hưởng từ Liên Xô. Tổng cộng có khoảng 27 tàu chiến các loại đang hoạt động.
Soái hạm - tàu chiến lớn nhất, hiện đại nhất Ukraine U130 Hetman Sahaydachniy.
Trong đó, loại tàu chiến hiện đại nhất là tàu hộ vệ lớp Krivak. Các tàu chiến của họ chủ yếu là các tàu loại nhỏ và không có tàu tên lửa nào. Mặt khác, biển Đen giống như một cái “ao làng” và mối đe dọa đối với họ từ đây không cao nên hải quân không phải là lực lượng được ưu tiên của Kiev. Bên cạnh đó, tại đây đã có căn cứ chính của Hạm đội biển Đen Nga bao trùm toàn bộ khu vực và Địa Trung Hải nên Ukraine không phải lo lắng nhiều.
Kho vũ khí đáng sợ của Ukraine
(Kienthuc.net.vn) - Không có nền kinh tế mạnh, ngân sách quốc phòng dồi dào nhưng Ukraine vẫn sở hữu kho vũ khí khiến nhiều quốc gia Tây Âu phải “lạnh gáy”.
Khủng nhất trong trang bị của lực lượng mặt đất quân đội Ukraine là hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật chiến dịch OTR-21 Tochka. Loại tên lửa này được thừa hưởng từ Liên Xô sau khi liên bang tan rã. Đây là một tên lửa nhiên liệu rắn được trang bị trên khung gầm xe BAZ-5921 mang lại khả năng cơ động rất cao. OTR-21 Tochka có tầm bắn từ 70-180km tùy biến thể.
Pháo phản lực bắn loạt BM-30 Smerch cũng là một sản phẩm thừa hưởng từ Liên Xô. Hệ thống gồm có 12 đạn tên lửa cỡ nòng 300mm dùng đạn tên lửa 9M55 (lắp khối đầu đạn chùm, rải mìn, nổ phá mảnh) hoặc 9M528 có tầm bắn từ 70-90km.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-84 Oplot là một sản phẩm do công nghiệp quốc phòng Ukraine chế tạo dựa trên xe tăng chiến đấu chủ lực T-80. Đây được đánh giá là một đối thủ đáng gờm với xe tăng T-90 của Nga.
Xe tăng chiến đấu chủ lực huyền thoại T-64BM Bulat, đây là biến thể nâng cấp T-64 do Ukraine thực hiện. T-64BM Bulat được trang bị giáp phản ứng mới, tích hợp tính năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng pháo, hệ thống điều khiển hỏa lực mới. Gói nâng cấp này đã đưa hiệu suất chiến đấu của T-64 đạt ngang bằng với T-84.
2S19 Msta-S 152mm được đánh giá là một trong những pháo tự hành tốt nhất thế giới hiện nay. Pháo có tốc độ bắn 6-8 viên/phút, tầm bắn 29km với đạn pháo thông thường, 36km với đạn pháo tăng tầm.
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300PS(NATO định danh SA-10), hệ thống này sử dụng đạn tên lửa 5V55R tầm bắn 90km.
Tên lửa phòng không tầm xa S-200 (NATO định danh SA-5), đây là loại tên lửa phòng không có tầm bắn xa nhất trong biên chế quân đội Ukraine. Lực lượng phòng không Kiev đang sử dụng biến thể S-200V có tầm bắn tới 250km, tầm cao 29km.
Tổ hợp tên lửa phòng không tự hành tầm trung 9K37 Buk(NATO định danh SA-11) hậu duệ của hệ thống tên lửa phòng không được mạnh danh là “ba ngón tay thần chết” 2K12. Mỗi hệ thống tên lửa Buk được trang bị 4 đạn tên lửa 9M38 tầm bắn 30km, tầm cao 14km hoặc đạn tên lửa 9M317 tầm bắn 45km, tầm cao 25km.
Tổ hợp tên lửa phòng không tự hành tầm thấp 9K33 Osa(NATO định danh SA-8). Hệ thống được trang bị 4 đạn tên lửa 9M33 tầm bắn 15km, tầm cao 12km. SA-8 được tích hợp sẵn radar tìm kiếm mục tiêu và điều khiển hỏa lực 1S51M3-2 với phạm vi tìm kiếm mục tiêu khoảng 30km.
