[Funland] Tiềm lực quân sự thực sự của các nước

Trạng thái
Thớt đang đóng

wuhan2020

Xe tải
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
225
Động cơ
87,863 Mã lực
Tuổi
37

wuhan2020

Xe tải
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
225
Động cơ
87,863 Mã lực
Tuổi
37
Nguồn Hải Quân Mỹ cũng dẫn lại tin của BQP Nga xác nhận tàu Nga chỉ thị tai nạn

 

wuhan2020

Xe tải
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
225
Động cơ
87,863 Mã lực
Tuổi
37
Phân tích

Nguồn UA Ukraine tự vả mồm chính mình và cả đám fan ua =))

UA chính thức tuyên bố bắn trúng tàu Nga từ Odessa đến vị trí tàu tại đảo rắn, nhưng phạm vi từ Odessa đến đảo rắn là hơn 145km, vượt xa phạm vi tên lửa Neptune chỉ có phạm vi thực tế 100 km

Nguồn do UA tuyên bố nhé, ko lại bảo nguồn Nga =))



1649918744173.png
1649918748864.png
 

wuhan2020

Xe tải
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
225
Động cơ
87,863 Mã lực
Tuổi
37

wuhan2020

Xe tải
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
225
Động cơ
87,863 Mã lực
Tuổi
37
Tai nạn sự cố luôn có trong mọi mặt của cuộc sống, quân sự cũng vậy, nên việc tàu Nga bị cháy là bt

Ly kỳ vụ cháy chiến hạm 2 tỉ USD của Mỹ: Thất bại ngay từ đầu (P1)
THANH HÀ - Thứ tư, 20/10/2021 11:29 (GMT+7)
Điều tra vụ cháy tàu chiến Mỹ USS Bonhomme Richard vào tháng 7.2020, Hải quân Mỹ kết luận các chỉ huy, thủy thủ đoàn và những người khác đã thất bại nặng nề. Hải quân Mỹ gọi vụ hỏa hoạn lớn kéo dài 5 ngày ở San Diego là không thể phòng tránh được và không thể chấp nhận được.
Ly kỳ vụ cháy chiến hạm 2 tỉ USD của Mỹ: Thất bại ngay từ đầu (P1)
Tàu chiến Mỹ USS Bonhomme Richard bị cháy tháng 7.2020 khi đang sửa chữa ở cảng. Ảnh: Hải quân Mỹ
36 cá nhân bị xử lý
Loạt vấn đề từ việc thủy thủ cấp thấp không nhận ra đám cháy khi kết thúc nhiệm vụ đến vấn đề trong cách Hải quân Mỹ huấn luyện thủy thủ chữa cháy, là nguyên nhân góp phần dẫn tới vụ cháy tàu chiến USS Bonhomme Richard (LHD-6) kéo dài 5 ngày vào tháng 7.2020.
Theo USNI News, điều tra về đám cháy trên tàu Bonhomme Richard cho thấy thời gian bảo dưỡng kéo dài 2 năm với chi phí 249 triệu USD khiến thủy thủ đoàn không được chuẩn bị để ứng phó với đám cháy do một thủy thủ gây ra.
Cuộc điều tra vụ cháy hoàn tất vào tháng 4 năm nay và vừa được hé lộ với truyền thông trong tuần này. “Dù đám cháy bắt đầu bởi một hành động đốt phá, nhưng mất tàu là do không thể dập tắt được ngọn lửa.
Trong 19 tháng bảo trì của tàu, những hỏng hóc lặp đi lặp lại làm tích tụ đáng kể rủi ro và thủy thủ đoàn không được chuẩn bị đầy đủ dẫn tới ứng phó hỏa hoạn không hiệu quả" - báo cáo điều tra do cựu chỉ huy Hạm đội 3 Hải quân Mỹ, Phó đô đốc Scott Conn dẫn đầu, nêu rõ.
Thủy thủ sơ tán khỏi USS Bonhomme Richard (LHD-6) hôm 12.7.2020. Ảnh: Hải quân Mỹ
Thủy thủ sơ tán khỏi USS Bonhomme Richard (LHD-6) ngày 12.7.2020. Ảnh: Hải quân Mỹ
Ngoài con tàu, những thất bại trong quá trình huấn luyện và giám sát trong toàn bộ hạm đội - từ Bộ Tư lệnh đặc trách hệ thống hải lực hải quân (NAVSEA), Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Hạm đội Lực lượng Mặt trận Hải quân Thái Bình Dương và một số đơn vị khác - góp phần gây ra tổn thất tàu chiến trị giá 2 tỉ USD.
Phó đô đốc Conn chỉ ra, 36 cá nhân, gồm 5 đô đốc, chịu trách nhiệm về việc mất con tàu trong vụ cháy ngày 12.7 hoặc chịu trách nhiệm do thiếu giám sát dẫn tới vụ đốt tàu.
Cuộc điều tra vụ cháy tàu USS Bonhomme Richard cũng mô tả phản ứng tổng thể trong ngày đầu tiên ứng phó với đám cháy là rời rạc, phối hợp kém và khó hiểu.
Báo cáo điều tra được tiết lộ sau khi Hải quân Mỹ buộc tội Sawyer Mays - thủy thủ tàu USS Bonhomme Richard vì hành động đốt phá vào tháng 7 vừa qua.
Diễn tiến xử lý đám cháy
Theo cuộc điều tra, thủ phạm đốt tàu đã chọn chính xác thời điểm tốt nhất để gây ra thiệt hại tối đa cho tàu USS Bonhomme Richard.
Tàu Bonhomme Richard được mở để sẵn sàng sửa chữa và đang trong trạng thái “đặc biệt dễ bị cháy". Trên tàu có các hệ thống được gắn thẻ để bảo trì; giàn giáo, các dịch vụ tạm thời cùng các thiết bị khác của nhà thầu được treo khắp nơi...
Sáng Chủ nhật xảy ra vụ cháy tàu USS Bonhomme Richard, có một nhóm nhỏ thủy thủ trên tàu. Sĩ quan cấp cao nhất trên tàu giám sát thời điểm đó lần đầu tiên đảm nhận vai trò trực chỉ huy.
Vị trí tàu chiến Mỹ Bonhomme Richard bị cháy. Ảnh: Hải quân Mỹ
Vị trí tàu chiến Mỹ Bonhomme Richard bị cháy. Ảnh: Hải quân Mỹ
Đám cháy bắt đầu từ khoang Lower V, bao gồm hàng chục bức tường 3 bên chứa đầy thiết bị, trong đó có những tấm ván ép, ống cuộn dây cáp, xà gỗ, bình CO2, 3 phương tiện chạy bằng nhiên liệu...
Tín hiệu đầu tiên về sự cố ngày 12.7.2020 chỉ xuất hiện sau 8h sáng khi một thủy thủ cấp thấp đi qua boong tàu đến máy bán hàng tự động sau ca làm việc. Nữ thủy thủ nhận thấy "sương mù trắng, mờ ảo" ở phía dưới nhưng không báo cáo vì không ngửi thấy khói. Khoảng 115 trong số 138 thủy thủ đổi ca làm nhiệm vụ trên tàu ngày xảy ra vụ cháy chỉ là một phần nhỏ trong số hơn 1.000 người liên quan tới con tàu.
Cũng trong khoảng thời gian đó, một thủy thủ khác dừng lại ở một cánh cửa thuộc khu Upper V để trò chuyện với lính gác và “nhìn thấy khói trắng bốc lên từ đoạn dốc Lower V lên Upper V". Một trong 2 thủy thủ đã chạy đi thông báo với sĩ quan trực.
Khoảng 8h15 sáng, một sĩ quan trực kỹ thuật tình cờ gặp một nhà thầu dân sự và nghe phàn nàn về khói nên đã đi điều tra và gặp một thủy thủ khác cũng đang làm nhiệm vụ tương tự.
Theo USNI News, các nhà điều tra nhận thấy thông tin không nhất quán từ các thủy thủ đoàn về việc điều tra sau báo cáo về khói và hệ thống báo cháy cũng như lý do báo cáo về đám cháy qua hệ thống liên lạc nội bộ của tàu - 1MC - bị chậm trễ.
Cuộc gọi 1MC đầu tiên là do sĩ quan chỉ huy trực (CDO) đang ở phòng nghỉ và biết được vụ cháy, thực hiện. Chỉ huy này đã tới nhà chứa máy bay, nơi thủy thủ đoàn triển khai các nỗ lực kiểm soát ban đầu, vào khoảng 8h24. CDO nhắn tin cho chỉ huy tàu và sĩ quan điều hành tàu, cả 2 đều đang ở nhà, về việc có khói trên tàu.
Chỉ huy tàu Bonhomme Richard, Đại úy Gregory Thoroman, nhận được tin nhắn và cuộc gọi về đám khói lúc 8h32 và lái xe đến căn cứ.
Từ 8h22, tiếng chuông báo cháy của tàu có thể nghe được rõ từ một bãi đỗ xe gần đó. Vài phút sau, thủy thủ đoàn tàu khu trục USS Russell (DDG-59) và USS Fitzgerald (DDG-62) cũng đang đậu ở cầu tàu số 1 báo cáo có khói đen bốc ra từ Bonhomme Richard.
Đến 8h25 sáng, vụ cháy tàu chiến Mỹ đã được đưa tin trên kênh radio Harbour Defense Net.
Theo điều tra viên chính, trong những phút đầu tiên khi vụ cháy xảy ra, các thủ thủy không có điện đàm nên sử dụng điện thoại di động riêng để liên lạc.
Các đội dập lửa cũng gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các trạm cứu hỏa có thể sử dụng được trên tàu Bonhomme Richard. Trên thực tế, 187/216 trạm cứu hỏa trên tàu chiến của Hải quân Mỹ - tức 87,5% - trong tình trạng thiết bị không hoạt động tại thời điểm xảy ra hỏa hoạn.

