Thuế và phí xe hơi - 'trăm dâu đổ đầu tằm'
Kể từ 1/6 sở hữu ôtô ở Việt Nam sẽ phải chịu tới 3 mức thuế cùng 7 loại phí và những con số đó chưa có dấu hiệu dừng lại, khiến tổng chi phí ban đầu gấp 2,5 lần Mỹ.
> Ôtô 4 chỗ nộp phí bảo trì đường 180.000 đồng một tháng
Phí bảo trì đường bộ, có hiệu lực từ ngày 1/6, sẽ cùng 6 dòng phí khác đánh vào ôtô bên cạnh phí trước bạ, phí biển số, đăng kiểm, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, phí xăng dầu và phí cho quỹ bình ổn. Ngoài ra còn 2 loại nữa là phí lưu hành và phí vào nội đô giờ cao điểm nếu đề xuất của Bộ Giao thông được thông qua.
Ngoại trừ phí xăng dầu và phí cho quỹ bình ổn tính vào giá xăng, tất cả các loại còn lại được thu bất kể ôtô có được sử dụng hay không. Đi it hay đi nhiều đều đóng giống nhau. Vì thế, chúng tác động không nhỏ đến tâm lý của khách hàng và làm rắc rối "ma trận" thuế - phí ở Việt Nam.
"Có người bạn ngoại quốc từng bảo tôi Việt Nam sướng. Giá ôtô cao thôi nhưng mua rồi cứ thế mà dùng. Không như nước ngoài, xe rẻ nhưng phí sử dụng rất cao. Giờ đây chúng ta sắp hơn nước ngoài, tức giá cũng cao mà phí cũng cao", chuyên gia ôtô có 10 năm làm việc tại Đức nói với VnExpress.net.
Những chiếc xe chưa bán tại một showroom trên đường Trần Duy Hưng (Hà Nội). Thuế và phí đang gây nhiều sức ép lên thị trường. Ảnh: Nhật Minh.
Khi nhậm chức Tổng giám đốc Ford Việt Nam hồi 2007, ông Michael Pease nhận định: "Tôi chưa từng thấy ở đâu chính sách ôtô thay đổi nhanh như Việt Nam". Nhiều Tổng giám đốc liên doanh ôtô sau này cũng đồng ý rằng dự đoán thị trường ở đây là điều không thể. Cứ 6 tháng lại có một biểu thuế mới, phí mới thì không nhà sản xuất nào đủ kinh nghiệm, dù có cả trăm năm lịch sử, đối phó kịp.
Một chiếc Toyota Innova G mới có giá 727 triệu đồng. Trong cơ cấu giá gồm thuế giá trị gia tăng 66 triệu đồng (10%), thuế tiêu thụ đặc biệt 205 triệu đồng (45%). Nếu không có hai loại thuế trên, giá xuất xưởng chỉ là 456 triệu.
Với xe nhập khẩu, tỷ lệ thuế trên giá xe còn cao hơn nhiều. Chiếc Toyota Camry 2.5 nhập có giá 25.000 USD ở Mỹ. Thuế nhập khẩu phải nộp tương ứng 20.750 USD, thuế tiêu thụ đặc biệt 22.875 USD và giá trị gia tăng 6.800 USD. Tổng giá xe sau khi chịu đủ các loại lên tới 75.500 USD, gấp hơn 3 lần giá gốc bên Mỹ. Số thuế mà người mua phải chịu chiếm đến 67% giá bán ra.
Xong thuế sẽ đến hàng loạt các phí khác nhau. Người dân Hà Nội đóng thêm 20% phí trước bạ, tương ứng 15.000 USD trong trường hợp Camry nhập, bằng cả chiếc Daewoo Matiz cách đây vài năm. Thêm 20 triệu đồng cho tiền biển số nữa thì tổng giá trị mà khách hàng phải bỏ ra là 1,9 tỷ đồng.
Kể từ 1/6 tới, chiếc Camry như ví dụ ở trên cùng tất cả các loại ôtô 5 chỗ khác chịu thêm 180.000 mỗi tháng phí duy trì đường bộ. Đăng kiểm lần đầu, chủ nhân đóng 5,4 triệu đồng cho chu kỳ 30 tháng. Nếu đề xuất phí lưu hành được thông qua chủ nhân Camry trả thêm 75 triệu đồng nữa, cho 2,5 năm khi đăng kiểm (mức 30 triệu đồng mỗi năm cho xe có dung tích động cơ từ 2-3 lít).
