[Funland] Thủy Điện đem lại gì cho Dân Quảng Nam hay chỉ đem lại lũ lụt ???

F1 Ut.Minh

Xe hơi
Biển số
OF-466947
Ngày cấp bằng
1/11/16
Số km
152
Động cơ
202,440 Mã lực
Thủy điện tăng gấp 10 lần lượng xả, Quảng Nam chìm sâu trong lũ


Ngày 16/12, theo thông tin từ Chi cục phòng chống thiên tai khu vực miền Trung – Tây Nguyên, mưa lớn cộng với việc các thủy điện tăng cường xả lũ đã khiến cho nhiều địa bàn trong tỉnh Quảng Nam ngập sâu.


Mưa lũ đã chia cắt nhiều tuyến đường trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Ảnh: Quốc Nhựt
Theo đó, tính đến 4h00’ngày 16/12, thủy điện Sông Tranh 2 (Quảng Nam) xả tràn với lưu lượng: 2.606/2.606m3/s, gấp 10 lần lượng xả lúc 6h ngày 15/12 (297/523m3/s); Sông Bung 4 cũng tăng gấp 3 lần lượng xả từ 398/405m3/s (lúc 6h ngày 15/12) lên 917/1.077m3/s .

Việc tăng lượng xả đã khiến lũ trên các sông lên nhanh. Sông Vu Gia tại Ái Nghĩa(Đại Lộc, Quảng Nam) 9,31m, trên BĐ3 0,31m (lưu lượng xả hồ Sông Bung 4 lúc 4h/16 là 1137m3/s, Đắk Mi 4 là 1048m3/s); sông Thu Bồn tại Giao Thủy 8,31m, dưới BĐ3 0,29m, tại Câu Lâu là 4,23m, trên BĐ3 0,23m, tại Hội An 2,36m, trên BĐ3 0,36m (lưu lượng xả hồ Sông Tranh 2 lúc 4h/16 là 2527m3/s);

Theo thống kê, mưa lũ đã khiến hơn 700 ngôi nhà trên địa bàn tỉnh Quảng Nam (Hội An 694 nhà, Nông Sơn 22 nhà); 10 hộ di dời tại Quế Sơn. Về hoa màu có khoảng 3.397ha bị ngập (Đại Lộc 1.294 ha, Điện Bàn 233ha, Quế Sơn 1.000 ha, Hội An 870ha).


Hệ thống giao thông tại tỉnh Quảng Nam cũng bị thiệt hại. Trên các tuyến quốc lộ,sạt lở ta luy dương với tổng lượng khoảng 25.000m3, trong đó tuyến quốc lộ 40B đoạn từ km100-km141+080 sạt lở nhiều vị trí với khối lượng lớn; sạt lở ta luy âm tại 5 vị trí, tổng chiều dài khoảng 80m; tường chắn ta luy dương bị đẩy trồi tại km133+00 quốc lộ 40B, chiều dài 60m; rãnh dọc và mặt đường bị đẩy trồi tại km135+350 quốc lộ 40B, chiều dài 30m; 4 cống bị lấp và hư hỏng hạ lưu; tuyến quốc lộ 40B bị ngập nước tại các ngầm tràn gây tắc giao thông như ngầm km38+440, ngầm Sông Trường (km62+378) và ngầm Nước Oa (km62+880).

Tuyến tỉnh lộ ĐT606 (đoạn qua Tây Giang) sạt lở ta luy dương, tổng khối lượng khoảng 1.700m3; tuyến ĐT611 tại km27+950 sạt lở ta luy âm dài 27m, xói lở tạo hàm ếch vào mặt đường nhựa dài 5m (trái tuyến). Tại km28+100, sạt lở ta luy âm và rãnh dọc (trái) dài 8m, sâu 4m và có nguy cơ sạt lở tiếp. Tại km32+970 sạt lở lề đường đến sát mép nhựa dài 10m, sâu 2m. Các tuyến còn lại bị ngập nước cục bộ như ĐT608, ĐT609, ĐT610.

Theo dự báo của Trung tâm khí tượng Thủy văn: trong 3-6 giờ tới, lũ trên sông Thu Bồn tại Câu Lâu đạt đỉnh ở mức 4,3m, trên BĐ3 0,3m, tại Hội An 2,5m, trên BĐ3 0,5m. – Sông Vu Gia tại Ái Nghĩa xuống 8,8m, dưới BĐ3 0,2m; – Sông Thu Bồn tại Giao Thủy xuống 7,8m, trên BĐ2 0,3m, tại Câu Lâu xuống 4,1m, trên BĐ3 0,1m, tại Hội An xuống 2,0m, ở mức BĐ3;

Quốc Nhựt
http://quangnamplus.com/thuy-dien-tang-gap-10-lan-luong-xa-quang-nam-chim-sau-trong-lu.html
 

F1 Ut.Minh

Xe hơi
Biển số
OF-466947
Ngày cấp bằng
1/11/16
Số km
152
Động cơ
202,440 Mã lực
Mưa lớn tiếp diễn, miền núi sạt lở, vùng trũng ngập sâu
(QNO) - Hôm nay (16.12), mưa lớn tiếp diễn trên diện rộng khiến nhiều huyện đồng bằng như Đại Lộc, Điện Bàn, Hội An, Nông Sơn... bị ngập sâu; trong khi đó, các huyện miền núi cũng ghi nhận những thiệt hại đầu tiên do sạt lở.

Tại huyện Tây Giang, mưa lũ làm nhiều nhà dân bị sạt lở nghiêm trọng, cùng hàng chục điểm sạt lở khác tại các khu dân cư tập trung và tuyến đường dân sinh.

Theo báo cáo nhanh của UBND huyện Tây Giang, tính đến thời điểm này mưa lũ vẫn tiếp tục có những diễn biến phức tạp, ít nhất một ngôi nhà của người dân ở thôn Bhlố 1 (xã A Vương) bị sập đổ hoàn toàn do sạt lở đất, cùng một ngôi nhà khác có nguy cơ tương tự. Trong khi đó, một số mặt bằng tái định cư cũng đang bị sạt lở nghiêm trọng cả phía ta luy dương và âm như mặt bằng các thôn T’ghêy, Xà’ơi 2 (xã A Vương); Ahu, R’bhượp (xã A Tiêng); Tưr (xã Dang).