 

wuhan2020

Xe tải
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
225
Động cơ
87,863 Mã lực
Tuổi
37
Súng cối tự hành 2S4 Tulip 240mm, vũ khí lợi hại của Nga dùng tấn công Mariupol
Thu Thủy
Thứ năm, ngày 14/04/2022 - 14:12Lưu tin
Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
VietTimes – Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine ở thành phố Mariupol đang là thông tin nóng hiện nay. Giới tình báo phương Tây nói quân Nga đã sử dụng loại súng cối tự hành mạnh nhất thế giới để phá hủy các kiến trúc ở đây.
Cối tự hành 2S4 Tulip của Nga được đánh giá là thứ lợi khí đánh thành hiệu quả cao (Ảnh: Wiki).
Cối tự hành 2S4 Tulip của Nga được đánh giá là thứ "lợi khí đánh thành" hiệu quả cao (Ảnh: Wiki).
Nói đến súng cối người ta nghĩ ngay đây là loại súng pháo hạng nhẹ, thường được sử dụng bởi các binh sĩ riêng lẻ và về cơ bản sử dụng cách nạp đạn bằng cách thả đạn vào nòng khá đơn giản. Tuy nhiên, khi cỡ nòng và sức công phá lớn hơn, trọng lượng của quả đạn cối có thể lên tới mấy chục, thậm chí cả trăm kg, việc nạp đạn qua nòng súng không được thuận lợi như vậy. Cối 2S4 Tulip (hay 2S4 Tyulpan) cỡ nòng 240mm là một loại súng cối tự hành do Liên Xô thiết kế và sản xuất. Nó hiện là loại súng cối tự hành lớn nhất thế giới, được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1975 trong biên chế Quân đội Liên Xô nên NATO đặt cho nó tên mã là M-1975 (tên của Liên Xô là SM-240, viết tắt 2S4).
Cối tự hành 2S4 Tulip được Công ty Công nghiệp Máy móc và Vận tải Ural (Uraltransmash) phát triển vào đầu những năm 1970, có cấu trúc chung một số thành phần với pháo lựu tự hành 2S3 và 2S5 cỡ nòng 152mm. Khung gầm là một chiếc xe bọc thép rải mìn bánh xích GMZ, thân xe được hàn từ các tấm thép và có khả năng chống lại các loại vũ khí cỡ nhỏ và mảnh đạn. Khẩu cối M-240 240 mm được đặt ở phía sau xe thao tác bắn cối có 3 pháo thủ, thêm lái xe và trưởng xe, mỗi kíp xe gồm 5 người.
Súng cối tự hành 2S4 Tulip 240mm, vũ khí lợi hại của Nga dùng tấn công Mariupol ảnh 1
Mỗi kíp chiến đấu của 2S4 gồm 5 người.
Vũ khí được lắp bên ngoài phía sau xe là loại súng cối nạp đạn từ phía sau cỡ nòng 240mm M-240 do Nhà máy Perm Machine Construction Work thiết kế. Mỗi xe có thể mang 20 quả đạn các loại, có thể bắn bằng điện hoặc cơ học. Chiều dài nòng là 5,34 mét, khi bắn loại đạn pháo thông thường tầm bắn tối đa là 9.700 mét. Trọng lượng quả đạn nặng 130kg. Khi sử dụng đạn hỏa tiễn tăng tầm, tầm bắn tối đa có thể đạt 20 km và trọng lượng của quả đạn là 228 kg. Nó được đánh giá là loại lợi khí công thành hữu hiệu. Ngoài ra, 2S4 Tulip cũng có thể bắn đạn hạt nhân chiến thuật, hóa học và các loại đạn đặc biệt khác.
Trước khi được đưa vào sử dụng tại Mariupol lần này, cối tự hành 2S4 Tulip đã được sử dụng trong Chiến tranh Afghanistan và Chiến tranh Chechnya lần thứ hai.
Súng cối tự hành 2S4 Tulip 240mm, vũ khí lợi hại của Nga dùng tấn công Mariupol ảnh 2
Cối 2S4 Tulip ở trạng thái triển khai sẵn sàng chiến đấu.
Do uy lực, cỡ nòng và tầm bắn của loại súng cối này đều rất tốt nên Liên Xô cũng đặc biệt phát triển nhiều loại đạn, chẳng hạn như đạn pháo hỏa tiễn tăng tầm 3M15, đạn chùm có tầm bao phủ rộng hơn. Đáng sợ nhất là nó còn có thể phóng đầu đạn hạt nhân 3B11có đương lượng nổ vài trăm tấn TNT. Ngoài ra, để tận dụng tầm bắn của loại súng cối này, Liên Xô còn phát triển loại đạn dẫn đường bằng laser, có thể thực hiện các cuộc tấn công kiểu “áp đỉnh” chí mạng vào các công sự phòng ngự kiên cố và thậm chí cả các mục tiêu như xe tăng.