Tiêm kích đánh chặn hạng nặng Su-27. Đây là loại máy bay chiến đấu có năng lực nhất của Không quân Ukraine. Su-27 có tốc độ tối đa 2.500km/h, phạm vi hoạt động 3.500km, trần bay 19km. Nó được trang bị 10 điểm treo dưới cánh và bụng máy bay có thể mang theo gần 6 tấn vũ khí.
Tiêm kích đánh chặn và bảo vệ không phận MiG-29. Tiêm kích này có khả năng cơ động cao, đặc biệt là các tính huống cơ động trong phạm vi hẹp. MiG-29 có từ 6-8 điểm treo dưới cánh có thể mang theo tải trọng vũ khí 3,5 tấn. Vũ khí chủ lực của nó là các tên lửa không đối không R-73 hoặc R-27.
Cường kích tấn công mặt đất Su-24. Nó là một máy bay có thiết kế cánh cụp-cánh xòe nhằm thích nghi với các nhiệm vụ ném bom mặt đất tốc độ cao. Với tải trọng vũ khí lên đến 8 tấn, Su-24 thực sự là nỗi kinh hoàng cho các mục tiêu trên mặt đất.
Cường kích tấn công mặt đất Su-25. Ukraine được thừa hưởng khoảng 92 chiếc loại này khi Liên Xô tan rã. Cường kích này có hệ thống điện tử khá đơn giản, nhiệm vụ chủ yếu của nó là chi viện hỏa lực đường không cho các lực lượng mặt đất. Su-25 có thể mang theo 4 tấn vũ khí cho nhiệm vụ tấn công mặt đất.
Trực thăng tấn công Mi-24D. Đây là một loại trực thăng tấn công kiêm chở quân có “1-0-2” trên thế giới. Mi-24 nổi tiếng với khả năng cơ động cao, tải trọng vũ khí lớn. Mi-24 đã tham gia vào rất nhiều cuộc xung đột quân sự trên thế giới và trở thành nỗi ám ảnh cho các lượng mặt đất.
Tàu hộ vệ lớp Krivak, đây cũng là loại tàu chiến hiện đại nhất trong biên chế Hải quân Ukraine. Tàu có lượng giãn nước đầy tải 3.500 tấn, vũ khí bao gồm 1 pháo hạm 100mm, 2 bệ phóng tên lửa phòng không 9K33 Osa, 2 pháo bắn nhanh AK-630 cùng 2 hệ thống ngư lôi chống ngầm.
Ukraine thử nghiệm thành công tàu ngầm duy nhất
() - (ĐVO) Cuộc thử nghiệm đầu tiên đã diễn ra thành công, tuy nhiên tàu vẫn phải trải qua nhiều cuộc thử nghiệm khác nữa. "Theo đánh giá của Ủy ban chuyên trách, tàu ngầm đã đáp ứng được mọi yêu cầu đề ra”, Phó Đô đốc Hải quân Yuri Ilin cho biết.
Theo tờ Kommersant, lần thử nghiệm cuối cùng của tàu ngầm Zaporozhye là 18 năm trước. Cuộc thử nghiệm có sự hiện diện của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraina Dmitri Salamatin, Tổng Tham mưu trưởng, trung tướng Vladimir Zamana và phó Đô đốc Ilin. Tham gia cứu hộ trong trường hợp khẩn cấp có tàu cứu hộ Kremenets, tàu quân y Zaporozhe, trực thăng K-27 và tàu cứu hộ thuộc hạm đội Biển Đen Epron.Các bước thử nghiệm lặn cho tàu sẽ được kết thúc vào hôm 20/7. Nhiệm vụ chính đặt ra trong lần thử nghiệm này là kiểm tra sự khác biệt về độ chìm giữ mũi và đuôi tàu, kiểm tra lớp vỏ và độ nghiêng của tàu.
Tàu ngầm duy nhất của Hải quân Ukraina, Zaporozhye.
Phó Đô đốc Hải quân Ukraine vui mừng cho biết: “Chúng tôi tin chắc rằng cuộc thử nghiệm sẽ diễn ra thành công và Zaporozhye sẽ được biên chế vào hạm đội tàu chiến đấu ngay sau đó”.Tàu ngầm Zaporozhye thuộc dạng tàu ngầm điện-diesel. Nó được chế tạo tại Leningrad vào năm 1970 và được dùng cho hạm đội Phương Bắc của Hải quân Liên Xô. Năm 1990, tàu được biên chế cho hạm đội Biển Đen, và năm 1997, trong tình trạng không còn khả năng chiến đấu, tàu được Nga chuyển giao cho Ukraine. Một thời gian dài, Ukraine không thể sửa chữa tàu do không đủ kinh phí. Hôm 20/3, tàu lần đầu tiên được rời khỏi xưởng tại nhà máy sữa chữa tàu số 13, tỉnh Sevastopol.