Nhiều tuyến đường lên vùng cao Tây Giang bị sạt lở nặng. Ảnh: P.R
Ngoài ra, sạt lở cũng khiến 1 trụ điện sinh hoạt có nguy cơ ngã đổ và nhiều khối lượng đất đá tràn xuống nhà dân tại khu tái định cư thôn Z’rượt (xã Ch’Ơm), đang được chính quyền địa phương vận động dân quân thường trực phối hợp với đoàn thanh niên cùng giúp nhân dân nạo vét lớp bùn, đồng thời chuyển đi những tài sản có giá trị đến nơi an toàn để tránh gây thêm thiệt hại.

Ông Lê Hoàng Linh - Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang cho biết, ngoài diện tích hơn 1,7ha lúa nước bị sạt lở, mưa lũ cũng gây ra nhiều hậu quả về nông nghiệp với 4.000 cây keo bị cuốn trôi hoàn toàn, cùng thiệt hại 13 con gia súc, gia cầm (trong đó có 1 con bò đã chết). Đặc biệt, hệ thống tuyến đường giao thông từ trung tâm huyện đi các xã vùng cao biên giới và đường nông thôn về các xã, khu dân cư cũng bị hư hỏng nặng với hàng chục điểm sạt lở, với tổng khối lượng lên đến hơn 30.000m3.

Hiện chính quyền địa phương đang nỗ lực triển khai công tác khắc phục, nhằm thông tuyến một số tuyến đường, đảm bảo việc đi lại của người dân không bị ách tắc, gây cô lập. Ước tổng giá trị thiệt hại khoảng 1,7 tỷ đồng. “UBND huyện đã chỉ đạo các ngành chuyên môn, các địa phương triển khai phương án khắc phục nhằm đảm bảo giao thông đi lại, đồng thời vận động lực lượng tại chỗ giúp sơ tán các hộ dân có nguy cơ sạt lở cao đến nơi an toàn” - ông Linh cho biết thêm. (ALĂNG NGƯỚC)

* Theo thông tin từ ông Nguyễn Cao Cường - Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Công trình giao thông vận tải Quảng Nam mới vừa cung cấp, QL40B vào chiều nay tiếp tục bị sạt lở taluy dương tại 7 vị trí từ km36-km68+950 (địa phận Tiên Phước - Bắc Trà My) với tổng khối lượng lên đến 45.600m3. Sự việc trên gây ách tắc hoàn toàn lưu thông qua đoạn tuyến vừa nêu. Đại diện đơn vị quản lý này cho biết thêm, hiện tại taluy dương tại km46+500 (Tiên Phước) do đã ngấm nước lâu, đất nhão nên có khả năng sẽ sạt lở tiếp. Trên QL14E, taluy dương từ km61+400-km87 (địa phận Hiệp Đức - Phước Sơn) bị sạt lở ở 12 vị trí với tổng khối lượng 66.000m3, lưu thông bị ách tắc hoàn toàn. Cũng trên QL14E, tại km85+300 có khoảng 200m hộ lan mềm bị xói trôi.

Với các tuyến QL được trung ương ủy thác cho tỉnh quản lý (14B, 14D, 14E, 40B và 24C), sạt lở taluy dương xảy ra tại 2 vị trí có khối lượng 10.500m3 trên QL14D, 3 vị trí khoảng 7.500m thuộc QL14E. Cạnh đó, QL40B tiếp tục sạt lở taluy dương tại km68+900 có khối lượng 20.000m3, ở km137+500 có 900m3. Còn trên các tuyến ĐT, một số trục giao thông liên huyện bị hư hỏng nặng. Đơn cử như ĐT606, taluy dương trên tuyến bị sạt lở 6.200m3 gây ách tắc giao thông, mặt đường bị xói lở sâu 7-20cm, diện tích hư hỏng khoảng 250m2, đất tràn lấp 1,5km rãnh dọc. Hay trên ĐT611, taluy âm tại km27+950 bị sạt lở dài 27m, xói lở tạo hàm ếch vào mặt đường nhựa dài 5m (bên trái tuyến); tại km28+100 sạt lở taluy âm và rãnh dọc bên trái tuyến dài 8m, sâu 4m và có nguy cơ sạt lở tiếp… Tại tuyến tránh Tiên Kỳ (Bắc Trà My) mới đưa vào khai thác, mưa lớn kéo dài gây sạt lở 1.800m3 đất đá phía taluy dương chưa ổn định. Nhiều tuyến ĐT còn ngập nước cục bộ tại một số vị trí, như ĐT608, ĐT609, ĐT609B, ĐT610, ĐT610B, ĐT615. Đơn vị quản lý đường đã, đang khẩn trương khắc phục, sửa chữa đảm bảo giao thông bước một, trừ ngầm tràn và điểm bị nước băng qua.

Theo ông Lê Văn Sinh - Phó Giám đốc Sở GTVT, thiệt hại trên các tuyến QL tính đến 8 giờ sáng ngày 16.12 có tổng khối lượng sạt lở taluy dương khoảng 64.000m3, sạt lở taluy âm tại 6 vị trí với tổng chiều dài khoảng 100m, ở hạ lưu có 5 cống bị lấp và hư hỏng. Kinh phí dự kiến khắc phục, bảo đảm giao thông bước một là 5,5 tỷ đồng. Đồng thời, kinh phí khắc phục, đảm bảo giao thông bước một các tuyến ĐT dự kiến khoảng 2,5 tỷ đồng. Còn trên đường thủy nội địa, lũ sông Thu Bồn làm hư hỏng, trôi 4 mia đọc thủy chí và 7 phao báo hiệu; kè bảo vệ Trạm Quản lý đường thủy nội địa Thu Bồn bị sạt lở dài 50m. Mưa lũ còn diễn biến phức tạp, thiệt hại gây ra cho ngành giao thông vận tải Quảng Nam chắc chắn sẽ không dừng với con số thống kê bước đầu như trên. (CÔNG TÚ)
* Tính đến chiều 16.12, mực nước sông Thu Bồn tại huyện Nông Sơn là 15,4m. Hiện nay, trên địa bàn huyện tình hình lũ lụt diễn biến rất phức tạp.

Tuy chưa có thiệt hại về người nhưng đã có 1 căn nhà của ông Nguyễn Triều (trú tại thôn Trung Hạ, xã Quế Trung) bị sạt lở nặng. Ngoài ra còn có 6 căn nhà (xã Quế Lâm 1 nhà, Quế Trung 5 nhà) bị sạt lở nhẹ. Đến thời điểm hiện tại vẫn còn 99 căn nhà bị ngập trong nước lụt.