Cối 2S4 Tulip sử dụng khung gầm bánh xích có khả năng vượt địa hình tốt, với tổng chiều dài 8,5 mét, rộng 3,2 mét, cao 3,2 mét, trọng lượng tối đa 30 tấn. Thùng xe được trang bị lớp giáp bảo vệ diện tích lớn nhưng độ dày tương đối mỏng, chỗ dày nhất chỉ 20 mm, có thể chịu được sức bắn của mảnh đạn pháo và một số vũ khí nhỏ. Chiều rộng bánh xích là 482 mm mỗi bánh xích có 115 guốc xích. Một gầu ủi được lắp đặt ở phía trước xe để có thể tự thiết lập vị trí bắn. Cối tự hành 2S4 sử dụng động cơ diesel làm mát bằng nước V12 có công suất cực đại khoảng 520 mã lực. Theo tính toán, công suất của nó gần bằng với xe tăng chiến đấu chủ lực của Liên Xô lúc bấy giờ, tốc độ cơ động tối đa đạt 62 km/h, tầm hoạt động 420 km, vì vậy hoàn toàn có thể theo kịp lực lượng thiết giáp để tác chiến.

Súng cối tự hành 2S4 Tulip 240mm, vũ khí lợi hại của Nga dùng tấn công Mariupol ảnh 3
Pháo thủ dùng cần cẩu để nạp đạn từ phía sau.
Lái xe và chỉ huy ngồi ở vị trí phía trước bên trái của thùng xe, còn động cơ ở phía bên phải. Phía sau thân xe là khoang chiến đấu, pháo được bố trí ở phía sau thân. Cối 2S4 không sử dụng kết cấu tháp pháo của các loại pháo tự hành cỡ nòng nhỏ khác. Khi xe cần khai hỏa, nòng pháo sẽ được triển khai thông qua cơ cấu thủy lực, do hạn chế về kết cấu nên góc nâng nòng của nó chỉ nằm trong khoảng từ dương 50 độ đến dương 80 độ, vòng tròn bắn trái và phải là 10 độ, tính linh hoạt kém và đó là một trong những nhược điểm lớn của nó. Một nhược điểm nghiêm trọng hơn là tốc độ bắn khá chậm: khi bắn liên tục ở góc 60 độ thì tốc độ bắn 62 giây/quả, khi bắn ở góc nâng 80 độ thì mất 77 giây/quả. Đó là do cối 2S4 phải nạp đạn phức tạp hơn và hoạt động tương đối chậm. Điều rắc rối nhất là bên trong thùng xe chỉ chứa được hai người gồm Trưởng xe và lái xe, còn lại ba pháo thủ cần phải chở bằng phương tiện khác, khi bắn mới hợp lại trở thành kíp chiến đấu 5 người.
Súng cối tự hành 2S4 Tulip 240mm, vũ khí lợi hại của Nga dùng tấn công Mariupol ảnh 4
Mỗi quả đạn loại thường nặng tới 130kg.
Là khẩu cối tự hành có cỡ nòng lớn nhất và trọng lượng tổng thể nặng nhất thế giới hiện tại, uy lực của cối 2S4 là không thể bàn cãi, thậm chí nó còn mạnh hơn cả lựu pháo tự hành 155mm truyền thống với uy lực cực lớn. Chính vì tính năng tốt mà súng cối 2S4 vẫn được phục vụ trên quy mô lớn ở Nga sau khi Liên Xô giải thể.
Nga cũng đã tiến hành cải tiến súng cối 2S4. Theo một số tin tức được đăng tải, loại súng này sử dụng loại nòng súng mới và cơ chế giật thủy lực, hệ thống điều khiển hỏa lực và các hệ thống điện tử khác cũng được cải tiến so với mẫu cũ trước đó, hiệu suất của nó đã có nhiều tiến bộ . Số lượng cối 2S4 lớn nhất hiện đang được biên chế đương nhiên là quân đội Nga, có tin nói có 430 chiếc đang được biên chế trong Quân đội Nga, nhưng cũng có người nói rằng chỉ có vài chục chiếc 2S4 hiện đang trong biên chế, và hơn 400 khẩu cối 2S4 khác đang được niêm cất. Cũng có một số lượng nhỏ được sử dụng ở những nơi như Syria nhưng với quy mô nhỏ.
Súng cối tự hành 2S4 Tulip 240mm, vũ khí lợi hại của Nga dùng tấn công Mariupol ảnh 5
Cối 2S4 Tulip thực hành bắn.
Ưu điểm lớn nhất của súng cối tự hành so với pháo lựu tự hành là chúng có tính linh hoạt cao trong việc sử dụng. Cỡ nòng của nó lên tới 240 mm và sức công phá của một quả đạn cối tương đương với quả bom hàng không cỡ nhỏ, nhưng tổng trọng lượng của nó chỉ 30 tấn, nhẹ hơn nhiều loại pháo lựu tự hành 152mm. Sau khi cải tiến, loại cối cỡ lớn này có thể bắn các loại đạn tiên tiến hơn và có khả năng tiêu diệt các mục tiêu quan trọng ở khoảng cách xa. Về phần đầu đạn hạt nhân, nếu nó thực sự được dùng để răn đe trong trường hợp khẩn cấp, thì cối 2S4 thực sự có thể được sử dụng như một vũ khí “chiến lược”. Do đó, theo quan điểm hiện tại, việc Nga cho nghỉ hưu hoàn toàn loại pháo này trong một sớm một chiều là không thể xảy ra. Với tính năng và khả năng răn đe, nó vẫn sẽ trở thành loại súng cối tự hành uy lực nhất thế giới trong một thời gian dài. Thời kỳ đầu cuộc chiến, súng cối tự hành 2S4 được bố trí ở biên giới Nga-Ukraine, nhưng gần đây 2S4 đã được chuyển ra mặt trận, tham gia vào chiến dịch tấn công Mariupol.
 