Zaporozhye có độ giãn nước 2,475 tấn, chiều dài 104m. Khi lặn, tàu có thể chạy với vận tốc khoảng 29 km/h. Mức lặn sâu nhất của tàu là 280m và có khả năng hoạt động liên tục trong 90 ngày đêm. Số lượng thủy thủ trên tàu là 83 người. Zaporozhye được trang bị 6 quả ngư lôi phía mũi tàu và 4 quả phía đuôi tàu.>> Ukraine chạy thử tàu ngầm duy nhất
Ukraina yêu cầu Nga cho bến tàu ngầm
Bộ Quốc phòng Ukraina đã yêu cầu Bộ Quốc phòng Nga cấp cho bến tàu ngầm tại Sevastopol. Hãng RIA Novosti cho biết tin này, dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Pavel Lebedev trong cuộc gặp với người đồng cấp Nga là ông Sergei Shoigu. Theo ông Lebedev, bến sẽ được sử dụng như cơ sở cho tàu ngầm Dự án "Zaporozhye" 641 của Ukraina.
Cần lưu ý rằng khi phân chia Hạm đội Biển Đen vào năm 1997, mà cho đến khi đó được sử dụng như hạm đội kết hợp của Hải quân Nga và Ukraine, và là nguyên nhân gây ra các cuộc xung đột chính trị, phía Ukraina đã được phân bổ một bến tàu ngầm tại Balaklava. Theo ông Lebedev, Ukraine hiện không thể sử dụng bến tàu ngầm đó.
Ukraine biến tiêm kích Su-27 thành chiến đấu cơ NATO
Cập nhật lúc: 10:53 29/09/2015
TIN LIÊN QUAN
Nga “thay máu” loạt sản phẩm quốc phòng từ Ukraine
Mục kích xe tăng T-64BV của Ukraine dàn hàng nã pháo
(Kiến Thức) - Ukraine sẽ tiến hành hiện đại hóa chiến đấu cơ Su-27 do Liên Xô sản xuất theo tiêu chuẩn NATO.
Tạp chí quân sự Jane’s dẫn tin từ triển lãm quốc phòng và an ninh Kiev-2015 cho biết, công ty quốc phòng Novator của Ukraine vừa cho ra mắt hệ hệ thống radar cảnh báo sớm trên không SPS-2000 thế hệ mới dành cho các chiến đấu cơ Su-27, MiG-29 của nước này.
Được biết, SPS-2000 trong tương lai sẽ thay thế cho các hệ thống cảnh báo sớm Avtomatika SPO-150 vốn là trang bị tiêu chuẩn cho hầu hết các dòng máy bay quân sự do Liên Xô chế tạo trước đây.
Những chiếc tiêm kích Su-27 của Ukraine trong tương lai sẽ được nâng cấp lại toàn bộ theo tiêu chuẩn NATO.
Đại diện của Novator trả lời phỏng vấn Jane’s cho hay, hệ thống cảnh báo sớm SPS-2000 được thiết kế để có thể hoạt động trên nhiều dải tần số và với độ nhạy cao, bên cạnh đó nó còn phù hợp với các hệ thống quản lý hàng không theo tiêu chuẩn Châu Âu và NATO
Mặc dù được sản xuất tại Ukraine nhưng cho đến hiện tại SPS-2000 vẫn chưa được trang bị trên các máy bay quân sự của Không quân Ukraine, một phần trong chương trình hiện đại hóa lực lượng không quân của Ukraine với việc nâng cấp các phi đội máy bay chiến đấu Su-25, Su-27 và MiG-29.
Tính cho tới thời điểm hiện tại Không quân Ukraine chỉ còn sở hữu 187 máy bay quân sự các loại, sau tổn thất nặng nề tại chiến trường miền Đông nước này trong các cuộc giao tranh với lực lương dân quân đòi ly khai từ đầu năm 2014 cho tới nay.
