https://vnexpress.net/tin-tuc/oto-xe-may/thue-nhap-khau-tang-manh-oto-luot-sap-vang-bong-o-viet-nam-3677861.html?utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&zarsrc=10
Thuế nhập khẩu tăng mạnh - ôtô 'lướt' sắp vắng bóng ở Việt Nam
Nghị định 125/2017 áp dụng mức thuế tuyệt đối và hỗn hợp đối với ôtô cũ nhập khẩu khiến mức giá tăng lên nhiều lần.
Thuế nhập khẩu linh kiện về 0% - ôtô lắp ráp hy vọng giảm giá từ 2018
Ngoài thuế nhập khẩu linh kiện về 0% áp dụng cho các hãng lắp ráp trong nước đạt sản lượng theo quy định, Nghị định 125/2017 của Chính phủ ban hành hôm 16/11 công bố mức thuế mới đối với ôtô cũ nhập khẩu. Theo đó, mức thuế tuyệt đối áp dụng cho xe có dung tích động cơ không quá một lít và thuế hỗn hợp cho xe trên một lít.
Với xe con, cụ thể là ôtô chở người từ 9 chỗ trở xuống (kể cả lái xe), phương pháp tính thuế mới như sau:
Dung tích Mức thuế cũ Mức thuế mới
Không quá 1 lít 5.000 USD 10.000 USD
Trên 1 lít - dưới 1,5 lít 10.000 USD 200% hoặc 150% + 10.000 USD
1,5 lít - dưới 2,5 lít X + 5.000 USD 200% hoặc 150% + 10.000 USD
2,5 lít trở lên X + 15.000 USD 200% hoặc 150% + 10.000 USD
Loại ôtô áp dụng mức thuế trên kể cả xe chở người có khoang hành lý chung, SUV, xe thể thao nhưng không kể ôtô van.
Ở cách tính cũ, xe được chia thành 4 loại theo dung tích động cơ với các mức thuế khác nhau. Trong cách tính mới, xe chỉ chia làm hai loại là động cơ từ 1 lít trở xuống và trên 1 lít. Xe từ 1 lít trở xuống thì chịu thuế tuyệt đối 10.000 USD, trong khi xe trên 1 lít áp dụng luôn mức thuế tổng hợp.
Trong bảng thống kê trên, X là khoản thuế tính theo mức thuế suất của xe mới cùng chủng loại. Công thức 200% hoặc 150% + 10.000 USD lấy kết quả theo mức thấp nhất. Thực tế, Bộ Tài chính đang áp dụng công thức 150%, với mức 150% được hiểu là 150% của mức thuế suất xe mới cùng loại (tức 1,5X), chứ không phải 150% của giá tính thuế xe cũ.
Ở phân khúc xe dưới một lít, chủ yếu các mẫu xe đô thị cỡ nhỏ, giá ôtô cũ nhập lướt tăng hơn gấp đôi so với hiện tại.
Ví dụ, chiếc Chevrolet Spark đời 2016 nhập Hàn giả sử có giá tính thuế là 5.000 USD, theo cách tính cũ thuế 5.000 USD, như vậy giá xe sau thuế nhập khẩu là 10.000 USD. Nhưng với Nghị định 125/2017, thuế nhập khẩu của mẫu xe về Việt Nam là 10.000 USD nên giá sau thuế tăng lên thành 15.000 USD.
Những mẫu xe đô thị cỡ nhỏ như Chevrolet Spark nhập lướt hẹp dần cánh cửa về Việt Nam do Nghị định mới.
Chỉ cộng gộp thuế TTĐB 35% từ 2018, VAT 10% mà chưa kèm các chi phí marketing, vận chuyển, bán hàng, giá mẫu xe cũ nhập khẩu chạm ngưỡng 22.275 USD. Trong khi Chevrolet Spark hiện phân phối chính hãng giá từ 359 triệu đồng, tương đương 17.000 USD theo tỷ giá cuối tháng 11/2017.