Nông Sơn hiện có 99 căn nhà đang ngập lụt. Ảnh: MINH THÔNG
Tất cả các tuyến đường giao thông từ trung tâm huyện đi các xã đều bị chia cắt. Cầu Khe Rinh, cầu Khe Phốc, cầu khe Sé, cầu Nà Manh còn ngập 2 - 2,5m. Đoạn đường ĐT611 (Quế Trung đi Quế Lộc), ĐT610 (Quế Trung đi Khương Quế) ngập trên 2m. Tuyến đường CK55 thuộc xã Quế Trung sạt lở ta luy âm dài 50m, khối lượng đất đá sạt lở khoảng 30m3. Ngoài 31ha diện tích lúa không chủ động nước và 5ha hoa màu bị ngập như Báo Quảng Nam onlineđã đưa tin, hiện đã có thêm 2,1ha trồng cỏ và 1ha trồng chuối bị thiệt hại nặng do ngập úng.

Ông Trần Thiện Thắng - Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Nông Sơn cho biết: “Chúng tôi đã chỉ đạo UBND các xã thông tin nhanh về tình hình mưa lũ đến người dân được biết để chủ động phòng tránh. Cử lực lượng chốt chặn ở các tuyến giao thông bị chia cắt, nghiêm cấm tuyệt đối các ghe thuyền đi lại tại các bến đò, hồ chứa để đánh bắt cá trên sông, suối và các điểm ngập lụt. Đồng thời tổ chức kiểm tra các khu dân cư đang sinh sống trong vùng trũng thấp, vùng ven sông, suối có nguy cơ xảy ra lũ quét, các khu vực có nguy cơ sạt lở đất”.


Các tuyến giao thông đều được chốt chặn. Ảnh: MINH THÔNG
Tính đến thời điểm hiện tại, huyện Nông Sơn đã cho di dời tất cả các hộ dân ở trong vùng nguy hiểm đến nơi an toàn. Tuy nhiên, cán bộ và lực lượng dân quân vẫn đi rà soát từng khu vực ngập lụt để đề phòng và hạn chế thấp nhất những thiệt hại về người và tài sản. (PHAN VINH - MINH THÔNG)

* Khoảng 13 giờ 30 ngày 16.12, Hải đội 2, Bộ đội Biên phòng tỉnh đã lai dắt thành công chiếc thuyền cá của ngư dân thị xã Điện Bàn vào bờ an toàn khi thuyền này đang trên đường tránh trú lụt thì bị hỏng máy.


Lai dắt thuyền đánh cá của ngư dân Lê Văn Trí. Ảnh: HỒNG ANH
Trước đó, khoảng 12 giờ 30 phút cùng ngày, ông Lê Văn Trí (SN 1973, trú phường Điện Dương) cùng một người dân khác đang trên đường đưa thuyền đi tránh trú lụt thì bị hỏng máy, trôi dạt tự do ra khu vực biển Cửa Đại (TP.Hội An) và có nguy cơ bị cuốn trôi ra xa.

Nhận được tin báo, cán bộ, chiến sĩ Hải đội 2 đã dùng ca nô lên đường ứng cứu. Do điều kiện thời tiết gió to, sóng lớn, dòng nước chảy rất mạnh nên đến đến 13 giờ, ca nô của Hải đội 2 mới tiếp cận được và lai dắt chiếc thuyền đánh bắt cùng 2 ngư dân vào bờ an toàn. (HỒNG ANH)

* Tại thị xã Điện Bàn, đến trưa nay 16.12, toàn bộ xã Điện Phương, Điện Minh (trừ tuyến quốc lộ 1) và một phần ở các địa phương Vĩnh Điện, Điện Nam Đông, Điện Hòa, Điện Phong... đã ngập hoàn toàn trong lũ 1-2m.


Mọi tuyến đường vào xã Điện Phương đều đã bị cô lập nên người già, trẻ em đang được ưu tiên di tản bằng ghe. Ảnh: QUỐC TUẤN
Từ sáng sớm, người dân ở các xã có nhiều gia súc, đặc biệt là bò như Điện Quang, Điện Minh... đã di tản gần 1.000 con bò lên các điểm cao để tránh lũ. Ở các vùng trũng thấp, hầu hết các hộ dân đều chủ động di dời người già, trẻ em từ sớm trong buổi sáng đến nơi trú ẩn an toàn. Đa số các hộ dân ở vùng bị ngập sâu đều neo ghe sẵn trước sân để đề phòng di tản khi lũ dâng cao hơn.

Ông Lê Đức Thu - Chủ tịch UBND xã Điện Phương cho biết: "Hiện tại chính quyền địa phương đã sơ tán cho khoảng 120 hộ dân ở các thôn thấp trũng nhất như Triêm Nam, Triêm Tây... Đến lúc này đã có khoảng 80% ngôi nhà ở Điện Phương bị ngập sâu 0,5-1m". Đặc biệt ở khu vực chợ Lai Nghi (phường Điện Nam Đông), nước lũ đã ngập sâu nhiều nhà dân đến hơn 1,5m và vẫn đang tiếp tục dâng cao.


Người dân thôn Bồng Lai, xã Điện Minh tập trung bò lên điểm cao để tránh lũ. Ảnh: QUỐC TUẤN
Lực lượng quân sự trên địa bàn thị xã cũng đang tích cực triển khai các phương án hỗ trợ người dân đối phó với cơn lũ. Ông Thái Tâm - Phó Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự thị xã Điện Bàn cho biết: "Đến lúc này, đơn vị đã giúp người dân di dời tại chỗ khoảng 5.000 hộ. Nếu tình hình lũ tiếp tục diễn biến phức tạp sẽ tiếp tục triển khai thêm với tinh thần bảo vệ hiệu quả nhất tính mạng và tài sản của nhân dân".

Theo ghi nhận của phóng viên, đến trưa nay, hệ thống điện trên toàn địa bàn thị xã vẫn bảo đảm thông suốt để người dân có thể cập nhật tin tức về tình hình diễn biến mưa lũ. (QUỐC TUẤN)

* Theo thông tin từ Chi cục Phòng chống thiên tai khu vực miền Trung và Tây Nguyên, ngày 16.12, lũ trên các sông khu vực miền Trung và Tây Nguyên đang lên cao. Tại Quảng Nam, sông Vu Gia tại Ái Nghĩa đạt đỉnh ở mức 9,44m, trên báo động 3 là 0,44m; sông Thu Bồn tại Giao Thủy 8,44m, dưới báo động 3 là 0,16m; tại Câu Lâu và Hội An trên báo động 3. Nhiều sông khu vực miền Trung lũ đang lên nhanh, trên báo động 3.