wuhan2020

Xe tải
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
225
Động cơ
87,863 Mã lực
Tuổi
37
Diễn biến khó lường: Bị cả NATO "bao vây", quốc gia châu Âu này bất ngờ từ bỏ vũ khí Nga?
Mạnh Kiên | 14/04/2022 14:06



BÁO NÓI - 5:08

Diễn biến khó lường: Bị cả NATO bao vây, quốc gia châu Âu này bất ngờ từ bỏ vũ khí Nga?

Được mô tả như một đồng minh của Nga, quốc gia châu Âu này đã có những động thái xa cách Moscow, dù rủi ro nhưng vẫn tìm đến nơi khác để mua vũ khí.

Không trông chờ vào Nga
Liên tục được truyền thông phương Tây miêu tả là đồng minh của Moscow, Serbia được cho là đang xích lại gần Trung Quốc hơn là Nga. Điều này đã khiến giới quan sát bất ngờ và đặt ra nhiều câu hỏi thắc mắc.
Ngày 10/4, Trung Quốc đã chuyển giao hệ thống tên lửa đất đối không HQ-22 cho quân đội Serbia. FK-3, phiên bản xuất khẩu của HQ-22, đã được so sánh với hệ thống tên lửa đất đối không S-300 của Nga và Patriot của Mỹ
Belgrade ban đầu có kế hoạch mua các hệ thống tên lửa phòng không của Nga, nhưng vào năm 2019, Tổng thống Aleksandar Vucic nói rằng, với tư cách là một quốc gia nhỏ bé bao quanh bởi NATO, nước này "sẽ không bao giờ để xảy ra tình trạng sai lầm như trong những năm 1990".
Theo Asia Times, trong suốt những năm 1990, Serbia đã từng đối đầu với NATO và các đồng minh trong khu vực. Cho đến hiện tại, nhiều thập kỷ sau cuộc xung đột đó, khả năng điều động chiến lược của quốc gia vùng Balkan vẫn còn khá hạn chế.
Phụ thuộc rất nhiều vào phương Tây ở nhiều khía cạnh khác nhau và có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Liên minh châu Âu, Belgrade không có đủ khả năng để tiếp tục cân bằng giữa Nga và phương Tây.
Đó là lý do tại sao Serbia - được cho là chịu áp lực từ các cường quốc phương Tây - gần đây đã bỏ phiếu ủng hộ việc trục xuất Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.
Có vẻ như thấu hiểu cho tình thế của Serbia, phản ứng của Điện Kremlin trước động thái này cũng không quá cứng rắn.
"Tất cả các quốc gia đều đang chịu áp lực để theo đuổi chính sách cân bằng. Chúng tôi hiểu điều đó", người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói.
TIN LIÊN QUAN
Với tuyên bố trên, Serbia dường như sẽ không phải gánh chịu bất kỳ hậu quả nào cho quyết định sát cánh với phương Tây chống lại Nga.
Hiện tại, Belgrade sẽ không vội vàng tham gia các lệnh trừng phạt chống Nga, nhưng trong tương lai gần, quốc gia Balkan có thể tạo khoảng cách xa hơn với Moscow.
Tuy nhiên, điều đó không nhất thiết đồng nghĩa với việc Serbia sẽ xích lại gần phương Tây hơn - ít nhất là không phải ở giai đoạn đầu của căng thẳng hiện tại, tờ Asia Times nhận định.
Việc mua sắm các hệ thống phòng không của Trung Quốc, cũng như mua các máy bay không người lái của nước này vào năm 2020, cho thấy Belgrade có mục tiêu thắt chặt thêm mối quan hệ với Bắc Kinh. Serbia hiện sẽ là nhà khai thác tên lửa Trung Quốc đầu tiên ở châu Âu.
Bỏ qua Nga, liệu Mỹ sẽ phản ứng thế nào trước sự hợp tác quân sự của Belgrade với Trung Quốc?
Diễn biến khó lường: Bị cả NATO bao vây, quốc gia châu Âu này bất ngờ từ bỏ vũ khí Nga? - Ảnh 2.
Mỹ phản ứng gì?
Việc các máy bay Trung Quốc chở vũ khí đến Serbia được phép đi qua không phận của các nước thành viên NATO là Thổ Nhĩ Kỳ và Bulgaria cho thấy quyết định mua FK-3 của Belgrade ít nhất đã được Washington chấp thuận ngầm.