(Kienthuc.net.vn) - Quân đội Ukraine hiện đại có thể xem như lực lượng quân sự "thu nhỏ" Liên Xô khi cũng như Nga được thừa hưởng kho vũ khí "khủng" của Liên Xô.
Sau khi Liên Xô tan rã, Ukraine được thừa hưởng một số lượng lớn các trang bị khí tài hiện đại từ Liên Xô. Bên cạnh đó, rất nhiều phòng thiết kế, nhà máy sản xuất vũ khí lớn của Liên Xô nằm trong lãnh thổ Ukraine. Họ còn sở hữu một số lượng lớn vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).
Cụ thể khi Liên Xô tan rã, Ukraine nắm giữ 220 tên lửa đạn đạo liên lục địa trong đó có 130 ICBM R-38 (NATO gọi là SS-18 Satan, tầm bắn 16.000km), 46 ICBM RT-23(NATO gọi là SS-24, tầm bắn 10.000km), 25 máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS, 19 chiếc Tu-160, 1.080 tên lửa hành trình tầm xa cùng 1.900 đầu đạn hạt nhân.
Tuy nhiên, Ukraine đã thực hiện chính sách phi hạt nhân hóa và toàn bộ số vũ khí nói trên đã được chuyển cho Nga để phá hủy. Ngoài việc thừa hưởng vũ khí, Ukraine còn thừa hưởng nhiều công nghệ quan trọng để phát triển công nghiêp quốc phòng cho riêng mình.
Lục quân
Lục quân Ukraine có quân số khoảng 144.000 người, lực lượng tăng thiết giáp của họ được đánh giá rất mạnh chỉ đứng sau Nga trong Cộng đồng các quốc gia độc lập SNG.
Trang bị bao gồm: 10 xe tăng chiến đấu chủ lực T-84 Oplot do họ sản xuất; 76 T-64 BM Bulat; 2.281 chiếc T-64; 172 chiếc T-55AGM; 271 chiếc T-80UD; 1.302 chiếc T-72.
Xe chiến đấu bộ binh các loại khoảng 6.431 chiếc, 1.647 khẩu pháo các loại trong đó có các loại đáng chú ý như pháo tự hành 2S19 Msta-S, 2S3 Akatsiya, 2S1 Gvozdika. 626 dàn pháo phản lực bắn loạt trong đó đáng chú ý nhất là 100 dàn pháo phản lực bắn loạt BM-30 Smerch mạnh hàng đầu thế giới.
Lực lượng tên lửa Ukraine còn có trong biên chế số lượng lớn tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn OTR-21 Tochka đạt tầm bắn 180km.
Phòng không
Lực lượng phòng không mặt đất của Ukraine cũng rất mạnh, họ có trong biên chế hầu hết các hệ thống phòng không do Liên Xô sản xuất trước đây như: S-300V, S-200, 9K330 Tor, 9K37 Buk, Buk-M1/2, 9K35 Strela-10, hệ thống phòng không tích hợp pháo – tên lửa Tunguska M1, pháo phòng không ZSU-23-4, tên lửa phòng không vác vai 9K38 Igla.
Bên cạnh số lượng lớn tên lửa phòng không, Ukraine còn có hệ thống radar cảnh giới rất mạnh, trong đó đáng chú ý nhất là hệ thống trinh sát điện tử thụ động Kolchuga được đánh giá là hệ thống phát hiện máy bay tàng hình tiên tiến nhất thế giới hiện nay.
Hệ thống Kolchuga do các kỹ sư Ukraine độc lập phát triển, sản phẩm này là một minh chứng cho tiềm năng to lớn của Kiev trong phát triển các loại vũ khí công nghệ cao.
Không quân
Không quân Ukraine có quân số khoảng 43.100 người, trang bị 247 máy bay chiến đấu các loại. Trong đó có 36 tiêm kích đánh chặn hạng nặng Su-27, 80 tiêm kích bảo vệ không phận MiG-29, 36 máy bay cường kích Su-24M, 23 máy bay trinh sát Su-24MR, 46 máy bay cường kích tầm gần Su-25 cùng một số máy bay vận tải các loại.
Bên cạnh các máy bay chiến đấu thừa hưởng được từ Liên Xô, Ukraine cũng đã bắt đầu phát triển các máy bay cho riêng mình. Phòng thiết kế Antonov đã phát triển thành công máy bay vận tải quân sự đa dụng tầm trung An-70, hiện tại đã có 2 chiếc được đưa vào trang bị.