Lúc 1 giờ ngày 16.12, hồ Phú Ninh (Quảng Nam) xả tràn 193m3/s. Tại thời điểm 4 giờ 16.12, có tới 14 hồ thủy điện xả tràn khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Tại Quảng Nam, thủy điện Sông Bung 4 xả tràn 1.137m3/s; Đắk Mi 4 là 1.048m3/s; Sông Tranh 2 là 2.527 m3/s. Dự báo trong 12 giờ tới, các sông từ Thừa Thiên Huế tới Quảng Nam xuống rất chậm. Sông Vu Gia tại Ái Nghĩa xuống xấp xỉ báo động 3. Tình trạng ngập lụt sâu diễn ra nhiều tỉnh, thành. Cấp độ rủi ro thiên tai là cấp độ 3.

Trong khi lũ diễn biến phức tạp thì do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, Vịnh Bắc Bộ và ngoài khơi Trung Bộ có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, biển động mạnh. Ngoài ra, do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc kết hợp nhiễu động trong đới gió đông nên từ nay tới 17.12, các tỉnh Quảng Trị tới Khánh Hòa có mưa vừa tới mưa to, tổng lượng mưa trên 150mm. Riêng các tỉnh từ Thừa Thiên Huế tới Phú Yên, lượng mưa 200-300mm, có nơi đến 500mm.

Thời điểm này, nhiều địa phương đã bị ngập sâu và ngập cục bộ trong lũ, giao thông chia cắt nghiêm trọng. Tại Quảng Nam, huyện Quế Sơn đã chủ động di dời 10 hộ dân khỏi vùng lũ; đã có 2 người chết trong lũ ở Thăng Bình và Đại Lộc, tổng số người chết do lũ toàn khu vực đã là 5 người (Huế 1, Quảng Nam 2, Quảng Ngãi 1, Khánh Hòa 1), bị thương 6 người (Phú Yên). Có 51 ngôi nhà bị sập, hư hại; gần 5.000 ngôi nhà bị ngập; 3 nhà bị hư hại bởi sạt lở đất; 23.062ha lúa, hoa màu bị hư hại, ngã đổ; 7 tàu thuyền tại Phú Yên, Khánh Hòa bị chìm. Nhiều công trình giao thông, cầu cống, kè bị hư hại, sạt lở, cuốn trôi, 3 trụ điện ngã đổ...

Tổng thiệt hại ước tính lên tới 83,26 tỷ đồng. (HOÀNG LIÊN)

* Mưa kéo dài kèm theo thủy điện xả lũ suốt từ ngày 14 đến sáng 16.12 gây sạt lở, hư hỏng nhiều tuyến quốc lộ (QL) và tỉnh lộ (ĐT) trên địa bàn tỉnh, khiến lưu thông bị ách tắc.

Thống kê của đơn vị quản lý là Công ty CP Công trình giao thông vận tải (GTVT) Quảng Nam, QL14B (Đà Nẵng - Nam Giang) sạt lở taluy dương từ km64+700-km72 với khối lượng 600m3. Ở vùng cao Nam Giang, QL14D bị sạt lở 7 vị trí taluy dương từ km26+300-km60 với 8.000m3, đồng thời sạt lở taluy âm cũng như đầu cống tại km31+600 có chiều dài 30m và nguy cơ “ngoạm” sâu vào mặt đường nhựa.


Nước lũ còn băng qua trên một tuyến ĐT ra hướng Đà Nẵng. Ảnh: C.T
Trên QL14E (Thăng Bình - Phước Sơn), nước lũ băng qua gây ách tắc giao thông ở 3 vị trí, cạnh đó có 12 vị trí taluy dương bị sạt lở từ km61+400-km87 với tổng khối lượng đất đá, cây cối lên tới 50.000m3. Sạt lở cũng khiến lưu thông trên tuyến QL40B (Quảng Nam - Kon Tum) bị chia cắt. Chỉ tính đoạn do Công ty CP Công trình GTVT Quảng Nam quản lý (km+00-km85+00), đất đá và cây cối nằm phía taluy dương và taluy âm đổ xuống lòng đường và vực sâu với khoảng 25.000m3; người và phương tiện không thể đi qua ngầm Sông Trường và ngầm Nước Oa do nước lũ tràn qua.

Trong khi đó, các tuyến ĐT607B, ĐT611, ĐT614, ĐT615, ĐT617, ĐT609B, ĐT613 bị nước lũ băng qua gây xói, sạt lở nặng nhẹ khác nhau. Nghiêm trọng nhất là ĐT617, taluy âm km10+450 (trái tuyến) bị sạt sâu vào chỉ còn 0,5-1m bề rộng mặt đường nhựa và lề rãnh bên taluy dương. Các tuyến ĐT608, ĐT609, ĐT610, ĐT611 ngập nước tại nhiều vị trí trũng thấp.


Người dân đẩy xe máy đi trên đoạn ĐT609B chưa rút hết nước qua nội thị Ái Nghĩa, Đại Lộc. Ảnh: C.T
Để khắc phục sự cố, Công ty CP Công trình GTVT Quảng Nam dưới sự chỉ đạo của Sở GTVT, ban chức năng mấy ngày qua theo phương châm "4 tại chỗ" đã triển khai hốt dọn, sửa chữa nhiều điểm hư hỏng. Đến trưa 16.12, lưu thông trên QL4B diễn tiến bình thường, QL14D đã thông xe bước một và rào chắn cảnh báo. Trên QL14E, ngoài những điểm nước lũ băng qua tiếp tục bị ách tắc, đơn vị quản lý đang khẩn trương khắc phục thông xe bước một ở những vị trí sạt lở taluy dương, taluy âm, đất tràn mặt đường...

Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty CP Công trình GTVT Quảng Nam - ông Nguyễn Tuấn Anh cho biết, taluy dương bị sạt lở tại km68+800-km68+950 trên tuyến QL40B đã thông xe được 1/3 mặt đường, doanh nghiệp đang tiếp tục khắc phục đảm bảo giao thông. Trừ điểm còn ngập nước, nhiều tuyến ĐT hư hỏng cũng đã được sửa chữa. Riêng km10+450 thuộc ĐT617, đơn vị quản lý chỉ cho xe máy và ô tô nhỏ qua lại, đồng thời rào chắn cảnh báo nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện. “Điểm sạt lở taluy dương, chúng tôi cho hốt dọn, còn taluy âm sẽ kè rọ đá để thông xe bước một nhanh nhất có thể. Những khu vực đang ngập, đơn vị sẽ triển khai nhiệm vụ ngay sau khi nước rút” - ông Nguyễn Tuấn Anh nói. (CÔNG TÚ)

* Đến 9 giờ sáng 16.12, hầu hết các vùng thấp của Điện Bàn như Vĩnh Điện, Điện Phước, Điện Phương, Điện Nam Trung… đã bị ngập lũ hoàn toàn.

Theo ghi nhận của chúng tôi lúc 9 giờ sáng nay, nước đã tràn quốc lộ 1 đoạn qua phường Vĩnh Điện, mực nước cao nhất đo được tại Bưu điện Điện Bàn khoảng 0,5m. Còn tại các tuyến đường như ĐT608, ĐT609… phương tiện đã không còn đi được, người dân phải lội bộ hoặc đi ghe. Tại một số nơi như chợ Vĩnh Điện, Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quảng Nam nước cũng đã bắt đầu dâng ngập tại một số điểm thấp. Xe ô tô các loại của người dân đã tập trung tránh lụt trên cầu Vĩnh Điện để phòng ngừa nước vào nhà.

Tại xã Điện Phương, nơi bị ngập lụt nặng nhất Điện Bàn, đến sáng nay hơn 70% nhà đã bị ngập nước 0,4 - 0,6m. Riêng khu vực Triêm Tây từ chiều hôm qua đến nay đã hoàn toàn bị chia cắt cô lập, đa số các nhà dân trong làng đã bị nước ngập. Theo ông Lê Đức Thu - Chủ tịch UBND xã Điện Phương, ngoài việc phối hợp với xã Cẩm Kim (Hội An) hỗ trợ dân, xã cũng đã bố trí ghe lớn túc trực di dời khi có sự cố xảy ra. “Đến giờ phút này vẫn chưa có thông tin gì về thiệt hại tài sản nghiêm trọng, còn về việc chuẩn bị lương thực, thực phẩm thì cũng được người dân chuẩn bị từ trước rồi” - ông Thu thông tin.

Ông Trần Úc - Chủ tịch UBND thị xã, Trưởng ban Chỉ huy PCTT&TKCN Điện Bàn cho biết, hiện lũ lên tương đối chậm và vượt mức báo động 3 khoảng 0,3m, dự báo qua trưa sẽ bắt đầu rút. Tuy vậy, thị xã vẫn đang theo dõi sát sao diễn biến lũ, nhất là thông báo, tuyên truyền cho người dân và chính quyền cơ sở về việc thực hiện phương châm "4 tại chỗ" nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và của do lũ lụt gây ra. “Đến lúc này khoảng 50% diện tích Điện Bàn đã bị ngập, riêng diện tích hoa màu trên địa bàn thị xã đã bị hư hại hoàn toàn, nặng nhất là các xã vùng Gò Nổi và Điện Hồng… Đặc biệt, đến giờ phút này chúng tôi vẫn chưa có báo cáo gì về thiệt hại tài sản hay nhà cửa của các xã, phường gửi về” - ông Úc thông tin. (KHÁNH LINH)

* Tại Hội An, lúc 9 giờ sáng nay 16.12, lũ lại lên cao trên mức báo động 3 là 0,35m và tiếp tục dâng.

Lũ lên đã nhấn chìm nhiều vùng trũng thấp của các xã, phường như Cẩm Kim, Thanh Hà, Cẩm Nam, Minh An, Cẩm Phô, Cẩm Châu..., có nơi bị ngập sâu hơn 3m. Ngoài ra nhiều tuyến phố, tuyến đường nối khu dân cư bị lũ chia cắt, gây cô lập với bên ngoài.


Nhiều cây xăng ngừng hoạt động do ngập nước. Ảnh: MINH HẢI
Trước diễn biến của mưa lũ, UBND TP.Hội An đã chỉ đạo có các ngành hữu quan thông báo rộng rãi trên hệ thống thông tin của thành phố và giao cho các lực lượng chức năng cùng các địa phương ở vùng thấp lụt tăng cường công tác quản lý, kiểm soát người và phương tiện, không để cho người dân đi lại trên sông để vận chuyển khách hoặc vớt củi, đánh bắt hải sản khi lũ lớn.

Ông Nguyễn Thế Hùng - Phó Chủ tịch UBND TP.Hội An nói: “Các tuyến đường ngập lụt sâu, nguy cơ nếu để người và phương tiên đi lại mất an toàn nên chúng tôi chỉ đạo Công an thành phố triển khai lực lượng chốt chặn, đặc biệt là không cho đi ra đường Bạch Đằng và sông Hoài, để đảm bảo an toàn. Lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo Phòng Thương mại du lịch nắm lại lượng khách đang lưu trú ở các cơ sở lưu trú vùng thấp lụt để yêu cầu phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho du khách”. (MINH HẢI - LÊ HIỀN - PHÚ TOÀN)

Bắt đầu sơ tán và tiếp tế lương thực và nước uống cho dân vùng ngập lũ Hội An

Để chủ động đối phó với lũ và bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản nhân dân, du khách, sáng nay, UBND TP.Hội An đã huy động tất cả các lực lượng, phương tiện giúp người dân vùng nước ngập sâu chảy xiết sơ tán đến nơi an toàn. Đồng thời tiếp tế lương thực và nước uống cho người dân.

Cho đến 11 giờ trưa ngày 16.12, tại Hội An vẫn đảm bảo an toàn cho người dân và du khách.