Vào năm 2020, sau khi Trung Quốc và Serbia thu xếp bàn giao FK-3, Đại sứ quán Mỹ tại Belgrade chỉ nhấn mạnh rằng "mua thiết bị quân sự là quyết định có chủ quyền của mỗi quốc gia nhưng các chính phủ cần lưu ý về ngắn hạn và dài hạn - rủi ro và tổn thất với các công ty Trung Quốc".
Trái lại, vào năm 2019, Washington đã cảnh báo Serbia khi có ý định mua các hệ thống phòng không của Nga. "Chúng tôi hy vọng các đối tác Serbia sẽ thận trọng đối với bất kỳ giao dịch nào như vậy", Matthew Palmer, đặc phái viên Mỹ tại các nước Balkan cho biết.
Serbia đã hiểu thông điệp. Do đó, Belgrade đã mua các hệ thống phòng không của Trung Quốc chứ không phải của Nga, và hiện đang tìm cách mua máy bay không người lái Bayraktar do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, cũng như máy bay chiến đấu đa năng Rafale từ Pháp.
Serbia, quốc gia tuyên bố trung lập về quân sự vào năm 2007, đang cố gắng tăng cường năng lực quân sự của mình vì không giống như các nước láng giềng NATO, nước này không thể dựa vào sự hỗ trợ đối tác từ liên minh do Mỹ dẫn đầu.
Tuy nhiên, Lực lượng Vũ trang Serbia vẫn liên kết chặt chẽ với Mỹ, khi các báo cáo chỉ ra rằng Mỹ là nhà tài trợ quân sự lớn nhất cho nước này.
Quan trọng hơn, quân đội Serbia đã tiến hành nhiều cuộc tập trận với các thành viên NATO hơn là với quân đội Nga, bất chấp lập trường trung lập.
Nhưng lạ một điều, truyền thông phương Tây tiếp tục miêu tả quốc gia Balkan như một "đồng minh của Nga", tuyên bố Belgrade được trang bị vũ khí bởi Moscow và Bắc Kinh, có thể phát động một cuộc chiến mới chống lại Kosovo - lãnh thổ đã đơn phương tuyên bố độc lập khỏi Serbia vào năm 2008 và được hầu hết các nước phương Tây công nhận.
TIN LIÊN QUAN
Thế nhưng, một động thái chống lại Kosovo là vô cùng khó xảy ra, đặc biệt là trong bối cảnh Kosovo có một căn cứ lớn của Mỹ và khoảng 3.600 quân NATO ở đó.
Về phần mình, Trung Quốc đặt mục tiêu tăng cường sự hiện diện tại quốc gia Balkan, nơi nước này tham gia sâu vào xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng. Đồng thời, Bắc Kinh dường như muốn tăng cường ảnh hưởng chính trị của mình ở Serbia.
Sau khi chuyển giao vũ khí cho quốc gia Đông Nam Âu, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nhấn mạnh Bắc Kinh "hỗ trợ Serbia trong việc bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và phẩm giá quốc gia".
Trong 14 năm qua, chính Nga đã ủng hộ Serbia bằng cách ngăn cản Kosovo gia nhập LHQ. Vẫn còn phải xem liệu Serbia – trong lúc Moscow đang bận tâm đến cuộc chiến ở Ukraine - có bắt đầu chủ động hơn với quân bài Trung Quốc của mình trong nỗ lực duy trì chính sách đối ngoại đa hướng hay không.
 
Chỉnh sửa cuối:

wuhan2020

Xe tải
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
225
Động cơ
87,863 Mã lực
Tuổi
37
Ukraine đúng là chua tể nói láo toét

mồm thì xin viện trợ tên lửa chống tàu (ASHM) NATO, nhưng lại tuyên bố bắn chìm tàu chiến Nga cách phạm vi tuyên bố thực tế của ashm hàng nhà

Nói có sách mách có chứng

NSM 185 km


Harpoon Block 2 124 km

 

wuhan2020

Xe tải
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
225
Động cơ
87,863 Mã lực
Tuổi
37
Tổng hợp hơn 3000 binh sĩ UA đầu hàng kể từ đầu cuộc chiến


Chế độ Kiev có nguy cơ thua trong một trận chiến lớn trên Truyền thông, vì các chiến binh Ukraine ở Mariupol đang đầu hàng liên tục. Giữa hình ảnh những người lính Nga hèn nhát, những người lính Ukraine được đối xử tử tế và nhận mọi hỗ trợ y tế cần thiết với tư cách là Tù nhân Chiến tranh.

Cho đến nay, hàng nghìn quân nhân Ukraine đã đầu hàng lực lượng Nga ở Mariupol.

Cuộc đầu hàng lớn nhất kể từ khi bắt đầu chiến sự trong thành phố diễn ra vào ngày 12 tháng 4. Hơn 1.000 lính thủy đánh bộ của Lực lượng vũ trang Ukraine đã tự nguyện hạ vũ khí của họ.

Bộ Quốc phòng Nga đưa tin, kết quả của các hoạt động tấn công thành công của các lực lượng vũ trang Nga và các đơn vị dân quân của Cộng hòa Nhân dân Donetsk, 1.026 quân nhân Ukraine thuộc Lữ đoàn 36 Thủy quân lục chiến đã tự nguyện hạ vũ khí và đầu hàng.

Quân đội Ukraine đã bảo vệ một trong hai trung tâm đề kháng chính, nhà máy Ilyich.

Trong số các quân nhân đầu hàng của các lực lượng vũ trang Ukraine, có 162 sĩ quan, cũng như 47 nữ quân nhân.

151 quân nhân Ukraine bị thương thuộc Lữ đoàn 36 Thủy quân lục chiến được chăm sóc y tế ban đầu tại chỗ, sau đó tất cả được đưa đến Bệnh viện Thành phố Mariupol để điều trị.

1649925999380.png


Quân đội Ukraine đầu hàng được các phóng viên quân sự phỏng vấn không chính thức trên mặt đất. Các binh sĩ Ukraine phủ nhận việc quân đội Nga sử dụng vũ khí hóa học để chống lại họ.

Một ngày trước đó, tàn dư của quân đội Ukraine bao vây trên lãnh thổ của nhà máy "Illicha" đã thực hiện một nỗ lực bất thành để thoát ra khỏi thành phố.

Một nhóm lên tới 100 binh sĩ Ukraine trên xe bọc thép đã cố gắng chiến đấu để thoát khỏi nhà máy và rời thành phố theo hướng bắc. Các cuộc không kích và pháo binh đã làm thất bại nỗ lực đột phá này. Theo Bộ Quốc phòng Nga, 42 quân nhân Ukraine đã tự nguyện hạ vũ khí và đầu hàng.

Một nhóm lớn khác của quân đội Ukraine đầu hàng vào ngày 4 tháng 4. 267 binh sĩ và sĩ quan của Tiểu đoàn độc lập 501 của Hải quân Ukraine đã đặt vũ khí ở Mariupol. Tiểu đoàn được biên chế cho Lữ đoàn thủy quân lục chiến độc lập số 36 của Hải quân Ukraine. Đơn vị đã mất hơn 50% nhân lực thiệt mạng và bị thương trong cuộc chiến giành Mariupol.