Hải quân
Hải quân Ukraine có biên chế khoảng 15.470 người, trang bị của hải quân nước này khá yếu, phần lớn các tàu chiến có trong trang bị đều thừa hưởng từ Liên Xô. Tổng cộng có khoảng 27 tàu chiến các loại đang hoạt động.
Trong đó, loại tàu chiến hiện đại nhất là tàu hộ vệ lớp Krivak. Các tàu chiến của họ chủ yếu là các tàu loại nhỏ và không có tàu tên lửa nào. Mặt khác, biển Đen giống như một cái “ao làng” và mối đe dọa đối với họ từ đây không cao nên hải quân không phải là lực lượng được ưu tiên của Kiev. Bên cạnh đó, tại đây đã có căn cứ chính của Hạm đội biển Đen Nga bao trùm toàn bộ khu vực và Địa Trung Hải nên Ukraine không phải lo lắng nhiều.
Kho vũ khí đáng sợ của Ukraine
(Kienthuc.net.vn) - Không có nền kinh tế mạnh, ngân sách quốc phòng dồi dào nhưng Ukraine vẫn sở hữu kho vũ khí khiến nhiều quốc gia Tây Âu phải “lạnh gáy”.
Khủng nhất trong trang bị của lực lượng mặt đất quân đội Ukraine là hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật chiến dịch OTR-21 Tochka. Loại tên lửa này được thừa hưởng từ Liên Xô sau khi liên bang tan rã. Đây là một tên lửa nhiên liệu rắn được trang bị trên khung gầm xe BAZ-5921 mang lại khả năng cơ động rất cao. OTR-21 Tochka có tầm bắn từ 70-180km tùy biến thể.
Pháo phản lực bắn loạt BM-30 Smerch cũng là một sản phẩm thừa hưởng từ Liên Xô. Hệ thống gồm có 12 đạn tên lửa cỡ nòng 300mm dùng đạn tên lửa 9M55 (lắp khối đầu đạn chùm, rải mìn, nổ phá mảnh) hoặc 9M528 có tầm bắn từ 70-90km.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-84 Oplot là một sản phẩm do công nghiệp quốc phòng Ukraine chế tạo dựa trên xe tăng chiến đấu chủ lực T-80. Đây được đánh giá là một đối thủ đáng gờm với xe tăng T-90 của Nga.
Xe tăng chiến đấu chủ lực huyền thoại T-64BM Bulat, đây là biến thể nâng cấp T-64 do Ukraine thực hiện. T-64BM Bulat được trang bị giáp phản ứng mới, tích hợp tính năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng pháo, hệ thống điều khiển hỏa lực mới. Gói nâng cấp này đã đưa hiệu suất chiến đấu của T-64 đạt ngang bằng với T-84.
2S19 Msta-S 152mm được đánh giá là một trong những pháo tự hành tốt nhất thế giới hiện nay. Pháo có tốc độ bắn 6-8 viên/phút, tầm bắn 29km với đạn pháo thông thường, 36km với đạn pháo tăng tầm.
Tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300PS(NATO định danh SA-10), hệ thống này sử dụng đạn tên lửa 5V55R tầm bắn 90km.
Tên lửa phòng không tầm xa S-200 (NATO định danh SA-5), đây là loại tên lửa phòng không có tầm bắn xa nhất trong biên chế quân đội Ukraine. Lực lượng phòng không Kiev đang sử dụng biến thể S-200V có tầm bắn tới 250km, tầm cao 29km.
Tổ hợp tên lửa phòng không tự hành tầm trung 9K37 Buk(NATO định danh SA-11) hậu duệ của hệ thống tên lửa phòng không được mạnh danh là “ba ngón tay thần chết” 2K12. Mỗi hệ thống tên lửa Buk được trang bị 4 đạn tên lửa 9M38 tầm bắn 30km, tầm cao 14km hoặc đạn tên lửa 9M317 tầm bắn 45km, tầm cao 25km.
Tổ hợp tên lửa phòng không tự hành tầm thấp 9K33 Osa(NATO định danh SA-8). Hệ thống được trang bị 4 đạn tên lửa 9M33 tầm bắn 15km, tầm cao 12km. SA-8 được tích hợp sẵn radar tìm kiếm mục tiêu và điều khiển hỏa lực 1S51M3-2 với phạm vi tìm kiếm mục tiêu khoảng 30km.