Với các xe lắp động cơ lớn hơn, mức thuế nhập khẩu có thể độn thêm hàng chục đến hàng trăm nghìn USD, tùy thuộc vào dung tích động cơ và giá trị của xe.
Toyota Camry XLE 2016 động cơ 2,5 lít nhập Mỹ (dung tích thực tế nhỏ hơn 2.5), giá tính thuế được ấn định là 20.000 USD. Thuế nhập khẩu xe từ Mỹ là 70%, tính theo công thức cũ, mức thuế sẽ là 20.000x70%+5.000=19.000 USD. Giá sau thuế 39.000 USD.
Nhưng mức thuế theo công thức mới 150%+10.000 USD được tính là:
20.000 x 70% x 150% + 10.000 USD = 31.000 USD. Giá sau thuế 51.000 USD, cao hơn rất nhiều con số 39.000 USD trước đó.
Với cách tính thuế xe cũ nhập khẩu từ 2018, mức giá mặt hàng trước nay vẫn là lựa chọn của không ít khách hàng Việt đội lên nhiều lần. Thậm chí, khi cộng thêm thuế TTĐB, VAT, giá xe cũ nhập khẩu cao hơn xe mới cùng chủng loại. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý lựa chọn của khách hàng, gián tiếp đẩy các doanh nghiệp nhập khẩu xe cũ vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.
Sau Nghi định 116 quy định các điều kiện về kinh doanh ôtô trong đó siết chặt hệ thống nhập khẩu tư nhân, đến nay Chính phủ lại có thêm Nghị định 125 làm rào cản cho xe nhập khẩu. Sự kết hợp của hai Nghị định này được người trong ngành đánh giá là dấu chấm hết cho xe nhập khẩu hàng lướt.
"Một bên đánh vào rào cản kỹ thuật, một bên lại đánh trực tiếp vào chi phí, chúng tôi coi như hết "nước" sống", giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh ôtô tư nhân chia sẻ. Đây được coi là tuyên ngôn cứng rắn cho Chính phủ trong việc hạn chế xe nhập khẩu, xe lướt để khuyến khích phát triển ngành lắp ráp ôtô trong nước.
Thuế nhập khẩu tăng mạnh - ôtô 'lướt' sắp vắng bóng ở Việt Nam
Nghị định 125/2017 áp dụng mức thuế tuyệt đối và hỗn hợp đối với ôtô cũ nhập khẩu khiến mức giá tăng lên nhiều lần.
Thuế nhập khẩu linh kiện về 0% - ôtô lắp ráp hy vọng giảm giá từ 2018
Ngoài thuế nhập khẩu linh kiện về 0% áp dụng cho các hãng lắp ráp trong nước đạt sản lượng theo quy định, Nghị định 125/2017 của Chính phủ ban hành hôm 16/11 công bố mức thuế mới đối với ôtô cũ nhập khẩu. Theo đó, mức thuế tuyệt đối áp dụng cho xe có dung tích động cơ không quá một lít và thuế hỗn hợp cho xe trên một lít.
Với xe con, cụ thể là ôtô chở người từ 9 chỗ trở xuống (kể cả lái xe), phương pháp tính thuế mới như sau:
Dung tích Mức thuế cũ Mức thuế mới
Không quá 1 lít 5.000 USD 10.000 USD
Trên 1 lít - dưới 1,5 lít 10.000 USD 200% hoặc 150% + 10.000 USD
1,5 lít - dưới 2,5 lít X + 5.000 USD 200% hoặc 150% + 10.000 USD
2,5 lít trở lên X + 15.000 USD 200% hoặc 150% + 10.000 USD
Loại ôtô áp dụng mức thuế trên kể cả xe chở người có khoang hành lý chung, SUV, xe thể thao nhưng không kể ôtô van.
Ở cách tính cũ, xe được chia thành 4 loại theo dung tích động cơ với các mức thuế khác nhau. Trong cách tính mới, xe chỉ chia làm hai loại là động cơ từ 1 lít trở xuống và trên 1 lít. Xe từ 1 lít trở xuống thì chịu thuế tuyệt đối 10.000 USD, trong khi xe trên 1 lít áp dụng luôn mức thuế tổng hợp.