Các nhóm người Ukraine lần lượt tan rã hàng ngày. Những người lính của Lực lượng Vũ trang Ukraine không biết phải làm gì với những người bị thương, không biết phải quay đầu đi đâu và làm gì tiếp theo, bởi vì kháng cự là vô ích, và thực tế là không còn lực lượng chiến đấu nào. Mặc dù các lực lượng dân tộc chủ nghĩa đang ẩn náu trong nhà máy Azovstal, chỉ còn lại một số nhóm, sợ hãi và cầm cờ trắng ra đầu thú với quân đội Nga.



Đến lượt mình, các quan chức quân sự của Bộ Ngoại giao Nga, DPR và LPR, cũng như các phóng viên tại chỗ đang tích cực chia sẻ thông tin về việc đối xử với các quân nhân Ukraine đang bị giam giữ. Họ không bị tra tấn, không bị chế giễu. Họ nhận được tất cả sự trợ giúp cần thiết trong các bệnh viện của Nga ở Mariupol và các thị trấn lân cận.

Bộ Quốc phòng Nga cũng đã bảo đảm hành lang nhân đạo cho binh lính của các đơn vị phòng thủ lãnh thổ AFU và lính đánh thuê nước ngoài rời khỏi các khu vực bị bao vây của Mariupol.

Các đơn vị Nga thường xuyên đề cập đến các máy bay chiến đấu của Ukraine, kêu gọi họ hạ vũ khí một cách hòa bình.

Người đứng đầu Chechnya Ramzan Kadyrov phát biểu trước những người vẫn đang ẩn náu trong các tầng hầm và đường hầm của nhà máy Azovstal: “Các bạn biết rằng chúng tôi đối xử tốt với các tù nhân. Đi ra ngoài! Hãy nghĩ về gia đình của bạn và của những người khác, giống như hơn một nghìn lính thủy đánh bộ của bạn đã làm ngày hôm nay. ”

Trong khi quân đội Ukraine đang đầu hàng ở Mariupol, Kiev đang kích động các binh sĩ Ukraine còn lại trong thành phố tìm cách trốn thoát và phản công, hứa hẹn họ hỗ trợ quân sự bên ngoài thành phố. Trên thực tế, bằng cách cử binh sĩ Ukraine tự sát.

Kiev cần những anh hùng - không chỉ anh hùng mà còn là những người tử vì đạo, nghĩa là đã chết. Các chiến thuật của nó là nhằm duy trì hình ảnh của những người Nga khủng khiếp, tàn ác. Đầu hàng ảnh hưởng rất nhiều đến sự sẵn sàng của quân đội để đứng "đến người Ukraine cuối cùng."




Ngay cả những nỗ lực thất bại để vượt lên cũng được thể hiện như một biểu tượng của lòng kiên trì và một tấm gương về cách chết cho Tổ quốc. Các chiến binh Đức Quốc xã ẩn náu ở Azovstal đang chờ đợi số phận của các liệt sĩ và anh hùng vĩ đại, theo gương của một số loại "công ty trên trời" của Ukraine.

Tuy nhiên, sau khi rõ ràng rằng không có gì có thể đe dọa những người lính Ukraine đang bị giam cầm, số lượng người đầu hàng đã tăng lên gấp 10 lần, toàn bộ các đơn vị đang hạ vũ khí của họ.

Tuy nhiên, cả người Ukraine và giới truyền thông thế giới đều không để ý đến điều này, bởi Kiev hàng ngày vẫn không ngừng thông báo về những chiến thắng mới. Zelensky im lặng về thất bại của quân đội Ukraine ở Mariupol, nhưng tự hào tuyên bố việc giam giữ chính trị gia thân Nga Medvedchuk, đã yêu cầu Điện Kremlin trao đổi.


 

wuhan2020

Xe tải
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
225
Động cơ
87,863 Mã lực
Tuổi
37
Để dẫn bắn Neptune missile , UA sử dụng Su-27 hỗ trợ, video UA test Neptune 2020 chứng minh điều này, phạm vi lần lượt 85 - 110 km

З 27 по 30 травня на Одещині проходили державні випробування вітчизняного ракетного комплексу Р-360 “Нептун”. Пуски здійснювалися з полігону Збройних Сил України "Алібей".
Головною особливістю випробовувань комплексу крилатих ракет наземного базування «Нептун» цього разу були залпові пуски двох крилатих ракет по двом різним морським цілям. Випущені ракети супроводжували українські авіатори на винищувачі СУ-27.
Генеральний конатруктор - генеральний директор ДП ДККБ "Луч" Олег Коростильов розповів: "Сецифіка даного етапу випробувань була в тому, постріли було здійснено одразу по двом мішеням одночасно, які перебували на відстані одна від одної за більш ніж 20 км. Дальність до цілей була приблизно 85 км і 110 км."
Ракети проекту «Нептун» є перспективною українською розробкою і в разі запуску серійного виробництва можуть стати вагомою зброєю стримування, адже вони здатні знищувати не тільки корабельні цілі, але і наземні. Крім того дані ракети є сучасним видом озброєння, вони керовані і практично непомітні для ворожих радарів. На даному етапі випущені ракети за 10-15
 

wuhan2020

Xe tải
Biển số
OF-716236
Ngày cấp bằng
15/2/20
Số km
225
Động cơ
87,863 Mã lực
Tuổi
37
Bí mật vỡ lở vì bán tàu ngầm cho Thái Lan: Trung Quốc kì kèo, liền bị giội ngay nước lạnh
Vy Lam | 14/04/2022 16:06



BÁO NÓI - 4:56


Việc Trung Quốc xuất khẩu tàu ngầm sang Thái Lan đã khiến tin tức lan rộng. Đây là nguyên nhân khiến chính phủ Đức tuyên bố "Không, chúng tôi không cho phép điều đó!".