Tiêm kích đánh chặn hạng nặng Su-27. Đây là loại máy bay chiến đấu có năng lực nhất của Không quân Ukraine. Su-27 có tốc độ tối đa 2.500km/h, phạm vi hoạt động 3.500km, trần bay 19km. Nó được trang bị 10 điểm treo dưới cánh và bụng máy bay có thể mang theo gần 6 tấn vũ khí.
Tiêm kích đánh chặn và bảo vệ không phận MiG-29. Tiêm kích này có khả năng cơ động cao, đặc biệt là các tính huống cơ động trong phạm vi hẹp. MiG-29 có từ 6-8 điểm treo dưới cánh có thể mang theo tải trọng vũ khí 3,5 tấn. Vũ khí chủ lực của nó là các tên lửa không đối không R-73 hoặc R-27.
Cường kích tấn công mặt đất Su-24. Nó là một máy bay có thiết kế cánh cụp-cánh xòe nhằm thích nghi với các nhiệm vụ ném bom mặt đất tốc độ cao. Với tải trọng vũ khí lên đến 8 tấn, Su-24 thực sự là nỗi kinh hoàng cho các mục tiêu trên mặt đất.
Cường kích tấn công mặt đất Su-25. Ukraine được thừa hưởng khoảng 92 chiếc loại này khi Liên Xô tan rã. Cường kích này có hệ thống điện tử khá đơn giản, nhiệm vụ chủ yếu của nó là chi viện hỏa lực đường không cho các lực lượng mặt đất. Su-25 có thể mang theo 4 tấn vũ khí cho nhiệm vụ tấn công mặt đất.
Trực thăng tấn công Mi-24D. Đây là một loại trực thăng tấn công kiêm chở quân có “1-0-2” trên thế giới. Mi-24 nổi tiếng với khả năng cơ động cao, tải trọng vũ khí lớn. Mi-24 đã tham gia vào rất nhiều cuộc xung đột quân sự trên thế giới và trở thành nỗi ám ảnh cho các lượng mặt đất.
Tàu hộ vệ lớp Krivak, đây cũng là loại tàu chiến hiện đại nhất trong biên chế Hải quân Ukraine. Tàu có lượng giãn nước đầy tải 3.500 tấn, vũ khí bao gồm 1 pháo hạm 100mm, 2 bệ phóng tên lửa phòng không 9K33 Osa, 2 pháo bắn nhanh AK-630 cùng 2 hệ thống ngư lôi chống ngầm.
Ukraine thử nghiệm thành công tàu ngầm duy nhất
() - (ĐVO) Cuộc thử nghiệm đầu tiên đã diễn ra thành công, tuy nhiên tàu vẫn phải trải qua nhiều cuộc thử nghiệm khác nữa. "Theo đánh giá của Ủy ban chuyên trách, tàu ngầm đã đáp ứng được mọi yêu cầu đề ra”, Phó Đô đốc Hải quân Yuri Ilin cho biết.
Theo tờ Kommersant, lần thử nghiệm cuối cùng của tàu ngầm Zaporozhye là 18 năm trước. Cuộc thử nghiệm có sự hiện diện của Bộ trưởng Quốc phòng Ukraina Dmitri Salamatin, Tổng Tham mưu trưởng, trung tướng Vladimir Zamana và phó Đô đốc Ilin. Tham gia cứu hộ trong trường hợp khẩn cấp có tàu cứu hộ Kremenets, tàu quân y Zaporozhe, trực thăng K-27 và tàu cứu hộ thuộc hạm đội Biển Đen Epron.Các bước thử nghiệm lặn cho tàu sẽ được kết thúc vào hôm 20/7. Nhiệm vụ chính đặt ra trong lần thử nghiệm này là kiểm tra sự khác biệt về độ chìm giữ mũi và đuôi tàu, kiểm tra lớp vỏ và độ nghiêng của tàu.
Tàu ngầm duy nhất của Hải quân Ukraina, Zaporozhye.