Cuối cùng, tổng số tiền mà người mua bỏ ra có thể lên tới 1,98 tỷ đồng để chiếc Camry chạy trên đường. Theo trang TrueCar, người Mỹ chi tổng cộng 37.000 USD cho chiếc xe trên, thấp hơn Việt Nam 2,5 lần.
Với những xe đang lưu hành, nỗi lo còn lớn hơn. Khoản tiền 180.000 đồng mỗi tháng cộng với tiền xăng, gửi xe, phí vào nội thành sẽ tác động nhiều đến nhu cầu sử dụng. Một xe trung bình tháng đi 2.000 km mất 4,5 triệu đồng tiền xăng. Tiền trông giữ (nếu nhà không có garage), gửi xe bất thường khoảng 2,5 triệu đồng. Trong trường hợp thêm phí lưu hành trung bình 2,5 triệu nữa thì tổng chi lên gần 10 triệu đồng. Theo lời khuyên của các chuyên gia ôtô thì thu nhập phải gấp 5 lần chi phí trên mới đảm bảo an toàn tài chính. Có nghĩa khách hàng Việt Nam thu nhập 50 triệu mỗi tháng mới thoải mái sử dụng xe hơi.
Những dự thảo liên tiếp về phí cùng với kinh tế khó khăn gây sức ép triền miên lên thị trường ôtô. Số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất Việt Nam (VAMA) trong tháng 1 và tháng 2 thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Các hãng không còn cách nào khác tung ra chương trình khuyến mãi, giảm giá kích cầu.
Thị trường xe nhập còn ảm đạm hơn khi thông tư 20 ngăn nhập xe mới còn xe cũ bị thuế cao. Nhiều showroom đóng cửa, chuyển hàng cho các đối tác trường vốn hơn. Theo anh Hà, giám đốc chuỗi showroom xe nhập Tân Việt thì chỉ có hai từ cho ôtô năm nay. Đó là "thê thảm". Thê thảm ở tất cả các mặt, từ nhu cầu người dân, tới lãi suất ngân hàng và chính sách nhà nước.
"Tuy nhiên, tôi cảm thấy mục tiêu hạn chế ôtô cá nhân vẫn chưa dừng lại. Sẽ còn nhiều mức phí nữa", anh Hà nhận định.
Kể từ 1/6 sở hữu ôtô ở Việt Nam sẽ phải chịu tới 3 mức thuế cùng 7 loại phí và những con số đó chưa có dấu hiệu dừng lại, khiến tổng chi phí ban đầu gấp 2,5 lần Mỹ.
> Ôtô 4 chỗ nộp phí bảo trì đường 180.000 đồng một tháng
Phí bảo trì đường bộ, có hiệu lực từ ngày 1/6, sẽ cùng 6 dòng phí khác đánh vào ôtô bên cạnh phí trước bạ, phí biển số, đăng kiểm, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, phí xăng dầu và phí cho quỹ bình ổn. Ngoài ra còn 2 loại nữa là phí lưu hành và phí vào nội đô giờ cao điểm nếu đề xuất của Bộ Giao thông được thông qua.
Ngoại trừ phí xăng dầu và phí cho quỹ bình ổn tính vào giá xăng, tất cả các loại còn lại được thu bất kể ôtô có được sử dụng hay không. Đi it hay đi nhiều đều đóng giống nhau. Vì thế, chúng tác động không nhỏ đến tâm lý của khách hàng và làm rắc rối "ma trận" thuế - phí ở Việt Nam.
"Có người bạn ngoại quốc từng bảo tôi Việt Nam sướng. Giá ôtô cao thôi nhưng mua rồi cứ thế mà dùng. Không như nước ngoài, xe rẻ nhưng phí sử dụng rất cao. Giờ đây chúng ta sắp hơn nước ngoài, tức giá cũng cao mà phí cũng cao", chuyên gia ôtô có 10 năm làm việc tại Đức nói với VnExpress.net.
Khi nhậm chức Tổng giám đốc Ford Việt Nam hồi 2007, ông Michael Pease nhận định: "Tôi chưa từng thấy ở đâu chính sách ôtô thay đổi nhanh như Việt Nam". Nhiều Tổng giám đốc liên doanh ôtô sau này cũng đồng ý rằng dự đoán thị trường ở đây là điều không thể. Cứ 6 tháng lại có một biểu thuế mới, phí mới thì không nhà sản xuất nào đủ kinh nghiệm, dù có cả trăm năm lịch sử, đối phó kịp.