Trong bảng thống kê trên, X là khoản thuế tính theo mức thuế suất của xe mới cùng chủng loại. Công thức 200% hoặc 150% + 10.000 USD lấy kết quả theo mức thấp nhất. Thực tế, Bộ Tài chính đang áp dụng công thức 150%, với mức 150% được hiểu là 150% của mức thuế suất xe mới cùng loại (tức 1,5X), chứ không phải 150% của giá tính thuế xe cũ.
Ở phân khúc xe dưới một lít, chủ yếu các mẫu xe đô thị cỡ nhỏ, giá ôtô cũ nhập lướt tăng hơn gấp đôi so với hiện tại.
Ví dụ, chiếc Chevrolet Spark đời 2016 nhập Hàn giả sử có giá tính thuế là 5.000 USD, theo cách tính cũ thuế 5.000 USD, như vậy giá xe sau thuế nhập khẩu là 10.000 USD. Nhưng với Nghị định 125/2017, thuế nhập khẩu của mẫu xe về Việt Nam là 10.000 USD nên giá sau thuế tăng lên thành 15.000 USD.
Những mẫu xe đô thị cỡ nhỏ như Chevrolet Spark nhập lướt hẹp dần cánh cửa về Việt Nam do Nghị định mới.
Chỉ cộng gộp thuế TTĐB 35% từ 2018, VAT 10% mà chưa kèm các chi phí marketing, vận chuyển, bán hàng, giá mẫu xe cũ nhập khẩu chạm ngưỡng 22.275 USD. Trong khi Chevrolet Spark hiện phân phối chính hãng giá từ 359 triệu đồng, tương đương 17.000 USD theo tỷ giá cuối tháng 11/2017.
Với các xe lắp động cơ lớn hơn, mức thuế nhập khẩu có thể độn thêm hàng chục đến hàng trăm nghìn USD, tùy thuộc vào dung tích động cơ và giá trị của xe.
Toyota Camry XLE 2016 động cơ 2,5 lít nhập Mỹ (dung tích thực tế nhỏ hơn 2.5), giá tính thuế được ấn định là 20.000 USD. Thuế nhập khẩu xe từ Mỹ là 70%, tính theo công thức cũ, mức thuế sẽ là 20.000x70%+5.000=19.000 USD. Giá sau thuế 39.000 USD.
Nhưng mức thuế theo công thức mới 150%+10.000 USD được tính là:
20.000 x 70% x 150% + 10.000 USD = 31.000 USD. Giá sau thuế 51.000 USD, cao hơn rất nhiều con số 39.000 USD trước đó.
Với cách tính thuế xe cũ nhập khẩu từ 2018, mức giá mặt hàng trước nay vẫn là lựa chọn của không ít khách hàng Việt đội lên nhiều lần. Thậm chí, khi cộng thêm thuế TTĐB, VAT, giá xe cũ nhập khẩu cao hơn xe mới cùng chủng loại. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý lựa chọn của khách hàng, gián tiếp đẩy các doanh nghiệp nhập khẩu xe cũ vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.
Sau Nghi định 116 quy định các điều kiện về kinh doanh ôtô trong đó siết chặt hệ thống nhập khẩu tư nhân, đến nay Chính phủ lại có thêm Nghị định 125 làm rào cản cho xe nhập khẩu. Sự kết hợp của hai Nghị định này được người trong ngành đánh giá là dấu chấm hết cho xe nhập khẩu hàng lướt.
"Một bên đánh vào rào cản kỹ thuật, một bên lại đánh trực tiếp vào chi phí, chúng tôi coi như hết "nước" sống", giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh ôtô tư nhân chia sẻ. Đây được coi là tuyên ngôn cứng rắn cho Chính phủ trong việc hạn chế xe nhập khẩu, xe lướt để khuyến khích phát triển ngành lắp ráp ôtô trong nước.