Do lũ ngập và mưa lớn đã gây thiệt hại rau màu và không có nguồn cung cấp từ các nơi khác khiến rau xanh tại Hội An bị khang hiếm, và giá cũng khá cao. Tuy vậy, các mặt hàng rau vẫn không cung cấp cho người dân và nhu cầu của các nhà hàng khách sạn. Lũ ngập các cây xăng dầu, khiếng cho nhiên liệu bị thiếu hụt. (MINH HẢI)

* Tại huyện Đại Lộc, Chủ tịch UBND xã Đại Cường - ông Trần Quốc Đạt thông tin, lúc 18 giờ 15 phút chiều 15.12, trong lúc đang bắt heo để đưa lên cao tránh lũ, ông Trần Văn Hùng (sinh 1967, trú thôn 8, Đại Cường) bị điện giật gây tử vong. Sáng nay 16.12, lãnh đạo xã đã đến thăm viếng, động viên gia đình.

Cũng theo ông Đạt, thống kê đến chiều tối 15.12, địa phương có khoảng 625 ngôi nhà bị ngập lụt, hơn 2.000m2 đất bị sạt lở, 75ha hoa màu hư hại. Bị cô lập suốt mấy ngày ròng, đợt mưa lũ mới xảy ra đêm qua làm cho 90% ngôi nhà của thôn 8 và thôn 9 ngập, sâu nhất phải trên 2m.


Người dân thị trấn Ái Nghĩa lau chùi nền nhà khi nước đang rút dần. Ảnh: C.T
Đêm 15.12, hàng loạt thủy điện cùng xả lũ khiến mực nước sông đột ngột dâng cao trong đêm, mực nước sông Vu Gia tại Ái Nghĩa trên mức báo động 3 hơn nửa mét. Trước hiện tượng lũ về đột ngột, người dân trên địa bàn cuống cuồng dọn lũ, đưa gia súc, gia cầm đi trốn lũ hoặc đưa lên khu vực, chuồng trại cao ráo trú ẩn. Giao thông trên địa bàn huyện bị tê liệt hoàn toàn, nhiều cơ quan hành chính bị ngập sâu trong nước.

Chủ tịch UBND xã Đại Minh - ông Phan Năm cho biết, hiện tại có khoảng 30% ngôi nhà trên địa bàn bị nước lũ tràn vào, tổng cộng có 175ha hoa màu hư hỏng hoàn toàn. Nhiều tuyến đường liên thôn bị chia cắt, nước chảy xiết làm xói lở lề đường.

Theo ông Hứa Văn Hùng - Chủ tịch UBND thị trấn Ái Nghĩa, các tiểu thương chợ Ái Nghĩa trong ngày hôm qua tiếp tục đưa hàng hóa lên cao đề phòng bất trắc. Tuy nhiên, mực nước đạt đỉnh khuya ngày 15.12 còn cách nền chợ chính 0,4m nên không gây thiệt hại gì. Với mực nước lũ trên báo động 3 gần 0,5m, thị trấn có khoảng 40% ngôi nhà bị nước tràn vào. Hiện tại, nước lũ đang còn ở mức cao, nhiều nơi bị chia cắt nên việc thống kê con số chính xác về thiệt hại chưa thể tiến hành được. Tại trụ sở làm việc của thị trấn, nước lũ còn ngập sâu khoảng gần 0,2m.(CÔNG TÚ - HOÀNG LIÊN)

* Theo thông tin từ Ban Chỉ huy PCTT&TKCN TP.Hội An, đến 11 giờ trưa nay 16.12, lũ vẫn tiếp tục dâng cao ảnh hưởng đến hầu hết các xã, phường của thành phố.


Lũ gây ngập nặng tại Hội An. Ảnh: KHÁNH LINH
Ông Nguyễn Thế Hùng - Phó Chủ tịch UBND thành phố, Trưởng ban Chỉ huy PCTT&TKCN Hội An cho biết, mực nước tại Hội An hiện đã vượt mức báo động 3 khoảng 0,3m và đang có dấu hiệu tăng thêm. Hầu hết các xã, phường ven sông như Cẩm Kim, Cẩm Nam, Cẩm Thanh, Cẩm Hà, Thanh Hà… đều đã bị ngập, nặng nhất là Cẩm Kim bị ngập trên 90% diện tích.


Rau quả ở các chợ Hội An đắt đỏ. Ảnh: MINH HẢI
Riêng tại khu phố cổ, đến 11 giờ trưa nay phần lớn các tuyến phố như Nguyễn Thái Học, Trần Phú… đã ngập sâu trong nước, hoạt động bán vé tham quan phố cổ đã tạm dừng nên khách có thể tự do tham quan.


Hội An nghiêm cấm các hoạt động đưa đón khách tham qua bằng nghe trên phố. Ảnh: KHÁNH LINH
Đặc biệt, nhằm hạn chế những tai nạn đáng tiếc trong mùa lũ với du khách, thành phố đã ban hành lệnh cấm dân chèo thuyền chở khách tham quan các tuyến đường trong phố, riêng tại các tuyến phố ngập nặng đều bố trí người chốt chặn. Trường hợp nếu dân có việc đi phải bắt buộc mặc áo phao. Riêng việc di dời khách từ khu vực thấp lũ đến vùng cao như khu vực An Hội, thành phố giao cho các khách sạn tự tổ chức di dời. Cũng theo ông Nguyễn Thế Hùng, đến nay tất cả các di tích trong phố cổ đều an toàn vì đã được chèn chống từ trước.

“Việc chèn chống di tích trong phố cổ là công việc thường xuyên vào mùa mưa bão nên không có gì đáng ngại. Nói chung đến nay tình hình vẫn nằm trong tầm kiểm soát và theo dõi, vấn đề lo nhất là lũ ngâm dài ngày vì hiện tại gió chướng rất mạnh” - ông Nguyễn Thế Hùng cho biết thêm. (KHÁNH LINH - MINH HẢI)

* Tại huyện Bắc Trà My, chiều 15.12, mưa lũ làm 1 người chết. Nạn nhân là ông Lê Công Đức (SN 1968) - công nhân hợp đồng của Công ty 384 đang thi công đường Đông Trường Sơn đoạn qua xã Trà Đốc. Trước đó, trên đường lội suối về đơn vị, ông Đức bị nước cuốn trôi. Đến 17 giờ cùng ngày, chính quyền địa phương đã phối hợp tìm được thi thể nạn nhân.

Lúc 9 giờ sáng nay 16.12, tại tổ Đàng Nước (thị trấn Trà My), mưa lớn đã làm sạt lở đất gây sập hoàn toàn căn nhà của hộ bà Hoàng Thị Hà. Rất may không ảnh hưởng về người.