Phó Đô đốc Hải quân Ukraine vui mừng cho biết: “Chúng tôi tin chắc rằng cuộc thử nghiệm sẽ diễn ra thành công và Zaporozhye sẽ được biên chế vào hạm đội tàu chiến đấu ngay sau đó”.Tàu ngầm Zaporozhye thuộc dạng tàu ngầm điện-diesel. Nó được chế tạo tại Leningrad vào năm 1970 và được dùng cho hạm đội Phương Bắc của Hải quân Liên Xô. Năm 1990, tàu được biên chế cho hạm đội Biển Đen, và năm 1997, trong tình trạng không còn khả năng chiến đấu, tàu được Nga chuyển giao cho Ukraine. Một thời gian dài, Ukraine không thể sửa chữa tàu do không đủ kinh phí. Hôm 20/3, tàu lần đầu tiên được rời khỏi xưởng tại nhà máy sữa chữa tàu số 13, tỉnh Sevastopol.
Zaporozhye có độ giãn nước 2,475 tấn, chiều dài 104m. Khi lặn, tàu có thể chạy với vận tốc khoảng 29 km/h. Mức lặn sâu nhất của tàu là 280m và có khả năng hoạt động liên tục trong 90 ngày đêm. Số lượng thủy thủ trên tàu là 83 người. Zaporozhye được trang bị 6 quả ngư lôi phía mũi tàu và 4 quả phía đuôi tàu.>> Ukraine chạy thử tàu ngầm duy nhất
Ukraina yêu cầu Nga cho bến tàu ngầm
Bộ Quốc phòng Ukraina đã yêu cầu Bộ Quốc phòng Nga cấp cho bến tàu ngầm tại Sevastopol. Hãng RIA Novosti cho biết tin này, dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Pavel Lebedev trong cuộc gặp với người đồng cấp Nga là ông Sergei Shoigu. Theo ông Lebedev, bến sẽ được sử dụng như cơ sở cho tàu ngầm Dự án "Zaporozhye" 641 của Ukraina.
Cần lưu ý rằng khi phân chia Hạm đội Biển Đen vào năm 1997, mà cho đến khi đó được sử dụng như hạm đội kết hợp của Hải quân Nga và Ukraine, và là nguyên nhân gây ra các cuộc xung đột chính trị, phía Ukraina đã được phân bổ một bến tàu ngầm tại Balaklava. Theo ông Lebedev, Ukraine hiện không thể sử dụng bến tàu ngầm đó.
Ukraine biến tiêm kích Su-27 thành chiến đấu cơ NATO
Cập nhật lúc: 10:53 29/09/2015
TIN LIÊN QUAN
Nga “thay máu” loạt sản phẩm quốc phòng từ Ukraine
Mục kích xe tăng T-64BV của Ukraine dàn hàng nã pháo
(Kiến Thức) - Ukraine sẽ tiến hành hiện đại hóa chiến đấu cơ Su-27 do Liên Xô sản xuất theo tiêu chuẩn NATO.
Tạp chí quân sự Jane’s dẫn tin từ triển lãm quốc phòng và an ninh Kiev-2015 cho biết, công ty quốc phòng Novator của Ukraine vừa cho ra mắt hệ hệ thống radar cảnh báo sớm trên không SPS-2000 thế hệ mới dành cho các chiến đấu cơ Su-27, MiG-29 của nước này.
Được biết, SPS-2000 trong tương lai sẽ thay thế cho các hệ thống cảnh báo sớm Avtomatika SPO-150 vốn là trang bị tiêu chuẩn cho hầu hết các dòng máy bay quân sự do Liên Xô chế tạo trước đây.
Những chiếc tiêm kích Su-27 của Ukraine trong tương lai sẽ được nâng cấp lại toàn bộ theo tiêu chuẩn NATO.
Đại diện của Novator trả lời phỏng vấn Jane’s cho hay, hệ thống cảnh báo sớm SPS-2000 được thiết kế để có thể hoạt động trên nhiều dải tần số và với độ nhạy cao, bên cạnh đó nó còn phù hợp với các hệ thống quản lý hàng không theo tiêu chuẩn Châu Âu và NATO
Mặc dù được sản xuất tại Ukraine nhưng cho đến hiện tại SPS-2000 vẫn chưa được trang bị trên các máy bay quân sự của Không quân Ukraine, một phần trong chương trình hiện đại hóa lực lượng không quân của Ukraine với việc nâng cấp các phi đội máy bay chiến đấu Su-25, Su-27 và MiG-29.
Tính cho tới thời điểm hiện tại Không quân Ukraine chỉ còn sở hữu 187 máy bay quân sự các loại, sau tổn thất nặng nề tại chiến trường miền Đông nước này trong các cuộc giao tranh với lực lương dân quân đòi ly khai từ đầu năm 2014 cho tới nay.