Tình huống trớ trêu

Tuần trước, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha cảnh báo rằng, thỏa thuận mua tàu ngầm của Trung Quốc có thể phải gác lại nếu Bắc Kinh không đáp ứng được mẫu động cơ dùng cho các tàu này theo quy định trong thỏa thuận mua bán.
"Chúng ta sẽ làm gì với một tàu ngầm không có động cơ? Tại sao chúng ta lại mua nó?" - Ông Prayut trả lời câu hỏi của các nhà báo sau khi Đức từ chối cung cấp động cơ diesel MTU396 cho Trung Quốc để trang bị trên các tàu ngầm lớp Yuan S26T chế tạo cho Hải quân Thái Lan.
Khi được hỏi liệu chính phủ Thái Lan có chấm dứt hợp đồng hay không, ông Prayut cho biết vấn đề sẽ được các cơ quan liên quan xem xét và tuân theo quy trình mua sắm. Thủ tướng không cần can thiệp vào mọi giai đoạn của quy trình.
Trước đó, theo các điều khoản của thỏa thuận, China Shipbuilding & Offshore International Co (CSOC) – Tập đoàn đóng tàu nhà nước Trung Quốc – sẽ chịu trách nhiệm đóng và cung cấp 3 biến thể xuất khẩu của tàu ngầm lớp Yuan Type 039B, gọi là S26T, cho Thái Lan với tổng chi phí lên tới 1.16 tỷ USD.
Bí mật vỡ lở vì bán tàu ngầm cho Thái Lan: Trung Quốc kì kèo, liền bị giội ngay nước lạnh - Ảnh 1.
Mô hình tàu ngầm tàu ngầm S26T trưng bày tại một triển lãm ở Bangkok năm 2017. Ảnh: Navy Recognition
Theo các điều khoản của thỏa thuận, động cơ dành cho các tàu ngầm S26T sẽ do công ty Motoren-und Turbinen-Union (MTU) của Đức cung cấp. Tuy nhiên, hiện MTU không được phép làm điều đó do lệnh cấm vận, các động cơ này được xem là một mặt hàng quân sự/quốc phòng. Năm 1989, EU đã áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc sau sự kiện Thiên An Môn.
"Việc xuất khẩu động cơ bị từ chối vì chúng dự kiến được sử dụng cho một mặt hàng của ngành quân sự/quốc phòng Trung Quốc" – Tùy viên quốc phòng Đức tại Thái Lan Philipp Doert nói với tờ Bangkok Post.
"Trung Quốc đã không hỏi ý kiến/phối hợp với Đức trước khi ký hợp đồng với Thái Lan để cung cấp động cơ MTU của Đức như một phần sản phẩm của họ" – Ông Doert nhấn mạnh.
Một trong những điểm yếu lớn của ngành công nghiệp quân sự Trung Quốc là kỹ thuật động cơ đẩy, phần lớn động cơ được sử dụng trên tàu ngầm Trung Quốc là công nghệ nước ngoài.
Hiện nay, cả tàu ngầm tấn công lớp Song và lớp Yuan [chiếm phần lớn trong hạm đội tàu ngầm thông thường của Trung Quốc] đều được trang bi động cơ diesel dòng MTU 396 SE84 hiện đại do Đức sản xuất.
Bí mật vỡ lở vì bán tàu ngầm cho Thái Lan: Trung Quốc kì kèo, liền bị giội ngay nước lạnh - Ảnh 2.
Các tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Song của Trung Quốc. Ảnh: Bangkok Post
Trong hội nghị năm 2015 bàn về năng lực của Hải quân Trung Quốc tại Đại học Chiến tranh Hàng hải Mỹ, Giáo sư Andrew Erickson, Viện Nghiên cứu Hàng hải Trung Quốc (CMSI), lưu ý rằng tại Trung Quốc, kỹ thuật động cơ đẩy vẫn là một chương trình đang trong quá trình phát triển của lực lượng dưới mặt nước.
Việc sản xuất động cơ hiện đại đòi hỏi rất nhiều về mặt công nghệ, những thiếu sót nhỏ có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Chỉ một số ít các nhà sản xuất trên thế giới, như MTU của Đức, có đủ chuyên môn kỹ thuật cần thiết để chế tạo động cơ diesel như vậy.

"Họ là hãng chế tạo động cơ diesel cho tàu ngầm hàng đầu thế giới" – Một kỹ sư tàu ngầm giàu kinh nghiệm nói về MTU.
Bí mật vỡ lở, Trung Quốc đòi sửa đổi hợp đồng
Theo ước tính của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), MTU đã cung cấp hơn 100 động cơ cho các tàu khu trục và tàu ngầm của Trung Quốc từ năm 1993-2020, bất chấp lệnh cấm vận vũ khí của EU.
Phóng viên Jon Grevatt chuyên về mảng công nghiệp quốc phòng châu Á-Thái Bình Dương trên tạp chí Janes cho biết, những động cơ này thuộc mặt hàng lưỡng dụng không có trong lệnh cấm thương mại của EU áp đặt lên Trung Quốc. Tuy nhiên, việc Bắc Kinh bán tàu ngầm cho Thái Lan khiến thỏa thuận này trở nên khó khăn hơn.
"Nếu mẫu tàu ngầm này không được xuất khẩu sang Thái Lan, sẽ không ai biết gì và mọi thứ vẫn tiếp tục. Tuy nhiên, thực tế là nó đang được xuất khẩu, tin tức đã lan rộng, đây cũng là nguyên nhân khiến chính phủ Đức phải ra tuyên bố ‘Không, chúng tôi không cho phép điều đó’" – Grevatt cho hay.
Ngày 2/4, Tư lệnh Hải quân Thái Lan - Đô đốc Somprasong Nilsamai cho biết, không có thay đổi nào đối với hợp đồng tàu ngầm và khẳng định rằng Trung Quốc sẽ phải tuân thủ thỏa thuận giữa hai phía.
TIN ĐỌC THÊM
Trong khi đó, phát ngôn viên Hải quân Thái Lan - Phó Đô đốc Pokkrong Monthatphalin cho biết, Hải quân Thái Lan sẽ tổ chức các cuộc đàm phán với CSOC trong tháng này để giải quyết vấn đề, dù họ vẫn bám sát các quy định của thỏa thuận mua bán.
CSOC đã đề nghị Hải quân Thái Lan thay đổi hợp đồng để thay thế động cơ của Đức bằng động cơ MWM 620 do Trung Quốc sản xuất. Hai mẫu động cơ này được chế tạo dựa trên cùng một tiêu chuẩn, tuy nhiên, Thái Lan nhất quyết muốn giữ nguyên hợp đồng ban đầu.
"Động cơ MWM 620 vẫn chưa chứng minh được hiệu quả rõ ràng, vì thế, Hải quân Hoàng gia Thái Lan vẫn đang chờ câu trả lời từ CSOC để đảm bảo mẫu động cơ này hoạt động tốt như MTU" - Chuẩn đô đốc Apichai Sompolgrunk phụ trách chương trình mua sắm nói với VOA.
Phóng viên Grevatt cho biết, CSOC sẽ gặp khó khăn trong việc thay thế động cơ MTU và Thái Lan sẽ có hai lựa chọn: Tìm cách mua động cơ MTU hoặc chờ xem Trung Quốc có thể tự sản xuất mẫu động cơ này hay không.
Một số báo cáo cho biết, đã có một hãng sản xuất Trung Quốc có được giấy phép chế tạo động cơ diesel MTU 396.
 