Một chiếc Toyota Innova G mới có giá 727 triệu đồng. Trong cơ cấu giá gồm thuế giá trị gia tăng 66 triệu đồng (10%), thuế tiêu thụ đặc biệt 205 triệu đồng (45%). Nếu không có hai loại thuế trên, giá xuất xưởng chỉ là 456 triệu.
Với xe nhập khẩu, tỷ lệ thuế trên giá xe còn cao hơn nhiều. Chiếc Toyota Camry 2.5 nhập có giá 25.000 USD ở Mỹ. Thuế nhập khẩu phải nộp tương ứng 20.750 USD, thuế tiêu thụ đặc biệt 22.875 USD và giá trị gia tăng 6.800 USD. Tổng giá xe sau khi chịu đủ các loại lên tới 75.500 USD, gấp hơn 3 lần giá gốc bên Mỹ. Số thuế mà người mua phải chịu chiếm đến 67% giá bán ra.
Xong thuế sẽ đến hàng loạt các phí khác nhau. Người dân Hà Nội đóng thêm 20% phí trước bạ, tương ứng 15.000 USD trong trường hợp Camry nhập, bằng cả chiếc Daewoo Matiz cách đây vài năm. Thêm 20 triệu đồng cho tiền biển số nữa thì tổng giá trị mà khách hàng phải bỏ ra là 1,9 tỷ đồng.
Kể từ 1/6 tới, chiếc Camry như ví dụ ở trên cùng tất cả các loại ôtô 5 chỗ khác chịu thêm 180.000 mỗi tháng phí duy trì đường bộ. Đăng kiểm lần đầu, chủ nhân đóng 5,4 triệu đồng cho chu kỳ 30 tháng. Nếu đề xuất phí lưu hành được thông qua chủ nhân Camry trả thêm 75 triệu đồng nữa, cho 2,5 năm khi đăng kiểm (mức 30 triệu đồng mỗi năm cho xe có dung tích động cơ từ 2-3 lít).
Cuối cùng, tổng số tiền mà người mua bỏ ra có thể lên tới 1,98 tỷ đồng để chiếc Camry chạy trên đường. Theo trang TrueCar, người Mỹ chi tổng cộng 37.000 USD cho chiếc xe trên, thấp hơn Việt Nam 2,5 lần.
Với những xe đang lưu hành, nỗi lo còn lớn hơn. Khoản tiền 180.000 đồng mỗi tháng cộng với tiền xăng, gửi xe, phí vào nội thành sẽ tác động nhiều đến nhu cầu sử dụng. Một xe trung bình tháng đi 2.000 km mất 4,5 triệu đồng tiền xăng. Tiền trông giữ (nếu nhà không có garage), gửi xe bất thường khoảng 2,5 triệu đồng. Trong trường hợp thêm phí lưu hành trung bình 2,5 triệu nữa thì tổng chi lên gần 10 triệu đồng. Theo lời khuyên của các chuyên gia ôtô thì thu nhập phải gấp 5 lần chi phí trên mới đảm bảo an toàn tài chính. Có nghĩa khách hàng Việt Nam thu nhập 50 triệu mỗi tháng mới thoải mái sử dụng xe hơi.
Những dự thảo liên tiếp về phí cùng với kinh tế khó khăn gây sức ép triền miên lên thị trường ôtô. Số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất Việt Nam (VAMA) trong tháng 1 và tháng 2 thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây. Các hãng không còn cách nào khác tung ra chương trình khuyến mãi, giảm giá kích cầu.
Thị trường xe nhập còn ảm đạm hơn khi thông tư 20 ngăn nhập xe mới còn xe cũ bị thuế cao. Nhiều showroom đóng cửa, chuyển hàng cho các đối tác trường vốn hơn. Theo anh Hà, giám đốc chuỗi showroom xe nhập Tân Việt thì chỉ có hai từ cho ôtô năm nay. Đó là "thê thảm". Thê thảm ở tất cả các mặt, từ nhu cầu người dân, tới lãi suất ngân hàng và chính sách nhà nước.
"Tuy nhiên, tôi cảm thấy mục tiêu hạn chế ôtô cá nhân vẫn chưa dừng lại. Sẽ còn nhiều mức phí nữa", anh Hà nhận định.