: Sạt lở đất gây sập nhà bà Hoàng Thị Hà. Ảnh: THÚY VÂN
Hiện tại, tuyến quốc lộ 40B từ thị trấn Trà My đi các xã vùng cao của huyện Bắc Trà My bị cô lập hoàn toàn do mực nước Sông Trường (xã Trà Sơn), Sông Oa (xã Trà Tân) lên cao. Hiện nay, có 6/13 xã, thị trấn tại địa phương bị cô lập hoàn toàn không lưu thông được.

Tuyến đường ĐH8 từ xã Trà Đốc đi Trà Bui mưa lũ làm xói lở, đứt một đoạn đường dài khoảng 25m, hiện tại giao thông tuyến này bị chia cắt hoàn toàn. Tuyến ĐH4 xã Trà Giác đi xã Trà Ka mưa lũ tiếp tục gây thiệt hại lớn đến các công trình giao thông trên tuyến. Cạnh đó, mưa lũ tiếp tục gây sạt lở bờ kè tại sông Trạm (xã Trà Đông), suối Toong (xã Trà Giáp) và suối Nứa (xã Trà Giang) làm ảnh hưởng nhiều diện tích đất nông nghiệp của nhân dân. Tại Thị trấn Trà My, mưa lớn tiếp tục gây sạt lở nhiều điểm như tại tuyến đường Nam Quảng Nam, thuộc tổ Minh Đông và tổ Đồng Bàu. Ngoài ra sạt lở nhiều khối lượng đất, đá gây ách tắc giao thông nghiêm trọng.

Hiện nay để khắc phục tạm thời tình trạng thiệt hại, UBND huyện Bắc Trà My đã chỉ đạo lực lượng chức năng của huyện, lực lượng xung kích các xã, thị trấn giúp hộ bà Hoàng Thị Hà di dời đến ở tại trụ sở tổ dân phố Đàn Nước. Huyện tiếp tục theo dõi, chốt chặn các điểm bị cô lập, tổ chức lực lượng cứu hộ các điểm xung yếu và tổ chức trực ban 24/24 giờ. Cùng với đó, UBND huyện Bắc Trà My cũng đã đi kiểm tra thực tế tại các địa phương bị ảnh hưởng, chỉ đạo các xã, thị trấn huy động lực lượng tại chỗ hỗ trợ các hộ dân di dời đến nơi an toàn. Đối với các công trình cơ sở hạ tầng giao thông, UBND huyện đang tiến hành huy động lực lượng, phương tiện thông tuyến trong thời gian sớm nhất. (HỒ THỊ THÚY VÂN)
http://baoquangnam.vn/xa-hoi/201612/mua-lon-tiep-dien-mien-nui-sat-lo-vung-trung-ngap-sau-714195/
 

cogangmuaxe

Xe điện
Biển số
OF-372266
Ngày cấp bằng
2/7/15
Số km
2,900
Động cơ
267,230 Mã lực
Chắc suất là do bọn này. Trước đây mấy vùng quảng nam quảng ngãi hiếm lụt lắm, giờ ngay như tam kỳ là tp mà còn bơi
 

hayloxa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-319287
Ngày cấp bằng
12/5/14
Số km
12,064
Động cơ
375,010 Mã lực
Ơn lảng, ơn chú phểnh :D
 

S320

Xe container
Biển số
OF-40504
Ngày cấp bằng
13/7/09
Số km
6,037
Động cơ
510,506 Mã lực
Ăn của RỪNG nó vậy. Ai lợi chứ dân là thiệt thôi.
 

xeco.com

Xe ba gác
Biển số
OF-190420
Ngày cấp bằng
18/4/13
Số km
20,255
Động cơ
476,350 Mã lực
Tít nhạy cảm thế.
Xin chia sẻ với dân vùng lũ, nhà em bị 1lần ngày tam fát 2008 nên sợ lắm rồi.
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,948
Động cơ
1,253,639 Mã lực
Chắc suất là do bọn này. Trước đây mấy vùng quảng nam quảng ngãi hiếm lụt lắm, giờ ngay như tam kỳ là tp mà còn bơi
Cụ chắc chắn là Quảng nam, Quảng ngãi trước đây ít lụt không.
Em sống ở đây hơn 30 năm rồi. Mưa như thế này thì chắc chắn lụt.
Giờ các đô thị và ql1 được đê ngăn và nâng cao nên không bị lụt. Ngày xưa mỗi năm 1 đến 2 trận lụt. Có điều lạ là dân gian nói sau 25/10 âl thì không lụt nhưng nay quá 15/11 rồi vẫn bị.
 

thin

Xe buýt
Biển số
OF-325291
Ngày cấp bằng
29/6/14
Số km
571
Động cơ
266,772 Mã lực
Thủy điện chủ yếu để tận thu rừng lòng hồ thôi. Giờ bỏ cũng được rồi.
 

simo2001

Xe tăng
Biển số
OF-42059
Ngày cấp bằng
1/8/09
Số km
1,836
Động cơ
478,760 Mã lực
Chắc suất là do bọn này. Trước đây mấy vùng quảng nam quảng ngãi hiếm lụt lắm, giờ ngay như tam kỳ là tp mà còn bơi
Cụ nói có chuẩn không đấy?

Quảng Nam Quảng Ngãi mà lại ít lụt à? Vô lý nhỉ?

Lũ lịch sử năm 1964 ở Quảng Nam này.

http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/khiep-dam-lut-nam-thin-20141207220838669.htm

Khi bước chân về làng, cảnh tượng kinh hoàng một lần nữa đập vào mắt họ. Làng không còn một nóc nhà, khắp nơi một màu trắng đục của bùn non. Hoảng sợ hơn là xác người chết nằm la liệt, thi thể đã trương phình và bốc mùi hôi thối. Ruồi bu kín đen trên các xác chết, khi nghe tiếng động thì bay loạn xạ đen cả một khoảng không. Quạ và chó ở đâu kéo tới, thi nhau rỉa xác chết khiến ai chứng kiến cũng không khỏi kinh hoàng. Nhiều người lật các xác chết tìm tung tích người thân.
 

chuthoongc4

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-26254
Ngày cấp bằng
23/12/08
Số km
3,418
Động cơ
512,366 Mã lực
Mục đích của thuỷ điện trước hết là ngăn lũ điều tiết nước về hạ du. Sau đó mới là phát điện làm giàu cho quê hương.
Vì vậy lũ kg phải là lỗi của thuỷ điện nhé, hạn hán càng kg phải là lỗi của thuỷ điện. Đó là do biến đổi khí hậu,
nước biển dâng nhé.
Hễ cứ lút nóc nhà, chết ễnh bụng là đổ thừa cho thuỷ điện là sao???. Xem lại cách ăn ở sao để trời phạt chứ thuỷ điện bao năm nay vẫn ổn định làm giàu quê hương bằng nguồn điện năng vô giá.
 

cogangmuaxe

Xe điện
Biển số
OF-372266
Ngày cấp bằng
2/7/15
Số km
2,900
Động cơ
267,230 Mã lực
Cụ nói có chuẩn không đấy?