baicx7

Xe buýt
Biển số
OF-781051
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
650
Động cơ
53,815 Mã lực
Tuổi
124
Chỉnh sửa cuối:

baicx7

Xe buýt
Biển số
OF-781051
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
650
Động cơ
53,815 Mã lực
Tuổi
124
Nga dập tắt lửa trên chiến hạm Ukraine tuyên bố "đã bắn tên lửa phá hủy"

Đức Hoàng
Thứ năm, 14/04/2022 - 17:34
https://www.otofun.net/javascript%3Avoid(0);
0:00/0:00


Nữ miền Bắc

(Dân trí) - Nga thông báo đã dập tắt hỏa hoạn trên tàu tuần dương Moscow, chiến hạm mà Ukraine trước đó đã tuyên bố đã "bắn tên lửa phá hủy".
Nga dập tắt lửa trên chiến hạm Ukraine tuyên bố đã bắn tên lửa phá hủy - 1

Tàu Moskva là soái hạm của Hạm đội Biển Đen Nga (Ảnh: Reuters).
Bộ Quốc phòng Nga ngày 14/4 thông báo, hỏa hoạn trên tàu tuần dương Moskva đã được kiểm soát và nguy cơ đạn dược trên tàu tiếp tục phát nổ đã được ngăn chặn.
Nga cho biết, con tàu vẫn nổi và các nỗ lực đang được thực hiện để kéo nó về cảng sửa chữa.
Trước đó, Nga vào cùng ngày cho biết, tàu tuần dương Moskva của Hạm đội Biển Đen đã bị hư hại nghiêm trọng, khiến thủy thủ đoàn phải sơ tán. Do một vụ cháy, kho đạn phát nổ trên tàu tuần dương tên lửa Moskva.
Trước đó, Ukraine tối 13/4 tuyên bố đã phóng tên lửa chống hạm Neptune ở Odessa vào tàu Moskva 2 lần, khiến tàu tuần dương của Nga bốc cháy. Kiev cho biết, chiến hạm Nga đã bị phá hủy.
Tàu tuần dương mang tên lửa Moskva, hạ thủy năm 1979, được trang bị hàng loạt tên lửa chống hạm và nhiều tên lửa phòng không, ngư lôi và pháo. Tàu Moskva, tải trọng 12.500 tấn, là một phần của Hạm đội Biển Đen và đã tham gia các chiến dịch ở ngoài khơi Ukraine kể từ tháng 2.
Nếu được xác thực, đây sẽ là cuộc tấn công mạnh nhất của lực lượng phòng vệ bờ biển Ukraine nhằm vào tàu chiến Nga trong gần 2 tháng xung đột. Một cuộc tấn công trước đó của Ukraine đã phá hủy một tàu đổ bộ của Nga và đánh chìm một tàu khác ở cảng Berdyansk.
Mức độ nghiêm trọng của cuộc tấn công lần này vào Moskva được cho là đáng lo ngại hơn, do Moskva là soái hạm của Hạm đội Biển Đen.
Bộ Quốc phòng Nga hiện vẫn đang điều tra nguyên nhân vụ việc. Nga cho biết, kho đạn tên lửa chính trên tàu không bị ảnh hưởng bởi sự cố. Nga cho biết thêm, thủy thủ đoàn của con tàu đã được sơ tán an toàn đến các tàu gần đó của Hạm đội Biển Đen của Nga.

 

baicx7

Xe buýt
Biển số
OF-781051
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
650
Động cơ
53,815 Mã lực
Tuổi
124
1649935812198.png



Phạm vi neptune missile system chỉ đạt max 110 km, với điều kiện được Su-27 hỗ trợ (có thể là lắp hệ thống laze, sử dụng datalink từ FCR Su-27). Nên việc neptune missile bắn trúng tàu Nga ở phạm vi >145km hoàn toàn ko thể xảy ra

vị trí tàu Nga bị cháy

1649935897533.png
 

baicx7

Xe buýt
Biển số
OF-781051
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
650
Động cơ
53,815 Mã lực
Tuổi
124
Bộ Quốc phòng Nga đã giải thích về tình hình hiện tại với tàu tuần dương Moskva.

Con tàu bị hư hại do cháy và nổ đạn dược, nhưng không chìm.

Ngọn lửa trên tàu tuần dương Moskva đã được kiềm chế.

Tính đến sáng 14/4, không có vụ cháy lộ thiên. Các vụ nổ đạn dược đã được dừng lại.

Tuần dương hạm Moskva vẫn nổi. Vũ khí chính của tên lửa không bị hư hại.

Thủy thủ đoàn đã được sơ tán đến các tàu của Hạm đội Biển Đen trong khu vực.

Các biện pháp đang được thực hiện để kéo chiếc tàu tuần dương về cảng.

Nguyên nhân vụ cháy đang được xác lập.

Điện Kremlin thông báo rằng ông Putin đã được thông báo về tình hình với tàu tuần dương Moskva.


1649936247092.png
 

baicx7

Xe buýt
Biển số
OF-781051
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
650
Động cơ
53,815 Mã lực
Tuổi
124
Ua bị bóc fake 😁 vậy là đã rõ bọn ua nói láo, nên mới fake

 

baicx7

Xe buýt
Biển số
OF-781051
Ngày cấp bằng
18/6/21
Số km
650
Động cơ
53,815 Mã lực
Tuổi
124
Hệ thống Neptune sử dụng FCR Mineral-U

Mineral-U je multifunkční pobřežní radiolokátor určený k detekci hladinových cílů na vzdálenost 500 až 600 kilometrů. Funguje aktivně i pasivně. Slouží k detekci a klasifikaci hladinových cílů a k navádění zbraní. Půjde o hlavní senzor pobřežních raketových komplexů RK-360MT Neptun.

Tento článek je součástí exkluzivního obsahu Armádních novin!

Tạm dịch

Mineral-U là một radar ven biển đa chức năng được thiết kế để phát hiện các mục tiêu bề mặt ở khoảng cách 500 đến 600 km. Nó hoạt động một cách chủ động và thụ động. Nó được sử dụng để phát hiện và phân loại các mục tiêu bề mặt và dẫn đường cho vũ khí. Nó sẽ là cảm biến chính của tổ hợp tên lửa bờ biển RK-360MT Neptune.


1649951263950.png
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top