Quảng Nam Quảng Ngãi mà lại ít lụt à? Vô lý nhỉ?

Lũ lịch sử năm 1964 ở Quảng Nam này.

http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/khiep-dam-lut-nam-thin-20141207220838669.htm

Khi bước chân về làng, cảnh tượng kinh hoàng một lần nữa đập vào mắt họ. Làng không còn một nóc nhà, khắp nơi một màu trắng đục của bùn non. Hoảng sợ hơn là xác người chết nằm la liệt, thi thể đã trương phình và bốc mùi hôi thối. Ruồi bu kín đen trên các xác chết, khi nghe tiếng động thì bay loạn xạ đen cả một khoảng không. Quạ và chó ở đâu kéo tới, thi nhau rỉa xác chết khiến ai chứng kiến cũng không khỏi kinh hoàng. Nhiều người lật các xác chết tìm tung tích người thân.
1964 cơ à. Giờ thì năm nào cũng mấy nốc nhà luôn nhé.
 

BAOVIET_TAXI

Xe điện
Biển số
OF-175348
Ngày cấp bằng
6/1/13
Số km
3,874
Động cơ
371,500 Mã lực
Nơi ở
vô gia cư
Đổ tại thủy điện thì hơi quá ! mưa to cả tháng như vậy thì ở đâu chả ngập ! :(
 

dung.nv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-363720
Ngày cấp bằng
20/4/15
Số km
6,189
Động cơ
320,739 Mã lực
Tít đặt nhậy cảm thật!
Thuỷ điện có tự sinh ra nước đâu, cũng là hứng nước ở đầu nguồn về thôi. Cho nên việc lũ làm lụt cũng phải tính thêm nhiều nguyên nhân khác nữa. Hệ thống đê tốt thì xả lũ bao nhiêu cũng ok, đê không tốt thì chả cần xả lũ cũng chết.

Quảng Nam đã từng có trận lụt lịch sử năm Thìn 1964, 2500 người chết!!! em nhớ rất rõ bởi đây là bối cảnh mở đầu của cuốn sách yêu thích: "Mẫn và Tôi"

Bây giờ thì rừng phá hết rồi thì lũ nội đồng là chính :D
 
Chỉnh sửa cuối:

NewPeace

Xe điện
Biển số
OF-60490
Ngày cấp bằng
31/3/10
Số km
4,165
Động cơ
477,420 Mã lực
Nơi ở
Mù Cang Chải
Chủ thớt giật tít hơi kinh, chủ đề thủy điện miền Trung thì mấy năm nay báo chí nói chán rồi, tự thủy điện nó có đẻ ra thêm nước đâu, Hồ Phú Ninh ko có thủy điện mà vẫn phải xả lũ.
Nói về điều tiết lũ của các hồ miền Trung cũng có nhiều chuyên gia thủy điện phân tích rồi, địa hình dốc, ngắn làm sao có hồ to như Lai Châu->Sơn La->Hòa Bình được mà cắt lũ.
Năm nay đặc biệt là lũ muộn, thường thì hoa dã quỳ nở thì hết mưa nhưng năm nay mưa liên tục.
 

Ural

Xe tải
Biển số
OF-64939
Ngày cấp bằng
25/5/10
Số km
396
Động cơ
439,370 Mã lực
Thủy điện miền Trung lòng hồ nhỏ nên khả năng cắt lũ, điều tiết lũ là khó. Giờ lũ về hồ 10, sau đập thủy điện xả ra 11 thì mới nên quy kết còn bằng hoặc nhỏ hơn thì không nên chửi.
 

be bư

Tầu Hỏa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
44,268
Động cơ
620,275 Mã lực
bạn chọn lũ lụt hay chọn điện
 

Automatix

Xe hơi
Biển số
OF-400270
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
112
Động cơ
231,670 Mã lực
Tuổi
48
Mục đích của thuỷ điện trước hết là ngăn lũ điều tiết nước về hạ du. Sau đó mới là phát điện làm giàu cho quê hương.
Vì vậy lũ kg phải là lỗi của thuỷ điện nhé, hạn hán càng kg phải là lỗi của thuỷ điện. Đó là do biến đổi khí hậu,
nước biển dâng nhé.
Hễ cứ lút nóc nhà, chết ễnh bụng là đổ thừa cho thuỷ điện là sao???. Xem lại cách ăn ở sao để trời phạt chứ thuỷ điện bao năm nay vẫn ổn định làm giàu quê hương bằng nguồn điện năng vô giá.
Em cũng đến lạy cái còm này. Thủy điện thì trước hết là để làm ra điện nhé bác. Còn mấy cái còn lại chỉ mị dân thôi. Mùa nắng hạn hán thì thủy điện càng tích nước, nên càng gây ra hạn hán hạ nguồn. Mùa mưa thì thủy điện phải càng xả nước nếu không vỡ đập. Nói thủy điện là nguyên nhân gây ra lũ và hạn nặng không sai đâu bác
 

be bư

Tầu Hỏa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
44,268
Động cơ
620,275 Mã lực
Tít đặt nhậy cảm thật!
Thuỷ điện có tự sinh ra nước đâu, cũng là hứng nước ở đầu nguồn về thôi. Cho nên việc lũ làm lụt cũng phải tính thêm nhiều nguyên nhân khác nữa. Hệ thống đê tốt thì xả lũ bao nhiêu cũng ok, đê không tốt thì chả cần xả lũ cũng chết.

Quảng Nam đã từng có trận lụt lịch sử năm Thìn 1964, 2500 người chết!!! em nhớ rất rõ bởi đây là bối cảnh mở đầu của cuốn sách yêu thích: "Mẫn và Tôi"

Bây giờ thì rừng phá hết rồi thì lũ nội đồng là chính :D
chuẩn phải là phá rừng
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top